Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý tiến độ thi công ...

Tài liệu Luận văn một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý tiến độ thi công công trình tại ban quản lý các dự án huyện tân phú đông, tỉnh tiền giang

.PDF
117
1
140

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ------------------------------------------------------------------------ TRẦN THANH BÌNH MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT XÂY DỰNG MÃ NGÀNH: 8.58.02.01 Long An, năm 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN --------------------------------------------------------------------- TRẦN THANH BÌNH MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT XÂY DỰNG MÃ NGÀNH: 8.58.02.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG BẮC AN Long An, năm 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: Trần Thanh Bình học viên lớp 17CHXD1, Khóa 06 ngành Kỹ thuật xây dựng niên hạn 2017-2019, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. Là tác giả luận văn thạc sỹ với đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý tiến độ thi công công trình tại Ban Quản lý các dự án huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang”. Tôi xin cam kết đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả Trần Thanh Bình ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện luận văn mặt dù gặp không ít khó khăn trong việc thu thập tài liệu, cũng như tìm hiểu kiến thức thực tế. Nhưng với sự giúp đỡ tận tình của Thầy, Cô, đồng nghiệp, bạn bè cùng với sự nỗ lực của bản thân, luận văn đã hoàn thành đúng thời hạn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập chương trình cao học và đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa học và luận văn này. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Giáo viên hướng dẫn - TS Hoàng Bắc An, người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện Tân Phú Đông tỉnh Tiền Giang nơi tôi đang công tác, đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong việc thu thập thông tin, tài liệu và thời gian trong quá trình thực hiện luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng nghiên cứu, nhưng do thời gian có hạn và do trình độ, kinh nghiệm quản lý còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Để luận văn được hoàn thiện hơn và để có thêm những kinh nghiệm trong công tác, rất mong nhận được sự góp ý của Thầy, Cô, bạn bè và đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện hơn về kiến thức và có bước nghiên cứu bổ sung phát triển. Xin chân thành cảm ơn./. Tác giả Trần Thanh Bình iii NỘI DUNG TÓM TẮT Khi công trình được triển khai thi công thì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc tiến độ bị chậm trễ, trong đó một phần cũng do công tác quản lý không chặt chẽ dẫn đến một số công trình thực hiện không đúng thời gian quy định dẫn đến việc phải xin gia hạn tiến độ ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế của huyện Tân Phú Đông. Để hạn chế tình trạng trên với đề tài ‘‘Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý tiến độ thi công công trình tại Ban Quản lý các dự huyện Tân Phú Đông tỉnh Tiền Giang’’ nhằm đáp ứng nhu cầu, điều kiện thực tế tại địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế trên địa bàn huyện . iv ABSTRACT When the project is implemented, there are many factors affecting the delay of progress, in part because the management is not strict leading to some works implemented not in the prescribed time. leading to an extension of the progress of economic development of Tan Phu Dong district. In order to limit the above situation to the forum '' Some solutions to improve the quality of management of construction progress at the District Construction Investment Management Board '' to meet the needs and conditions reality in the locality, contributing to improving economic development efficiency in the district. v MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG SỒ LIỆU, BIỂU ĐỒ ............................................... viii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG .................................................................... 1 1.1 Tính cần thiết của đề tài ..................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2 1.5. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 2 1.6. Những đóng góp mới của luận văn ................................................................... 3 1.7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4 1.8 Tổng quan về công tác quản lý tiến độ ............................................................... 6 1.9 Vai trò về công tác quản lý tiến độ..................................................................... 6 1.10 Đặc điểm tiến độ thi công xây dựng công trình ................................................ 7 1.11 Tổng quan nghiên cứu về công tác quản lý tiến độ thi công công trình trên Thế Giới và ở Việt Nam ................................................................................................10 1.12 Kết luận chương 1 ..........................................................................................16 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH .................................................................................17 2.1 Cơ sở khoa học .................................................................................................17 2.2 Cơ sở pháp lý vế quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình .........................19 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng và vai trò của công tác quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình ...............................................................................................................21 2.4 Kết luận chương 2 ............................................................................................34 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH TẠI HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG ...................................................................................................................35 3.1 Thực trạng về công tác Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình tại Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện Tân Phú Đông .......................................35 3.2 Thực trạng quá trình thi công xây lắp................................................................41 vi 3.3 Trách nhiệm cụ thể về Quản lý tiến độ thi công công trình tại huyện Tân Phú Đông và tại tỉnh Tiền Giang. ..................................................................................43 3.4 Một số tồn tại trong công tác tại Ban Quản lý các dự án ĐTXD huyện Tân Phú Đông ......................................................................................................................46 3.5 Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tiến độ tại Ban Quản lý các dự án ĐTXD huyện Tân Phú Đông...................................................................50 3.6 Kết Luận Chương 3 .........................................................................................53 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ...55 4.1 Quy trình nghiên cứu bảng câu hỏi ...................................................................56 4.2 Quy trình thiết kế bảng câu hỏi .........................................................................58 4.3 Nội dung bảng câu hỏi ......................................................................................59 4.4 xử lý dữ liệu và kết quả nghiên cứu ..................................................................63 4.5 Xếp hạng các nguyên nhân làm thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công........64 4.6 Thu thập, phân tích qua cuộc khảo sát chính thức .............................................67 4.7 Phân tích thành phần chính ...............................................................................85 4.8 Kết Luận chương 4 ...........................................................................................93 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................94 5.1 Kết luận ............................................................................................................94 5.2 Kiến nghị ..........................................................................................................96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................98 PHỤ LỤC ............................................................................................................101 vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT STT TỪ VIẾT TẮT 1 CĐT 2 BQLDA Ban quản lý dự án 3 UBND Ủy ban nhân dân 4 VIẾT ĐẦY ĐỦ Chủ đầu tư BQL các CTXD Ban quản lý các công trình xây dựng. 5 BCH Bảng câu hỏi 6 CCS Các cộng sự 7 TVTK/GS 8 XDCB Xây dựng cơ bản 9 XDCT Xây dựng công trình 10 NĐ-CP Nghị định - Chính Phủ 11 UBND Uỷ ban Nhân dân 12 QĐ-BXD Quyết định - Bộ Xây dựng 13 TT-BKH Thông tư - Bộ Kế hoạch 14 CT-BXD Chỉ thị - Bộ Xây dựng 15 CBCNVC Cán bộ công nhân viên chức 16 TT-BXD Thông tư - Bộ Xây dựng 17 TT-BKHĐT Tư vấn thiết kế/giám sát. Thông tư - Bộ Kế hoạch Đầu tư viii DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG TÊN BẢNG BIỂU BIỂU TRANG Thống kê các công trình dân dụng chậm tiến độ ở Huyện Bảng 2.1 Tân Phú Đông (Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng 41 huyện Tân Phú Đông) Bảng 4.1 Danh mục các yếu tố 60 Bảng 4.2 Mã hóa 31 yếu tố 62 Bảng 4.3 Kết quả khảo sát thử nghiệm giá trị mean khả năng ảnh hưởng 65 Bảng 4.4 Kết quả khảo sát thử nghiệm của hệ số Cronbach’s Anpha Bảng 4.5 Bảng tổng hợp kết quả người trả lời Bảng 4.6 Bảng tổng hợp người trả lời theo vị trí làm việc trong dự án Bảng 4.7 Bảng tổng hợp người trả lời theo kinh nghiệm làm việc 69 70 Bảng 4.8 Phân loại người trả lời theo vai trò trong dự án 71 Bảng 4.9 Bảng tổng hợp người trả lời theo nguồn vốn 72 Bảng 4.10 Bảng tổng hợp người trả lời theo quy mô vốn 72 Bảng 4.11 Kết quả khảo sát chính thức giá trị mean 73 Bảng 4.12 Bảng tính hệ số Cronbach’s Anpha lần 1 76 Bảng 4.13 Bảng tính hệ số tương quan biến lần 1 76 Bảng 4.14 Bảng tính hệ số Cronbach’s Anpha lần 2 78 Bảng 4.15 Bảng tính hệ số tương quan biến lần 2 78 Bảng 4.16 Bảng tính trung bình và xếp hạng các yếu tố 81 Bảng 4.17 So sánh kết quả kiểm định One – way ANOVA và Kruskal Wallis 84 Bảng 4.18 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett lần 1 86 Bảng 4.19 Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 1 86 Bảng 4.20 Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 2 87 Bảng 4.21 Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 3 89 Bảng 4.22 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett lần 3 90 67 68 ix Bảng 4.23 Phương sai tích lũy 90 Bảng 4.24 Kết quả đặt tên 05 nhân tố chính 92 x DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ TÊN ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ TRANG Hình 2. 1 Sơ đồ năng lực của nhà thầu 26 Hình 2. 2 Sơ đồ nhóm tiến độ 27 Hình 3.1 Bản đồ địa chính của huyện Tân Phú Đông 35 Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức nhân sự 40 Hình 4.1 Lược đồ tóm tắt nghiên cứu 55 Hình 4.2 Quy trình nghiên cứu bằng bảng câu hỏi 57 Hình 4.3 Quy trình thiết kế bảng câu hỏi 58 Hình 4.4 Lược đồ tóm tắt xử lý dữ liệu 64 Hình 4.5 Kết quả người trả lời 69 Phân loại người trả lời theo vị trí làm Hình 4.6 việc trong dự án 69 Hình 4.7 Người trả lời theo kinh nghiệm làm việc 70 Hình 4.8 Phân loại người trả lời theo vai trò của dự án 71 Hình 4.9 Phân loại người trả lời theo nguồn vốn 72 Hình 4.10 Phân loại người trả lời theo quy mô 73 Hình 4.11 Đánh giá độc lập mức độ ảnh hưởng 80 Hình 4.12 Biểu đồ Scree Plot 91 xi DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH STT TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 AFTA ASEAN Free Trade Area 2 SPSS Statistical Package for the Social Sciences 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 1.1 Tính cần thiết của đề tài Trong những năm qua, huyện Tân Phú Đông được Trung ương và Tỉnh quan tâm hỗ trợ nguồn vốn đầu tư đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng khoản từ 80 - 95 tỷ/năm. Do đó huyện cũng từng bước hoàn thiện, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, bộ mặt nông thôn từng bước thay đổi, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên. Trong đó việc đầu tư xây dựng các công trình nhà ở, các công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật được đặt lên hàng đầu. Đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn huyện. Góp phần ổn định tình hình xã hội và hạ tầng đô thị, cải tạo cảnh quan môi trường. Đưa huyện từng bước trở thành một huyện hiện đại, văn minh, giàu đẹp. Tuy nhiên khi công trình được triển khai thi công thì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc tiến độ bị chậm trễ, trong đó một phần cũng do công tác quản lý không chặt chẽ dẫn đến một số công trình thực hiện không đúng thời gian quy định dẫn đến việc phải xin gia hạn tiến độ ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế của huyện. Để hạn chế tình trạng trên với đề tài ‘‘Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý tiến độ thi công công trình tại Ban Quản lý các dự án huyện Tân Phú Đông tỉnh Tiền Giang’’ nhằm đáp ứng nhu cầu, điều kiện thực tế tại địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Xây dựng giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý tiến độ thi công công trình được tốt hơn tại Ban quản lý các dự án huyện Tân Phú Đông. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tiến độ thi công công trình tại Ban quản lý các dự án huyện Tân Phú Đông. - Phân tích cơ sở khoa học và pháp lý nhằm đưa ra giải pháp quản lý đẩy nhanh tiến độ thi công trong giai đoạn thực hiện phù hợp với thực tế và xu hướng phát triển, đảm bảo triển khai các công trình đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện đạt yêu cầu về tiến độ và đảm bảo chất lượng, chi phí. Phân tích rõ thực trạng tiến 2 độ thi công các công trình mà Ban Quản lý các dự án đã và đang chuẩn bị thi công thực tế, để tìm ra các nguyên nhân khó khăn, làm ảnh hưởng kế hoạch tiến độ trong các công trình đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện. Đề xuất một số giải pháp nhằm phục vụ cho công tác thực hiện quản lý để đẩy nhanh tiến độ của các công trình, từ đó có giải pháp xử lí công việc kịp thời trên cơ sở căn cứ vào năng lực quản lý thực tế để có thể hoàn thành theo đúng kế hoạch ban đầu, đảm bảo thời gian thi công. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý tiến độ thi công công trình tại Ban Quản lý các dự đầu tư xây dựng huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Từ đó làm định hướng nghiên cứu cho các khu vực lân cận trong địa bàn tỉnh nhà. 1.4 Phạm vi nghiên cứu - Tại Ban QLDA huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này tập trung nghiên cứu một số tồn tại làm ảnh hưởng đến tiến độ và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý tiến độ thi công công trình tại Ban Quản lý các dự đầu tư xây dựng huyện, tỉnh Tiền Giang trong một số công tác cơ bản như: công tác giám sát, công tác triển khai thi công, công tác quản lý thi công, các công tác khác. - Lý luận chung về các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thi công công trình và công tác quản lý tiến độ thi công. 1.4.1 Phạm vi về không gian địa điểm: Các dự án công trình đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. 1.4.2 Phạm vi về thời gian: Từ 2016 đến 2019. 1.5. Câu hỏi nghiên cứu 1.5.1 Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng công tác Quản lý tiến độ thi công công trình tại Ban Quản lý các dự án ĐTXD huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang? - Tập trung nghiên cứu một số tồn tại và đưa ra đề xuất, giải pháp, phương hướng hoàn thiện công tác quản lý tiến độ trong một số công tác cơ bản như: công tác giám sát, công tác triển khai thi công, công tác giải phóng mặt bằng, công tác quản lý thi công, các công tác khác. như thế nào? 3 1.5.2 Giả thuyết nghiên cứu - Giả thuyết mức độ ảnh hưởng của nhóm các yếu tố liên quan đến công tác quản lý tiến độ thi công của các Chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn. - Nhóm các giả thuyết được đặt ra: + Các yếu tố về lựa chọn nhà thầu: Các nhà thầu tham gia công trình đa phần là các nhà thầu mới được thành lập vì vậy mà năng lực nhà thầu còn yếu kém, đội ngũ nhân viên non trẻ còn thiếu kinh nghiệm thi công, dựa vào các mối quan hệ thân thiết, không đủ khả năng về nguồn nhân lực cũng như các trang thiết bị máy móc thi công để thực hiện mà khi vào dự án rồi mới bắt đầu đi mua, đi thuê, đi mượn… + Các yếu tố về năng lực của Ban quản lý: Năng lực còn yếu kém, kinh nghiệm còn non trẻ, thiếu kiểm tra hồ sơ đồng thời tham mưu chưa tới….. + Các yếu tố về năng lực thiết kế: Công tác khảo sát còn chưa được chuẩn xác. Nhiều cán bộ làm công tác thiết kế chưa có nhiều kinh nghiệm. Khảo sát không đảm bảo chất lượng; thiết kế không đảm bảo chất lượng, không đồng bộ gây lún, nứt phải phá đi làm lại; phương án thiết kế không hợp lý; việc chọn hệ số an toàn quá cao, tính toán không chặt chẽ gây lãng phí vật liệu xây dựng... + Các yếu tố về chất lượng của nhà thầu thi công: Kinh nghiệm yếu, cán bộ kỹ thuật không tận tâm, qua lo…. + Các yếu tố về rủi ro: Về hợp đồng, cung ứng vật tư, thiếu vốn, nhân công máy móc……. + Các yếu tố về năng lực tư vấn giám sát: Cán bộ giám sát thi công thiếu kinh nghiệm, làm việc thiếu trách nhiệm. Không hỗ trợ nhà thầu thi công….. + Các yếu tố khác: Trượt giá, khan hiếm nguồn vật liệu, sự cố trong thi công…. 1.6 Những đóng góp mới của luận văn 1.6.1 Đóng góp về phương diện khoa học: Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về Quản lý tiến độ. 1.6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý tiến độ thi công công trình tại Ban Quản lý các dự đầu tư xây dựng huyện, tỉnh Tiền Giang. 4 1.7 Phương pháp nghiên cứu - Thực hiện việc nghiên cứu trên cơ sở tham khảo các tài liệu như Luật, Nghị định; các văn bản pháp luật Nhà nước; những tạp chí, bài báo; các nghiên cứu trước đây và các phương pháp tính toán như phân tích, thống kê, đánh giá xác suất và độ tin cậy nhằm học tập và kế thừa những nghiên cứu trước đó để hoàn thành luận văn của mình. - Sử dụng phương pháp chuyên gia, chuyên khảo và nghiên cứu lý thuyết kết hợp với phân tích thống kê, thu thập tổng kết số liệu thực tế công tác quản lý tiến độ thi các công trình trên địa bàn huyện Tân Phú Đông thời gian vừa qua và phương pháp so sánh. - Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước chính: nghiên cứu định tính và định lượng. 1.7.1 Bước nghiên cứu định tính Tìm hiểu, thu thập, phân loại kết quả có sẵn của những nghiên cứu trước, các bài báo nghiên cứu khoa học trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế, những đơn vị thi công, chủ đầu tư, tư vấn giám sát, kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ sư thẩm định, kỹ sư điện nước, các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý dự án có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý tiến độ thi công. 1.7.2 Bước nghiên cứu định lượng - Dựa trên những dữ liệu thu thập được từ kết quả khảo sát bằng bảng câu hỏi từ khảo sát tác giả thiết kế, mã hóa và nhập liệu thông qua công cụ phần mềm SPSS 2.0. Sau đó tiến hành kiểm định thang đo và độ tin cậy của biến quan sát được đánh giá bằng hệ số Cronbach’s Alpha. - Phân tích phương pháp PCA để phân nhóm tìm nhân tố chính. Sau đó phân tích ANOVA để xem xét những quan điểm khác nhau của các bên tham gia. - Từ đó, đưa ra kết luận và những kiến nghị để về giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý tiến độ thi công công trình tại Ban Quản lý các dự đầu tư xây dựng huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang và các đơn vị khác có mô hình tương tự. 1.7.3 Qui trình nghiên cứu 5 - Nghiên cứu này thông qua phương pháp khảo sát thực tế để phát hiện ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tiến độ thi công công trình tại Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện Tân Phú Đông và các đơn vị khác có mô hình tương tư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. - Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn chính: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Cụ thể như sau: + Nghiên cứu sơ bộ (Giai đoạn 1): Thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính, được tiến hành bằng cánh thảo luận với giáo viên hướng dẫn và 05 chuyên gia ngành xây dựng công tác trong lĩnh vực Quản lý tiến độ, là lãnh đạo và có thâm niên lâu năm trên địa bàn huyện Tân Phú Đông, các đơn vị tư vấn giám sát. Đồng thời tìm hiểu thông qua thực tiễn tại Ban quản lý dự án các dự án đầu tư xây dựng huyện Tân Phú Đông, các văn bản pháp luật Nhà nước, những tạp chí, bài báo, các nghiên cứu trước đây nói về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tiến độ thi công công trình ở Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện Tân Phú Đông nhằm xây dựng thang đo sơ bộ. + Nghiên cứu chính thức (Giai đoạn 2): Được thực hiện theo phương pháp định lượng và tiến hành ngay sau khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả sơ bộ. Giai đoạn này nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, cũng như ước lượng, kiểm định mô hình nghiên cứu. Bảng câu hỏi do đối tượng tự trả lởi là công cụ chính để thu thập dữ liệu. Đối tượng trong phạm vi nghiên cứu là những cá nhân tham gia trực tiếp Quản lý tiến độ thi công công trình trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đặc biệt là huyện . Nghiên cứu định lượng được thực hiện tiếp theo dựa trên khảo sát nhiều hơn 150 cá nhân để có ít nhất 90 phiếu trả lời của những người có tham gia trực tiếp vào các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Tân Phú Đông theo cách lấy mẫu thuận tiện nhằm phát hiện các sai sót của bảng câu hỏi và kiểm tra thang đo. Kết quả giai đoạn này là xây dựng được một bảng câu hỏi phỏng vấn dùng cho nghiên cứu giai đoạn 2. Sau khi thu thập dữ liệu, sẽ chọn ra các mẫu trả lời hữu ích nhất để nhập liệu vào chương trình SPSS 2.0 và phân tích dữ liệu. 6 Khi thực hiện một nghiên cứu phải lập một quy trình gồm các bước thực hiện cụ thể và các bước này được thiết lập theo từng giai đoạn của cuộc nghiên cứu với các mục tiêu tương ứng. 1.8 Tổng quan về công tác quản lý tiến độ Tiến độ thi công xây dựng công trình là cụ thể hóa toàn bộ các hạng mục công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình trong giai đoạn triển khai thực hiện dự án. Tiến độ do tư vấn thiết kế xây dựng trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật trên cơ sở thời hạn xây dựng công trình do chủ đầu tư lựa chọn. Trong tiến độ thi công, yếu tố quan trọng và bắt buộc đó là khoảng thời gian thực thiện, sự tăng hay giảm thời gian của tiến độ phụ thuộc vào việc huy động thiết bị, nhân lực, vật liệu… của nhà thầu. Bản chất của bản tiến độ thi công xây dựng là một bản kế hoạch về mặt thời gian cho việc thi công xây dựng công trình, theo khối lượng và hạng mục công việc đã ký kết trong hợp đồng xây lắp. Tiến độ là một chuỗi liên kết các công việc theo một thứ tự mang tính bắt buộc và đặc thù của công tác xây dựng công trình, công việc sau chỉ được thực hiện khi công việc trước đã hoàn thành với các biên bản xác nhận rõ ràng về kết quả công việc đã thực hiện, bất kỳ sự chậm trễ nào trong tiến độ thi công đều có một tác động dây chuyền rất lớn, nó không chỉ đơn thuần là một sự chậm trễ mà thực chất sự chậm trễ này sẽ tích lũy thành hiệu ứng dây chuyền và rất dễ rơi vào tình trạng mất kiểm soát. Quản lý tiến độ thi công xây dựng là một trong những mục tiêu rất quan trọng trong việc quản lý các dự án xây dựng công trình. Giám sát tiến độ thi công được thực hiện bởi chủ đầu tư, tư vấn thiết kế và nhà thầu xây lắp với các mục đích khác nhau. 1.9 Vai trò về công tác quản lý tiến độ Quản lý tiến độ có vị trí quan trọng trong nội dung quản lý dự án xây dựng là tiến độ, chất lượng và giá thành. Sự thành công của dự án được chú ý nhất vẫn là việc đáp ứng đúng tiến độ, sự thành công này kéo theo rất nhiều các lợi ích kinh tế khác cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Lợi ích kinh tế trực tiếp chính là việc giảm các chi phí đầu tư phát sinh, lợi ích kinh tế gián tiếp chính là việc sớm đưa dự án vào vận hành khai thác sẽ mang lại những nguồn thu hồi vốn cho dự án và các sự 7 phát triển mang tính đồng bộ khác thúc đẩy giao thương và tăng trưởng kinh tế cả vi mô lẫn vĩ mô. Do vậy, việc quản lý tiến độ cần phải được đặc biệt chú ý đối với các chủ thể tham gia thực hiện dự án xây dựng công trình nhất là đối với các dự án xây dựng công trình giao thông. Quản lý tiến độ có vai trò rất quan trọng, nó giúp các nhà thầu kiểm soát rất tốt về các mốc thời gian cần phải thực hiện và cần kết thúc của các hạng mục đã được ký kết trong hợp đồng thi công của các nhà thầu với chủ đầu tư. Ngoài ra nó cũng giúp đơn vị tư vấn giám sát theo dõi chặt chẽ và chi tiết sự thực hiện của các nhà thầu theo bản tiến độ đã lập và được phê duyệt. Ngoài việc quản lý về mặt thời gian thì quản lý tiến độ còn có vai trò: - Là cơ sở để xác định, điều chỉnh và lập kế hoạch cho các nguồn tài nguyên. - Lập kế hoạch cho dòng tiền mặt. - Trường hợp có tranh chấp về thời gian, khối lượng các thông tin cập nhật tiến độ nếu được thực hiện một cách chính xác, tuân thủ các quy định thì sẽ là các bằng chứng hữu hiệu để bảo vệ lợi ích của các nhà thầu hoặc chủ đầu tư khi nảy sinh các vấn đề liên quan đến chậm tiến độ. Để lập một bản tiến độ có chất lượng mang tính khả thi cao, đòi hỏi người lập tiến độ phải cân nhắc rất nhiều yếu tố: có hiểu biết toàn diện về chuyên ngành, năng lực của nhà thầu, điều kiện, biện pháp thi công, hợp đồng, tài chính, các phương pháp lập tiến độ… 1.10 Đặc điểm tiến độ thi công xây dựng công trình Việc quản lý tiến độ được thực hiện trong giai đoạn triển khai dự án, khi đó các nhà thầu đã được ký kết hợp đồng, đơn vị tư vấn giám sát cũng đã được huy động với những ràng buộc của ban quản lý dự án được ủy quyền phụ trách, quản lý tiến độ có các nội dung chính như sau: Xác định công việc. - Xác định trình tự. - Xác định nguồn tài nguyên cho công việc. - Xác định thời gian hoàn thành công việc. - Lập tiến độ thi công.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất