Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn nghiên cứu sự liên hệ giữa động cơ làm việc đến năng suất lao động của ...

Tài liệu Luận văn nghiên cứu sự liên hệ giữa động cơ làm việc đến năng suất lao động của công nhân xây dựng trên địa bàn tỉnh long an

.PDF
117
1
75

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN BÙI TRẦN ANH THI --------------------------------------------------------------- BÙI TRẦN ANH THI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG NGHIÊN CỨU SỰ LIÊN HỆ GIỮA ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ Thuật Xây Dựng NĂM 2019 Long An – Năm 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu khoa học sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Bùi Trần Anh Thi ii LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, đặc biệt là các thầy cô Khoa Sau đại học đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa học. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy Tiến Sĩ Hà Duy Khánh đã hướng dẫn tận tình, chỉ dạy và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn để tôi hoàn thành tốt bài Luận văn này. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện Luận văn. Mặc dù rất cố gắng, song Luận văn vẫn không tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Bùi Trần Anh Thi iii NỘI DUNG TÓM TẮT Sự phát triển của ngành xây dựng kéo theo sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp khác. Giải quyết thêm nhiều công việc cho nhiều lao động trong cả nước trong những năm gần đây. Trong một dự án xây dựng, thời gian thi công chiếm một khối lượng khá lớn. Năng suất lao động của công nhân xây dựng ảnh hưởng khá nhiều đến thời gian, tiến độ thi công công trình. Nghiên cứu này xác định các nhân tố của động cơ làm việc ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân xây dựng trên địa bàn tỉnh Long An. Giúp các nhà quản lý thi công xây dựng trên địa bàn nghiên cứu có thêm cách nhìn nhận toàn diện, thực tế hơn về động cơ làm việc của công nhân xây dựng. Từ đó, đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh phù hợp nhằm tránh phát sinh thêm chi phí, tăng năng suất, đạt được mục tiêu đề ra. Thông qua phương pháp phân tích nhân tố và các phép kiểm tra đã xác định được 7 nhân tố thuộc nhóm nhân tố gắn với bản thân người lao động ảnh hưởng nhiều đến năng suất lao động của công nhân xây dựng trên địa bàn tỉnh Long An. iv ABSTRACT The development of the construction industry has led to the development of many other industries. Resolving more jobs for many workers in the country in recent years. In a construction project, construction time takes up quite a large amount. Labor productivity of construction workers significantly affects the time and progress of construction. This study identifies the factors of work motivation affecting the productivity of construction workers in Long An province. Help construction executives in the study area have a more comprehensive and realistic view of the working motivation of construction workers. Since then, making appropriate management and adjustment measures to avoid arising additional costs, increasing productivity and achieving the set objectives. Through factor analysis and testing methods, 7 factors have been identified in the group of factors associated with the employees themselves, affecting labor productivity of construction workers in Long An province. v MỤC LỤC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3 1.4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................... 4 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động ................................................. 5 2.2. Một số khái niệm .............................................................................................. 7 2.2.1. Khái niệm năng suất lao động ..................................................................... 7 2.2.2. Khái niệm về động cơ làm việc .................................................................. 8 2.3. Các công cụ đo lường năng suất lao động ....................................................... 9 2.4. Các nghiên cứu ngoài nước .............................................................................16 2.5. Các nghiên cứu trong nước .............................................................................17 CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................... 19 3.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 19 3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 19 3.3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 19 3.3.1.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ...................................................... 19 3.3.1.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ................................................... 20 3.3.2. Thiết kế lấy mẫu khảo sát ......................................................................... 21 3.3.3. Điều tra thử, kiểm tra và sửa chữa ............................................................ 22 3.3.4 Thiết kế bảng câu hỏi ................................................................................. 23 3.3.5. Nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng trong bảng câu hỏi khảo sát ............... 24 3.3.6. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ................................................................ 25 3.3.6.1. Nhóm yếu tố liên quan đến bản thân người lao động .......................... 25 3.3.6.2. Nhóm yếu tố liên quan đến tổ chức lao động ...................................... 25 3.3.6.3. Nhóm yếu tố thuộc về môi trường lao động ........................................ 26 3.3.6.4. Nhóm yếu tố khác ................................................................................ 26 3.3.6.5. Bảng tổng hợp các nhân tố khảo sát .................................................... 26 vi 3.3.6.6. Thông tin chung ....................................................................................27 3.4. Thu thập và xử lý dữ liệu ................................................................................28 3.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ....................................................................28 3.4.2. Xử lý dữ liệu ..............................................................................................29 3.4.2.1. Kiểm tra công cụ thu thập dữ liệu ........................................................29 3.4.2.2. Hiệu chỉnh dữ liệu .................................................................................29 3.4.2.3. Mã hóa dữ liệu ......................................................................................29 3.4.2.4. Nhập và xử lý dữ liệu ...........................................................................30 3.5. Phương pháp phân tích ....................................................................................30 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 4.1. Phân tích quan điểm của các bên đối với các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân xây dựng ..........................................................................32 4.1.1. Thông tin cá nhân .......................................................................................32 4.1.2. Số năm kinh nghiệm ..................................................................................32 4.1.3. Vị trí chức danh trong cơ quan/công ty .....................................................33 4.1.4. Lĩnh vực hoạt động ....................................................................................34 4.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha ..........................................35 4.3. Kiểm định ANOVA ........................................................................................37 4.3.1. Theo số năm kinh nghiệm ..........................................................................37 4.3.2. Theo vị trí chức danh trong cơ quan/công ty .............................................43 4.3.3. Theo lĩnh vực hoạt động ............................................................................50 4.4. Phân tích tương quan .......................................................................................57 4.4.1. Nhóm yếu tố liên quan đến bản thân người lao động ................................57 4.4.2 Nhóm yếu tố liên quan đến tổ chức lao động .............................................59 4.4.3 Nhóm yếu tố Nhóm yếu tố thuộc về môi trường lao động .........................60 4.4.4 Nhóm yếu tố khác .......................................................................................62 4.5. Phân tích hồi quy .............................................................................................62 4.5.1. Phân tích hồi quy Enter ..............................................................................63 4.5.2. Kiểm định One-Sample T-Test .................................................................66 4.6. Phân tích định lượng ảnh hưởng giữa Động cơ làm việc và Năng suất lao động: ..........................................................................................................................66 vii CHƯƠNG V: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ, HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 5.1. Kết luận ...........................................................................................................71 5.2. Những hạn chế và kiến nghị ............................................................................71 5.2.1. Hạn chế của đề tài ......................................................................................71 5.2.2. Kiến nghị ....................................................................................................72 5.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................72 Tài liệu tham khảo ...................................................................................................73 viii DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng, biểu Trang Bảng 2.1 Các mô hình về năng suất 13 Bảng 2.2 Định nghĩa năng suất 13 Bảng 3.1 Bảng 4.1.1 Bảng 4.1.2 Các nhóm nhân tố chính ảnh hưởng động cơ làm việc của công nhân xây dựng Thống kê số năm kinh nghiệm của các cá nhân tham gia khảo sát Thống kê vị trí chức danh trong cơ quan/công ty của các cá nhân tham gia khảo sát 26 32 33 Bảng 4.1.3 Thống kê lĩnh vực hoạt động của các cá nhân tham gia khảo sát 34 Bảng 4.2.1 Hệ số Cronbach’s Alpha 35 Bảng 4.2.2 Tổng hợp các kết quả phân tích Cronbach’s Alpha 36 Bảng 4.3.1 Bảng 4.3.2 Bảng 4.3.3 Bảng 4.3.4 Bảng 4.3.5 Bảng 4.3.6 Kiểm tra tính đồng nhất của các phương sai theo số năm kinh nghiệm Kiểm định trị trung bình ANOVA theo số năm kinh nghiệm Kiểm định hậu nghiệm Tukey HSD cho các tiêu chí theo số năm kinh nghiệm Kiểm tra tính đồng nhất của các phương sai theo vị trí chức danh Kiểm định trị trung bình ANOVA theo vị trí chức danh Kiểm định hậu nghiệm Tukey HSD cho các tiêu chí theo vị trí chức danh Kiểm tra tính đồng nhất của các phương sai theo lĩnh Bảng 4.3.7 vực hoạt động Kiểm định trị trung bình ANOVA theo lĩnh vực hoạt Bảng 4.3.8 động 37 39 41 43 45 47 50 51 ix Kiểm định hậu nghiệm Tukey HSD cho các tiêu chí Bảng 4.3.9 Bảng 4.4.1 theo lĩnh vực hoạt động Tương quan các yếu tố trong Nhóm yếu tố liên quan 53 57 đến bản thân người lao động Hệ số tương quan Nhóm yếu tố liên quan đến bản thân Bảng 4.4.2 Bảng 4.4.3 Bảng 4.4.4 Bảng 4.4.5 Bảng 4.4.6 Bảng 4.4.7 người lao động Tương quan các yếu tố trong Nhóm yếu tố liên quan 58 59 đến tổ chức lao động Hệ số tương quan Nhóm yếu tố liên quan đến tổ chức 60 lao động Tương quan các yếu tố trong Nhóm yếu tố thuộc về 60 môi trường lao động Hệ số tương quan Nhóm yếu tố thuộc về môi trường 61 lao động Tương quan các yếu tố trong Nhóm yếu tố khác 62 62 Bảng 4.4.8 Tương quan các yếu tố trong Nhóm yếu tố khác Các nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến năng suất lao Bảng 4.5.1 động Bảng 4.5.2 Các biến được nhập 63 Bảng 4.5.3 63 Bảng 4.5.4 Tóm tắt mô hình Hệ số hồi quy Bảng 4.6.1 Thống kê mức độ ảnh hưởng 67 Bảng 4.6.2 Thống kê năng suất xây gạch 68 63 64 x DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ Số hiệu Biểu đồ 4.1.1 Biểu đồ 4.1.2 Biểu đồ 4.1.3 Tên hình Số năm kinh nghiệm của các cá nhân tham gia khảo sát Vị trí chức danh trong cơ quan/công ty của cá nhân tham gia khảo sát Vai trò bên tham gia dự án của các cá nhân tham gia khảo sát Trang 33 34 35 Biểu đồ 4.5.1 Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram 64 Biểu đồ 4.5.2 Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot 65 Biểu đồ 4.6.1 Biểu đồ tần suất thể hiện năng suất xây tường 69 Biểu đồ thể hiện quan hệ giữa Biểu đồ 4.6.2 Động cơ và Năng suất xây tường 69 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Đặt vấn đề: Kinh tế Việt Nam đã và đang trên đường hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Sự hội nhập đã tạo ra sự tác động mạnh tới tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng. Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Quy hoạch đô thị đã dược ban hành tạo khung pháp lý cho các công tác quản lý, chỉnh trang đô thị, phát triển nhà ở và thị trường bất động sản. Chất lượng và trình độ xây dựng được cải thiện đáng kể. Đến nay các Doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đã làm chủ công nghệ thiết kế, thi công các công trình nhà cao tầng, công trình nhịp lớn, công trình ngầm có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Sự phát triển của ngành xây dựng kéo theo sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp khác. Giải quyết thêm nhiều công việc cho nhiều lao động trong cả nước trong những năm gần đây. Theo số liệu sơ bộ năm 2013 của Tổng cục Thống kê (GSO), ngành xây dựng đã trực tiếp và gián tiếp tạo việc làm cho trên 3,4 triệu lao động (chiếm 5,2% lực lượng lao động cả nước); và đóng góp 5,4% vào GDP, đứng thứ 5 (sau ngành nông nghiệp, sản xuất, thương mại và khoáng sản) [1]. Theo Thông cáo báo chí ngày 09/05/2014 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc khoảng 10 lần. So với các nước có thu nhập trung bình trong khối ASEAN, NSLĐ của Malaysia gấp 5 lần NSLĐ của Việt Nam còn NSLĐ của Thái Lan gấp 2,5 lần NSLĐ của Việt Nam [2]. Cơ cấu lao động của ngành xây dựng có xu hướng tăng trong giai 2005 2013, từ mức 5,4% tổng cơ cấu lao động năm 2005 lên 6,2% trong năm 2013. Hiện tại, lượng nhân công trong ngành xây dựng đạt 3,2 triệu lao động, là ngành có lượng lao động cao thứ 4 cả nước [3]. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam (VACC), khoảng 80% công nhân xây dựng hiện nay làm việc có tính thời vụ, chưa được đào tạo bài bản, thiếu chuyên môn và chưa đáp ứng được chưa được đào tạo bài bản, thiếu chuyên môn và chưa đáp ứng được những yêu cầu về tính chuyên nghiệp trên công trường. So với 2 các nước trong khu vực, năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng một nửa mức trung bình của các nước Đông Nam Á. Còn khi so sánh với các ngành khác, năng xuất lao động của ngành Xây dựng chỉ đứng thứ 16, vì vậy thu nhập của nhân công trong ngành cũng ở mức thấp hơn so với nhiều ngành kinh tế khác và so với các nước trong khu vực [3]. Tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến công suất lao động thấp là vấn đề được đề cập đến trong nhiều cuộc hội thảo như: "Áp dụng các mô hình quản lý tăng năng suất lao động trong doanh nghiệp" do báo Tài Chính Doanh Nghiệp tổ chức ngày 24/06/2016 [4], "Năng suất lao động – giải pháp tăng trưởng" do Báo Lao Động tổ chức ngày 14/10/2015 [5].... Tại buổi tọa đàm "Năng suất lao động – giải pháp tăng trưởng" ông Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho rằng năng suất lao động phụ thuộc vào 3 yếu tố: chính sách và môi trường phát triển; cơ sở hạ tầng, khả năng áp dụng khoa học kĩ thuật; và kỷ cương lao động mỗi doanh nghiệp. Ở một góc nhìn khác, ông Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn thuộc Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, cho hay năng suất lao động thấp là do sự bất hợp lý trong cơ cấu kinh tế và sự phân bổ lực lượng lao động. Trong những năm qua, cơ cấu nền kinh tế Việt Nam duy trì ở tỉ lệ khá ổn định với 18-20% GDP thuộc về khu vực nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng đóng góp khoảng trên 38% và phần còn lại từ 42-44% do dịch vụ mang lại. Tuy nhiên, cơ cấu lao động không hợp lý khi tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp (ngành đóng góp thấp nhất vào GDP) lại chiếm đến 46,8% tổng việc làm; 3 trong khi khu vực công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm tỷ trọng lao động lần lượt là 21,2% và 32%. Nhiều chủ doanh nghiệp thường lấy lý do năng suất lao động thấp để kìm hãm việc tăng lương cho người lao động. Tuy nhiên, năng suất lao động không phụ thuộc hoàn toàn vào trình độ của người lao động mà còn do cơ cấu nền kinh tế, cơ sở hạ tầng và khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp… Tỉnh Long An tuy giáp ranh với TP. Hồ Chí Minh nhưng là 1 tỉnh có mức độ công nghiệp còn thấp. Công nghiệp chỉ đóng góp khoảng 40% giá trị trong nền kinh tế chủ yếu ở một số huyện như Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước. Các huyện vùng Đồng Tháp Mười sản xuất nông nghiệp mà lúa gạo chất lượng cao xuất khẩu là chủ yếu. [6] Trên địa bàn tỉnh Long An hiện nay, nhiều dự án xây dựng được triển khai nhằm xây dựng chương trình nông thôn mới, kiên cố hóa trường học, trụ sở làm việc …ở các huyện trên địa bàn tỉnh được các doanh nghiệp xây dựng quy mô vừa và nhỏ thực hiện. Tuy nhiên, chất lượng nhân công trong tỉnh còn nhiều hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động. Vì vậy, khảo sát đánh giá và tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân ngành xây dựng trên địa bàn là cần thiết. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài: Về mặt lý luận: tác giả muốn khảo sát và tìm hiểu về ảnh hưởng của Động cơ làm việc công nhân xây dựng đến năng suất lao động của công nhân trên địa bàn tỉnh Long An. Về mặt thực tiễn: nghiên cứu giúp các nhà quản lý thi công xây dựng trên địa bàn nghiên cứu có thêm cách nhìn nhận toàn diện, thực tế hơn về động cơ làm việc của công nhân xây dựng. Từ đó, đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh phù hợp nhằm tránh phát sinh thêm chi phí, tăng năng suất, đạt được mục tiêu đề ra. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Đề tài của luận văn được thực hiện khảo sát trên các đối tượng là công nhân xây dựng thực hiện các công trình sử dụng vốn Nhà nước. Phạm vi nghiên cứu: Vùng thực hiện bài nghiên cứu được hạn chế ở 3 huyện thuộc tỉnh Long An (Thủ Thừa, Thạnh Hóa, Tân Thạnh) với những dự án 4 xây dựng sử dụng vốn Nhà nước như: Trường học; Trụ sở làm việc; Trạm y tế; Nhà phố; Đường giao thông... 1.4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: - Áp dụng phương pháp định tính, phương pháp định lượng, phương pháp định tính kết hợp định lượng, phương pháp điều tra và các phương pháp toán học. - Với mục tiêu của đề tài, tác giả sẽ nghiên cứu và đưa ra những nội dung cần tìm hiểu trên một bảng khảo sát, sau đó sẽ liên hệ trao đổi trực tiếp với những đối tượng đã đặt ra, dự kiến thực hiện bảng câu hỏi trên 150 đối tượng khảo sát. - Các số liệu nghiên cứu và thu thập bằng bảng câu hỏi khảo sát sẽ được kiểm tra, kiểm định bằng các công cụ phân tích thống kê. Số liệu hợp lệ sẽ được sử dụng phân tích để tìm ra nguyên nhân chính ảnh hưởng đấn tinh thần và động cơ làm việc của công nhân đến năng suất lao động bằng phân tích nhân tố. 5 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động: Năng suất lao động là yếu tố trung tâm chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Toàn bộ những nhân tố tác động đến đầu ra và đầu vào đều là những nhân tố tác động đến năng suất lao động. Theo giáo trình giảng dạy của Trường Đại học kinh tế quốc dân nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động bao gồm: - Các nhân tố gắn với bản thân người lao động. - Các nhân tố gắn với tổ chức lao động. - Các yếu tố thuộc về môi trường lao động. Do tính chất đặc thù của ngành xây dựng luôn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên trong quá trình triển khai luôn phải đương đầu với nhiều rủi ro, khó khăn. Vì vậy, để khai thác hết khả năng làm việc của lao động trong ngành xây dựng cũng có ý nghĩa rất lớn đến hiệu quả đầu tư. Qua phân tích các nguyên nhân ta có thể thấy các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động trong ngành xây dựng như: - Trang thiết bị, dụng cụ lao động. - Trình độ văn hoá. - Trình độ chuyên môn. - Tình trạng sức khoẻ. - Thái độ lao động. - Cường độ lao động. - Nguồn nhân lực. - Khoa học công nghệ. - Mức độ chuyên môn hóa thấp. - Quản lý và phân công lao động. - Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên. - Sự gắn bó với doanh nghiệp. - Các nhân tố khác. - Trình độ văn hoá: là sự hiểu biết cơ bản của người lao động về tự nhiên và xã hội.Trình độ văn hoá tạo ra khả năng tư duy và sáng tạo cao. Người có trình độ 6 văn hóa sẽ có khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời trong quá trình làm việc họ không những vận dụng chính xác mà còn linh hoạt và sáng tạo các công cụ sản xuất để tạo ra hiệu quả làm việc cao nhất. - Trình độ chuyên môn: là sự hiểu biết khả năng thực hành về chuyên môn nào đó ,có khả năng chỉ đạo quản lý một công việc thuộc một chuyên môn nhất định. Sự hiểu biết về chuyên môn càng sâu, các kỹ năng, kỹ xảo nghề càng thành thạo bao nhiêu thì thời gian hao phí của lao động càng được rút ngắn từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động. - Tình trạng sức khoẻ: Trạng thái sức khoẻ có ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động. Nếu người có tình trạng sức khoẻ không tốt sẽ dẫn đến mất tập trung trong quá trình lao động, làm cho độ chính xác của các thao tác trong công việc giảm dần, các sản phẩm sản xuất ra với chất lượng không cao, số lượng sản phẩm cũng giảm , thậm chí dẫn đến tai nạn lao động. - Thái độ lao động: Thái độ lao động là tất cả những hành vi biểu hiện của người lao động trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh. Nó có ảnh hưởng quyết định đến khả năng, năng suất và chất lượng hoàn thành công việc của người tham gia lao động. nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu khác nhau, cả khách quan và chủ quan. - Cường độ lao động: cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người lao động và từ đó ảnh hưởng tới năng suất lao động. - Sự gắn bó với doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp ngoài mục đích lao động để kiếm sống họ còn coi tổ chức như một chỗ dựa vững chắc về vật chất và tinh thần. Nếu quá trình lao động và bầu không khí trong tập thể lao động tạo ra cảm giác gần gũi, chan hoà, tin tưởng lẫn nhau giữa những người công nhân, tạo cảm giác làm chủ doanh nghiệp, có quyền quyết định đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra tính độc lập tự chủ sáng tạo, được quan tâm chăm lo đến đời sống và trợ giúp khi gặp khó khăn… thì ngươi lao động sẽ có lòng tin, hy vọng, sự trung thành và gắn bó với doanh nghiệp. 7 - Mức độ chuyên môn hóa thấp: Với đa số các công trình ở địa bàn tỉnh Long An là qui mô nhỏ nên rất khó khăn trong việc chuyên môn hóa. Ít các tổ đội chuyên nghiệp như đội coppha, đội cốt thép... vì vậy một người thợ phải trong công trình phải biết nhiều việc dù không chuyên nên sẽ ảnh hưởng nhiều đến năng suất làm việc. - Các nhân tố khác: Trong quá trình làm việc, mục đích trong quá trình làm việc là tạo ra các sản phẩm để nuôi sống mình và gia đình. Khi người lao động có động lực thúc đẩy thì công việc họ sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Ngoài ra, khi người lao động được tạo cơ hội làm việc yêu thích, họ sẽ làm việc hết mình. Các nhà quản lý cần phải quan tâm, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động với công việc, đánh giá đúng mức đóng góp của họ. Bên cạnh đó, nên cho người lao động tham gia đóng góp ý kiến trong quá trình sản xuất, giúp đỡ họ để họ phát huy năng lực của mình một cách tối đa. Lúc đó, người lao động sẽ thấy được vai trò của mình đối với công ty. Các yếu tố trên nếu không được giải quyết trong quá trình làm việc của công nhân xây dựng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công suất lao động, ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sản xuất. Do đó, việc tìm ra các yếu tố chính tác động đến năng suất lao động là một trong những nội dung quan trọng và có tính cấp thiết, để tìm ra những giải pháp phù hợp làm hạn chế tối đa tác động xảy ra. 2.2. Một số khái niệm: 2.2.1. Khái niệm năng suất lao động: Theo quan niệm truyền thống: Khái niệm năng suất lao động được hiểu khá đơn giản là mối tương quan giữa đầu ra và đầu vào. Nếu đầu ra lớn hơn đạt được từ một lượng đầu vào giống nhau hoặc với đầu ra giống nhau từ một đầu vào nhỏ hơn thì có thể nói rằng năng suất cao hơn. Theo từ điển Oxford thì năng suất là tính hiệu quả của hoạt động sản xuất được đo bằng việc so sánh giữa khối lượng sản xuất trong những thời gian hoặc nguồn lực được sử dụng để tạo ra nó. Năng suất lao động là đại lương so sánh giữa giá trị tài nguyên sử dụng (input) và giá trị sản phẩm đạt được (output) [7]. Nâng cao năng suất lao động trong dự án xây dựng có thể là: 8 - Sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, - Tiết kiệm chi phí, - Gia tăng lợi nhuận, - Giảm thời gian thi công nhằm tăng sức cạnh tranh khi đấu thầu. Năng suất lao động là chỉ tiêu đo lường số lượng sản phẩm hoặc giá trị sản phẩm mà một người lao động thực hiện trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng…) [8]. - Theo C. Mác: năng suất lao động là sức sản xuất của lao động cụ thể có ích. Nó nói lên kết quả hoạt động sản xuất có mụch đích của con người trong một đơn vị thời gian nhất định [8]. Năng suất lao động được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hoặc bằng lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm đó. -Theo quan niệm truyền thống: năng suất lao động phản ánh tính hiệu quả của việc sử dụng lao động. Thực chất nó đo giá trị đầu ra do một lao động tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc là số thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm đầu ra [8]. Như vậy: Năng suất lao động phản ánh mối quan hệ giữa đầu ra (là sản phẩm) và đầu vào (là lao động) được đo bằng thời gian làm việc. Từ nhiều khái niệm khác nhau về năng suất lao động chúng ta có thể hiểu một cách tổng quát nhất “năng suất lao động là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất của người lao động trong quá trình sản xuất ”. 2.2.2. Khái niệm về động cơ làm việc: Động cơ được hiểu một cách đơn giản là cái mà chúng ta đang cần, đang bức xúc. Từ động cơ sẽ dẫn đến hành động và ngược lại khi bản thân hoặc người khác hành động một điều gì thì sau nó ắt hẳn phải có động cơ thúc đẩy. Ngoài ra, động cơ cũng chính là nguồn gốc của mọi sự động viên. Chỉ khi hiểu được một người sống và hành động vì mục đích gì thì chúng ta mới có thể đưa ra những giải pháp khích lệ phù hợp cho họ. Động cơ là mục tiêu chủ quan của hoạt động con người nhằm đáp ứng các nhu cầu đặt ra. Động cơ phản ánh những mong muốn, những nhu cầu của con 9 người và là là do của hành động. Động cơ chính là nhu cầu mạnh nhất của con người, trong một thời điểm nhất định và nhu cầu này quyết định hành động của con người. Con người không bao giờ hành động vô cớ mà do một hay nhiều động lực thúc đẩy. Động cơ được coi là nguyên nhân của hành động, định hướng hành vi của cá nhân. Động cơ con người cũng có thể biến đổi theo từng thời điểm, khó có thể nắm bắt cụ thể. Muốn thúc đẩy người khác làm theo ý mình thì phải cần tạo được động cơ làm việc ở họ, tiếp theo là thoả mãn nhu cầu đó cho họ, đồng thời hướng sự thoả mãn nhu cầu đó vào việc thực hiện mục tiêu của mình. Một số động cơ của con người như: + Làm việc để tăng thu nhập cho bản thân nâng cao sinh hoạt đời sống. + Mong muốn thành đạt + Làm việc để được thăng chức + Làm việc vì gia đình, hoặc khi không có gì và muốn thay đổi + Thúc đẩy tính cạnh tranh làm việc trong công ty. Người có động cơ làm việc cao sẽ năng động, nỗ lực đầu tư công sức và tinh thần để hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Động cơ thúc đẩy con người làm việc có thể rất khác nhau. Có người làm việc chỉ vì tiền, có người làm mọi cách để đạt được địa vị nào đó, được khẳng định bản thân, thành đạt, có người vì tính háo thắng muốn hơn người, có người làm vì tình thương đối với những người bất hạnh hay tình yêu thiên nhiên, có người vì niềm say mê khám phá… Sức mạnh động cơ làm việc có liên quan chặt chẽ với hiệu suất làm việc và triển vọng thành công. Động cơ làm việc cao cả thường khơi dậy nguồn động lực mạnh mẽ và quyết tâm trong hành động. Có nhiều nhân tố có thể giúp phát huy khả năng của con người, như môi trường làm việc thân thiện, hợp tác, tinh thần sáng tạo và tự chịu trách nhiệm được khuyến khích, được chủ động trong công việc, có cơ hội thăng tiến và việc làm tích cực được đánh giá đúng mức, công bằng… 2.3. Các công cụ đo lường năng suất lao động: Việc lựa chọn đầu vào và đầu ra khác nhau sẽ tạo các chỉ tiêu tính năng suất lao động khác nhau, do đó có nhiều loại chỉ tiêu để tính năng suất lao động, song
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất