Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biểu mẫu - Văn bản Văn bản Bài dự thi bình đẳng giới...

Tài liệu Bài dự thi bình đẳng giới

.DOC
5
2570
100

Mô tả:

Bài dự thi: Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua các hoạt động tại cộng đồng và trường học Bình đẳng giới thông qua các hoạt động tại công đồng Khi xã hội càng phát triển thì vai trò, vị thế của người phụ nữ ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên trên thực tế bất bình đẳng giới vẫn tồn tại trong chính những gia đình Việt nơi được coi là mái ấm của mỗi con người Việt Nam . Hàng nghìn năm qua người Việt vẫn đau đáu với quan niệm: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Quan niệm đó là nỗi đau của hàng ngàn người có cả nam giới và nữ giới khi không sinh được con trai nối dòng. Quan niệm đó đã đặt một nửa thế giới, những người phụ nữ của chúng ta đáng lẽ được yêu thương , được trân trọng vào vị thế yếu và cũng vì quan niệm đó đã đẩy dân số Việt Nam những năm gần đây mất cân bằng về giới tính. Phải chăng những quan niệm bất bình đẳng giới tồn tại dai dẳng mà con người ta cho rằng đó là lẽ bình thường của cuộc sống dẫn đến sự thờ ơ của một bộ phận trong xã hội. Không có gì lạ nếu bạn nghe thấy những câu “ Đàn bà biết gì mà bàn” hoặc “ Đàn bà chỉ biết đẻ chứ biết gì ” từ phía cánh đàn ông phủ nhận vai trò của phụ nữ trong gia đình. Vậy vai trò người phụ nữ hiện nay trong gia đình như thế nào? Vị thế của họ trong xã hội đã được nâng cao? Các bé gái và các bé trai có quyền lợi ngang bằng và được chăm sóc như nhau trong một gia đình? Rất vui mừng rằng trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vai trò của người phụ nữ và sự bình đẳng giới. Phụ nữ có nhiều cơ hội để phát triển bản thân và được học tập nâng cao trình độ vị thế trong xã hội ngày càng được cải thiện và nâng cao. Đàn ông và phụ nữ đã chia sẻ công việc và tìm tiếng nói chung trong những việc trọng đại. Tuy nhiên trên thực tế chúng ta vẫn thấy sự bất bình đẳng giới trong các gia đình. Con trai được ưu tiên hơn về quyền thừa kế tài sản cũng như được tạo điều kiện hơn để phát triển sự nghiệp cũng như trong học tập. Bởi theo quan điểm truyền thống của người Việt Nam con trai kế thừa hương hỏa tổ tiên nên thừa hưởng gia sản của bố mẹ là điều đương nhiên. Con gái thành đạt thì lại về nhà chồng mất nên vẫn là đầu tư cho con trai. Những quan niệm này cần được thay đổi bởi lẽ phụ nữ bình đẳng với nam giới không chỉ góp sức cho xã hội giàu mạnh, văn minh mà trong gia đình còn là ngọn nguồn của hạnh phúc vì phụ nữ là trái tim của mỗi gia đình. Gia đình hạnh phúc sẽ sản sinh và nuôi dưỡng thế hệ trẻ tốt đẹp. Bình đẳng giới là nền tảng văn hóa của con người, của gia đình. Phụ nữ được phát huy bình đẳng trong gia đình mang một ý nghĩa to lớn với sự gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc bởi người phụ nữ là người thầy đầu tiên khi con trẻ chập chững biết đi, chập chững hình thành ý thức. Văn hóa gia đình gia đình là nền tảng của văn hóa xã hội. Người phụ nữ làm được chức năng sàng lọc văn hóa, giữ lại những gì đặc sắc nhất tốt đẹp nhất của truyền thống dân tộc. Muốn phụ nữ làm tốt chức năng này người phụ nữ phải được bình đẳng, phải được tôn trọng thì mới theo được cuộc sống đổi mới và tiến bộ của thời đại. Không phải ngẫu nhiên mà phương Đông ta đề cao chữ Đức của người mẹ cũng như Nhân, Lễ , Nghĩa, Trí, Tín đồng thời cũng truyền tụng lại rằng “ Phúc đức tại mẫu” muốn nói mẹ để lại phúc đức cho con cái. Người mẹ, người phụ nữ Việt Nam hôm nay phải được bình đẳng thì mới đạt được những chuẩn mực mang 1 nội dung thời đại để từ đó xây dựng hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con cái thành người có ích cho xã hội. Hiện nay, trong hầu hết các gia đình đa phần phụ nữ và đàn ông cùng nhau kiếm tiền để duy trì cuộc sống gia đình nhưng việc nội trợ, chăm sóc con cái và các thành viên khác trong gia đình lại đặt trên vai người phụ nữ Số giờ làm việc của phụ nữ cao hơn rất nhiều so với nam giới. Chúng ta thường ca ngợi tính hi sinh, chịu khó, chịu thương của người phụ nữ Việt Nam. Họ có thể hi sinh hết mình bỏ qua cả nhu cầu của cá nhân để dành cho chồng con những gì tốt đẹp nhất . Nhưng có lẽ chúng ta nên nhìn nhận lại sự hi sinh của họ và kêu gọi sự chia sẻ từ những thành viên khác trong gia đình. Vợ hay chồng đều phải có nghĩa vụ xây đắp gia đình bằng khả năng của mình. Hãy giúp đỡ người bạn đời của mình bằng những sẻ chia công việc thay vì ca ngợi sự chịu đựng hay đức hi sinh của họ. Gia đình là của tất cả các thành viên, chúng ta đều được hưởng sự chăm sóc qua lại của các thành viên thay vì chỉ có một người chăm sóc tất cả. Tôn trọng, yêu thương, chia sẻ với người bạn đời đấy chính là bình đẳng giới. Các thành viên nam nữ trong gia đình có vị trí, vai trò ngang nhau, quyền được tạo điều kiện và cơ hội phát triển của gia đình như nhau, quyền được hưởng thụ về thành quả phát triển của gia đình và xã hội ngang nhau, được tham gia quyết định các vấn đề của bản thân và gia đình. Bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng trong xã hội hiện đại đặc biệt là đối với các gia đình vì bình đẳng giới trong gia đình là môi trường lành mạnh để con người đặc biệt là trẻ em phát triển thuận lợi, giúp các em hình thành hệ tư tưởng và nhân sinh quan biết yêu thương, tôn trọng người khác giới góp phần giải phóng phụ nữ và phát triển kinh tế gia đình. Trong gia đình có bình đẳng giới vợ chồng yêu thương, tôn trọng nhau thì con cái và các thành viên khác mới được chăm sóc đầy đủ. Hơn thế nữa, con cái mới cảm nhận được sự yên bình, ấm áp của gia đình tạo động lực để mọi thành viên vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Phần lớn mọi người hiểu rằng bình đẳng giới nghĩa là “những gì nam giới làm được thì phụ nữ cũng làm được”, nghĩa là “phụ nữ chúng tôi không thua kém cánh đàn ông tẹo nào’, nghĩa là “phụ nữ vùng lên” hay “trao quyền cho phụ nữ ”. Đúng vậy! Phụ nữ có năng lực và hoàn toàn có khả năng đảm đương các vị trí công việc mà xã hội thường cho là “của đàn ông”. Tuy nhiên, bình đẳng giới không chỉ dừng lại ở đó. Bình đẳng giới là một chủ đề rất lớn có tính bao trùm, được Liên Hợp Quốc và nhiều nhà tài trợ lồng ghép vào trong rất nhiều hoạt động phát triển con người. Trong đó nhấn mạnh “lồng ghép giới” nghĩa là thừa nhận sự khác biệt của cả hai giới, từ đó tạo điều kiện để cả hai giới cùng phát triển đúng với tiềm năng của mình. Như vậy, bình đẳng giới không có nghĩa là nam và nữ phải giống như nhau hay bình đẳng về mặt kết quả. Bình đẳng giới là đảm bảo rằng mỗi giới đều được phát triển trọn vẹn đúng theo tiềm năng vốn có của mình. Bình đẳng giới, vì vậy không có nghĩa là chỉ đấu tranh vì quyền lợi của phụ nữ! Hiện nay ở Mỹ có một phong trào đòi quyền được khóc cho đàn ông, vì đàn ông luôn được kì vọng phải mạnh mẽ và không được tỏ ra yếu đuối. Mở rộng hơn nữa, các phong trào đòi quyền bình đẳng cho nhóm đồng tính cũng đang diễn ra rất mạnh mẽ trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Như vậy, đâu chỉ có phụ nữ mới là “nhóm yếu thế ”? Đâu chỉ có phụ nữ mới được đòi quyền bình đẳng giới? 2 Để hai giới (nhiều giới) phát triển đúng như tiềm năng, cần có những chính sách phù hợp đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội, bình đẳng về sự tiếp cận. Ví dụ như cả nam và nữ đều được đi học, đều có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ công mà không có sự phân biệt đối xử; cả nam và nữ đều có quyền tham gia bầu cử, ứng cử… Bên cạnh góc nhìn về bình đẳng xã hội, ở đây muốn phát triển rộng thêm khái niệm này bằng góc nhìn phát triển con người của nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Amartya Sen, cha đẻ của chỉ số phát triển con người HDI. Một trong những đóng góp nổi tiếng của ông là bài viết về cách tiếp cận dựa trên năng lực (capability approach), trong đó nhấn mạnh “mỗi người được tự do lựa chọn cuộc sống mà họ cho là có giá trị đối với mình”. Mục tiêu của phát triển con người là đảm bảo tất cả mọi người, không phân biệt giới tính, được phát triển trọn vẹn tất cả những tiềm năng của mình theo chiều hướng mà mình mong muốn. Khái niệm này rất rộng và có tính bao trùm, do đó không chỉ nhắc đến hai giới sinh học mà có thể hiểu rộng ra cho cả đối tượng thuộc nhóm yếu thế: đồng giới, chuyển giới… Mỗi người trong chúng ta đều có những định nghĩa khác nhau về hạnh phúc và sự lựa chọn khác nhau về một cuộc sống lý tưởng. Phụ nữ cũng như đàn ông, chúng ta đều có những ước mơ, hoài bão và những điều mình muốn làm trong đời. Để phụ nữ và đàn ông có thể phát triển đúng với tiềm năng của mình thì không cần thiết phải “gắn nhãn mác” hay tạo ra những định kiến. Đừng cho rằng phụ nữ phải thế này, đàn ông phải thế kia. Phụ nữ không nhất thiết phải là người hi sinh sự nghiệp vì gia đình nếu đó không phải là sự lựa chọn tự nguyện. Một người phụ nữ thông minh và giỏi giang lựa chọn hi sinh cho gia đình thường được xã hội Việt Nam tán thưởng, nhưng điều này sẽ hạn chế sự phát triển cá nhân và hạnh phúc của bản thân nếu cô ấy không tự thân cảm thấy mình hạnh phúc vì sự hi sinh đó. Đối với đàn ông cũng vậy, xã hội không nhất thiết phải áp đặt hay kì vọng một người đàn ông phải tham vọng hay có một sự nghiệp hiển hách. Ở nước ngoài một số người đàn ông độc thân lựa chọn làm việc bán thời gian và dành thời gian còn lại cho những thú vui của mình như câu cá, lướt sóng, vẽ tranh. Họ không hề quá bận tâm về việc phải trở thành chỗ dựa cho một gia đình nhỏ nếu cuộc sống độc thân với những thú vui ấy là cuộc sống mà họ mong đợi. Quan điểm này ủng hộ việc trao quyền lựa chọn cho cá nhân, mọi kì vọng và định kiến xã hội vì thế sẽ trở thành áp lực không cần thiết cho cả hai giới, cần phải được loại bỏ. Để tiến đến bình đẳng giới, cần gạt bỏ những định kiến, kì vọng về giới. Hãy để cho mỗi cá nhân được tự do quyết định cuộc sống có giá trị đối với mình và phát triển theo hướng mình mong muốn. Bình đẳng giới không chỉ là đấu tranh vì nữ quyền, cũng không phải làm cho cả hai giới trở nên giống nhau về kết quả. Bình đẳng giới là tôn trọng sự khác biệt về giới, tạo mọi điều kiện để cả hai giới (hay nhiều giới) cùng phát triển. Để cho mỗi cá nhân được tự do lựa chọn cuộc sống mà mình mong muốn thông qua sự bình đẳng về cơ hội và sự tiếp cận. Bình đẳng là biểu hiện của văn hoá trong đời sống con người, có bình đẳng trong gia đình mới thực sự có bình đẳng trong xã hội. Người phụ nữ phải có ý thức tự vươn lên để học hỏi và phát triển. Đồng thời, người chồng cũng phải có ý thức hỗ trợ và khuyến khích, tạo điều kiện cho người vợ. Trong gia đình, vợ chồng thương yêu, tôn trọng lẫn nhau thì con cái mới được chăm sóc đầy đủ và cảm nhận được sự ấm êm, hạnh phúc. Giáo dục bình đẳng giới trong gia đình bắt đầu từ trẻ thơ sẽ là nền tảng vững chắc để thực 3 hiện tốt bình đẳng giới hiện nay. Nếu làm được như vậy, tôi tin rằng tất cả mọi người sẽ trở nên hạnh phúc hơn rất nhiều”. Bình đẳng giới thông qua các hoạt động tại trường học Trong nhà trường, mặc dầu đã có nhiều nỗ lực và kết quả trong việc giáo dục bình đẳng giới nhưng những hạn chế vẫn còn bộc lộ rõ. Giáo dục về bình đẳng giới thông qua giáo dục kỹ năng sống cho nữ sinh THPT dân tộc thiểu số và vùng khó khăn cho thấy nữ sinh các địa phương này hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn, do ảnh hưởng nặng nề của phong tục tập quán nên chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới; giáo viên và cán bộ quản lý còn chưa nhận thức, chưa có kỹ năng để lồng ghép vấn đề giới vào nhà trường nhằm tạo điều kiện cho học sinh nữ vùng khó tiếp cận và tham gia. Tổng Giám đốc UNESCO đã từng khuyến cáo rằng, “Không nên xem bình đẳng giới một cách thiển cận như là vấn đề chỉ của riêng phụ nữ, nó đặt ra cho chúng ta những câu hỏi cơ bản về bản chất các mối quan hệ trong xã hội chúng ta. Đó là vấn đề đòi hỏi cả nam giới và phụ nữ cùng ngồi lại với nhau tìm ra các giải pháp sao cho vừa mang tính thực tiễn vừa phải dựa trên các nguyên tắc. Nhưng các giải pháp trên sẽ không được chấp nhận hay bền vững nếu sự bình quyền, chân giá trị và công việc của nam giới và nữ giới không được tôn trọng.” Bình đẳng giới sẽ tạo ra “lợi ích kép” cho cả phụ nữ và trẻ em - tương lai của một dân tộc - nó giữ vai trò then chốt đối với sức khỏe và sự phát triển của gia đình, cộng đồng và quốc gia. Việc loại bỏ sự phân biệt đối xử về giới và nâng cao vị thế của phụ nữ sẽ tạo ra một sự tác động sâu sắc và tích cực đến sự sống còn và phát triển của trẻ em và nhân loại nói chung. Sự tham gia của phụ nữ vào những quyết định quan trọng sẽ cải thiện cuộc sống của chính họ và tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến sự tồn tại và phát triển của trẻ em. Lộ trình tới bình đẳng giới đưa ra nhiều giải pháp chính nhằm cải thiện tình hình, trong đó, giáo dục được quan tâm hàng đầu. Giải pháp giáo dục bình đẳng giới phải gắn liền với việc lồng ghép giới vào quá trình xây dựng chính sách, chương trình, thực hiện và đánh giá trong cả lĩnh vực văn hoá và giáo dục. Trong bối cảnh nước ta thực hiện nền giáo dục cho mọi người với một trong những mục tiêu là xoá bỏ bất bình đẳng giới trong giáo dục tiểu học và trung học đảm bảo các trẻ em gái có đầy đủ quyền lợi bình đẳng tiếp cận tới nền giáo dục cơ bản có chất lượng tốt, việc cung cấp môi trường học tập có định hướng tới các vấn đề về giới và cơ hội ngang bằng tiếp cận tới các chương trình giáo dục phù hợp cho các thành viên trong xã hội, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái trong điều kiện khó khăn. Việc giáo dục bình đẳng giới là một nhiệm vụ quan trọng được các cấp lãnh đạo và quản lý, nhất là ngành giáo dục - đào tạo không ngừng quan tâm trong thời gian qua. Có thể nói rằng, chúng ta đang có những bước đi mạnh mẽ và đúng hướng. Nhưng cũng còn nhiều vấn đề đang tồn tại dễ thấy, dễ bộc lộ và ngấm ngầm làm cản trở công tác giáo dục bình đẳng giới. Để công tác giáo dục bình đẳng giới trong nhà trường đạt hiệu quả tốt nhất, cần tập trung vào các vấn đề sau: Thực hiện chương trình giáo dục bình đẳng giới theo hướng chuyên đề và tích hợp; đổi mới phương pháp giáo dục vốn lỗi thời. Cần thay việc tuyên truyền theo lối hô hào 4 khẩu hiệu bằng các phân tích khoa học, chỉ rõ các lợi ích của vấn đề đối với toàn nhân loại, toàn cầu chứ không chỉ là "sự vùng lên" đơn thuần của giới nữ; cần có những nội dung, bài học và hoạt động khoa học thay cho các buổi sinh hoạt mang tính tuyên truyền đơn thuần... Việc bồi dưỡng nhận thức, năng lực, kỹ năng quản lý và giáo dục và trao đổi thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trường học có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả giáo dục. Việc này, hiện nay còn đang bị xem nhẹ, đội ngũ có phần chủ quan, nhận thức chưa sâu và không đều, còn thiếu thông tin và kỹ năng hành dụng cần thiết. Ngay trong nhà trường, cần có những biện pháp nâng cao vị thế giới nữ trong sự bình đẳng giới thực sự. Điều này hết sức thuận lợi trong môi trường trường học - xã hội thu nhỏ, xã hội của tương lai. Số nữ sinh trong nhà trường chiếm tỷ lệ lớn, sức học và hoạt động của các em không thua sút nam sinh sẽ là yếu tố thuận lợi cho các biện pháp đề ra. Biện pháp không nhằm vào việc "ưu tiên", "cất nhắc", "bênh vực" mà nhằm vào sự phát huy năng lực thực sự, được công nhận và thuyết phục; mọi "châm chước" sẽ dẫn đến sự phân biệt giới theo hướng khác có thể không kém nguy hại (ngoài xã hội, việc này đã xảy ra). Hỗ trợ các điều kiện vật chất ngay trong nhà trường sẽ giúp cho nhiệm vụ giáo dục bình đẳng giới thuận lợi hơn. Các thiết chế cho các hoạt động và sinh hoạt giới trong nhà trường hầu như chưa được chú ý đúng mức; trong khi đó, với đặc điểm tâm sinh lý của giới, phụ nữ có những nhu cầu không thể giống hoặc chung với nam giới. Giáo dục bình đẳng giới là chiến lược lớn của nhà trường. Nó phải được đặt đúng tầm mức cần có. Nếu không quan tâm sâu sắc vấn đề này, không chỉ nền giáo dục mà cả xã hội sẽ phải hối tiếc về sự thụ động và các giải pháp muộn màng của chính chúng ta./. Hoà Đồng, ngày 03 tháng 7 năm 2016 Người dự thi Đào Tấn Nhẫn 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan