Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn đề xuất giải pháp quản lý chất lượng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ ...

Tài liệu Luận văn đề xuất giải pháp quản lý chất lượng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị tại huyện tháp mười

.PDF
117
1
78

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ---------------------------------------------------------------- NGÔ QUỐC KHỞI ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG CÁC CÔNG TRÌNH KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ TẠI HUYỆN THÁP MƢỜI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng Long An, năm 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN --------------------------------------------------------------------- NGÔ QUỐC KHỞI ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG CÁC CÔNG TRÌNH KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ TẠI HUYỆN THÁP MƢỜI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ TRUNG PHONG Long An, năm 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Tác giả NGÔ QUỐC KHỞI ii LỜI CẢM ƠN Xin cám ơn Thầy TS. Lê Trung Phong, Thầy đã đưa ra gợi ý đầu tiên để hình thành nên ý tưởng của đề tài và đã làm tôi mạnh dạn tiếp cận với hướng nghiên cứu đồng thời, thầy là người đã tận tụy giúp tôi hệ thống hóa lại kiến thức quản lý và định lượng phân tích và hiểu biết thêm về nhiều điều mới trong quá trình nghiên cứu luận văn này. Để hoàn thành đề cương luận văn này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của tập thể và các cá nhân. Tôi xin tỏ lòng biết ơn đến tập thể và các cá nhân đã dành cho tôi sự giúp đỡ quý báu đó. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô thuộc Ban đào tạo Sau đại học, Khoa Xây dựng trường Đại Học Kinh tế Công nghiệp Long An đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học và nghiên cứu khoa học tại đây. Đề cương Luận văn thạc sĩ đã hoàn thành trong thời gian quy định với sự nỗ lực của bản thân, tuy nhiên không thể không có những thiếu sót. Kính mong Quý Thầy Cô chỉ dẫn thêm để tôi bổ sung những kiến thức và hoàn thiện bản thân mình hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả NGÔ QUỐC KHỞI iii NỘI DUNG TÓM TẮT Một số nguyên nhân dẫn đến việc quản lý kém về chất lượng công trình xây dựng, thực tế trong quá trình công tác trên địa bàn Huyện Tháp Mười tác giả đã gặp khá nhiều vấn đề như vậy, nên tác giả chọn vấn đề này để nghiên cứu. Tác giả thu thập dữ liệu từ 170 người làm việc trong ngành xây dựng bằng bảng câu hỏi. Xác định được có 30 yếu tố trong vấn đề quản lý chất lượng công trình . Nguyên nhân thường do: Chủ đầu tư, tổ chức ban quản lý dự án, đơn vị tư vấn thiết kế, thi công... Tác giả chia các nguyên nhân có mức độ ảnh hưởng lớn thành 5 nhóm nhân tố là: - Nhân tố chủ đầu tư; - Nhân tố năng lực của nhà thầu và tư vấn giám sát; - Nhân tố kinh tế xã hội; - Nhân tố chính sách pháp luật; - Nhân tố đặc điểm của dự án và các bên tham gia. Các bên tham gia dự án có thể sử dụng kết quả này để hạn chế những sai sót, yếu kém trong khâu quản lý chất lượng công trình khi thực hiện dự án. iv ABSTRACT Some of the causes of poor management of construction quality can affect the progress of construction work. In fact, many of these acditions have occurred in Thap Muoi area, so the author chose the topic to study. The author collected data from 170 people working in the construction industry using questionnaires and identifield 30 causes of management of construction that affect the progress of constructions. The reason are usaully due to: the owner requested modification, construction, design consultancy, project management,... The author has categozired the causes og high impact into five groups of factors: Investor factor; Capacity factor of contractor and supervisory consultant; Socio-economic factor; Legal policy factor; Characteristic of the project and stakeholders. Participants in the project may use this result to limit the management of construction and its impact on project progress. v DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ .................................................. 12 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... 14 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG CÁC CÔNG TRÌNH KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ TẠI HUYỆN THÁP MƢỜI ......................................................................................................................... 1 1.1. Mở Đầu ................................................................................................................ 1 1.1.1. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................ 1 1.1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 1 1.1.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 2 1.1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 3 1.2. Quản lý chất lượng các công trình ....................................................................... 4 1.2.1. Giới thiệu chung ................................................................................................ 4 1.2.2. Giới thiệu huyện Tháp Mười............................................................................. 6 1.3. Các nghiên cứu về quản lý chất lượng công trình................................................ 7 1.3.1. Những điều tồn tại trong công tác quản lý chất lượng ...................................... 7 1.3.2. Một số phạm trù của quản lý chất lượng và các yếu tố chi phối chất lượng. ... 7 1.3.3 Những vấn đề đặt ra trong quản lý xây dựng đồng bộ hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị hiện nay. ............................................................................... 12 Kết luận chương 1 .................................................................................................... 14 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG CÔNG TRÌNH KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ ĐÔ THỊ TẠI HUYỆN THÁP MƢỜI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................15 2.1 Cơ sở lý luận trong quản lý chất lượng công trình tại Huyện Tháp Mười. ........ 15 2.2.1 Một số khái niệm về chất lượng xây dựng ....................................................... 15 2.2 Cơ sở pháp lý ..................................................................................................... 16 2.2.1 Hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước liên quan đến quản lý chất lượng. 16 2.2.2 Đảm bảo chất lượng trong xây dựng kết cấu hạ tầng thì đơn vị chủ quản đảm bảo nội dung thiết kế bản vẽ thi công các yêu cầu sau ............................................ 21 vi 2.2.3. Quản lý chất lượng thi công xây dựng cho công tác hâ tầng kỹ thuật từ năm 2010 đến nay ............................................................................................................ 22 2.2.4. Các hồ sơ hoàn thành công trình hạ tầng ....................................................... 24 2.3 Cơ sở khoa học .................................................................................................... 27 2.4 Quy trình nghiên cứu bảng câu hỏi ..................................................................... 27 2.5 Quy trình thiết kế bảng câu hỏi ........................................................................... 24 2.6 Nội dung bảng câu hỏi ........................................................................................ 35 2.6.1 Thang đo........................................................................................................... 35 2.6.2. Kiểm định thang đo ......................................................................................... 36 2.6.3. Hệ số Cronbach’s Alpha ................................................................................. 36 2.6.4. Hệ số tương quan biến tổng ............................................................................ 37 2.6.5. Phương pháp phân tích yếu tố. ........................................................................ 37 2.6.6. Phân tích phương sai Anova ........................................................................... 38 2.6.7. Phân tích hồi quy ............................................................................................. 38 Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 38 CHƢƠNG 3: NGHIÊN CỨU ÐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG CÁC CÔNG TRÌNH KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ TẠI HUYỆN THÁP MƢỜI. .................................................... 39 3.1 Công tác quản lý chất lượng các công trình kết cấu hạ tầng .............................. 39 3.2 Quản lý chất lượng thi công xây dựng cho công tác hạ tầng kỹ thuật từ năm 2015 đến nay. ........................................................................................................... 40 3.3 Thực trạng quá trình hạ tầng kỹ thuật đô thị tại Huyện Tháp Mười ................... 41 3.3.1 Quản lý chất lượng trong khảo sát cho công tác hạ tầng kỹ thuật từ năm 2015 đến nay ...................................................................................................................... 41 3.4 Quản lý chất lượng thi công xây dựng cho công tác hạ tầng kỹ thuật từ năm 2015 đến nay ............................................................................................................. 42 3.5 Những nhận xét về ưu nhược điểm của quản lý chất lượng xây dựng các kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong thời gian qua tại địa bàn huyện Tháp Mười .......................... 47 3.6 Nghiên cứu một số giải pháp cụ thể nâng cao quản lý chất lượng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị tại huyện Tháp Mười. .............................................. 48 vii 3.6.1 Quá trình kiểm soát chất lượng thi công công trình........................................ 48 3.7. Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị tại huyện Tháp Mười ............................. 51 3.7.1 Các phương pháp quản lý chất lượng xây dựng ............................................. 52 3.7.2 Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình hạ tầng............................. 54 3.7.3 Nâng cao công tác quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị...................................... 55 3.7.4 Nâng cao chất lượng công tác tư vấn ............................................................... 55 3.7.5 Đảm bảo các yêu cầu khi thi công xây dựng .................................................. 58 3.7.6 Quy định rõ trách nhiệm của nhà thầu tư vấn giám sát.................................... 60 3.7.7 Nâng cao chất lượng công tác nghiệm thu công trình xây dựng ..................... 61 3.7.8 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn. ......................................... 68 Kết luận chương 3 .................................................................................................... 69 CHƢƠNG 4: XỬ LÝ DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................... 71 4.1. Thu thập dữ liệu giai đoạn ................................................................................ 71 4.2. Kỹ thuật phỏng vấn ............................................................................................ 72 4.3 .Khảo sát thử nghiệm .......................................................................................... 72 4.4 Kết quả khảo sát số liệu ...................................................................................... 75 4.4.1. Kết quả trả lời bảng hỏi ................................................................................... 75 4.4.2. Thống kê mô tả các chỉ tiêu định tính ............................................................. 76 4.5 Kết quả phân tích ................................................................................................ 81 4.5.1.Kết quả phân tích ............................................................................................ 82 4.5.1.1. Kiểm tra hệ số mean ..................................................................................... 82 4.5.1.2. Kiểm định thang đo ...................................................................................... 84 4.5.1.3. Kết quả phân tích EFA ................................................................................. 88 4.6 Kết Luận tính toán ............................................................................................... 93 4.7 kết luận ................................................................................................................ 94 4.8 kiến nghị .............................................................................................................. 94 a. Đối với tỉnh UBND Đồng Tháp ............................................................................ 95 b. Đối với UBND Huyện Tháp Mười và Ban QLDA ............................................... 95 4.9 những hạn chế của luận văn và kiến nghị nghiên cứu tiếp theo ......................... 95 viii 4.9.1 Những hạn chế của luận văn ............................................................................ 95 4.9.2 Kiến nghị nghiên cứu tiếp theo ........................................................................ 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 97 PHỤC LỤC ix DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG TÊN BẢNG BIỂU BIỂU TRANG Tổng sản phẩm trong nước GDP (So sánh giá năm 1994) Bảng 1.1 4 Giá trị sản xuất của ngành xây dựng so với một số ngành Bảng 1.2 khác 5 Kết quả khảo sát thử nghiệm giá trị mean khả năng ảnh Bảng 4.1 Bảng 4.2 Bảng 4.7.1 Bảng 4.7.2 Bảng 4.4 Bảng 4.6 hưởng Kết quả khảo sát thử nghiệm của hệ số Cronbach’s Anpha Bảng tổng hợp kết quả người trả lời Kinh nghiệm của làm việc của khách thể được hỏi Bảng giá trị trung bình – mean Bảng tính hệ số tương quan biến tổng 73 75 76 76 82 86 x DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ ĐỒ THỊ VÀ TÊN ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ HÌNH VẼ Hình 3.5 Các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng công trình hạ tầng TRANG 48 Quá trình kiểm soát chất lượng thi công công trình của nhà Hình 3.6.1 thầu 49 Quá trình kiểm soát chất lượng thi công công trình của nhà Hình 3.6.2 Hình 3.6.4 Hình 4.1 Hình 4.2 Hình 4.3 thầu Sơ đồ qui trình quản lý hồ sơ chất lượng Lược đồ tóm tắt Chương 4 Quy trình nghiên cứu bằng bảng câu hỏi Quy trình thiết kế bảng câu hỏi 49 50 76 77 81 xi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT STT TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 CĐT Chủ đầu tư 2 BQLDA Ban quản lý dự án 3 UBND Ủy ban nhân dân 4 BQL các CTXD 5 BCH Bảng câu hỏi 6 CCS Các cộng sự 7 TVTK/GS Ban quản lý các công trình xây dựng. Tư vấn thiết kế/giám sát. DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH STT TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 AFTA ASEAN Free Trade Area 2 SPSS Statistical Package for the Social Sciences 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG CÁC CÔNG TRÌNH KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ TẠI HUYỆN THÁP MƢỜI 1.1. Mở Đầu 1.1.1. Mục tiêu của đề tài: Mục tiêu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tế về chất lượng xây dựng, các lý thuyết có liên quan đến chất lượng để để ra một số giải pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi để góp phần đảm bảo và nâng cao quy trình quản lý chất lượng xây dựng, đáp ứng sự phát triển của công nghiệp hoá và hiện đại hoá ngành Xây dựng. 1.1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Phân tích và thảo luận theo quan điểm của các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, các chuyên gia về Quản lý dự án xây dựng; Các đơn vị tư vấn: Thiết kế, Thẩm tra, Giám sát, Kiểm định chất lượng; Các đơn vị thi công và các chuyên gia có nhiều kinh ngiệm trong lĩnh vực xây dựng. Đặc biệt là các đơn vị, các cá nhân làm việc liên quan đến các dự xây dựng.Để đưa ra giải pháp quản lý chất lượng phần công trình trong các kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị. - Phạm vi nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu đề tài sẽ đặt ra nhiều vấn đề sau đó chọn lọc các yếu tố mà đề tài cần quan tâm để đánh giá tầm quan trọng của nhóm các yếu tố tác động đến hiệu quả chất lượng xây dựng công trình dưới nhiều góc độ. - Về không gian: Vì vấn đề chất lượng xây dựng rất rộng lớn nên trong đề tài chỉ giới hạn chất lượng phần công trình trong các kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong địa bàn huyện Tháp Mười là chính Nghiên cứu thực hiện khảo sát các Ban Quản lý dự án trên địa bàn huyện. - Về thời gian: Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong giai đoạn từ năm 2013 đến nay. - Góc độ phân tích: Đánh giá dưới góc độ của Cơ quan quản lý nhà nước, Chủ đầu tư. Hiệu quả hoạt động của các đơn vị tư vấn giúp chủ đầu tư thực hiện xây dựng công trình. 2 1.1.3. Phương pháp nghiên cứu a. Xây dựng mô hình khảo sát: Xác định thực trạng thực trạng về công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp Xác định các nhân tố tồn tại liên quan đến chất lượng xây dựng. b. Thu thập thông tin khảo sát: Thu thập thông tin khảo sát được thực hiên qua hai bước Bước 1: Nghiên cứu định tính đưa ra bảng câu hỏi thứ nhất. Bước 2: Kiểm tra bảng câu hỏi, xây dựng bản câu hỏi chính thức. c. Xây dựng bản câu hỏi: Bảng câu hỏi cần bám sát hướng nghiên cứu đã xác định. Cần tham khảo các nghiên cứu nước ngoài, tài liệu trong nước cũng như các tạp chí chuyên ngành. Sau đó thiết lập thành phần và nội dung bảng câu hỏi. d. Thu thập số liệu cho bảng câu hỏi: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng, công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, hạ tầng kỹ thuật đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Các báo cáo tổng hợp của các cơ quan, đơn vị chức năng, các nghiên cứu phân tích trước của trong nước, ngoài nước và ở tỉnh Đồng Tháp, phiếu khảo sát thăm dò ý kiến của các chuyên gia trên địa bàn huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Sau khi thu thập các yếu tố bảng câu hỏi sơ bộ được hoàn thành. e. Phân tích và xử lý số liệu: Sau khi xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình, dùng phần mềm (Excel, SPSS,…) để phân tích số liệu và xếp hạng các yếu tố có mức độ ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng. Kết hợp giữa kết quả từ phần mềm và thực tiễn về hiệu quả của các dự án để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong vấn đề quản lý chất lượng các công trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện Tháp Mười. f. Kết luận: 3 Phân tích được thực trạng và đánh giá được những mặt hạn chế, từ đó phân tích nguyên nhân để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao quản lý chất lượng các công trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện Tháp Mười. g. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật áp dụng Dựa vào phương pháp chuyên gia, phương pháp khảo sát, thống kê vào phương pháp toán để có cơ sở khoa học đánh giá tính chính xác của các nội dung nghiên cứu. Nội dung phương pháp thực hiện nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước chính: định tính và định lượng. g.1 Phương pháp định tính: Tìm hiểu, thu thập, phân loại kết quả có sẵn của những nghiên cứu trước, các bài báo nghiên cứu khoa học trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế, những đơn vị thi công, chủ đầu tư, tư vấn giám sát, kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ sư thẩm định, kỹ sư điện - nước, các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý dự án có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý chất lượng xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện Tháp Mười. g.2 Phương pháp định lượng: Dựa trên những dữ liệu thu thập được từ kết quả khảo sát bằng bảng câu hỏi từ khảo sát tác giả thiết kế, mã hóa và nhập liệu thông qua công cụ phần mềm SPSS20.0. Sau đó tiến hành kiểm định thang đo và độ tin cậy của biến quan sát được đánh giá bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Phân tích phương pháp PCA để phân nhóm tìm nhân tố chính.Sau đó phân tích ANOVA để xem xét những quan điểm khác nhau của các bên tham gia. Từ đó đưa ra kết luận và những kiến nghị để nâng cao hiệu quả trong vấn đề quản lý chất lượng các công trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện Tháp Mười. cho Ban quản lý dự án Xây dựng huyện và các đơn vị khác có qui mô tính chất hoạt động tương tự. 1.1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Góp phần hoàn thiện và nâng cao cơ sở lý luận của công tác quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. - Những đóng góp của đề tài: 4 + Phân tích đánh giá thực trạng về quy trình quản lý chất lượng xây dựng ở Huyện Tháp Mười hiện nay, nêu những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến quy trình quản lý chất lượng. + Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng phần công trình trong các kết cấu công trình tại huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp. 1.2. Quản lý chất lƣợng các công trình 1.2.1. Giới thiệu chung Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nhanh của khu vực trong quá trình đổi mới (trong đó có tỉnh Đồng Tháp nói riêng). Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng đều qua các năm (từ năm 2001 đến năm 2010). Tuy nhiên, con số này bắt đầu suy giảm từ đầu năm 2011, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính thế giới. Để kịp thời ứng phó với tác động của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, Chính phủ Việt Nam đã đề ra những chính sách tích cực, nhằm bình ổn nền kinh tế vĩ mô như: kiểm soát lạm phát, phê duyệt nhiều biện pháp kích thích tài chính, kiểm soát các quỹ đầu tư, hạ lãi suất cơ bản,… “Sau một giai đoạn suy thoái ngắn, nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển biến phục hồi tăng trưởng mạnh, trong quá trình đổi mới được thúc đẩy bởi nhu cầu nội địa kể từ năm 2012 đến nay”. Bảng 1.1: Tổng sản phẩm trong nước GDP (So sánh giá năm 1994) Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 6,89 7,08 7,34 7,79 8,44 8,23 8,46 6,31 5,32 6,78 Trong quá trình đổi mới xây dựng đất nước theo con đường Công nghiệp hóa - Hiện đại hoá, đầu tư xây dựng là một phần quan trọng của sự phát triển nền kinh tế. Vì vậy việc nghiên cứu khoa học về quản lý chất lượng công trình ngày càng được quan tâm của xã hội. Quản lý chất lượng là một tập hợp các hoạt động nhằm thiết lập các mục tiêu của dự án và những phương pháp để thực hiện đầu tư dự án đạt được mục tiêu đề ra. 5 Bảng 1.2: Giá trị sản xuất của ngành xây dựng so với một số ngành khác (Đơn vị tính: tỷ đồng) Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 179611.3 281874.7 348836.1 423580.7 548719.4 656965.5 720170.0 Nông nghiệp 183213.6 236750.4 357238.6 430221.6 540162.8 787196.6 749325.4 Công nghiệp 988540.0 1466480. 1903128. 2298086. 2963499 3695091 4627733. Ngành Xây dựng Năm 2006 Năm 2007 (Nguồn: Tổng cục thống kê, ngày 13/5/2014) Năm 2014 ở Việt Nam, Luật Xây dựng được Quốc Hội Khóa XIII thông qua. Trong đó quản lý dự án về chất lượng công trình xây dựng cũng là nội dung trọng tâm, xuyên suốt. Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn Luật về quản lý dự án để nâng cao chất lượng công trình xây dựng đã được hoàn thiện theo hướng hội nhập quốc tế; những mô hình quản lý nâng cao chất lượng công trình tiên tiến cùng hệ thống tiêu chí kỹ thuật cũng được áp dụng một cách hiệu quả. Theo Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014, hiệu lực từ 01/01/2015: "Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định". *.Kết cấu hạ tầng kỹ thuật: là các công trình phục vụ cho sản xuất và đời sống con người như: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, mạng lưới cấp thoát nước, hệ thống cung cấp điện. - Mạng lưới giao thông vận tải bao gồm: hệ thống đường bộ, hệ thống đường thuỷ, hệ thống đường hàng không, hệ thống giao thông trên các vùng bao gồm các công trình như: đường các loại, cầu cống, nhà ga, bến xe, bến cảng và các công trình kỹ thuật khác.. - Mạng lưới bưu chính viễn thông: bao gồm toàn bộ mạng lưới phân phát, chuyển phát thông tin, tem thư, báo chí, vô tuyến truyền tin...Nó phục vụ cho nhu 6 cầu giao tiếp, liên lạc trong cả hoạt động sản xuất và đời sống xã hội... - Các công trình thiết bị truyền tải và cung cấp điện: bao gồm hệ thống các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện, các hệ thống dẫn dầu, khí đốt,...và mạng lưới đường dây dẫn điện. Nó cung cấp năng lượng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. - Mạng lưới cung cấp nước: bao gồm các nhà máy, hệ thống ống dẫn nước, các trạm bơm... phục vụ, cung cấp nước tiêu dùng sinh hoạt và cho sản xuất. *. Các khái niệm kết cấu hạ tầng kỹ thuật: Kết cấu hạ tầng kỹ thuật là hoạt động phát triển của Nhà nước, của các đơn vị kinh tế, tư nhân hay của các địa phương... vào các công trình, hạng mục công trình của các lĩnh vực như: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, điện, nước. Người ta ví kết cấu hạ tầng như là các “bánh xe của cỗ xe kinh tế”. Vai trò của hoạt động kết cấu hạ tầng trong nền kinh tế quốc dân sẽ được trình bày ở phần sau. Tuy nhiên có thể thấy được phần nào vai trò của nó qua kết quả đánh giá của Ngân hàng thế giới: hễ đầu tư cho kết cấu hạ tầng tăng thêm 1% thì GDP cũng tăng thêm 1% và bình quân hàng năm một người dân nhận được 0,3% nước sạch; 0,8% mặt đường trải nhựa; 1,5% năng lượng và 1,7% về thông tin liên lạc. 1.2.2. Giới thiệu huyện Tháp Mười Huyện Tháp Mười là huyện được thành lập năm 1981, có diện tích tự nhiên 52.800ha bằng gần 17% diện tích của tỉnh Đồng Tháp, dân số khoảng 135.000 người, phía Bắc giáp huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An và huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp; phía Đông giáp huyện Tân Thạnh tỉnh Long An; phía Tây và Tây – Nam giáp huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp; Huyện Tháp Mười có 02 đô thị gồm đô thị Mỹ An và đô thị Trường Xuân, đô thị Mỹ An là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và khoa học kỹ thuật của huyện, là đô thị vệ tinh của thành phố Cao Lãnh, giữ vai trò chức năng và chia sẽ với thành phố Cao Lãnh trên các lĩnh vực đầu mối giao thông, dịch vụ và đô thị, nơi phát triển kinh tế cho huyện và các khu vực lân cận, đô thị Mỹ An đang trong quá trình xây dựng để hướng đến đô thị văn minh hiện đại. Thực hiện Quyết định 887/QĐ-BXD ngày 01/10/1010 của Bộ Xây Dựng về 7 việc công nhận thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp là đô thị lại IV và quy hoạch đến năm 2030 đạt đô thị loại III. 1.3. Các nghiên cứu về quản lý chất lƣợng công trình 1.3.1. Những điều tồn tại trong công tác quản lý chất lượng Năm 2014 ở Việt Nam, Luật Xây dựng được Quốc Hội Khóa XIII thông qua. Trong đó quản lý dự án về chất lượng công trình xây dựng cũng là nội dung trọng tâm, xuyên suốt. Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn Luật về quản lý dự án để nâng cao chất lượng công trình xây dựng đã được hoàn thiện theo hướng hội nhập quốc tế; những mô hình quản lý nâng cao chất lượng công trình tiên tiến cùng hệ thống tiêu chí kỹ thuật cũng được áp dụng một cách hiệu quả. Theo Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014, hiệu lực từ 01/01/2015: "Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định". Để tạo điều kiện cho huyện Tháp Mười phát triển nhanh, bền vững, thời gian qua huyện đã đầu tư cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, mà đặc biệt là hệ thống thoát nước và đường giao thông, nhằm đảm bảo hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của nền kinh tế huyện nhà. Tuy nhiên một số công trình khi đưa vào sử dụng đã xuất hiện khiếm khuyết về chất lượng làm ảnh hưởng đến quá trình vận hành và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Chính vì vậy chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị là một vấn đề luôn được huyện quan tâm. Vì nếu chất lượng công trình trình hạ tầng kỹ thuật đô thị không đảm bảo sẽ gây nên các lãng phí to lớn cho Nhà nước và xã hội. Trong cơ chế thị trường các nhà thầu xây lắp thường chạy theo lợi nhuận của riêng mình nên nhiều khi đã không quan tâm đúng mức đến chất lượng thi công xây dựng. Các hiện tượng tiêu cực xảy ra giữa chủ đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát và nhà thầu xây dựng đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng xây dựng trong thời gian qua.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất