Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biểu mẫu - Văn bản Văn bản Kế hoạch phụ đạo hs chưa hoàn thành...

Tài liệu Kế hoạch phụ đạo hs chưa hoàn thành

.DOC
4
431
64

Mô tả:

PHÒNG GD&ĐT HÒA BÌNH TRƯỜNG TH VĨNH BÌNH A CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: …...../KH-THVBA Vĩnh Bình, ngày....... tháng 9 năm 2017 KẾ HOẠCH PHỤ ĐẠO HỌC SINH CHƯA HOÀN THÀNH LỚP HỌC, MÔN HỌC NĂM HỌC: 2017 – 2018 Căn cứ Thông tư 22/2016/TT-BGD&ĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học; Căn cứ Hướng dẫn số 667/PGDĐT ngày 08/9/2017 của Phòng GDĐT Hòa Bình về việc Hướng dẫn tổ chức bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn học, lớp học năm học 2017-2018; Căn cứ Kế hoạch số 238/KH-THVBA ngày 09/9/2017 của Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Bình A về Kế hoạch năm học 2017-2018; Căn cứ Kế hoạch số 239/KH-THVBA ngày 11/9/2017 của phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Bình A về Kế hoạch năm học 2017-2018; Căn cứ tình hình thực tế, trường Tiểu học Vĩnh Bình A, xây dựng kế hoạch Phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn học năm học 2017-2018 như sau: I. Mục đích, yêu cầu: - Nghiêm túc thực hiện cuộc vận động “Hai không” và đánh giá học sinh theo đúng Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT, trọng tâm là không để học sinh ngồi nhầm lớp. - Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục học sinh đúng độ tuổi. - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, tạo điều kiện tốt cho việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. II. Đặc điểm tình hình: Trường có 20 lớp: 627 học sinh; trong đó: - Khối 1: 120 học sinh; trong đó chưa qua Mẫu giáo 10 học sinh, 1 học sinh chưa hoàn thành lớp học. - Khối 2: 111 học sinh. - Khối 3: 145 học sinh (1 học sinh chưa hoàn thành lớp học). - Khối 4: 125 học sinh (1 học sinh chưa hoàn thành lớp học). - Khối 5: 126 học sinh. III. Thực trạng: + Các em không tự ôn tập kiến thức cơ bản. + Đa số các em thuộc gia đình nghèo hoặc khó khăn. -1- +Thời gian tăng buổi những học sinh chưa hoàn thành lớp học, môn học thường xuyên nghỉ học. Vậy, để thúc đẩy động cơ học tập của các em học sinh chưa hoàn thành các môn học trong từng buổi học, cần phải tập trung thực hiện một số biện pháp sau: 1. Đối với giáo viên: 1.1. Tìm hiểu nguyên nhân: Để nắm được tình hình học sinh trong lớp, giáo viên chủ nhiệm cần: - Luôn quan tâm, trao đổi, lắng nghe ý kiến của học sinh. Khơi gợi cho học sinh nói lên những mong muốn, ý kiến của bản thân. Từ đó, giáo viên sẽ nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, sở thích, thái độ trong quan hệ với mọi người của học sinh. Đồng thời, phát huy sở trường của học sinh, kích thích các em có động cơ học tập. - Thông qua trao đổi với phụ huynh học sinh, giáo viên nắm bắt được sự quan tâm giáo dục hay thờ ơ của phụ huynh đối với con em mình. Từ đó có sự tư vấn, phối hợp giữa nhà trường và gia đình để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp. 1.2. Nội dung Xây dựng động cơ học tập cho học sinh chính là xác định cho học sinh hiểu: Học để làm gì? Vì sao phải học? Có động cơ học tập đúng đắn nghĩa là động cơ xuất phát từ chính việc học, học sinh học tập để có kết quả tốt. Do vậy, sẽ tạo cho học sinh yêu thích việc học, có hứng thú trong học tập. Tạo nên động lực học, đó chính là yếu tố quan trọng trong hoạt động học tập của học sinh. 1.3. Biện pháp a. Do quên kiến thức cơ bản: Kiến thức luôn cần có sự xuyên suốt. Do mất kiến thức cơ bản nên học sinh khó có nền tảng vững chắc để tiếp thu tiếp kiến thức mới. Để khắc phục tình trạng này, giáo viên cần: - Hệ thống kiến thức cơ bản (thời gian tăng buổi). - Đưa ra nội dung bài tập phù hợp với kiến thức để học sinh có thể luyện tập kiến thức mới và ôn lại kiến thức đã học, có hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó cho các đối tượng… - Dạy phân hoá đối tượng học sinh phù hợp với tình hình của lớp. - Quan sát và theo dõi từng hoạt động của các em bằng nhiều hình thức tổ chức: thi đua cá nhân, nhóm, tổ, đố vui, giải trí…Kết hợp kiểm tra thường xuyên việc học của các em mỗi ngày. Nhằm rèn thói quen học bài và làm bài, kích thích hoạt động trí tuệ cho các em. - Động viên, khích lệ, tuyên dương kịp thời với tác dụng: + Xác nhận sự tiến bộ ở học sinh. + Kích thích sự say mê, hứng thú học tập của học sinh. + Thúc đẩy hành động theo chuẩn mực. -2- + Giúp học sinh tự tin là mình học được, mình có thể làm được, làm đúng như bạn… + Sửa chữa hành vi sai lệch của học sinh. + Thường xuyên luyện tập thói quen chu đáo và cẩn thận cho học sinh. Do vậy, trong giảng dạy giáo viên cần nắm vững điều này để kích thích học sinh hứng thú, say mê học tập. b. Do hoàn cảnh gia đình Gia đình là môi trường giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ. Trước tiên là ảnh hưởng của cha mẹ rất sâu sắc. Vì vậy, giáo dục gia đình là một điểm mạnh, là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục trẻ. Trước những nguyên nhân xuất phát từ gia đình, giáo viên cần: - Tạo cơ hội để trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh, nắm bắt cụ thể hướng phấn đấu của học sinh vì mục tiêu, kế hoạch chung của lớp, của trường… thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh. - Hợp tác giữa giáo viên và phụ huynh là điều cần thiết để học sinh học tập và rèn luyện. Qua đó, giáo viên sẽ thông tin kịp thời đến phụ huynh về kết quả học tập, đạo đức, các mặt tham gia hoạt động…của con em mình thông qua sổ liên lạc. Giáo viên và phụ huynh cần có sự liên kết hai chiều nhằm có biện pháp tác động phù hợp, động viên khuyến khích khi các em tiến bộ, nhắc nhở kịp thời khi các em có biểu hiện cần uốn nắn… - Giáo viên chỉ mời phụ huynh khi cần thiết để bàn bạc biện pháp giáo dục các em (không nên lạm dụng). - Giáo viên tạo điều kiện tốt nhất về thời gian để học sinh có thể hoàn thành bài học ngay tại lớp. 2. Đối với Tổ chuyên môn - Lên kế hoạch tổ chức thực hiện công tác phụ đạo học sinh chưa hoàn thành thường xuyên. - Đề xuất các giải pháp về việc khắc phục tình trạng học sinh chưa hoàn thành. - Mỗi tháng sinh hoạt nội dung cần trọng tâm về biện pháp theo dõi và giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành lớp học, môn học. - Điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng. - Theo dõi và kiểm tra sự tiến bộ của học sinh chưa hoàn thành trong từng lớp. - Mỗi tháng 1 lần khảo sát chất lượng học sinh chưa hoàn thành trong Tổ. Nếu có phát sinh học sinh chưa hoàn thành cần báo cáo và kịp thời bàn biện pháp để có sự điều chỉnh phương pháp và hình thức dạy học. - Sau các lần KTĐK, Tổ lập danh sách học sinh chưa hoàn thành để theo dõi và giúp đỡ phụ đạo các em theo kế hoạch. 3. Đối với lãnh đạo nhà trường - Xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn học vào đầu năm. -3- - Thường xuyên nhắc nhở hoặc kiểm tra đột xuất công tác phụ đạo học sinh chưa hoàn thành của giáo viên. IV.Tổ chức thực hiện Đề nghị các Tổ chuyên môn triển khai và thực hiện. Trong quá trình thực hiện có gì khó khăn và vướng mắc, cần phản ánh kịp thời đến Lãnh đạo trường để được hướng dẫn. Nơi nhận: PHÓ HIỆU TRƯỞNG - HT, PHT (theo dõi); - Tổ CM; - Lưu : VT. Nguyễn Ngọc Lan Phương DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG -4-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan