Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biểu mẫu - Văn bản Văn bản Mẫu Chiến lược phát triển trường trung học cơ sở giai đoạn 2020-2023 tầm nhìn đế...

Tài liệu Mẫu Chiến lược phát triển trường trung học cơ sở giai đoạn 2020-2023 tầm nhìn đến năm 2025 file word

.DOC
17
124
81

Mô tả:

Mẫu Chiến lược phát triển trường trung học cơ sở giai đoạn 2020-2023 tầm nhìn đến năm 2025 file word
UBND HUYỆN ... TRƯỜNG THCS ... Số: /KHCL-THCS ... CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ..., ngày 10 tháng 01 năm 2020 KẾ HOẠCH Chiến lược phát triển trường trung học cơ sở ... giai đoạn 2020-2023 tầm nhìn đến năm 2025 Trường THCS ... được thành lập năm 1982, qua 36 năm xây dựng và trưởng thành với nhiều khó khăn và thử thách. Song, nhờ có sự chỉ đạo sát sao của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền địa phương; sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của Sở GD&ĐT ..., Phòng GD&ĐT ...; Hội đồng giáo dục xã ...; sự đồng thuận và vào cuộc của các bậc CMHS cùng với ý chí quyết tâm, đoàn kết phấn đấu, nỗ lực vươn lên của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường đã phát triển toàn diện về mọi mặt. Chính vì vậy, tháng 4 năm 2014 nhà trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, tháng 8 năm 2014 được công nhận đạt kiểm định chất lượng mức độ 3, tháng 8 năm 2016 nhà trường đã vinh dự được Chủ tich UBND tỉnh ... tặng Bằng khen. Hiện tại nhà trường đang trong thời gian hoàn thiện hồ sơ đề nghị đánh giá ngoài về kiểm định chất lượng và trường chuẩn quốc gia sau 5 năm. Đây là sự khẳng định về chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục của nhà trường trong những năm vừa qua, đồng thời cũng là tiền đề quan trọng để nhà trường xây dựng chiến lược phát triển trong giai đoạn sau, với mục tiêu tiếp tục củng cố vững chắc tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phấn đấu đạt Cấp độ 2 về kiểm định chất lượng và đạt trường chuẩn quốc gia Mức độ 1. Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2023 và tầm nhìn đến năm 2025 nhằm định hướng phát triển, xác định mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển của nhà trường. Đây chính là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và chương trình hành động của tập thể CB-GV-NV cũng như các thế hệ học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS ... là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của BCH Trung ương đảng về đổi mới căn bản và 1 toàn diện giáo dục đào tạo, nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH I. Môi trường bên trong 1. Số liệu a) Đội ngũ CBQL - GVNV (số lượng, trình độ đào tạo, đánh giá chuẩn hàng năm) Tổng số CBQL - GVNV : 54 người Trong đó : - Ban giám hiệu : 03 người - Giáo viên : 45 người – Dân tộc : 04 – Biên chế : 42 - HĐ : 03 - Công nhân viên : 06 người * Chất lượng đội ngũ: CBQL CMNV ĐH CĐ 03 0 LLCT SC TC 01 02 ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN-NHÂN VIÊN CMNV LLCT CHUẨN NN GV ĐH CĐ TC SC TC SX KHÁ ĐẠT 39 11 02 49 01 45 b) Học sinh Khối 6 7 8 9 T.trường Số TS lớp học sinh 06 06 05 05 22 213 195 189 163 760 Nữ 98 88 101 89 376 Dân Nữ dân Mới tộc tộc tuyển 64 70 48 37 219 30 33 33 20 116 213 HS lưu ban 00 00 00 213 00 Đội Ghi viên chú 204 195 189 163 760 c) Cơ sở vật chất Stt Khối phòng học 1 Khối phòng học tập 2 Khối phòng thực hành (Phòng thực hành Diện tích 1152 344 Ghi chú 22 phòng 05 phòng Sinh-Hóa; Phòng thực hành Lý-Công nghệ điện; Phòng thực hành công nghệ 2 6; 02 phòng tin học) Stt Khối phòng phục vụ học tập Diện tích 1 Phòng thư viện 50 2 Phòng thiết bị 48 3 Hội trường 100 4 Stt Sân chơi, bãi tập, nhà vệ sinh, nhà xe giáo viên và học sinh, nhà kho … Khối phòng hành chính- Quản trị Ghi chú 4135 Diện tích 1 Phòng Hiệu trưởng 25 2 Phòng Phó hiệu trưởng 50 3 Phòng Văn thư-Kế toán 25 4 Phòng Tư Vấn 25 5 Phòng Đoàn-Đội 25 6 Phòng chờ cho giáo viên 50 7 Phòng Y tế 25 8 Phòng bảo vệ 9 Ghi chú 02 phòng 2. Mặt mạnh, mặt yếu a) Điểm mạnh - Ban Giám hiệu là một tập thể đoàn kết, xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết. Chỉ đạo điều hành các hoạt động của nhà trường một cách đồng bộ hiệu quả. Biết biết phát huy dân chủ trong trường học. Được sự tin tưởng quý mến của cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường. - Đội ngũ giáo viên là một tập thể đoàn kết nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển. Chất lượng chuyên môn nghiệp vụ bước đầu đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, nhiều giáo viên có triển vọng tốt, năng động sáng tạo, mạnh dạn đổi mới tích cực ứng dụng CNTT trong giảng dạy đạt hiệu quả tốt. Phần lớn đã và đang học trên chuẩn, có nghiệp vụ sư phạm tốt, yên tâm công tác, có tinh thần trách nhiệm cao. - Chất lượng giáo dục đại trà ổn định,là đơn vị có thứ hạng tiên tiến trong huyện. Trường có bề dạy thành tích, nhiều kinh nghiệm về công tác quản lý, các nề 3 nếp đã đi vào ổn định. Cảnh quan nhà trường đảm bảo “Xanh- Sạch - Đẹp- An toàn”, thu hút PHHS tin tưởng gửi con em vào học tại trường. b) Điểm yếu - Hiệu trưởng, Phó HT chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý. Tính sáng tạo chưa cao, đôi khi còn thiếu quyết liệt trong công tác điều hành. Chưa bồi dưỡng được nhiều giáo viến có tay nghề cao để đáp ứng với yêu cầu thực tế nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, phân công công tác còn có những bất cập do cơ cấu đội ngũ, năng lực của một số giáo viên. - Đội ngũ giáo viên còn chênh lệch về trình độ, việc bố trí công tác có khó khăn, chưa phát huy cao tiềm lực; một số ít giáo viên - nhân viên chưa thực sự tâm huyết trong công việc. Một bộ phận giáo viên tiếp cận công nghệ thông tin và đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn còn hạn chế; Năng lực tiếp cận và thực hiện nhiệm vụ của một số nhân viên chưa thuần thục. - Chất lượng học sinh bước đầu chuyển biến có tính ổn định, nhưng nhiều học sinh ý thức tự học học tập, rèn luyện chưa tốt. - Cơ sở vật chất: Tuy đã cơ bản đáp ứng được so với hoạt động hiện tại, song chưa đảm bảo chất lượng cao; 02 dãy phòng học diện tích hẹp và đã xuống cấp, còn thiếu nhiều trang thiết bị dạy học theo yêu cầu đổi mới trong thời gian tới; khu bãi tập chưa được cải tạo nhiều, thiếu thiết bị hoạt động chung, nhà trường chưa có nhà đa năng phục vụ cho các hoạt động giáo dục … - Kinh phí ngân sách phục vụ các hoạt động giáo dục còn hạn chế. II. Môi trường bên ngoài 1. Những tác động - Năng lực của một số giáo viên, nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Khả năng sáng tạo và ƯDCNTT, trình độ Ngoại ngữ của CB-GV- NV. - Nhận thức của một bộ phận cha mẹ học sinh về yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế còn hạn chế; nhiều gia đình thiếu quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con em. - Tình hình phát triển kinh tế gia đình không ổn định và tác dụng của nền kinh tế thị trường có ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu học tập của học sinh; các tệ nạn xã 4 hội ngày càng biến tướng và tồn tại dưới nhiều hình thức ảnh hưởng không tốt đến môi trường giáo dục. 2. Cơ hội - Được sự quan tâm của các cấp Uỷ đảng, chính quyền địa phương; sự đồng thuận vào cuộc của các ban ngành, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn trong việc giáo dục thể hệ trẻ. - Được phụ huynh và học sinh tín nhiệm, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong nàh trường. - Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhiệt tình, trách nhiệm, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm khá tốt. 3. Thách thức - Là đơn vị thực hiện nhiệm vụ giáo dục THCS trên địa bàn xã ..., là trung tâm văn hóa của xã có ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục chung trên dịa bàn. - Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và của xã hội trong thời kỳ hội nhập. - Khả năng sáng tạo và ứng dụng CNTT, trình độ Ngoại ngữ của CB-GV-NV còn hạn chế, đặc biệt là giáo viên có tuổi. - Sự cạnh tranh lành mạnh của các trường THCS lân cận gần địa bàn. - Cơ sở vật chất - thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục. III. Đánh giá tình hình thực hiện kết quả giáo dục giai đoạn 2014 - 2018 1. Mặt đạt được và nguyên nhân a. Mặt đạt được: - Nhà trường đã xây dựng được một đội ngũ Cán bộ - Giáo viên - Nhân viên có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt. - Giúp học sinh tạo dựng được động cơ, thái độ học tập tốt, chủ động và tự tin trong học tập, có kỉ cương và nề nếp, biết hợp tác và tôn trọng mọi người. - Trên 90% Cán bộ - Giáo viên - Nhân viên tiêu biểu về tạo dựng môi trường thân thiện – học sinh tích cực. - Trên 50% Cán bộ - Giáo viên - Nhân viên tiêu biểu về đổi mới quản lý lớp học bằng biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực. 5 - Hiệu suất đào tạo các khóa học đạt trên 90%. b. Nguyên nhân khách quan: - Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ và chỉ đạo kịp thời của Lãnh đạo của các cấp Ủy Đảng, UBND các cấp, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện ... trong công tác xây dựng đội ngũ của nhà trường. - Xã hội phát triển đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục. c. Nguyên nhân chủ quan: - Nhà trường luôn quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên về năng lực và phẩm chất. - Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường nhiệt tình, tích cực trong công tác xây dựng động cơ, thái độ học tập và nề nếp, kỉ luật của học sinh. - Tập thể nhà trường luôn có ý thức và trách nhiệm trong phong trào xây dựng môi trường thân thiện – học sinh tích cực và công tác giáo dục đạo đức, kỉ luật cho học sinh. 2. Mặt chưa đạt được và nguyên nhân: a. Mặt chưa đạt được: - Tỉ lệ học sinh giỏi, khá còn thấp so với các trường trong tốp đầu của huyện, tỉ lệ học bỏ học của những năm học đầu trong giai đoạn 2011-2015 còn cao. - Số học sinh giỏi bộ môn cấp huyện, tỉnh còn ít, chưa đạt chỉ tiêu ở tất cả các bộ môn. - Kết quả học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT chưa như mong muốn. b. Nguyên nhân khách quan: - Chất lượng đầu vào của học sinh còn hạn chế nên ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường. - Một bộ phận phụ huynh học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, lo mưu sinh nên không quan tâm đến việc học tập của con em. c. Nguyên nhân chủ quan: 6 - Một số ít học sinh có ý thức học tập kém và chưa có ý thức hợp tác với giáo viên trong quá trình học tập. - Công tác tư vấn hướng nghiệp của nhà trường chưa thu hút học sinh. 3. Những nội dung ưu tiên thực hiện giai đoạn 2020-2023 - Tập trung các giải pháp tích cực giữ vững số lượng học sinh trong nhà trường, ngăn ngừa và hạn chế tối đa bỏ học, tăng cường công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, nâng chất lượng học tập của học sinh yếu kém; giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục ngày càng bền vững. - Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có đủ năng lực và tâm huyết thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của nhà trường trong giai đoạn mới. - Tích cực đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo, phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi học sinh; đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong dạy - học và quản lý; tăng cường các tổ chức hoạt động tập thể, giáo dục kỹ năng sống trong chương trình giáo dục trải nghiệm sáng tạo. - Đổi mới công tác quản lý, kiểm tra và tự đánh giá đúng chuẩn đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục theo Thông tư 18; chuẩn hiệu trưởng theo Thông tư 14 và chuẩn nghề nghiệp giáo viên theoThông tư 20. - Xây dựng văn hoá Nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện. - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp các công trình, duy tu sửa chữa hạng mục xuống cấp, tăng cường trang thiết bị dạy học, thực hành bộ môn và phương tiện công nghệ thông tin. Quan tâm đầu tư phòng học bộ môn, phòng thiết bị, hội trường...; tham mưu xây dựng sân cỏ nhân tạo, bể bơi cho học sinh. - Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, thu hút nguồn lực tinh thần, vật chất từ các đơn vị, cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức, đoàn thể ... cha mẹ học sinh và nhân dân. B. KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC GIAI ĐOẠN 2019-2023 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025 I. Sứ mệnh. 7 Tạo dựng được môi trường học tập thân thiện, an toàn, nền nếp - kỷ cương, đề cao chất lượng giáo dục toàn diện, để mỗi học sinh đều có cơ hội học tập, rèn luyện, phát triển hết năng lực và phẩm chất của mình. II. Tầm nhìn: Là một trong những trường có bề dày truyền thống về chất lượng giáo dục ổn định, đạt chuẩn Quốc gia, nhiều năm liền là tập thể lao động tiên tiến. Nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn tới trở thành một trong những đơn vị có chất lượng giáo dục cao. Đây là cơ sở thuận lợi để nhà trường có định hướng trong việc xây dựng nhà trường thành đơn vị giáo dục xuất sắc. Trong giai đoạn 2019 - 2023 duy trì ổn định về quy mô, chất lượng giáo dục; dần từng bước cải thiện môi trường giáo dục, nâng cao hiệu quả để đến 2025 trở thành đơn vị có phong trào giáo dục xuất sắc trên địa bàn huyện .... III. Các giá trị cốt lõi: - Tinh thần đoàn kết. - Tính nhân ái. - Tinh thần trách nhiệm. - Sự hợp tác. - Tính trung thực. - Tính sáng tạo. - Lòng tự trọng - Khát vọng vươn lên. IV. Phương châm hành động. (khẩu hiệu hành động) “Chất lượng giáo dục là uy tín, danh dự của nhà trường”. C. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC I. Mục tiêu chung Xây dựng nhà trường có uy tín, chất lượng giáo dục cao, phù hợp với mô hình giáo dục hiện đại và xu thế phát triển của địa phương, của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. II. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể từng năm học. 1. Mục tiêu cụ thể từng năm học * Năm học 2018 - 2019: 8 Duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi, giáo viên giỏi, xây dựng thương hiệu nhà trường trên địa bàn của huyện. Hoàn thành công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng và trường chuẩn quốc gia. * Năm học 2019 - 2020: Tham mưu, đề nghị công nhận trường đạt kiểm định chất lượng Cấp độ 2 và đạt chuẩn quốc gia Mức độ 1. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, nâng cao chất lượng học sinh giỏi cấp tỉnh, giáo viên giỏi các cấp. * Năm học 2020 - 2021: Tiếp tục cải tiến chất lượng, nâng cao mức đạt được của các tiêu chí của kiểm định chất lượng; hoàn thiện các tiêu chí 2.1 và 3.1 đạt Mức 3, Khoản 4 Điều 22 đạt Mức 4. Chuẩn bị đầy đủ CSVC và trang thiết bị dạy học cho chương trình GDPT mới. * Năm học 2021 - 2022: Thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới cho khối lớp 6. Nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường đảm bảo đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới về phổ cấp giáo dục-xóa mù chữ. Tiếp tục duy trì ổn định chất lượng giáo dục của các khối lớp 7,8,9. Tiếp tục cải tiến chất lượng, nâng cao mức đạt được của các tiêu chí của kiểm định chất lượng; hoàn thiện tiêu chí 2.2 đạt Mức 3, Khoản 5 Điều 22 đạt Mức 4. * Năm học 2022 - 2023: Thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới cho khối lớp 6 và khối lớp 7. Tiếp tục duy trì ổn định chất lượng giáo dục của các khối lớp 8,9. Tiếp tục cải tiến chất lượng, nâng cao mức đạt được của các tiêu chí của kiểm định chất lượng; hoàn thiện tiêu chí 3.2 đạt mức 3, Khoản 6 Điều 22 đạt Mức 4. * Năm học 2023 - 2024: Thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới cho khối lớp 6,7,8. Tiếp tục duy trì ổn định chất lượng giáo dục của khối lớp 9. Tiếp tục cải tiến chất lượng, nâng cao mức đạt được của các tiêu chí của kiểm định chất lượng; hoàn thiện tiêu chí 3.2 đạt mức 3, Khoản 6 Điều 22 đạt Mức 4. Hoàn thành công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng và trường chuẩn quốc gia để đề nghị đánh giá ngoài. * Năm học 2024 - 2025: 9 Tham mưu, đề nghị công nhận trường đạt kiểm định chất lượng Cấp độ 3 và đạt trường chuẩn quốc gia Mức độ 2. Thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới cho tất cả các khối lớp. Tiếp tục cải tiến chất lượng, nâng cao mức đạt được của các tiêu chí của kiểm định chất lượng. 2. Phát triển quy mô trường lớp Năm học Năm học 2018 – 2019 Năm học 2019 – 2020 Năm học 2020 – 2021 Năm học 2021 – 2022 Năm học 2022 – 2023 Năm học 2023 – 2024 Năm học 2024 – 2025 Số lớp Số học sinh Tăng + ; Giảm - 22 760 + 30 22 813 + 53 22 873 + 60 22 884 + 11 22 907 + 23 22 973 + 66 22 1000 + 17 3. Đội ngũ CBQL-GV a) Trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học Năm Tổng học 20182019 20192020 20202021 20212022 số Trình độ chuyên Trình độ tiếng môn Anh ĐH CĐ 48 40 47 TC ĐH B A 8 3 29 41 6 3 46 41 5 46 43 3 Trình độ tin học ĐH B A 1 16 12 29 1 26 12 3 29 1 36 12 4 41 1 36 12 Ghi chú 10 20222023 20232024 20242025 46 45 1 4 41 1 36 12 46 46 0 4 41 1 36 12 46 46 0 4 41 1 36 12 b) Đánh giá chuẩn giáo viên Năm Tổng học số Trình độ Trình độ Xếp loại chuẩn nghề chuẩn chính trị nghiệp Trên Đạt chuẩn chuẩn 20182019 20192020 20202021 20212022 20222023 20232024 20242025 TC SC XS Đảng K viên Khá TB 41 4 14 45 37 8 1 44 44 38 6 1 43 2 40 2 15 43 38 5 1 42 3 39 1 16 43 40 3 41 4 39 17 43 42 1 41 5 38 18 43 43 0 41 8 35 19 43 43 0 40 8 35 20 4. Đánh giá học sinh Xếp loại cuối năm Năm học Số Duy Hoàn học trì sĩ thành Môn sinh số học và các HĐGD 2018- 760 99.0% 97.0% Đạt về Năng lực Hoàn Hoàn Đạt thành thành về chương chương Phẩm trình trình chất lớp học THCS 97.0% 90.0% 97.0% 97.0% Ghi chú 11 2019 20192020 20202021 20212022 20222023 20232024 20242025 813 99.0% 97.0% 97.0% 97.0% 97.0% 95.0% 873 99.0% 98.0% 98.0% 98.0% 98.0% 96.0% 884 99.0% 98.0% 98.0% 98.0% 98.0% 96.0% 907 99.0% 98.0% 98.0% 98.0% 98.0% 96.0% 973 99.0% 98.0% 98.0% 98.0% 98.0% 96.0% 1000 99.0% 98.0% 98.0% 98.0% 98.0% 96.0% 5. Về thư viện và trang thiết bị dạy-học - Tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư xây dựng thư viện đạt chuẩn, giữ vững danh hiệu thư viện xuất sắc. Bổ sung đầy đủ các đầu sách đảm bảo theo tiêu chuẩn thư viện đạt chuẩn. - Tham mưu mua sắm các trang thiết bị dạy học đáp ứng các yêu cầu dạy-học theo chương trình giáo dục phổ thông mới cũng như việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đổi mới công tác kiểm tra daanhs giá theo năng lực và phẩm chất của người học trong giai đoạn mới. 6. Về cơ sở vật chất - Tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư nâng cấp CSVC, phấn đấu đạt theo tiêu chí về giáo dục của dự án xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, đáp ứng các tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia trong giai đoạn mới. - Đầu tư có trọng điểm để hiện đại hoá các phòng học, phòng học bộ môn, khu làm việc của CB-GV-NV, sân chơi bãi tập của học sinh. - Tiếp tục đầu tư máy tính, máy chiếu, tiến tới lắp đặt hệ thống camera và các thiết bị đảm bảo cho việc ứng dụng CNTT. Xây dựng mạng thông tin quản lý giữa giáo viên, các tổ chuyên môn với nhà trường liên thông qua hệ thống nối mạng Lan và 12 Internet, diễn đàn giáo dục trên hệ thống trường học kết nối tiến tới giảng dạy trực tuyến thông qua nghiên cứu bài học với các giáo viên trong huyện, tỉnh. 7. Công tác xã hội hoá giáo dục: - Làm tốt công tác tuyên truyền, tích cực tham mưu với các cấp Uỷ Đảng, chính quyền địa phương đổi mới nhận thức về giáo dục, tích cực đầu tư cho giáo dục, làm tốt công tác khuyến học - khuyến tài thông qua việc phối hợp với Hội khuyến học xã .... - Tham mưu với Đảng ủy, HĐND, UBND xã, thoả thuận thống nhất với Ban đại diện CMHS hàng năm để huy động nguồn kinh phí xã hội hoá giáo dục hỗ trợ nhà trường cải thiện về CSVC, hỗ trợ các hoạt động giáo dục. - Tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân hảo tâm. - Phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện CMHS trong việc huy động và giáo dục học sinh. Tích cực tuyên truyền tới cha mẹ học sinh tham gia BHYT, BHTT cho học sinh và tổ chức tốt hoạt động y tế học đường. - Phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội ủng hộ và phối hợp trong công tác giáo dục. D. CÁC NỘI DUNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC. I. Điều chỉnh nội dung dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành một cách hợp lí. II. Tiếp tục chỉ đạo lựa chọn và triển khai các mô hình, phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện của trường. III. Tiếp tục chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá. IV. Nâng cao chất lượng dạy và học Ngoại ngữ, Tin học, đặc biệt là tiếng Anh V. Tham mưu, chuẩn bị đảm bảo các điều kiện để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. VI. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới công tác quản lí giáo dục VII. xây dựng và quản lí môi trường giáo dục lành mạnh, dân chủ, an toàn, thân thiện, chất lượng và bình đẳng 13 VIII. Thực hiện kế hoạch giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. IX. Xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị dạy học theo hướng đa dạng hóa và hiện đại hóa. X. Thực hiện hiệu quả chính sách giáo dục, huy động nguồn lực tài chính, xã hội hóa giáo dục. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường-gia đình-xã hội, tăng cường giao lưu, hợp tác với các đơn vị bạn. E. TỔ CHỨC THỰC HIỆN I. Phổ biến chiến lược phát triển nhà trường Chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, CMHS, học sinh và các tổ chức, cá nhân quan tâm đến nhà trường. II. Trách nhiệm thực hiện 1. Trách nhiệm của Hiệu trưởng - Xây dựng chiến lược phát triển của nhà trường giai đoạn 2019-2023 và tầm nhìn đến năm 2025. - Thành lập Ban chỉ đạo đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. - Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hịên các mục tiêu chiến lược đã đề ra trong từng giai đoạn như sau: a) Giai đoạn 1 năm học 2018-2019: Xây dựng kế hoạch chiến lược trình phòng GDĐT phê duyệt và triển khai thực hiện chiến lược. b) Giai đoạn 2 năm 2019-2020: Thực hiện các sứ mệnh của chiến lược phát triển nhà trường. c) Giai đoạn 3 từ năm 2021-2023: Khẳng định được thương hiệu, uy tín và hình ảnh cuả nhà trường . d) Giai đoạn 4: Năm 2023 -> 2025: Phát triển nhà trường lên tầm cao mới, hoàn thành sứ mệnh của nhà trường. - Hằng năm, rà soát đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, có điều chỉnh các tiêu chí cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương. 2. Trách nhiệm của Phó Hiệu trưởng 14 Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục. 3. Trách nhiệm của tổ chuyên môn. - Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch. - Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (từng năm) trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, thời gian thực hiện, các nguồn lực thực hiện, người chịu trách nhiệm. - Tổ chức và phân công thực hiện hợp lý cho các bộ phận, cá nhân phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn và nguồn lực. - Chủ động xây dựng kế hoạch tổ, hợp tác với các tổ chức trong nhà trường. 4. Trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, nhân viên Căn cứ chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học, từng giai đoạn. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch. 5. Trách nhiệm của học sinh Không ngừng học tập, tích cực tham gia hoạt động để sau khi tốt nghiệp THCS có kiến thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu xã hội, tiếp tục học Trung học phổ thông hoặc học nghề. Rèn luyện đạo đức và các kỹ năng sống để trở thành những người công dân tốt. 6. Ban đại diện cha mẹ học sinh - Tăng cường giáo dục gia đình, quan tâm đúng mức đối với con em, tránh “khoán trắng” cho nhà trường. - Hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất, cùng với nhà trường tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh thực hiện một số mục tiêu của chiến lược. 7. Các Tổ chức Đoàn thể trong trường: - Hàng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung liên quan trong vấn đề thực hiện chiến lược phát triển nhà trường. 15 - Tuyên truyền, vận động mọi thành viên của tổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, góp ý với nhà trường điều chỉnh, bổ sung những nội dung phù hợp để có thể thực hiện tốt chiến lược của nhà trường. III. Kiến nghị với các cơ quan hữu trách: - Đối với Phòng GD&ĐT, các ban ngành huyện ...: + Phê duyệt Chiến lược và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt, giúp nhà trường thực hiện nội dung theo đúng kế hoạch phù hợp với chiến lược phát triển. + Hỗ trợ về cơ chế chính sách, tài chính và nhân lực để thực hiện các mục tiêu của chiến lược. - Đối với HĐND xã ...: + Phê duyệt Chiến lược và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt, giúp nhà trường thực hiện nội dung theo đúng kế hoạch phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội của địa phương. + Có Nghị quyết đầu tư xây dựng CSVC theo các tiêu chí giáo dục của dự án phát triển để nhà trường thực hiện kế hoạch chiến lược. III. Điều chỉnh kế hoạch Kế hoạch chiến lược hàng năm sẽ được đánh giá và điều chỉnh phù hợp sát với tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương và yêu cầu phát triển của ngành. Trên là "Chiến lược phát triển trường THCS ... giai đoạn 2019 – 2023 và tầm nhìn đến năm 2025. Nhà trường sẽ xây dựng lộ trình, cụ thể hóa thành chương trình hành động, sát hợp với tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương và yêu cầu phát triển của ngành, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của các cấp đã đề ra ./. Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG - Đàng ủy-HĐND xã ... (Phê duyệt) - Phòng GD&ĐT (Phê duyệt) - Lưu VP 16 Phê duyệt của HĐND xã ... Phê duyệt của PGD&ĐT ... Trưởng phòng 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan