Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lượng giá một số giá trị sử dụng trực tiếp của hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện ...

Tài liệu Lượng giá một số giá trị sử dụng trực tiếp của hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh.

.PDF
105
226
137

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI NGUYỄN THẾ THỊNH LƯỢNG GIÁ MỘT SỐ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRỰC TIẾP CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI NGUYỄN THẾ THỊNH LƯỢNG GIÁ MỘT SỐ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRỰC TIẾP CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường Mã số: 60 - 31 -16 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Lê Xuân Tuấn 2. PGS.TSKH. Nguyễn Trung Dũng. Hà Nội – 2015 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, lời đầu tiên tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Lê Xuân Tuấn, Viện Nghiên cứu quản lý biển và hải đảo và PGS.TSKH Nguyễn Trung Dũng, Khoa Kinh tế và Quản lý trường Đại học Thủy lợi Hà Nội là những người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Qua đây, tác giả xin được cảm ơn chân thành các thầy cô giáo của Trường Đại học Thủy lợi, của Khoa Kinh tế và Quản lý đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập chương trình cao học, cũng như trong thời gian hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Tác giả xin cảm ơn Ban quản lý rừng ngập mặn huyện Cần Giờ, Tp. Hồ chí Minh là những người có nhiều năm liền nghiên cứu về hệ sinh thái rừng ngập mặn, đã cung cấp những tài liệu quý báu về hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần giờ; tới người dân các của huyện Cần Giờ đã giúp đỡ và tạo điều kiện trong thời gian thực tế tại địa phương để thực hiện những nội dung nghiên cứu của luận văn. Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ở bên cạnh, động viên, giúp đỡ tạo điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Thế Thịnh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Thế Thịnh DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Mối liên hệ giữa hệ sinh thái RNM và hệ thống kinh tế................... 7 Hình 1.2: Tổng giá trị kinh tế của HST RNM ................................................ 10 Hình 2.1: Phân loại các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của RNM ....... 21 Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh ................... 41 Hình 3.2: Phân vùng chất lượng nước Tp. Hồ Chí Minh theo độ mặn........... 48 Hình 3.3: Đường cầu du lịch ........................................................................... 70 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các chức năng của RNM và các hàng hóa, dịch vụ sinh thái .......... 8 Bảng 1.2: Tổng giá trị kinh tế của RNM......................................................... 11 Bảng 3.1: Địa điểm và độ mặn các tháng trong năm ...................................... 47 Bảng 3.2: Tình hình lao động đang làm việc tại huyện Cần Giờ.................... 49 Bảng 3.3: Các nhóm giá trị kinh tế của RNM tại Cần Giờ ............................. 52 Bảng 3.4: Tình hình nuôi tôm ở huyện Cần Giờ............................................. 54 Bảng 3.5: Mô hình nuôi và diện tích nuôi tôm của huyện Cần Giờ ............... 56 Bảng 3.6: Giá trị sản xuất theo giá cố định của tôm sú năm 2012 ................. 56 Bảng 3.7: Diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất theo giá cố định của tôm thẻ chân trắng năm 2012 ................................................................... 57 Bảng 3.8: Giá trị đánh bắt thủy sản của huyện Cần Giờ................................. 57 Bảng 3.9: Đặc điểm của du khách tới Cần Giờ............................................... 63 Bảng 3.10: Một số đặc điểm của các vùng xuất phát của du khách nội địa ... 64 Bảng 3.11: Chi phí đi lại trung bình của khách nội địa tới Cần Giờ .............. 66 Bảng 3.12: Chi phí thời gian của du khách ..................................................... 67 Bảng 3.13: Chi phí khác trong chuyến tham quan .......................................... 67 Bảng 3.14: Tổng hợp các chi phí và tỷ lệ du lịch của khách nội địa .............. 68 Bảng 3.16: Bảng giá trị mang lại do du khách mỗi vùng ............................... 71 Bảng3.17: Tổng hợp các giá trị kinh tế ........................................................... 71 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ Nghĩa Tiếng Việt AC Avoided Cost Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được CM Choice Modelling Phương pháp mô hình lựa chọn CVM Contigent Valuation Method Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên DNN Đất ngập nước DTSQ Dự trữ sinh quyển GIS Geographic information system Hệ thống thông tin địa lý HEA Haibitat Enquivalency Analysis Phương pháp phân tích cư trú tương đương HPM Hedonic Pricing Method Phương pháp giá trị hưởng thụ Hệ sinh thái HST MP Market Price Phương pháp giá thị trường PCM Production Change Method Phương pháp thay đổi năng suất PFA Production Function Approach Phương pháp hàm sản xuất RC Replacement Cost Phương pháp chi phí thay thế Rừng ngập mặn RNM TCM UBND Travel Cost Method Phương pháp chi phí du lịch Ủy ban nhân dân MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN RNM VÀ CÁC GIÁ TRỊ KINH TẾ, Ý NGHĨA CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN ĐỐI VỚI HỆ THỐNG KINH TẾ ........................................................................................................................... 1 1.1. Khái niệm hệ sinh thái rừng ngập mặn................................................... 1 1.2. Chức năng và hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn ............................ 2 1.2.1. Chức năng ....................................................................................... 2 1.2.2. Hiện trạng ........................................................................................ 4 1.3. Mối quan hệ và ý nghĩa của hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ thống kinh tế ............................................................................................................ 6 1.4. Tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn .............................. 9 1.5. Tổng quan nghiên cứu về lượng giá giá trị kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn trên thế giới và Việt Nam ........................................................... 12 1.5.1. Trên Thế giới................................................................................. 12 1.5.2. Tại Việt Nam ................................................................................. 15 Kết luận chương 1 ........................................................................................... 18 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC CÁC PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG GIÁ KINH TẾ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN ................... 19 2.1. Các cách tiếp cận lượng giá hệ sinh thái rừng ngập mặn ..................... 19 2.2. Các phương pháp lượng giá kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn ........ 20 2.2.1. Các phương pháp dựa vào thị trường thực ................................... 21 2.2.1.1. Phương pháp giá thị trường (MP) ........................................... 21 2.2.1.2. Phương pháp chi phí thay thế (RC) ........................................ 22 2.2.1.3. Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được (AC) ..................... 23 2.2.1.4. Phương pháp thay đổi năng suất (PCM) ................................. 24 2.2.1.5. Phương pháp chi phí sức khỏe ................................................ 25 2.2.1.6. Phương pháp phân tích cư trú tương đương (HEA) ............... 27 2.2.2. Các phương pháp dựa vào thị trường thay thế .............................. 29 2.2.2.1. Phương pháp chi phí du lịch (TCM) ....................................... 29 2.2.2.2. Phương pháp giá trị hưởng thụ (HPM) ................................... 32 2.2.2.3. Phương pháp hàm sản xuất ..................................................... 33 2.2.3. Các phương pháp dựa vào thị trường giả định ............................. 35 2.2.3.1. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) ............................. 36 2.2.3.2. Phương pháp mô hình lựa chọn (CM) .................................... 37 2.3. Quy trình lượng giá HST RNM ....................................................... 38 Kết luận chương 2 ........................................................................................... 39 CHƯƠNG 3: LƯỢNG GIÁ MỘT SỐ GIÁ TRỊ TRỰC TIẾP CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN HUYỆN CẦN GIỜ, TP. HỒ CHÍ MINH ......... 40 3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu RNM Cần Giờ ..................................................................................................................... 40 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 40 3.1.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................. 40 3.1.1.2. Điều kiện địa hình ................................................................... 42 3.1.1.3. Điều kiện thổ nhưỡng ............................................................. 43 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................ 49 3.1.2.1. Dân số, lao động và việc làm .................................................. 49 3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng .......................................................................... 50 3.1.2.3. Về giao thông .......................................................................... 50 3.1.2.4. Về điện nước ........................................................................... 51 3.2. Nhận diện các giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ ..................................................................................................................... 51 3.3. Lượng giá giá trị sử dụng trực tiếp của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ ............................................................................................................... 52 3.3.1. Giá trị thủy sản .............................................................................. 52 3.3.1.1. Nguồn lợi thủy sản tự nhiên.................................................... 53 3.3.1.2. Hiện trạng nuôi tôm và giá trị thủy sản tại Cần Giờ ............... 54 3.3.2. Giá trị du lịch của hệ sinh thái Cần Giờ........................................ 58 3.3.2.1.Tiềm năng phát triển du lịch của khu DTSQ Cần Giờ ............ 58 3.3.2.2. Năng lực đáp ứng nhu cầu du lịch của Cần Giờ ..................... 60 3.3.2.3. Kết quả điều tra thực tế và thu thập dữ liệu tại vùng nghiên cứu .............................................................................................................. 62 3.3.2.4. Vùng xuất phát của du khách và tỷ lệ du lịch ......................... 64 3.3.2.5.. Các chi phí du lịch ................................................................. 65 3.3.2.6. Đường cầu du lịch và lợi ích du lịch ....................................... 68 3.3.3. Tổng hợp các giá trị kinh tế (Thủy sản và Du lịch) ...................... 71 3.4. Các đánh giá, nhận xét và giải pháp nâng cao giá trị sử dụng của HST RNM Cần Giờ ............................................................................................. 72 3.4.2.1. Bảo vệ yếu tố sinh thái môi trường đặc thù của RNM ........... 75 3.4.2.2. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý và hướng dẫn du lịch............ 76 3.4.2.3. Đối với khách du lịch .............................................................. 77 3.4.2.4. Đối với cư dân địa phương ..................................................... 77 3.4.2.5. Yếu tố xây dựng cơ sở hạ tầng ............................................... 79 3.4.2.6. Về việc xây dựng và quảng bá thương hiệu ........................... 80 Kết luận chương 3 ........................................................................................... 81 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 84 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 87 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong nền kinh tế thị trường, môi trường được xem như một loại tài sản quan trọng của xã hội, cung cấp cho hệ thông kinh tế các yếu tố đầu vào của mọi hoạt động phát triển tạo ra hàng hóa dịch vụ, chứa đựng và hấp thụ chất thải cũng như tạo lập một nền tảng ổn định cho các hoạt động kinh tế. Tài sản môi trường vì vậy cần phải được quản lý, sử dụng hiệu quả và bền vững. Lượng giá tài và nguyên môi trường là một nhánh ứng dụng của kinh tế tài nguyên – môi trường, đã phát triển mạnh mẽ trong hơn 20 năm qua. Lượng giá tài nguyên và môi trường giúp con người nhận thức được giá trị bằng tiền của các hàng hóa và dịch vụ mà môi trường cung cấp. Đây là đóng góp mà lĩnh vực này được biết đến nhiều nhất. Lượng giá tài nguyên và môi trường cung cấp các thông tin đầu vào để thiết kế hoạch định và nhận định chính sách, công cụ, giải pháp quản lý tài nguyên và môi trường. Trong các HST ĐNN ven biển nói chung thì HST RNM là một trong những HST quan trọng và có giá trị cao ở vùng cửa sông ven biển. Với đường bờ biển Việt Nam dài 3260km có rất nhiều cửa sông tạo điều kiện cho RNM phát triển. RNM Cần Giờ là một trong những HST được đánh giá là vùng trồng, phục hồi tốt và có giá trị cao về môi trường. Ngày 21/01/2000 tổ chức UNESCO đã công nhận rừng ngập mặn Cần Giờ là “Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ”. Đây là Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn được phục hồi sau chiến tranh hóa học đầu tiên trên thế giới và cũng là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam. Nhiều nhà khoa học thế giới đến rừng ngập mặn Cần Giờ đã phát biểu: rừng ngập mặn Cần Giờ ngày nay không chỉ là tài sản riêng củaViệt Nam mà đã trở thành tài sản chung của nhân loại, trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển thế giới. Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây. Nơi đây được công nhận là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam. Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Rừng Cần Giờ nhận một lượng lớn phù sa từ sông Đồng Nai, cùng với ảnh hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều mà hệ thực vật nơi đây rất phong phú với trên 150 loài thực vật, trở thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều loài thủy sinh, cá và các động vật có xương sống khác. Không chỉ phong phú về thực vật, động vật nơi đây cũng không kém phần trù phú với các loài động vật có xương sống, bò sát. Trong đó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam. Đây là một khu vực mà theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài là được khôi phục, chăm sóc, bảo vệ thuộc loại tốt nhất ở Việt Nam và Đông Nam Á. Đây cũng là địa điểm lý tưởng phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái. Kinh nghiệm thế giới cho thấy thông tin về giá trị kinh tế của rừng ngập mặn là một yếu tố đầu vào quan trọng cho việc quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên này. Một mặt, các thông tin về giá trị kinh tế giúp các nhà quản lý lựa chọn được các phương án sử dụng rừng ngập mặn có hiệu quả, góp phần xây dựng các qui hoạch, kế hoạch phát triển. Mặt khác, thông tin về giá trị kinh tế cũng là một đầu vào quan trọng góp phần hoàn thiện hệ thống pháp lý và các cơ chế quản lý rừng ngập mặn, lý giải cho sự phân bổ nguồn lực cho bảo tồn rừng ngập mặn, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý, là cơ sở để giải quyết tranh chấp khiếu nại cũng như là một thành tố cơ bản trong các chương trình giáo dục, truyền thông rừng ngập mặn. Với những lý do trên học viên thực hiện đề tài: “Lượng giá một số giá trị sử dụng trực tiếp của hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh” là có ý nghĩa quan trọng và thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn Lượng giá được một số giá trị sử dụng trực tiếp của hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh; cung cấp các thông tin về giá trị kinh tế giúp các nhà quản lý lựa chọn được các phương án sử dụng hệ sinh thái rừng ngập mặn có hiệu quả, góp phần xây dựng các qui hoạch, kế hoạch phát triển hoàn thiện hệ thống pháp lý và các cơ chế quản lý rừng ngập mặn. 3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là HST RNM huyện Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh - Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả chọn huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh để nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu là lượng giá giá trị thủy sản và du lịch. Thời gian nghiên cứa từ năm 2012 đến năm 2015. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận của đề tài: - Cách tiếp cận trong triển khai các nội dung nghiên cứu của đề tài là kế thừa các tư liệu, tài liệu, kết quả nghiên cứu hiện có, đặc biệt là thông tin liên quan đến vấn đề lượng giá giá trị kinh tế của các hệ sinh thái ĐNN ven biển và hệ sinh thái rừng ngập mặn nói riêng. - Việc kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có trên cơ sở chọn lọc và điều chỉnh cho phù hợp với vùng nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu hiện đã và đang thực hiện ở các cơ quan, đơn vị bao gồm cả những số liệu cơ bản về tài nguyên, môi trường và hệ sinh thái vùng ven biển sẽ được thu thập, phân tích, tổng hợp và nghiên cứu, sử dụng trong đề tài. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính, sau đây: - Phương pháp kế thừa (tổng hợp, phân tích các nghiên cứu thực hiện trước đây, kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có cả trong và ngoài nước); - Phương pháp chuyên gia; - Phương pháp mô hình toán kinh tế; - Phương pháp điều tra xã hội học; - Phương pháp xử lý thống kê; - Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp thông tin, dữ liệu; - Phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên và môi trường. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học của đề tài: Về mặt cơ sở lý luận, luận văn góp phần làm rõ phương pháp lượng giá giá trị sử dụng của hệ sinh thái rừng ngập mặn. - Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Về ý nghĩa thực tiễn, việc lượng giá giá trị sử dụng của hệ sinh thái rừng ngập mặn là cơ sở quan trọng cung cấp thông tin giúp các nhà quản lý lựa chọn được các phương án sử dụng hệ sinh thái rừng có hiệu quả, góp phần xây dựng các qui hoạch, kế hoạch phát triển hoàn thiện hệ thống pháp lý và các cơ chế quản lý rừng ngập mặn. 6. Dự kiến kết quả đạt được Kết quả nghiên cứu của luận văn có nhiệm vụ đạt được: - Lượng giá được một số giá trị sử dụng trực tiếp của HST RNM Cần giờ gồm có: giá trị thủy sản và giá trị du lịch. - Đề xuất được các giải pháp để phát triển kinh tế khu vực huyện Cần Giờ. 7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Ngoài các phần mục lục, danh mục viết tắt, các tài liệu tham khảo thì nội dung chính của bài gồm các chương sau phần: Chương 1: Tổng quan các giá trị kinh tế và ý nghĩa của hệ sinh thái rừng ngập mặn đối với hệ thống kinh tế Chương 2: Cơ sở lý luận khoa học các phuơng pháp luợng giá hệ sinh thái rừng ngập mặn Chuơng 3: Lượng giá một số giá trị trực tiếp của hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN RNM VÀ CÁC GIÁ TRỊ KINH TẾ, Ý NGHĨA CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN ĐỐI VỚI HỆ THỐNG KINH TẾ 1.1. Khái niệm hệ sinh thái rừng ngập mặn Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm hai thành phần cơ bản là các nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh tác động qua lại với nhau, không ngừng vận động qua lại với nhau không ngừng vận động trong không gian và thời gian, có khả năng tự điều chỉnh thích ứng với những điều kiện môi trường cụ thể. Theo tiêu chí của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc (FAO,1998) thì một quần hợp thực vật gọi là rừng khi có tối thiểu 10% cây cối che phủ không phải là cây trồng nông nghiệp, đảm bảo cho sự tồn tại của các loài động, thực vật và duy trì điều kiện đất đai phù hợp. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định và phân chia các loại rừng còn tùy thuộc vào các tiêu chí kích cỡ cây, tầng tán, các yếu tố địa lý sinh vật… Như vậy, rừng ngập mặn được hình thành bởi các cây ngập mặn nếu diện tích che phủ đạt trên 10%. Loại rừng này bao gồm các cây ngập mặn chính thống, đó là những loài cây chỉ có ở rừng ngập mặn và các loài cây gia nhập rừng ngập mặn, những loài cây có thể gặp ở cả trong rừng ngập mặn và những vùng khác nữa. Chúng ta cần phân biệt rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừng ngập mặn. Hệ sinh thái rừng ngập mặn bao gồm tất cả các thành phần hữu sinh (cây ngập mặn, nấm, tảo, vi sinh vật trên cây, dưới nước, trong đất rừng ngập mặn và kể cả trong không khí) và các thành phần vô sinh (không khí, đất và nước). Hai thành phần này luôn tác động qua lại quy định lẫn nhau, vận động trong không gian và thời gian (N.H. Tri, Phan Nguyên Hồng, Neil Adger, Mick Kelly, 2002). Trong đó: 2 - Thành phần vô sinh trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ngoài ánh sáng mặt trời còn bao gồm không khí mang đặc trưng của khí hậu vùng ven biển, đất phù sa, bãi bồi ngập theo nước triều lên xuống trong ngày (nhật triều hoặc bán nhật triều), nước mặn từ biển vào, nước ngọt từ trong sông ra và nước lợ (hòa lẫn giữa nước ngọt và nước mặn). Các yếu tố về độ mặn, pH và các thành phần lý hóa của nước luôn thay đổi theo không gian và thời gian. - Thành phần hữu sinh trong hệ sinh thái rừng ngập mặn là các sinh vật biển, sinh vật nội địa và sinh vật đặc trưng trong vùng rừng ngập mặn, đặc biệt là các sinh vật di cư (chim di cư, rùa biển, bò biển…). Ngoài ra còn có các vi sinh vật, nấm, phù du thực vật… Hệ sinh thái rừng ngập mặn được đánh giá là một trong các hệ sinh thái có năng suất sinh học cao nhất trong các hệ sinh thái. Các lá cây ngập mặn rụng xuống chiếm 50% - 70% năng suất sơ cấp dòng chảy. Đây là nguồn chất hữu cơ phân hủy và hòa tan trong chuỗi, lưới thức ăn và xuất khẩu theo dòng nước tạo nguồn dinh dưỡng cho các loài động vật, thủy, hải sản của cả một vùng ven biển rộng lớn. Hệ thống rễ cây ngập mặn có khả năng lọc và hấp thụ một số chất ô nhiễm độc hại trong đất và nước. Bùn trầm tích rừng ngập mặn là nơi tích tụ các chất hữu cơ phân hủy tạo điều kiện cho các loài sinh vật hoạt động với năng suất 0,2 – 10g C/m3/ngày. Rừng ngập mặn là nơi che chở nuôi dưỡng con non các loài thủy, hải sản là vườn ươm cho sự sống của biển. 1.2. Chức năng và hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn 1.2.1. Chức năng Giá trị đa dạng là những sản phẩm có giá trị kinh tế trực tiếp phục vụ lợi ích cho con người và những giá trị gián tiếp đem lại lợi nhuận mà không phải khai thác hay huỷ hoại nguồn tài nguyên đa dạng sinh học. Những giá trị trực tiếp được chia thành hai loại: giá trị tiêu thụ và giá trị sản xuất. Giá trị 3 tiêu thụ là giá trị của những sản phẩm sử dụng trực tiếp tại địa phương; giá trị sản xuất là giá trị những sản phẩm đem bán ra thị trường. Giá trị gián tiếp là những năng xuất của hệ sinh thái, chức năng bảo vệ nguồn tài nguyên đất và điều hoà khí hậu… Giá trị đa dạng sinh học ở khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ dựa trên chức năng, dịch vụ của hệ sinh thái. HST RNM cần giờ có mười bẩy (17) giá trị, chức năng như sau: - Nơi ở có giá trị cho các chu kỳ của các loài cây và động vật quan trọng (các loài địa phương hoặc các loài khác trong thời gian ngắn); - Nguồn sản phẩm tự nhiên trong vùng (một phần của tổng sản phẩm được trích ra như các loại nguyên liệu tươi hoặc thức ăn); - Quá trình tái sinh chất dinh dưỡng (tích trữ, tái sinh nội hệ, chế biến); - Điều hoà khí hậu bằng các yếu tố sinh học ở mức địa phương và toàn cầu; - Khả năng chứa, giảm thiểu và đảm bảo tính toàn vẹn trong sự đối phó của hệ sinh thái đối với những thấy đổi bất thường của môi trường (ngăn chặn gió, bão,..). RNM chính là dải đê thiên nhiên, ngăn chặn và bảo vệ rất hiệu quả miền duyên hải trước sự dâng cao của nước biển; - Bảo vệ bờ biển và kiểm soát xói lở; - Lưu giữ phù sa (quá trình hình thành đất); - Xử lý chất thải, lưu giữ chất dinh dưỡng, chất độc hại (sự phục hồi của các chất dinh dưỡng dễ biến đổi và sự dời chuyển, phá vỡ các chất dư thừa và các hợp chất của nó); - Giao thông thuỷ (hạn chế việc nâng cao đáy sông); - Kiểm soát lũ lụt và dòng chảy (điều hoà dòng thuỷ văn); 4 - Góp phần duy trì quá trình hiện tại hoặc hệ thống tự nhiên; - Đại diện cho kiểu rừng ngập mặn (sự hiện diện của các quần thể, hệ sinh thái, cảnh quan, các quá trình xảy ra trong đó); - Đa dạng sinh học, nguồn của các sản phẩm sinh học; - Ngân hàng gen (nguồn của các vật chất sinh học); - Ý nghĩa văn hoá (đa dạng văn hoá, cơ sở cho việc sử dụng không thương mại hoá); - Nơi nghiên cứu và giáo dục (địa điểm để các nhà khoa học, sinh viên, học sinh tham quan, nghiên cứu); - Du lịch (cung cấp cơ hội cho các hoạt động giải trí). Tuy hình thái này ở nước ta chưa phát triển lắm nhưng tiềm năng là vô cùng lớn. 1.2.2. Hiện trạng Hiện trạng của HST RNM theo một báo cáo mới đây của Liên Hiệp Quốc trong 3 thập kỷ qua, có đến 1/5 RNM của thế giới đã biến mất, diện tích RNM trên thế giới hiện còn khoảng 150.000 km2, bằng 1/2 diện tích của Philippines. Hơn 1 trong số 6 loài thực vật RNM trên thế giới đang trong nguy cơ tuyệt chủng, 11 trong tổng số 70 loài thực vật RNM (chiếm khoảng 16%) đã được khảo sát đánh giá, sẽ được thay thế trong danh sách đỏ của IUCN. Theo điều tra mới nhất tại Việt Nam: Số liệu của bộ NN - PTNT, năm 1943 diện tích RNM Việt Nam trên 400.000 ha, đến năm 1996 giảm còn 290.000 ha và 279.000 ha vào năm 2006, hiện chỉ còn khoảng trên 155.290 ha, giảm 100.000 ha so với trước năm 1990 và vẫn tiếp tục giảm nhanh. Đồng bằng sông Cửu Long hiện có khoảng 347.500 ha rừng các loại, trong đó rừng tự nhiên là 53.700 ha, rừng trồng là 294.500 ha. Như vậy, diện tích rừng che phủ trong toàn vùng đạt chưa đến 10% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, tổng 5 diện tích RNM chưa đến 100.000 ha Những năm qua, RNM ven biển bị tác động làm suy giảm mạnh mẽ những tác động tiềm ẩn vẫn đang tiếp tục đe dọa HST RNM. RNM có độ che phủ cao giờ trở nên trơ trọi, thay bằng các đầm tôm, kênh mương đào đắp; môi trường đất bị ô nhiễm do quá trình phèn hóa gia tăng ở quy mô lớn; gia tăng quá trình rửa trôi đất, giảm đi quá trình bồi tụ phù sa. Đa dạng sinh học bị suy giảm nhanh do không còn điều kiện thích hợp để các loài sinh vật sinh sống; sự biến đổi môi trường vi khí hậu, sụp lở bờ biển, cửa sông gia tăng... làm mất cân bằng sinh thái. Hiện trạng HST RNM đang suy thoái và nguyên nhân của suy giảm HST MT rừng ngập mặn la do Dân số gia tăng, nhu cầu của con người ngày càng tăng cao. Khai thác tài nguyên rừng quá mức. Ý thức của người dân chưa đúng: luôn quan niệm “rừng vàng biển bạc”,”tài nguyên là bất tận”. Quản lí của nhà nước chưa chặ chẽ, triển khai chậm hiệu quả không cao Đội ngũ bảo vệ rừng còn mỏng. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đây là một số hình ảnh khai thác “sâm đất” Các lợi ích kinh tế mà các hộ dân tham gia bảo vệ và nhận khoán quá thấp. Do chiến tranh làm mất đi khoảng 2 triệu ha. Phá rừng do tập quán du canh du cư Xây dựng các công trình. Do nước thải sinh hoạt, công nghiệp và phát triển ngành dịch vụ. Nói tóm lại hầu hết các nguyên nhân gây suy thoái HST RNM đều là bắt nguồn từ các lợi ích kinh tế. Sự suy thoái HST RNM Hệ sẽ dẫn đến những hậu quản rất nghiêm trọng: Mất nơi sống, nơi sinh sản, vườn ươm của nhiều loài động vật dưới nước và trên cạn. Ô nhiễm đất, nước, không khí do sự xâm mặn. Tăng khí hiệu ứng nhà kính gây biến đổi khí hậu. Hệ sinh thái bị suy giảm nghiêm trọng, đa dạng sinh học giảm: một số loài có nguy cơ tuyệt chủng Con người Người dân chịu ảnh hưởng của thiên tai do bị mất rừng. Nhiều người dân không có công ăn việc làm,hiệu quả kinh tế nông nghiệp giảm. Gây bệnh tật cho người dân do nguồn nước bị ô nhiễm. Xã hội Thay đổi cơ cấu nghề
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất