Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ký túc xá trường đh công nghê tp.hcm hutech...

Tài liệu Ký túc xá trường đh công nghê tp.hcm hutech

.DOC
232
119
137

Mô tả:

Lời nói đầu LỜI NÓI ĐẦU Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, ngành xây dựng cơ bản đóng một vai trò hết sức quan trọng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mọi lĩnh vực khoa học và công nghệ, ngành xây dựng cơ bản đã và đang có những bước tiến đáng kể. Để đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của xã hội, chúng ta cần một nguồn nhân lực trẻ là các kỹ sư xây dựng có đủ phẩm chất và năng lực, tinh thần cống hiến để tiếp bước các thế hệ đi trước, xây dựng đất nước ngày càng văn minh và hiện đại hơn. Sau 4,5 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Hàng Hải, đồ án tốt nghiệp này là một dấu ấn quan trọng đánh dấu việc một sinh viên đã hoàn thành nhiệm vụ của mình trên ghế giảng đường Đại học. Trong phạm vi đồ án tốt nghiệp của mình, em đã cố gắng để trình bày toàn bộ các phần việc thiết kế và thi công công trình: “KÝ TÚC XÁ TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHÊ TP.HCM-HUTECH”. Nội dung của đồ án gồm 3 phần: - Phần 1: Kiến trúc công trình. - Phần 2: Kết cấu công trình. - Phần 3: Công nghệ và tổ chức xây dựng. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trường Khoa Công trình thủy, trường Đại học Hàng Hải Việt Nam đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý giá của mình cho em cũng như các bạn sinh viên khác trong suốt những năm học qua. Đặc biệt, đồ án tốt nghiệp này cũng không thể hoàn thành nếu không có sự tận tình hướng dẫn phần kiến trúc của thầy ThS - KTS. Nguyễn Xuân Lộc và hướng dẫn kết cấu của thầy ThS. Đỗ Quang Thành. Thông qua đồ án tốt nghiệp, em mong muốn có thể hệ thống hoá lại toàn bộ kiến thức đã học cũng như học hỏi thêm các lý thuyết tính toán kết cấu và công nghệ thi công đang được ứng dụng cho các công trình nhà cao tầng của nước ta hiện nay. Do khả năng và thời gian hạn chế, đồ án tốt nghiệp này không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ dạy và góp ý của các thầy cô cũng như của các bạn sinh viên khác để có thể thiết kế được các công trình hoàn thiện hơn sau này. Hải Phòng, ngày 21 tháng 11 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Quang Huy 1 Họ và tên:Nguyễn Quang Huy-39938 Lớp XDD51-ĐH1 Mục lục LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................1 1.1.Điều kiện xây dựng của công trình...........................................................................4 1.2.Giải pháp kết cấu:.....................................................................................................6 1.3.Các hệ thống kỹ thuật chính trong công trình...........................................................7 1.4.Hệ thống phòng cháy và chữa cháy..........................................................................8 1.5.Kết luận và kiến nghị................................................................................................9 Chương 2 : LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU.......................................................10 2.1.Sơ bộ phương án kết cấu........................................................................................10 2.2.Kích thước sơ bộ của kết cấu..................................................................................12 2.3.Tính toán tải trọng..................................................................................................14 2.4.Tính toán nội lực cho công trình.............................................................................19 Chương 3 :TÍNH TOÁN SÀN.......................................................................................31 3.1.Sơ bộ chọn kích thước............................................................................................31 3.2.Xác định tải trọng...................................................................................................31 3.3.Lựa chọn vật liệu cấu tạo........................................................................................32 3.4.Tính toán sàn vệ sinh..............................................................................................32 3.5.Tính toán sàn phòng ở sinh viên.............................................................................35 Chương 4 :TÍNH TOÁN DẦM.....................................................................................40 4.1.Cơ sở tính toán......................................................................................................40 4.2.Tính toán đoạn dầm chính phòng ở.......................................................................42 4.3.Tính toán cho dầm hành lang..................................................................................45 4.4 ính toán cho dầm ban công.....................................................................................48 Chương 5: TÍNH TOÁN CỘT KHUNG......................................................................52 5.1 Cơ sở tính toán.......................................................................................................52 5.2 Số liệu đầu vào.......................................................................................................55 5.3 Tính toán cột tầng 1 đến 4......................................................................................56 5.4 Tính toán cột tầng 5 đến tum..................................................................................63 Chương 6 : TOÁN THANG BỘ TẦNG ĐIỂN HÌNH.................................................72 6.1.Đặc điểm cấu tạo kết cấu và kiến trúc cầu thang bộ...............................................72 6.2.Lựa chọn giải pháp kết cấu cầu thang bộ................................................................72 6.3 Tính toán các bộ phận của cầu thang......................................................................74 Chương 7 : THIẾT KẾ MÓNG....................................................................................84 7.1 Điều kiện địa chất công trình:.................................................................................84 7.2 Chọn loại nền và móng:..........................................................................................87 7.3 Quy trình chung thiết kế móng cọc.........................................................................87 7.4 Vật liệu................................................................................................................... 87 7.5 Thiết kế móng cọc dãy cột giữa trục D...................................................................87 7.6 Thiết kế móng cọc dãy cột biên trục B...................................................................99 7.7 Kiểm tra cọc khi vận chuyển,cẩu..........................................................................111 Chương 8 :THI CÔNG PHẦN NGẦM.......................................................................114 8.1 Thi công ép cọc....................................................................................................114 8.2 Thi công nền móng...............................................................................................125 8.3 . An toàn lao động................................................................................................151 Chương 9 : THI CÔNG PHẦN THÂN.......................................................................154 9.1 Giải pháp công nghệ.............................................................................................154 9.2 .Tính toán cốp pha, cây chống..............................................................................166 9.3 Công tác cốt thép, cốp pha cột, dầm, sàn..............................................................180 9.4 Công tác bêtông cột, dầm, sàn..............................................................................185 2 Họ và tên:Nguyễn Quang Huy-39938 Lớp XDD51-ĐH1 Mục lục 9.5 Công tác bảo dưỡng bêtông..................................................................................188 9.6 .Tháo dỡ cốp pha cột, dầm, sàn............................................................................188 9.7 Sửa chữa khuyết tật cho bêtông............................................................................189 9.8 Kỹ thuật xây, trát, ốp lát hoàn thiện......................................................................190 9.9 An toàn lao động khi thi công phần thân và hoàn thiện........................................193 Chương 10 : TỔ CHỨC THI CÔNG..........................................................................200 10.1 .Lập tiến độ thi công...........................................................................................200 10.2 Thiết kế tổng mặt bằng thi công.........................................................................204 10.3 An toàn lao động và vệ sinh môi trường.............................................................214 Chương 11 : LẬP DỰ TOÁN PHẦN NGẦM............................................................221 11.1 Cơ sở lập dự toán................................................................................................221 11.2 Bảng tổng hợp kinh phí dự toán công trình........................................................221 Chương 12 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................216 12.1 Kết luận..............................................................................................................216 12.2 Kiến nghị............................................................................................................216 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................217 3 Họ và tên:Nguyễn Quang Huy-39938 Lớp XDD51-ĐH1 Chương 1:Giới thiệu công trình CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH 1.1.Điều kiện xây dựng của công trình 1.1.1 Giới thiệu công trình. Tên công trình:Nhà Ký Túc Xá Trường Đại Học Công Nghệ TP HCM-Hutech - Công trình là khu ký túc xá 6 tầng trường Công Nghệ TPHCM-Hutech nằm trong dự án mở rộng của trường Đại Học Công Nghệ TPHCM-Hutech trong tương lai, nhằm đáp ứng phục vụ nhu cầu ăn ở, sinh hoạt, học tập cho các sinh viên ngoại tỉnh, sinh viên nội tỉnh nhưng ở xa 6 7 1 C9 A1 A4 4 3 A2 A3 c5 5 Hình 1-1:Tổng mặt bằng công trình 1.1.2.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khu đất xây dựng: a,Điều kiện tự nhiên - Trường Đại Học Công Nghệ TPHCM Hutech - 475 Điện Biên Phủ, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam - Vị trí giới hạn: + Khối nhà 6 tầng được bố trí nằm sâu phía trong khuôn viên trường, nằm phía sau khu giảng đường. + Khối nhà 6 tầng nằm theo hướng Đông Nam - Tây Bắc. Phía trước là giảng đường A, Bên cạnh là khu KTX C5. - Điều kiện địa hình: Mặt bằng khu đất xây dựng bằng phẳng, có nhiều điểm nhìn đẹp, không có công trình ngầm đi qua, các hệ thống thoát nước đã có nằm sát bên vỉa hè. - Điều kiện địa chất: -Lớp1: Đất lấp cát hạt mịn đến nhỏ dày 1,5 m 4 Họ và tên:Nguyễn Quang Huy-39938 Lớp XDD51-ĐH1 Chương 1:Giới thiệu công trình -Lớp2: Đất sét dẻo cứng dày 5 m -Lớp 3: Đất sét pha dẻo mềm vừa dày 6m -Lớp 4: Cát pha dày 8m -Lớp 5: Cát hạt nhỏ chưa gặp đáy lớp trong phạm vi độ sâu lỗ khoan 10m Mực nước ngầm gặp ở độ sâu trung bình 5 m kể từ mặt đất thiên nhiên. Vì vậy ta có thể sử dụng lớp 4 hoặc lớp 5 làm lớp để hạ và đóng mũi cọc xuống. -Điều kiện khí hậu : Công trình chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm là khí hậu đặc trưng của đất nước ta. b,Điều kiện kinh tế xã hội Công trình chứa vật liệu có trọng lượng lớn nên kết cấu phải có giá thành hợp lý. Giá thành của công trình được cấu thành từ giá vật liệu, tiền thêu hoặc khấu hao máy móc thi công, tiền trả công nhân... Đối với công trình này, tiền vật liệu chiếm hơn cả, do đó phải chọn phương án có chi phí vật liệu thấp. Tuy vậy, kết cấu phải được thiết kế sao cho tiến độ thi công phải đảm bảo. Vì việc đưa công trình vào sử dụng sớm có ý nghĩa to lớn về kinh tế - xã hội đối với thành phố Hải Phòng. Do vậy, để đảm bảo giá thành của công trình một cách hợp lý, không vượt quá kinh phí đầu tư, thì cần phải gắn liền việc thiết kế kết cấu với việc thiết kế các biện pháp và tổ chức ti công. Do đó cần phải đưa các công nghệ thi công hiện đại nhằm giảm thời gian và giá thành cho công trình. 1.1.3.Giải pháp thiết kế kiến trúc của công trình : 1.1.3.1 Giải pháp mặt bằng Công trình được xây dựng tại TP.HCM công trình được xây dựng trong khu vực trường Đại Học Công Nghệ TPHCM-Hutech Việt Nam . Công trình thiết kế kiến trúc nhằm đảm bảo vệ sinh , sức khoẻ cho sinh viên sinh sống học tập và làm việc. Công trình là một khối nhà cao 6 tầng, tạo khối hình hộp đơn giản. Khuôn viên bên ngoài gồm hệ thống cây xanh bao bọc bên ngoài, phía trước không gian sân rộng. Khối nhà bố trí cho nhiều sinh viên,tùy theo tỷ lệ sinh viên nam và nữ có thể bố trí riêng theo tầng. 5 Họ và tên:Nguyễn Quang Huy-39938 Lớp XDD51-ĐH1 Chương 1:Giới thiệu công trình Hình 1-2:Hình chiếu đứng chính của toàn nhà chính Tầng 4 đến 6, mỗi tầng gồm các phòng cho 4 sinh viên, các phòng đều có vệ sinh khép kín,logia phơi quần áo,mỗi tầng có một phòng đọc sách trang bị đầy đủ các loại sách báo cần thiết cập nhật hàng ngày phục vụ nhu cầu nghe nhìn của sinh viên, toàn bộ phòng phủ sóng wifi .  Nội thất trong phòng gồm: - Giường ngủ đơn kích thước 900x1900 - Bàn học kích thước :900x1200 cao 700 - Tủ quần áo kích thước: 600x500 cao 1800 Hành lang rộng 2,1m,giao thông chiều đứng gồm 2 cầu thang bộ. Các phòng chính được bố trí chủ yếu theo hướng Bắc –Nam,phù hợp với khí hậu Việt Nam. 1.1.3.2 Giải pháp thiết kế mặt đứng, hình khối không gian của công trình Công trình gồm 1 khối không có khe biến dạng, mang phong cách kiến trúc hiện đại. Được bố trí nhiều cửa sổ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chiếu sáng. Mặt đứng công trình được phát triển lên cao một cách liên tục và đều đặn, không có sự thay đổi đột ngột nhà theo chiều cao nên không gây ra biên độ dao động, cũng như nội lực thay đổi bất thường. Công trình có tính cân đối, hình khối tổ chức công trình đơn giản và rõ ràng. 1.1.3.3 Giải pháp mặt cắt - Trên cơ sở mặt bằng đã thiết kế, cao trình của mặt đứng ta tổ chức được mặt cắt của công trình gồm: mặt cắt A-A; B-B. - Mặt cắt thể hiện hầu hết các cấu tạo của công trình, kích thước của các cấu kiện, các cao trình cần thể hiện trên công trình 1.2 Giải pháp kết cấu: -Kết cấu khung bê tông cốt thép. 6 Họ và tên:Nguyễn Quang Huy-39938 Lớp XDD51-ĐH1 Chương 1:Giới thiệu công trình - Sàn các tầng là sàn bê tông cốt thép toàn khối đổ tại chỗ, có bố trí các dầm phụ để chia nhỏ các ô sàn, đảm bào chiều dày của bản sàn không quá lớn giúp giảm được trọng lượng của công trình Các yếu tố kỹ thuật khác: - Kích thước của phòng ở D1 : 900x2400 - Kích thước cửa phòng WC D2 :700x2100 - Kích thước cửa D3 : 700x2100 - Chiều cao tầng : 3,3 m Về nội bộ công trình , các phòng đều có cửa sổ thông gió trực tiếp . Trong mỗi phòng ở đều bố trí các quạt hoặc điều hoà để thông gió nhân tạo về mùa hè. Chiếu sáng : Kết hợp chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo trong đó chiếu sáng nhân tạo là chủ yếu. Về chiếu sáng tự nhiên : Các phòng chủ yếu được lấy ánh sáng tự nhiên thông qua hệ thống cửa sổ được bố trí trong các phòng ở. Về chiếu sáng nhân tạo : Được tạo ra từ hệ thống bóng điện lắp trong các phòng và tại hành lang , cầu thang bộ 1.3.Các hệ thống kỹ thuật chính trong công trình 1.3.1 Hệ thống giao thông Hai cầu thang máy được bố trí tại hai khối đầu nhà phục vụ cho giao thông đứng Hai cầu thang bộ cũng được bố trí tại hai khối đầu nhà phục vụ cho mục đích thoát hiểm và giao thống đứng của công trình khi cao điểm. Hệ thống giao thông ngang tại các tầng là các hành lang giữa dẫn tới các phòng ở sinh viên. 1.3.2 Hệ thống chiếu sáng Các phòng ở, hệ thống giao thông chính trong công trình được thiết kế để tận dụng tối đa khả năng chiếu sáng tự nhiên, ngoài ra cũng sử dụng hệ thống chiếu sáng nhân tạo để đảm bảo nhu cầu chiếu sáng của công trình phục vụ sinh hoạt và học tập cho sinh viên. 1.3.3 Hệ thống điện Trang thiết bị điện trong công trình được thiết kế và lắp đặt phù hợp tới từng phòng phù hợp với chức năng và nhu cầu sử dụng điện đảm bảo tiết kiệm và vận hành an toàn. 7 Họ và tên:Nguyễn Quang Huy-39938 Lớp XDD51-ĐH1 Chương 1:Giới thiệu công trình Dây dẫn điện trong các phòng và hệ thống hành lang được đặt ngầm có lớp vỏ cách điện an toàn, dây điện đi theo phương đứng được đặt trong các hộp kỹ thuật. Điện cho công trình được lấy từ hệ thống điện thành phố, ngoài ra còn lắp đặt một máy phát điện dự phòng nhằm phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu khi mất điện. 1.3.4 Hệ thống thông gió Sự dụng hệ thống thông gió tự nhiên, kết hợp với các biện pháp thông gió nhân tạo: sử dụng các thiết bị điện như quạt, điều hòa… 1.3.5 Hệ thống cấp và thoát nước Hệ thống cấp nước sinh hoạt: - Nước từ hệ thống cấp nước thành phố được nhận và chứa vào bể ngầm đặt tại chân công trình; - Nước từ bể nước ngầm đưa bơm lên bể nước mái. Việc điều khiển quá trình bơm được điều khiển hoàn toàn tự động; - Nước từ bể nước mái theo các đường ống cấp nước lắp đặt trong công trình tới các điểm tiêu thụ. Hệ thống thoát nước: gồm nước mưa và nước thải sinh hoạt - Thoát nước mưa: được thực hiện nhờ hệ thống sê nô và các đường ống gom nước mưa lắp đặt đặt trên mái , đưa nước mưa vào hệ thống thoát nước của công trình đi vào hệ thống thoát nước thành phố. - Nước thải sinh hoạt: nước thải từ các điểm tiêu thụ nước trong công trình được gom từ các đường ống thoát nước lắp đặt trong công trình đưa vào hệ thống xử lý nước thải của công trình sau đó đi vào hệ thống thoát nước của thành phố. 1.4 Hệ thống phòng cháy và chữa cháy 1.4.1 Hệ thống báo cháy Thiết bị phát hiện báo cháy được bố trí ở mỗi tầng và mỗi phòng, ở nơi công cộng của mỗi tầng. Mạng lưới báo cháy có gắn đồng hồ và đèn báo cháy, khi phát hiện được cháy, phòng quản lý, bảo vệ nhận tín hiệu thì kiểm soát và khống chế hoả hoạn cho công trình. 1.4.2 Hệ thống cứu hỏa Nước dùng để chữa cháy được cấp từ bể nước mái và từ họng nước cứu hỏa của công trình; ngoài ra còn sử dụng các bình chữa cháy cá nhân được bố trí tại các tầng. 8 Họ và tên:Nguyễn Quang Huy-39938 Lớp XDD51-ĐH1 Chương 1:Giới thiệu công trình Về vấn đề thoát hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra: sử dụng hai cầu thang bộ tại hai khối đầu nhà, trong lồng thang bố trí hệ thống chiếu sáng tự động, sử dụng quạt thông gió động lực để chống ngạt. 1.5 Kết luận và kiến nghị Với nhu cầu xây dựng ngày càng cao, việc nâng cao chất lượng xây dựng, tổ chức thi công thành vấn đề cấp bách. Công trình với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật hợp lý khi được xây dựng sẽ giải quyết các nu cầu trong xây dựng cũng như làm tăng vẽ mỹ quan của thành phố. Do đó cần phải đẩy nhanh tiến độ thiết kế công trình để đưa vào sử dụng đóng góp tích tực vào các mặt kinh tế xã hội của thành phố. 9 Họ và tên:Nguyễn Quang Huy-39938 Lớp XDD51-ĐH1 CHƯƠNG 2:LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU Chương 2 : LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU 2.1 Sơ bộ phương án kết cấu 2.1.1 Phân tích các dạng kết cấu khung Theo TCXD 198 : 1997, các hệ kết cấu bê tông cốt thép toàn khối được sử dụng phổ biến trong các nhà cao tầng bao gồm: hệ kết cấu khung, hệ kết cấu tường chịu lực, hệ khung-vách hỗn hợp, hệ kết cấu hình ống và hệ kết cấu hình hộp. Việc lựa chọn hệ kết cấu dạng nào phụ thuộc vào điều kiện làm việc cụ thể của công trình, công năng sử dụng, chiều cao của nhà và độ lớn của tải trọng ngang như gió và động đất. 2.1.1.1 Hệ kết cấu khung Hệ kết cấu khung có khả năng tạo ra các không gian lớn, thích hợp với các công trình công cộng. Hệ kết cấu khung có sơ đồ làm việc rõ ràng nhưng lại có nhược điểm là kém hiệu quả khi chiều cao công trình lớn. Trong thực tế, hệ kết cấu khung được sử dụng cho các ngôi nhà dưới 20 tầng với cấp phòng chống động đất  7; 15 tầng đối với nhà trong vùng có chấn động động đất cấp 8; 10 tầng đối với cấp 9. 2.1.1.2 Hệ kết cấu vách cứng và lõi cứng Hệ kết cấu vách cứng có thể được bố trí thành hệ thống theo 1 phương, 2 phương hoặc liên kết lại thành các hệ không gian gọi là lõi cứng. Đặc điểm quan trọng của loại kết cấu này là khả năng chịu lực ngang tốt nên thường được sử dụng cho các công trình cao trên 20 tầng. Tuy nhiên, độ cứng theo phương ngang của các vách cứng tỏ ra là hiệu quả rõ rệt ở những độ cao nhất định, khi chiều cao công trình lớn thì bản thân vách cứng phải có kích thước đủ lớn, mà điều đó thì khó có thể thực hiện được. Trong thực tế, hệ kết cấu vách cứng được sử dụng có hiệu quả cho các ngôi nhà dưới 40 tầng với cấp phòng chống động đất cấp 7; độ cao giới hạn bị giảm đi nếu cấp phòng chống động đất cao hơn. 2.1.1.3 Hệ kết cấu khung - giằng (khung và vách cứng) Hệ kết cấu khung - giằng (khung và vách cứng) được tạo ra bằng sự kết hợp hệ thống khung và hệ thống vách cứng. Hệ thống vách cứng thường được tạo ra tại khu vực cầu thang bộ, cầu thang máy, khu vực vệ sinh chung hoặc ở các tường biên, là các khu vực có tường nhiều tầng liên tục. hệ thống khung được bố trí tại các khu vực còn lại của ngôi nhà. Trong hệ thống kết cấu này, hệ thống vách chủ yếu chịu tải trọng ngang còn hệ thống khung chịu tải trọng thẳng đứng. Hệ kết cấu khung - giằng tỏ ra là hệ kết cấu tối ưu cho nhiều loại công trình cao tầng. Loại kết cấu này được sử dụng cho các ngôi nhà dưới 40 tầng với cấp phòng chống động đất  7; 30 tầng đối với nhà trong vùng có chấn động động đất cấp 8; 20 tầng đối với cấp 9. 10 Họ và tên:Nguyễn Quang Huy-39938 Lớp XDD51-ĐH1 CHƯƠNG 2:LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU 2.1.1.4 Hệ thống kết cấu đặc biệt Bao gồm hệ thống khung không gian ở các tầng dưới, phía trên là hệ khung giằng.Đây là loại kết cấu đặc biệt, được ứng dụng cho các công trình mà ở các tầng dưới đòi hỏi các không gian lớn; khi thiết kế cần đặc biệt quan tâm đến tầng chuyển tiếp từ hệ thống khung sang hệ thống khung giằng. Nhìn chung, phương pháp thiết kế cho hệ kết cấu này khá phức tạp, đặc biệt là vấn đề thiết kế kháng chấn. 2.1.1.5 Hệ kết cấu hình ống Hệ kết cấu hình ống có thể được cấu tạo bằng một ống bao xung quanh nhà bao gồm hệ thống cột, dầm, giằng và cũng có thể được cấu tạo thành hệ thống ống trong ống. Trong nhiều trường hợp, người ta cấu tạo hệ thống ống ở phía ngoài, còn phía trong nhà là hệ thống khung hoặc vách cứng. Hệ kết cấu hình ống có độ cứng theo phương ngang lớn, thích hợp cho các công trình cao từ 25 đến 70 tầng. 2.1.1.6 Hệ kết cấu hình hộp Đối với các công trình có độ cao và mặt bằng lớn, ngoài việc tạo ra hệ thống khung bao quanh làm thành ống, người ta còn tạo ra các vách phía trong bằng hệ thống khung với mạng cột xếp thành hàng. Hệ kết cấu đặc biệt này có khả năng chịu lực ngang lớn thích hợp cho những công trình rất cao, có khi tới 100 tầng. 2.1.2 . Lựa chọn phương án kết cấu khung Công trình Kí túc xá Trường Đại Học Công Nghệ TP HCM-Hutech là một công trình cao tầng với độ cao 24 m < 40m. Đây là một công trình nhà ở mang tính chất hiên đại, sang trọng. Mặt khác, công trình lại xây dựng trong khu dân cư đông đúc vì vậy yêu cầu đặt ra khi thiết kế công trình là phải chú ý đến độ an toàn của công trình, theo điểm 2.6.1 TCXD 198 : 1997 thì “Kết cấu nhà cao tầng cần tính toán thiết kế với các tổ hợp tải trọng thẳng đứng, tải trọng gió động có thể bỏ qua tải trọng động đất” Hệ kết cấu chịu lực của công trình phải được thiết kế với bậc siêu tĩnh cao để khi chịu tác động của các tải trọng ngang lớn công trình có thể bị phá hoại ở một số cấu kiện mà không bị sụp đổ hoàn toàn. Theo TCXD 198 : 1997 điều 2 “Những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế kết cấu nhà cao tầng BTCT toàn khối” điểm 2.3.3 thì “Hệ kết cấu khung - giằng (khung và vách cứng) tỏ ra là hệ kết cấu tối ưu cho nhiều loại công trình cao tầng. Loại kết cấu này sử dụng hiệu quả cho các ngôi nhà đến 40 tầng. Nếu công trình được thiết kế cho vùng có động đất cấp 8 thì chiều cao tối đa cho loại kết cấu này là 30 tầng, cho vùng động đất cấp 9 là 20 tầng..”. Do đó khi thiết kế hệ kết cấu cho công trình này, em quyết định sử dụng hệ kết cấu khung - giằng (khung và lõi cứng). 11 Họ và tên:Nguyễn Quang Huy-39938 Lớp XDD51-ĐH1 CHƯƠNG 2:LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU Về hệ kết cấu chiu lực: Sử dụng hệ kết cấu khung – lõi chịu lực với sơ đồ khung giằng. Trong đó, hệ thống lõi và vách cứng được bố trí ở khu vực đầu hồi nhà, chịu phần lớn tải trọng ngang tác dụng vào công trình và phần tải trọng đứng tương ứng với diện chịu tải của vách. Hệ thống khung bao gồm các hàng cột biên, dầm bo bố trí chạy dọc quanh chu vi nhà và hệ thông dầm sàn, chịu tải trọng đứng là chủ yếu, tăng độ ổn định cho hệ kết cấu. Hình 2-1:Mặt bằng bố trí cột tầng 1 2.2 Kích thước sơ bộ của kết cấu 2.2.1 Chọn kích thước bản sàn Với ô sàn có kích thước lớn nhất :5,4 x5,4m hb = 1 D . l1 = .5,4=135(mm) m 40 Chọn hb = 130mm Trong đó: l1 là nhịp bản; theo số liệu tính toán l1=4,2m D là hệ số phụ thuộc tải trọng tác dụng lên bản, D=0,8 1,4 m là hệ số phụ thuộc liên kết của bản l2 5, 4   2  Sàn là bản kê 4 cạnh làm việc theo 2 phương. l1 5, 4 Chọn m=40 vì Sàn là bản kê 4 cạnh làm việc theo 2 phương. Vậy ta chọn hb= 13 cm= 0,13m cho toàn bộ sàn nhà 2.2.2 Chọn sơ bộ kích thước dầm 2.2.2.1 Chọn sơ bộ kích thước dầm khung 12 Họ và tên:Nguyễn Quang Huy-39938 Lớp XDD51-ĐH1 CHƯƠNG 2:LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU Căn cứ vào điều kiện kiến trúc, bước cột và công năng sử dụng của công trình mà chọn giải pháp dầm phù hợp. Với điều kiện kiến trúc tầng nhà cao 3,3 trong đó nhịp lớn nhất là 6,6 m với phương án kết cấu BTCT thông thường thì chọn kích thước dầm hợp lý là điều quan trọng. Ta chọn nhịp dầm lớn nhất để tính toán xác định sơ bộ tiết diện. Chiều cao sơ bộ dầm xác định theo công thức: 1 1  1 1  h d    l =    .660  55 82,5  cm; chọn h = 60 cm.  8 12   8 12  Bê rộng dầm sơ bộ của dầm: b  0,3 0,5  h  18 30  cm. Chọn b = 22 cm; Vậy kích thước dầm khung: bxh = 22 x 60 cm. 2.2.2.2 Chọn sơ bộ kích thước dầm phụ đỡ tường ngăn phòng Nhịp dầm phụ lớn nhất bằng 5,4 m. Chiều cao sơ bộ chọn theo công thức:  1 1  1 1 h d    l =    .540  33,75 45  cm; chọn h = 35 cm.  12 16   12 16  Bề rộng dầm chọn b = 22 cm. Vậy kích thước dầm đỡ tường ngăn phòng : bxh = 22 x 35 cm. 2.2.2.3 Chọn dầm đỡ tường ngăn nhà vệ sinh Nhịp dầm lớn nhất bằng 2,4 m. Chiều cao sơ bộ:  1 1  1 1 h d    l =    .240  15 20  cm; chọn h = 35 cm.  12 16   12 16  Bề rộng sơ bộ dầm: b  0,3 0,5  h  10.5 17.5  cm. Chọn b = 11 cm. Vậy kích thước dầm đõ tường nhà vệ sinh: bxh = 11 x 35 cm. 2.2.3 Chọn kích thước sơ bộ cột Diện tích sơ bộ cột xác định theo công thức: F k. - N Rb Trong đó: F là diện tích tiết diện cột; k là hệ số kể tới mô men uốn; k 1, 2 1,5 . Bê tông cột sử dụng bê tông B25 có R b 14,5 MPa ; N lực dọc tính toán theo diện chịu tải tác dụng vào cột Ta có thể tính sơ bộ N: N n.q s .Fct Với: n là số sàn phía trên tiết diện đang xét 2 Sơ bộ lấy q s 12 kN/m Bảng 1.1. Các thông số tính tiết diện cột. 13 Loại cột Fct Diện tích dồn tải (m2) Cột giữa 4,8.(0,5.6,6+0,5.4,5) = 26,64 1,1 Cột Biên 4,8.(0,5.6,6+1,5) = 23.04 1,3 Họ và tên:Nguyễn Quang Huy-39938 Lớp XDD51-ĐH1 Hệ số k CHƯƠNG 2:LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU Côt góc 0,5.4,8.(0,5.6,6+1,5) = 11.52 1,5 - Tính toán tiết diện cột tầng 1-4. N n.q.F 6.1, 2.F F1 4 k . k . k . Rb Rb 1450 Bảng 1.2. Tính tiết diện cột tầng 1-4 Diện tích cột tính toán (m ) Chọn chiều cao tiết diện cột (m) Chọn chiều rộng tiết diện cột (m) Cột giữa 0,145 0,5 0,3 Cột Biên 0,149 0,5 0,3 Côt góc 0,08 0,4 0,22 Loại cột 2 - Tính toán tiết diện cột tầng 5-tum. N n.q.F 2.1, 2.F F5 Tum k. k . k. Rb Rb 1450 Bảng 1.3. Tính tiết diện cột tầng 5-tum Diện tích cột tính toán (m ) Chọn chiều cao tiết diện cột (m) Chọn chiều rộng tiết diện cột (m) Cột giữa 0,049 0,4 0,22 Cột Biên 0,05 0,4 0,22 Côt góc 0,03 0,4 0,22 Loại cột 2 *) Kiểm tra tiết diện cột theo điều kiện đô mảnh cho phép Tiết diện cột phải đảm bảo điều kiện: l   0  0b ( đối với cột nhà:  0b 31 ) b l0 - chiều dài tính toán của cấu kiện. Kiểm tra với cột có chiều cao lớn nhất: l = 4,5m.  l0 0,7.4,5 3,15 m;  = 3,15 14,32  31. Thỏa mãn điều kiện. 0, 22 2.2.4 Chọn sơ bộ kích thước vách lõi Bề dày vách cứng thang máy không nhỏ hơn các giá trị sau: (h/20 = 4500/20 = 2E25 mm và 150 mm).Với h là chiều cao tầng. Chọn bề dày vách thang máy: b = 25 cm. 2.3 Tính toán tải trọng 2.3.1 Tải trọng đứng 2.3.1.1 Tĩnh tải sàn 14 Họ và tên:Nguyễn Quang Huy-39938 Lớp XDD51-ĐH1 CHƯƠNG 2:LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU Bản BTCT của các sàn và mái khi nhập vào mô hình Etabs tự tính,ta chỉ cần tính tải trọng các lớp còn lại. Bảng 1.1. Tĩnh tải sàn tầng điển hình STT Vật liệu 1 Gạch lát Seterra 2 Vữa lót #50 3 Vữa trát trần 4 Bản sàn BTCT 5 Trần nhôm Tổng tĩnh tải Tổng tĩnh tải không kể bản sàn Chiều dày (mm) TLR (kG/m3) 15 20 15 130 2000 1800 1800 2500 TT tiêu chuẩn (kG/m2) 30 36 27 325 50 408 Hệ số vượt tải 1.1 1.3 1.3 1.1 1.3 143 TT tính toán (kG/m2) 33 46.8 35.1 357,5 65 537,14 179.9 Bảng 1.2. Tĩnh tải sàn khu vệ sinh STT Vật liệu 1 Gạch lát Seterra 2 Vữa lót #50 3 Vữa trát trần 4 Bản sàn BTCT 5 Trần nhôm Tổng tĩnh tải Tổng tĩnh tải không kể bản sàn Chiều dày (mm) TLR (kG/m3) 15 20 15 130 2000 1800 1800 2500 TT tiêu chuẩn (kG/m2) 30 36 27 325 50 408 Hệ số vượt tải 1.1 1.3 1.3 1.1 1.3 143 TT tính toán (kG/m2) 33 46.8 35.1 357,5 65 537,14 179.9 Bảng 1.3. Tĩnh tải sàn mái STT Vật liệu 1 Hai lớp gạch lá nem 2 Hai lớp vữa lót 3 Gạch chống nóng 4 BT chống thấm 5 Sàn BTCT Tổng tĩnh tải Tổng tĩnh tải không kể bản sàn 15 Chiều dày (mm) TLR (kG/m3) 40 40 130 40 130 1800 1800 1500 2200 2500 Họ và tên:Nguyễn Quang Huy-39938 Lớp XDD51-ĐH1 TT tiêu chuẩn (kG/m2) 72 72 195 88 325 752 427 Hệ số vượt tải 1.2 1.3 1.1 1.05 1.3 TT tính toán (kG/m2) 86.4 93.6 214.5 92.4 357,5 844,4 486.9 CHƯƠNG 2:LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU Bảng 1.4. Tĩnh tải các lớp sàn cầu thang Hệ số STT Vật liệu Chiều dày(mm) TLR (kG/m3) vượt tải TT tính toán (kG/m2) 1 Mặt bậc đá sẻ 20 2000 1.1 44 2 Lớp vữa lót 20 1800 1.3 46.8 3 Bậc xây gạch 75 1800 1.3 175.5 4 Bản BTCT chịu lực 100 2500 1.1 315 5 Lớp vữa trát 15 1800 1.3 35.1 Tổng tĩnh tải 626,4 - Tải trọng tường xây: Tường bao chu vi nhà, tường ngăn trong các phòng ở, tường nhà vệ sinh được xây bằng gạch có  =1200 kG/m3 Chiều cao tường được xác định: ht = H - hd Trong đó: + ht: chiều cao tường . + H: chiều cao tầng nhà. + hd: chiều cao dầm trên tường tương ứng. Ngoài ra khi tính trọng lượng tường, ta cộng thêm hai lớp vữa trát dày 2cm/lớp. Một cách gần đúng, trọng lượng tường được nhân với hế số 0,75 kể đến việc giảm tải trọng tường do bố trí cửa sổ kính Bảng 1.5. Tải trọng tường xây(tầng điển hình) Tầng Loại tường Tầng 1 Tường 200 Vữa trát 2 lớp Tầng 2 16 Dày (m) Cao (m) TLR (kG/m3) 0.2 3 1200 0.04 3 1800 Tải phân bố trên dầm Tường 100 0.1 3 1200 Vữa trát 2 lớp 0.04 3 1800 Tải phân bố trên dầm Tường 200 0.2 4.5 1200 Vữa trát 2 lớp 0.04 4.5 1800 Tải phân bố trên dầm Tường 100 0.1 4.5 1200 Họ và tên:Nguyễn Quang Huy-39938 Lớp XDD51-ĐH1 Giảm tải 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 Tải trọng tc (kG/m) 540 162 702 270 162 432 810 243 1053 405 n Tải trọng tt (kG/m) 1.1 1.3 594 211 805 297 211 508 891 316 1207 446 1.1 1.3 1.1 1.3 1.1 CHƯƠNG 2:LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU Vữa trát 2 lớp 0.04 4.5 1800 Tải phân bố trên dầm Tường 200 0.2 3.3 1200 Vữa trát 2 lớp 0.04 3.3 1800 Tải phân bố trên dầm Tường 100 0.1 3.3 1200 Vữa trát 2 lớp 0.04 3.3 1800 Tải phân bố trên dầm Tầng 3đến tầng Tum 0.75 0.75 0.75 0.75 0.75 243 648 594 179 773 297 179 476 1.3 316 762 654 233 887 327 233 560 1.1 1.3 1.1 1.3 2.3.1.2 Hoạt tải sàn Bảng 1.1. Bảng thống kê giá trị hoạt tải sàn. Đơn vị tải trọng : kG/m2 STT Phòng chức năng 1 2 3 4 Phòng ở Phòng vệ sinh Sảnh, hành lang,cầu thang,phòng giải lao Mái bêtông không có người sử dụng Hoạt tải tiêu chuẩn 200 150 300 75 Phần dài hạn 100 30 100 75 Hệ số vượt tải 1.2 1.3 1.2 1.3 Hoạt tải tính toán 240 195 360 97.5 Trong nhà cao tầng, do xác suất xuất hiện hoạt tải ở tất cả các phòng và tất cả các tầng là không xảy ra, do đó giá trị hoạt tải sử dụng được nhân với hế số giảm tải được quy định trong TCVN 2737-1995. +Đối với nhà ở, phòng ăn, WC, phòng làm việc…hế số giảm tải là  A1 0,4  0,6 A / A1 , với diện tích phòng A ( A1 = 9 m2) (2-6) + Đối với phòng họp, phòng giải trí, ban công, lô gia…hệ số giảm tải là :  A1 0,5  0,5 A / A1 , với diện tích phòng A ( A1 = 36 m2) (2-7) Với công trình này chỉ sử dụng hế số giảm tải theo diện tích phòng, không dùng hệ số giảm tải theo chiều cao tầng. Hoạt tải cho các khu vực chức năng được nhập vào sơ đồ tính riêng cho từng khu vực trên sàn và nhân với hế số giảm tải tương ứng. 2.3.2 Tải trọng gió 2.3.2.1 Thành phần tĩnh của tải trọng gió 1) Cơ sở xác định Theo TCVN 2737-1995, áp lực tính toán thành phần tĩnh của tải trọng gió được xác định: W = n.K.C. Wo (2-8) Trong đó: + Wo là áp lực tiêu chuẩn. Với địa điểm xây dựng tại TP.HCM thuộc vùng gió II-A, ta có Wo= 95 daN/m2. 17 Họ và tên:Nguyễn Quang Huy-39938 Lớp XDD51-ĐH1 CHƯƠNG 2:LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU + Hệ số vượt tải của tải trọng gió n = 1,2 + Hệ số khí động C được tra bảng theo tiêu chuẩn và lấy : C = + 0,8 (gió đẩy) C = - 0,6 (gió hút) + Hế số tính đến sự thay đổi áp lực gió theo chiều cao K được nối suy từ bảng tra theo các độ cao Z của cốt sàn tầng và dạng địa hình B. Giá trị áp lực tính toán của thành phần tĩnh tải trọng gió được tính tại cốt sàn từng tầng kể từ cốt 0.00. Kết quả tính toán cụ thể được thể hiện trong bảng: 2) Bảng tính thành phần tĩnh của tải trọng gió Bảng 1.1. bảng tính thành phần tĩnh của tải trọng gió Tầng Trệt 1 2 3 4 5 6 Tum Cốt cao độ Cao trình sàn 0 3.00 7.50 10.80 14.10 17.40 20.70 24.00 0 3.00 7.50 10.80 14.10 17.40 20.70 24.00 K (Vùng A) 0 1 1,125 1,181 1,229 1.264 1.296 1,322 Gió đẩy(daN/m2) Gió hút(daN/m2) Cd Wd Ch Wh Tổng áp lực gió Wtt 0.8 0.8 0.8 0.8 0.8 0.8 0.8 0.8 0 91,2 102,6 107,7 112,08 115,28 118,195 120,566 0.6 0.6 0.6 0.6 0.6 0.6 0.6 0.6 0 68,4 76,95 80,78 84,06 86,46 88,65 90,42 0 159,6 179,55 188,48 195,14 201,74 206,85 210,986 n 1.2 1.2 1.2 1.2 1.2 1.2 1.2 1.2 Bảng 1.2. Bảng tính thành phần tĩnh của tải trọng gió Độ cao Tầng Trệt 1 2 3 4 5 6 Tum tầng (m) 0 3 4.5 3.3 3.3 3.3 3.3 3.3 Gió đẩy (T/m) 0 0.368 0.407 0.36 0.375 0.385 0,394 0.199 2.4 Tính toán nội lực cho công trình 18 Họ và tên:Nguyễn Quang Huy-39938 Lớp XDD51-ĐH1 Gió hút (T/m) 0 0.275 0.306 0.272 0.281 0.289 0.295 0.149 CHƯƠNG 2:LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU 2.4.1 Lựa chọn phần mềm tính toán nội lực Để tính toán kết cấu một công trình xây dựng dân dụng có nhiều phần mềm kết cấu trong và ngoài nước để các nhà thiết kế lựa chọn như: SAP 2000 (CSI-Mỹ), STAAD III/PRO (REI-Mỹ), PKPM (Trung Quốc), ACECOM (Thái Lan), KPW (CIC - Việt Nam), VINASAS (CIC - Việt Nam). Song việc tính toán và thiết kế nhà cao tầng sẽ phức tạp hơn rất nhiều bởi trong quá trình tính toán phải kể đến các thành phần tải trọng động như: gió động, động đất tác dụng lên công trình, cũng như việc thiết kế kiểm tra các cấu kiện dầm, cột, vách cứng, sàn sau khi đã có kết quả nội lực. Do đó việc lựa chọn một phần mềm kết cấu đáp ứng được các điều kiện như: dễ sử dụng, độ tin cậy cao và đáp ứng được các yêu cầu thực tế trong tính toán và thiết kế kết cấu nhà cao tầng là một lựa chọn cần cân nhắc đối với các kĩ sư kết cấu. Ra đời từ đầu những năm 70, ETABS là phần mềm kết cấu chuyên dụng trong tính toán và thiết kế nhà cao tầng. ETABS có xuất xứ từ trường Đại học Berkeley và cùng họ với SAP 2000. Điểm nổi bật của ETABS ở đây mà các phần mềm kết cấu khác không có như -ETABS là phần mềm kết cấu chuyên dụng trong tính toán và thiết kế nhà cao tầng -Giao diện được tích hợp hoàn toàn với môi trường Windows 95/98/NT/2000/XP -Tất cả các thao tác được thực hiện trên màn hình đồ hoạ thân thiện - Tính năng vượt trội khi vào số liệu, chỉnh sửa và sao chép dễ dàng, thuận tiện theo khái niệm tầng tương tự - Tối ưu mô hình hoá nhà nhiều tầng. Có thể mô hình các dạng kết cấu nhà cao tầng: Hệ kết cấu dầm, sàn, cột, vách toàn khối; Hệ kết cấu dầm, cột, sàn lắp ghép, lõi toàn khối… - Các thư viện kết cấu sẵn có hoặc xây dựng sơ đồ kết cấu: dầm, sàn, cột, vách trên mặt bằng hoặc mặt đứng công trình bằng các công cụ mô hình đặc biệt. - Kích thước chính xác với hệ lưới và các lựa chọn bắt điểm giống AutoCAD. Đặc biệt là hệ trục định vị mặt bằng kết cấu. - Xuất và nhập sơ đồ hình học từ môi trờng AutoCAD (file *.DXF) - Tự động tính toán tải trọng cho các kiểu tải sau: tải trọng bản thân, gió tĩnh, động đất theo tiêu chuẩn UBC, BS8110, BOCA96, hàm tải trọng phổ (Response Spectrum Function), hàm tải trọng đáp ứng theo thời gian (Time History Function)… - Tự động xác định khối lượng và trọng lượng các tầng. -Tự động xác định tâm hình học, tâm cứng và tâm khối lượng công trình. -Tự động xác định chu kì và tần số dao động riêng theo hai phương pháp Eigen Vectors và Ritz Vectors theo mô hình kết cấu không gian thực tế của công trình. 19 Họ và tên:Nguyễn Quang Huy-39938 Lớp XDD51-ĐH1 CHƯƠNG 2:LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU - Đặc biệt có thể can thiệp và áp dụng các tiêu chuẩn tải trọng khác như: tải trọng gió động theo TCVN 2737-95, tải trọng động đất theo dự thảo tiêu chuẩn tính động đất Việt Nam hoặc tải trọng động đất theo tiêu chuẩn Nga (SNIPII87 hoặc SNIPII-95). - Phân tích và tính toán kết cấu theo phương pháp phần tử hữu hạn với lựa chọn phân tích tuyến tính hoặc phi tuyến. - Thời gian thực hiện phân tích, tính toán công trình giảm một cách đáng kể so với các chương trình tính kết cấu khác. - Đặc biệt việc kết xuất kết quả tính toán một cách rõ ràng, khoa học giúp cho việc thiết kế, kiểm tra cấu kiện một cách nhanh chóng, chính xác. - Thiết kế và kiểm tra cấu kiện dầm, sàn, cột, vách theo các tiêu chuẩn: ACI318-99, UBC97, BS8110-89, EUROCODE 2-1992, INDIAN IS 4562000, CSA-A23.3-94 … Trong đó: cấu kiện dầm tính ra đến diện tích thép Fa, cấu kiện cột tính ra đến diện tích thép Fa (có thể thực hiện bài toán thiết kế hoặc kiểm tra cấu kiện cột), cấu kiện vách tính ra đến diện tích thép Fa theo tiêu chuẩn ACI318-99, UBC97, BS8110 (có thể thực hiện bài toán thiết kế hoặc kiểm tra cấu kiện vách). - Thiết lập một cách nhanh chóng, chính xác, ngắn gọn thuyết minh tính toán công trình. - Kết xuất dữ liệu ra các môi trường khác như: SAP 2000, SAFE, AUTOCAD, ACCESS, WORD, NOTEPAD. - Đặc biệt là việc kết xuất các mức sàn tầng của công trình sang chương trình phụ trợ SAFE để tính toán sàn bê-tông cốt thép. Kết quả cuối cùng đạt được là biểu đồ nội lực, diện tích thép Fa, bố trí triển khai thép sàn. -Ngoài ra, ETABS có thể tính toán và thiết kế cho cấu kiện dầm tổ hợp (Composite Beam), thực hiện thiết kế chi tiết liên kết tại các nút đối với kết cấu thép (Joint Steel Design) theo các tiêu chuẩn thông dụng trên thế giới. Mặc dù mới xuất hiện ở Việt Nam, xong có thể khẳng định ETABS là phần mềm kết cấu nổi trội và tiện dụng hơn hẳn so với các phần mềm kết cấu khác như: SAP 2000, STAAD III/PRO, PKPM trong việc tính toán và thiết kế nhà cao tầng. Mục tiêu của việc phát triển và xây dựng nhà cao tầng ngoài việc đảm bảo các yêu cầu về kiến trúc, môi trường, cảnh quan, … thì vấn đề tính toán thiết kế kết cấu công trình vẫn được đặt lên hàng đầu. Do đó việc lựa chọn một phần mềm phù hợp, rút ngắn thời gian, tiết kiệm tiền bạc và có độ tin cậy cao hoàn toàn do các kĩ sư kết cấu và các đơn vị tư vấn quyết định. 2.4.2 Khai báo tải trọng 2.4.2.1 Tĩnh tải: Chương trình ETABS tự động dồn tải trọng bản thân của các cấu kiện nên đầu vào ta chỉ cần khai báo kích thước của các cấu kiện dầm sàn cột và lõi …đặc trưng của vật liệu được dùng thiết kế như mô đun đàn hồi, trọng lượng riêng, hệ số poatxông, nếu không theo sự ngầm định của máy.Do vậy trong trường hợp Tĩnh tải ta đưa vào hệ 20 Họ và tên:Nguyễn Quang Huy-39938 Lớp XDD51-ĐH1
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất