Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biểu mẫu - Văn bản Văn bản Bài tiểu luận môn Luật so sánh...

Tài liệu Bài tiểu luận môn Luật so sánh

.PDF
34
4911
75

Mô tả:

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ··········································································································· ··········································································································· ··········································································································· ··········································································································· ··········································································································· ··········································································································· ··········································································································· ··········································································································· ··········································································································· ··········································································································· ··········································································································· ··········································································································· ··········································································································· ··········································································································· ··········································································································· ··········································································································· ··········································································································· ··········································································································· ··········································································································· ··········································································································· ··········································································································· ··········································································································· ··········································································································· ··········································································································· ··········································································································· ··········································································································· DANH SÁCH NHÓM KẸP NƠ Tên MSSV Ngô Thị Kim Ngân (nhóm trưởng) 030129130802 Trương Thanh Hương Trần Lâm Nhật Quỳnh Nguyễn Thị Kim Phương Ngô Võ Hoàng Anh Nguyễn Ngọc Yến Lâm Tố Quyên Nguyễn Thị Hồng Phụng 030129130638 030731150030 030731150042 030731150037 030731150031 030731150062 030732160115 Công việc phụ trách tổng hợp bài, Slide, thuyết trình mục 2, phần II mục 3, phần II, kết luận mục 1, phần I, mở đầu mục 2, phần I mục 1, phần II 1.5, mục 1, phần II Trò chơi tổng hợp MỤC LỤC I. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT HỒI GIÁO.................................................................................2 1. Khái niệm luật Hồi giáo, các quốc gia áp dụng luật Hồi giáo....................................2 1.1. Khái niệm luật Hồi giáo.................................................................................... 2 1.2. Các quốc gia áp dụng Luật Hồi Giáo................................................................3 2. Giới thiệu Bộ luật Shari’ah......................................................................................... 4 2.1. Nguồn của luật Shari’ah....................................................................................5 2.2. Đặc điểm:...........................................................................................................6 2.3. Phạm vi điều chỉnh:........................................................................................... 6 2.4. Cấu trúc quy phạm của pháp luật hồi giáo........................................................6 2.5. Tội phạm trong luật Hồi giáo:...........................................................................7 II. ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT HỒI GIÁO.......................................................................... 8 1. Ngân hàng Hồi giáo.....................................................................................................8 1.1. Khái niệm:......................................................................................................... 8 1.2. Phương châm hoạt động:...................................................................................8 1.3. Các dịch vụ tài chính Hồi giáo..........................................................................9 1.4. Tầm ảnh hưởng của Ngân hàng Hồi giáo....................................................... 11 1.5. So sánh ngân hàng hiện đại và ngân hàng Hồi giáo....................................... 12 a) Sự khác nhau giữa ngân hàng hồi giáo và ngân hàng thông thường........ 12 b) Các khái niệm chung...................................................................................13 c) Ngân hàng Hồi Giáo ở Nigeria...................................................................13 d) Ngân hàng Hồi Giáo ở Ấn Độ.................................................................... 13 2. Hệ thống pháp luật ở các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất ( United Arab Emirates - UAE)............................................................................................................13 2.1. Hệ thống pháp luật:......................................................................................... 15 2.2. Hệ thống toà án................................................................................................16 3. Hệ thống pháp luật Hồi giáo áp dụng ở Indonesia................................................... 17 3.1. Khái quát về sự phát triển của Hồi giáo ở Indonesia......................................17 a) Indonesia..................................................................................................... 17 b) Bang Bana Aceh - tỉnh duy nhất được quyền áp dụng luật Shari’ah........ 17 3.2. Các quy định dựa trên các nguyên tắc Hồi giáo ở Indonesia......................... 17 3.3. Thực trạng áp dụng:........................................................................................ 19 3.4. Nhận xét...........................................................................................................23 a) Của thế giới và người dân Indonesia..........................................................23 b) Của cá nhân.................................................................................................25 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. Một buổi phạt đánh roi do vi phạm quy định trong luật Hồi giáo Shari'ah 17 Hình 2. Một thanh niên ở tỉnh Aceh, Indonesia bị phạt roi vì quan hệ tình ái với một thanh niên khác.......................................................................................................... 18 MỞ ĐẦU Trên thế giới, hiện nay có rất nhiều tiêu chí khác nhau để phân nhóm các hệ thống pháp luật. Căn cứ tùy vào mục đích nghiên cứu của mình mà các học giả lựa chọn các tiêu chí phù hợp để phân nhóm. Mặc dù sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau, tuy nhiên kết quả của việc phân nhóm lại có những điểm tương đồng. Dựa trên tính chất tương đồng, có bốn hệ thống pháp luật cơ bản chiếm ưu thế và phổ biến trên thế giới: Common Law (thông luật), Civil Law (dân luật), Luật theo chủ nghĩa Marxist/Xã hội chủ nghĩa và Pháp luật Hồi giáo. So với các hệ thống pháp luật khác thì hệ thống Luật Hồi giáo luôn là một bí ẩn đối với giới luật gia. Luật Hồi giáo là một trong những hệ thống pháp luật lớn của thế giới ngày nay, hình thành ở các nước Hồi giáo và chịu ảnh hưởng của tôn giáo, nó đang điều chỉnh mối quan hệ của khoảng hơn một tỉ tín đồ Hồi giáo. Hệ thống pháp luật Hồi giáo (Islamic law) có mối quan hệ mật thiết với đạo Hồi. Hồi giáo là một trong ba tôn giáo lớn nhất trên thế giới, luật Hồi giáo như một phần của giới luật đạo Hồi, ở đâu không có đạo Hồi thì ở đó không có pháp luật Hồi giáo. Nhiều quốc gia Hồi giáo tiếp tục khẳng định sự gắn bó với các nguyên tắc của đạo Hồi trong pháp luật của mình. Mặt khác, cũng tìm cách thích nghi với pháp luật của thế giới trong bối cảnh thế giới hiện đại, toàn cầu hóa hiện nay. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm chúng em nghiên cứu về đề tài cụ thể là “Sự ảnh hưởng của Hồi giáo trong Luật hình sự Cộng hòa Hồi giáo”. 1 I. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT HỒI GIÁO 1. Khái niệm luật Hồi giáo, các quốc gia áp dụng luật Hồi giáo 1.1. Khái niệm luật Hồi giáo Muốn hiểu được khái niệm luật Hồi giáo, trước tiên phải hiểu được khái niệm đạo Hồi - Islam. Từ “ Islam” (tên của đạo Hồi theo tiếng Ả Rập) có nghĩa là “tuân phục”. Tư tưởng trung tâm của đạo Hồi chỉ đơn giản là tuân phục hoàn toàn ý chí và luật lệ của thượng đế. Người tuân phục - hay tín đồ Hồi giáo. Islam truyền sang Trung Quốc, chủ yếu được người dân tộc thiểu số Hồi Hồi tiếp nhận nên gọi là “Hồi giáo”. Tín ngưỡng đạo Hồi có thể tóm tắt trong vài lời và đó là lời cầu nguyện hàng ngày của các tín đồ Hồi giáo trên khắp thế giới: “Không có chúa trời nào khác ngoài Allah và Mohammed là tiên tri của Ngài”, Allah không phải là tên của một vị thần mà đó chỉ đơn giản có nghĩa là “thượng đế” theo tiếng Ả rập - thượng đế tối cao và duy nhất. Các tín đồ Hồi giáo sống tuân theo giới luật đạo Hồi (tiếng Ả rập là Shari’ah - con đường của thượng đế). Trong Shari’ah có những quy định cấm như trộm cắp, nói dối, giết người, ngoại tình và uống rượu. Shari’ah cũng bắt buộc người Hồi giáo phải có đức khoan dung và khiêm tốn, đối xử với nhau một cách công bằng. Luật Hồi giáo không phải là hệ thống pháp luật gắn với nhà nước mà chỉ là một phần của Shari’ah. Luật Hội giáo giống như luật giáo hội của nhà thời Thiên chúa giáo, là hệ thống các quy định của luật Hồi giáo hoàn toàn độc lập, không chịu sự chi phối của nhà nước, không quyền lực nào có thể thay đổi luật Giáo hội không phải là hệ thống pháp luật đầy đủ, luật Giáo hội có nguồn gốc thần thánh - không phải do thượng đế đưa ra và luật Giáo hội có thể bị thay đổi. Luật Hồi giáo thể hiện ý chí của thượng đế chứ không phải của Nhà nước nên nó hướng tới điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực của đời sống chứ không chỉ đề cập những vấn đề mà nhà nước quan tâm. Bởi vậy, trong luật Hồi giáo chứa đựng các quy tắc quy định tín đồ phải tuân theo những điều răn. Mặc dù luật Hồi giáo không mang tính cưỡng chế 2 như hệ thống quy tắc xử sự, là “con đường của thượng đế” nó đồng thời cũng được bao trùm trong hệ thống các tập quán với học thuyết về nghĩa vụ.1 1.2. Các quốc gia áp dụng Luật Hồi Giáo Ở các quốc gia áp dụng Luật Hồi giáo không có sự tách rời giữa nhà thờ và nhà nước (church and state). Luật Hồi giáo, theo nghĩa gốc bằng tiếng Arập được phiên âm sang tiếng Latinh, là Luật Shari’ah - nghĩa là “con đường đúng” (the right path) hoặc là “sự hướng dẫn” (guide). - Pháp luật của các nước Hồi giáo gồm 2 hệ thống: hệ thống pháp luật của đạo Hồi (chỉ áp dụng cho những người theo đạo Hồi) và hệ thống pháp luật do Nhà nước ban hành (có tác dụng đối với mọi công dân trong xã hội, thường quy định về các vấn đề tài sản). Để xác định một quốc gia thuộc hệ thống Luật Hồi giáo bao gồm 2 yếu tố cơ bản và tiên quyết là: Đạo Hồi là quốc đạo của quốc gia, quốc gia lấy các quy định trong Kinh Thánh của Đạo Hồi làm luật- Kinh Qu’ran (Koran). Các nước Hồi giáo ngày nay có thể chia thành 3 nhóm: – Nhóm chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của pháp luật Hồi giáo như Arập Xê –út, Iran, Syria, Jordan, Oman, Quatar, Bahrein, Yemen, Koweit, Các tiểu vương quốc Arập, Pakistan, Afghanistan, Bangladesh, Morocco, Mauritania, Libya, Sudan, … Pháp luật của các nước này thừa nhận tính tối cao của luật Hồi giáo. Các quy phạm tôn giáo được nâng lên thành quy phạm pháp luật trong hệ thống Luật Hồi giáo. Luật pháp được xây dựng trên cơ sở Kinh Koran và không được trái với Kinh Koran. – Nhóm thứ hai là nhóm các nước chỉ dùng luật Hồi giáo để điều chỉnh một số lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội như vấn đề nhân thân, hoạt động của các tổ chức tôn giáo, có thể vấn đề đất đai, thừa kế, …. Những nước thuộc nhóm này có thể chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil law (dân luật hay hệ thống pháp luật châu Âu lục địa) như Indonesia, Iraq hoặc chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Common law (thông luật hay hệ thống pháp luật Anh-Mỹ) như Malaisia, Brunei, Myanmar. 1 Xem Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật So sánh Nxb Công An Nhân Dân. 2009. tr.336,337. 3 – Nhóm thứ ba là nhóm các nước đã từng là các nước xã hội chủ nghĩa ở vùng Trung Á thuộc Liên Xô cũ như Azerbaijan, Kazakhstan, Kyrgystan, Uzbekistan, Turkmenistan, Tajikistan. Các nước này trước thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, pháp luật Hồi giáo cũng có ảnh hưởng khá sâu sắc. Tuy nhiên, sau khi gia nhập Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết, pháp luật Hồi giáo không được khuyến khích phát triển và nhà nước Xô viết không thừa nhận kinh koran là một nguồn của pháp luật, toà án Hồi giáo không còn tồn tại. Sau khi Liên Xô sụp đổ, các nước thuộc nhóm này đã tiếp nhận hệ thống pháp luật lục châu Âu lục địa (Civil law) và gia nhập dòng họ pháp luật châu Âu lục địa, do đó, tuy Hồi giáo vẫn tồn tại như một tôn giáo nhưng ảnh hưởng của nó với hệ thống pháp luật quốc gia không đáng kể. 2. Giới thiệu Bộ luật Shari’ah Hệ thống pháp luật hồi giáo là hệ thống pháp luật thứ ba trên thế giới chi phối tư tưởng, tình cảm, hành vi của khoảng hơn 1 tỷ người. Được xây dựng trên kinh Coran trong đó giới hạn nghiêm ngặt quy chế cá nhân. Hai yếu tố cơ bản, tiên quyết để xác định một quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Hồi giáo bao gồm: - Đạo hồi là quốc đạo của quốc gia; - Quốc gia lấy các quy định trong Kinh Thánh của Đạo hồi làm luật. Chính vì vậy, Thổ Nhĩ Kì, dù là nước có Đạo Hồi là quốc đạo, nhưng vẫn là quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa vì ở quốc gia này Đạo Hồi chỉ được coi là tôn giáo chứ không được coi là luật Luật Hồi giáo theo nghĩa gốc tiếng Arập được phiên âm sang tiếng Latinh, là Luật Shari’ah - nghĩa là “con đường đúng” hoặc là “sự hướng dẫn”. Đây là các quy phạm tôn giáo được nâng lên thành quy phạm pháp luật được các quốc gia trong hệ thống Luật Hồi giáo (điển hình như Afghanistan, Pakistan, Kowait, Bahrain, Quatar, Arập Xêut) áp dụng để điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong xã hội Luật Hồi giáo không phải là hệ thống pháp luật gắn với nhà nước mà chỉ là một phần của Sari’ah. Luật Hồi giáo không phải hệ thống các quy phạm pháp luật đúng nghĩa 4 của thuật này. Luật hồi giáo được cho là do thượng đế đặt ra một lần và không thể thay đổi, xã hội cần tuần theo luật của thượng đế chứ không phải là ngược lại. Như đề cập ở trên, Luật Hồi Giáo chính là luật Shari’ah. Luật này điều chỉnh, đưa ra nguyên tắc và quy định hành vi của người dân, hoạt động của các của quan tổ chức, đưa ra các quy phạm để áp dụng trong đời sống của một con người như ăn kiêng, nuôi dạy con cái, đồng thời cũng quy định và miêu tả những quy tắc dành cho nhà tu hành, việc bố thí cho người nghèo và những vấn đề về tôn giáo khác. Bên cạnh đó, Luật Hồi giáo cũng được sử dụng những hướng dẫn đối với các hoạt động của con người trong xã hội cũng như đối với những tác động qua lại giữa các nhóm dân tộc. Ở phạm vi rộng hơn, Luật Shari’a được áp dụng để giải quyết những tranh chấp trong phạm vi quốc gia với nhau, đồng thời giải quyết những tranh chấp trong phạm vi quốc gia với nhau, đồng thời giải quyết những tranh chấp, xung đột quốc tế và vấn đề chiến tranh. 2.1. Nguồn của luật Shari’ah Do đó, nguồn luật của Luật Hồi giáo cũng chính là các thành tố của luật Shari’ah. Luật gồm 4 thành tố - Kinh Coran: là nguồn luật cao nhất của luật hồi giáo, là những lời của Thánh Alla tiết lộ cho tiên tri Muhammed. Trong kinh tín ngưỡng tồn tại bên cạnh một số nguyên tắc pháp lý, hầu hết liên quan đến luật gia đình, một số liên quan đến luật hình sự, hợp đồng, pháp luật về tài chính, hiến pháp, tòa án, tranh chấp quốc tế; các vấn đề tôn giáo , nghi lễ nghi thức và luật pháp rất ngắn gọn, không cụ thể; vẫn còn một số vấn đề bỏ ngỏ, vì vậy, về nguyên tắc, vẫn cần sự giải thích và mô tả từ nhà tiên tri, đây chính là tiền đề để nguồn luật thứ hai ra đời, đó là - Kinh Sunna: chứa đựng những lời dạy bảo của tiên tri Mohammed và những giai thoại, những câu chuyện về nhà tiên tri và các tín đồ của mình sống cuộc sống phù hợp với trật tự tôn giáo được quy định trong kinh Coran. - Idjmá : khác hẳn với Kinh Coran và kinh Sunna là hai nguồn luật của Hồi giáo mang tính thần thành, tự nhiên thì Idjmá lại được ra đời trên cơ sở thống nhất về quan điểm pháp luật của các học giả pháp lý Hồi giáo. Là những vấn đề về con người và chính trị. Các thẩm phán có thể kiểm tra trong Idjmá để tìm kiếm nhiều giải pháp khả thi để áp 5 dụng trong xã hội hiện đại, và có quyền tự do sáng tạo phương pháp mới để giải quyết tội phạm - Kyàs : là án lệ được tuyên bởi thẩm phán cấp cao. Các thẩm phán của các nước theo Luật Hồi giáo có thể sử dung tiền lệ pháp đó để giải quyết một vụ việc mới phát sinh sau này mà hướng giải quyết vụ việc đó không được đề cập trong kinh Coran, kinh Sunna và Idjmá.2 2.2. Đặc điểm: - Quy định có tính chất đạo đức, ít có quy định về thương mại hoặc quan hệ giữa các quốc gia - Luật hồi giáo là một phần của giới đạo Hồi, có mối liên hệ chặt chẽ với Hồi giáo và văn minh Hồi giáo nên sự hình thành và phát triển của luật Hồi giáo gắn với sự hình thành và phát triển đạo hồi - Không có sự phân biệt rạch ròi giữa tôn giáo và chính trị và pháp luật. 2.3. Phạm vi điều chỉnh: - Thể hiện ý chí của thượng đế chứ không phải ý chí của nhà nước nên nó điều chỉnh hầu hết những lĩnh vực của đời sống xã hội chứ không phải điều chỉnh những vấn đề nhà nước quan tâm - Luật hội giáo đóng vai trò quan trọng trước hết ở các lĩnh vực truyền thống như gia đình, thừa kế, và trong một chừng mực nhất định là luật hình sự. Còn ảnh hưởng của luật hồi giáo trong những lĩnh vực: luật hợp đồng, luật sở hữu có phần yếu hơn - Đạo hồi còn can thiệp vào những việc mà đối với hầu hết các quốc gia khác cho rằng hoàn toàn không thuộc điều chỉnh của pháp luật: thời điểm thích hợp cho việc cầu nguyện, giờ giấc đánh răng… 2.4. Cấu trúc quy phạm của pháp luật hồi giáo Cấu trúc, các khái niệm, phạm trù của luật Hồi giáo khá đặc biệt với các hệ thống pháp luật khác. 2 Xem PGS.TS. Thái Vĩnh Thắng. “Tìm hiểu hệ thống pháp luật Hồi giáo”, Tạp chí Luật học, sô 1/2006, tr 69 - 70. 6 - Điển hình như về hành vi vi phạm pháp luật của hồi giáo không giống như hệ thống pháp luật khác, chia hành vi con người thành 5 loại: hành vi bắt buộc phải làm, hành vi nên làm, hành vi làm cũng được không làm cũng được, hành vi khiển trách, hành vi bị khiển trách, hành vi bị cấm - Chế định nghĩa vụ trong luật hồi giáo rất phát triển. Dựa trên cơ sở có hay không sự chuyển giao tài sản là đối tượng của hợp đồng, nghĩa vụ xuất phát từ hợp đồng được chia làm 2 nhóm: nhóm nghĩa vụ liên quan đến việc chuyển giao tài sản là đối tượng của dịch dân sự bao gồm hợp đồng trao đổi, hợp đồng cho vay, hợp đồng mua bán; nhóm nghĩa vụ không liên quan đến chuyển giao tài sản bao gồm hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng ủy thác. Luật Hồi giáo đòi hỏi các bên tham gia hợp đồng lập thành văn bản phải có it nhất 2 người làm chứng. 2.5. Tội phạm trong luật Hồi giáo: Xét từ góc độ hình phạt gồm có 2 loại: tội phạm có thể đền bù bằng tiền, tội phạm phải đền bù bằng thân thể hoặc cuộc sống. Các học giả Hồi giáo chia ra 3 loại tội phạm theo mức độ nặng nhẹ: - Hudud - tội phạm nguy hiểm cho xã hội nhất, chống lại” những quyền của Alla”:ngoại tình, vu cáo, uống rượu, trộm cắp, cướp, phản đạo, vi phạm kinh Coran với hình phạt đánh bằng roi, đóng đinh vào thánh giá, chặt tay chân nặng nhất là chặt đầu; - Quesas: tội phạm chống lại cá nhân: giết người, gây thương tích, cưỡng dâm đòi hỏi sự trả thù của người bị hại hoặc gia đình người bị hại; - Taazir: tội phạm liên quan đến “quyền Alla” với tội phạm liên quán đến cá nhân nhưng hình phát không quá hà khắc với các tội như: ăn thịt lợn, làm chứng gian, hối lộ, làm gián điệp, nói năng tục tĩu… hình phạt do thẩm phán Shari’a quyết định có thể là phạt tiền hoặc phạt tù.3 3 Xem Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật So sánh Nxb Công An Nhân Dân. 2009. tr.341-342. 7 II. ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT HỒI GIÁO 1. Ngân hàng Hồi giáo 1.1. Khái niệm: Ngân hàng hồi giáo là hình thức ngân hàng xoay quanh một số nguyên tắc cũng như được thành lập dựa trên giáo luật Hồi giáo. Tất cả các hành vi hoạt động ngân hàng phải tránh tiền lãi ( một khái niệm bị cấm trong đạo Hồi). Thay vào đó, các ngân hàng kiếm được lợi nhuận (mark-up) và các phí đối với các khách hàng bằng cách tạo điều kiện tài chính mà nó mở rộng cho khách hàng. 1.2. Phương châm hoạt động: “ Ngân hàng hoạt động không có lãi suất” Theo tín ngưỡng Hồi giáo, có 4 nguyên tắc mà các ngân hàng phải tuân thủ: không được phép có lãi suất trong giao dịch; chia sẻ rủi ro; hoạt động dựa trên tài sản thực và hợp đồng được thỏa thuận rõ ràng. Đối với vấn đề cho vay lấy lãi, kinh thánh Coran có đoạn: “Allah cho phép trao đổi mua bán nhưng cấm cho vay lấy lãi”. Do đó, các ngân hàng sẽ không kiếm lợi nhuận trực tiếp từ lãi suất mà thực hiện gián tiếp thông qua việc mua bán hàng hóa và dịch vụ. Ví dụ, nếu bạn muốn vay tiền mua xe hơi thì sau khi ký hợp đồng, ngân hàng sẽ mua chiếc xe đó rồi bán cho bạn với giá cao hơn. Chênh lệch giữa 2 mức giá mua-bán đó chính là lợi nhuận mà ngân hàng thu được và điều đó là được phép trong đạo Hồi. Hiện tại, trong quá trình hòa nhập với cộng đồng quốc tế, các ngân hàng Hồi giáo cũng được phép có lợi nhuận từ việc thu phí các hoạt động như chuyển khoản, thẻ tín dụng, môi giới. Chia sẻ công bằng giữa rủi ro - lợi nhuận giữa người dân và giới ngân hàng cũng là một đặc điểm hữu ích giúp các định chế này sống sót trong thời kỳ khủng hoảng. Trong giai đoạn khó khăn, ngân hàng sẵn sàng cho vay không lợi nhuận để giúp doanh nghiệp vượt khó. Đối với người gửi tiền, khi đã gửi tiền, họ được đối xử giống như cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi của ngân hàng và do đó sẵn sàng chia sẻ rủi ro-lợi nhuận với doanh nghiệp mình đang sở hữu. 8 Điều đó có nghĩa, họ sẽ chấp nhận có lợi nhuận thấp hơn nếu ngân hàng gặp khó trong thời kỳ khủng hoảng và hưởng lãi cao hơn nếu ngân hàng hoạt động tốt. Việc san sẻ rủi ro-lợi nhuận này cũng giúp các ngân hàng Hồi giáo ít nhiều tránh được nguy cơ mất thanh khoản như các đồng nghiệp. Các ngân hàng Hồi giáo cũng rất cẩn trọng. Ví dụ, họ rất coi trọng công tác thẩm định dự án, không tài trợ cho các doanh nghiệp mà tỉ lệ nợ/tổng tài sản hơn 30%, khuyến khích các dự án đầu tư vào y tế và các tiện ích. Đồng thời, các ngân hàng Hồi giáo không được phép đầu tư vào các sản phẩm phái sinh phức tạp như hợp đồng hoán đổi nợ xấu, quyền chọn... vốn rất phổ biến ở phương Tây (và được xem là thủ phạm chính gây ra khủng hoảng tài chính năm 2008). Do đó, rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng Hồi giáo được đánh giá là thấp hơn so với các ngân hàng thông thường. 1.3. Các dịch vụ tài chính Hồi giáo a) Murabaha ( trong tiếng Anh nghĩa là bị trì hoãn bán tài chính ) Đây là 1 phương thức thay thế cho phương thức cho vay thông thường, và đôi lúc nó được xem là chi phí tài chính cộng thêm. Theo Murabaha, ngân hàng mua hàng hóa mà khách hàng yêu cầu từ bên thứ 3. Ngân hàng sau đó sẽ bán các sản phẩm này cho KH với mức giá đồng ý trước (cao hơn so với mức giá trả chậm thông thường ). Theo phương thức này thì KH sẽ gửi tiền vào một ngân hàng để thực hiện chuyển tiền gửi vào quỹ Murabaha. VD: Tại Ngân hàng Malaysia, Bay Bitthamin Ajil là hình thức phổ biến nhất của Murabaha. Tại Anh, Ngân hàng hồi giáo Anh cung cấp hình thức vay tín chấp dựa trên Murabaha,… b) QarHasan Đây là hình thức cho vay không lấy lãi trong đó người đi vay có nghĩa vụ hoàn trả gốc cho bên cho vay, bất cứ điều kiện nào kèm theo là hoàn toàn không bắt buộc. VD; Qard Hasan được sử dụng bởi hầu hết các Ngân hàng hồi giáo. 9 c) Musharakah Đây là hình thức tài trợ vốn ( đối tác kinh doanh) trong đó có cả doanh nghiệp và các ngân hàng đầu tư vào 1 dự án mạo hiểm. Lời lỗ được chia đôi giữa Ngân hàng và đối tác. Đây là hình thức thuần túy nhất của tài chính hồi giáo, với phần lợi nhuận không chắc chắn và cả 2 phía sẽ chia lời lỗ. d) Takaful Đây là 1 hình thức bảo hiểm của hồi giáo dựa trên nguyên tắc căn bản của kinh Koran Ta’awon. Nó cung cấp sự bảo vệ lợi ích tài sản và quyền sở hữu, và sự chia sẻ rủi ro khi 1 thành viên bị lỗ Theo Takaful, các khỏan phí bảo hiểm được chia ra giữa 2 quỹ. Một phần nhỏ được trả cho quỹ tương hỗ, và quỹ này được sử dụng để đảm bảo thanh toán khi cần. Phần còn lại được sử dụng cho quỹ đầu tư, và khoản thặng dư từ quỹ đầu tư sẽ được phân chia công bằng giữa các bên tham gia và người bán bảo hiểm. e) Mudarabah Đây là hợp đồng giữa người góp vốn và doanh nghiệp. Người góp vốn ủy thác tiền cho 1 doanh nghiệp thông qua 1 dự án hợp tác. Khi dự án hoàn thành doanh nghiệp hoàn trả gốc và 1 phần lợi nhuận đã được thỏa thuận từ trước cho người góp vốn. Hoạt động của Mudarabah với Ngân hàng như là người góp vốn là căn cứ để thực hiện cho vay. Khi mà người gửi tiền là daonh nghiệp, khi đó Mudarabah là căn cứ cho việc thực hiện nhận tiền gửi. VD: Tài khoản tiền gửi của Affin Bank’s Tiny. f) Al-Ijara Đây là hình thức cho thuê tài chính. Ngân hàng sẽ mua tài sản, hàng hóa được yêu cầu bởi KH và cho KH thuê ở 1 mức lãi suất đã thỏa thuận trước, trong đó tài sản được sử dụng không được trái với luật Shải’ah. VD: Ngân hàng Hồi giáo Emirates. g) Amanah và Al Wadi’ah Các phương tiện này đều chú trọng vào việc bảo hiểm tổng số tiền. Trong thực tế 10 các sản phẩm của 2 dịch vụ này tương tự nhau, đều bảo hiểm phần lợi nhuận từ gốc và không trả thêm bất cứ khoản nào.4 1.4. Tầm ảnh hưởng của Ngân hàng Hồi giáo Tốc độ tăng trưởng của các ngân hàng Hồi giáo gần đây diễn ra rất nhanh. Tổng tài sản của khu vực này từ năm 2008 đến nay đã tăng hơn gấp đôi, lên mức 1.100 tỉ USD (theo Financial Times). Hiện tại với dân số Hồi giáo hơn 1 tỉ người, cùng với đó là nhu cầu sử dụng các công cụ tài chính tuân theo giáo lý đạo Hồi khiến cho tiềm năng phát triển của khu vực này được xem là khá lớn. Hiện tại, tốc độ phát triển của khu vực tài chính Hồi giáo được dự báo khoảng 15-20%/năm và sức hút từ khu vực này khiến các ngân hàng lớn trên thế giới đã tìm cách xâm nhập thị trường này. Một số ngân hàng bước đầu đã gặt hái thành công như HSBC của Anh, Citibank của Mỹ. Ngân hàng HSBC Amanah (ngân hàng chuyên phục vụ người Hồi giáo của HSBC) ước tính sẽ tăng tưởng 60% doanh thu trong các năm tới. Tuy nhiên cũng có nhiều ngân hàng phải cuốn gói khỏi khu vực này như Deutsche Bank hay Credit Agricole do không thể cạnh tranh. Một lý do khiến các ngân hàng toàn cầu thất bại tại đây cũng đến từ các điều luật ép buộc các ngân hàng phải hoạt động theo giáo lý đạo Hồi. Ví dụ, Qatar là quốc gia buộc các ngân hàng phải chấp nhận chọn 1 trong 2 hình thức hoạt động: hoặc tuân thủ triệt để giáo lý đạo Hồi, hoặc hoạt động như một ngân hàng bình thường. Quy chế này đã khiến rất nhiều ngân hàng quyết định rời bỏ quốc gia này. Chỉ có ngân hàng HSBC Amanah vốn đề ra tiêu chí tuân thủ triệt để tinh thần của đạo Hồi mới có thể thành công tại đây. Với mô hình hoạt động khá độc và không dễ bị lấn sân, ngân hàng Hồi giáo đang được xem là một sự bổ sung cho các mô hình ngân hàng phương Tây, đặc biệt sau khi thế giới đã phát chán với hậu quả mà họ gây ra. 4 Xem Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, Giáo trình Marketing Dịch vụ tài chính, Nxb Kinh tế,2014. tr 11 “Có thể chúng ta sẽ không nghi ngờ gì về việc giới tài chính Hồi giáo sẽ có một tương lai tươi sáng. Một hệ thống tài chính vốn dựa trên các giá trị đạo đức hơn là sự tham lam và nỗi sợ hãi sẽ giúp họ có một vị thế cao hơn nữa trên toàn cầu”, Giáo sư Rodney Wilson thuộc Đại học Durham, nhận định.5 1.5. So sánh ngân hàng hiện đại và ngân hàng Hồi giáo a) Sự khác nhau giữa ngân hàng hồi giáo và ngân hàng thông thường - Hệ thống ngân hàng Hồi Giáo dựa trên luật Hồi Giáo Shari'ah, trong khi hệ thống ngân hàng thông thường dựa trên hệ tư tưởng và nguyên tắc nhân đạo. - Mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng: khách hàng là đối tác chứ không phải là người đi vay như ngân hàng thông thường. Trong giao dịch Hồi giáo, chủ thể ký hợp đồng là người bán (ngân hàng), người mua (khách hàng) và đối tượng của hợp đồng thường là hàng hoá và tài sản hữu hình. Trong khi đó giao dịch tài chính của các ngân hàng truyền thống thì chủ thể hợp đồng là người cho vay (ngân hàng) và người đi vay( khách hàng), đối tượng hợp đồng là tiền và lãi suất cho vay. - Các giao dịch không bao gồm yếu tố cho vay (riba): kinh thánh Coran có đoạn: “Allah cho phép trao đổi mua bán nhưng cấm cho vay lấy lãi”. VD: Chẳng hạn, tại Los Angeles (Mỹ), một khách hàng muốn có tiền mua xe hơi thường đến ngân hàng để vay. Sau khi ngân hàng cấp khoản vay, người này mang tiền đi mua xe và trả nợ ngân hàng dần dần, kèm theo một mức lãi suất nào đó. Nhưng tại Lahore (Pakistan) thì lại khác, khách hàng có thể đến một ngân hàng Hồi giáo và ký hợp đồng mua xe với chính ngân hàng này, ngân hàng sẽ mua chiếc xe đó rồi bán lại cho họ với giá cao hơn.Chênh lệch giữa hai mức giá mua- bán đó chính là lợi nhuận mà ngân hàng thu được và điều đó là được phép trong đạo Hồi - Ngân Hàng Hồi giáo hoạt động trên cơ sở chia sẻ lợi nhuận và mất mát. Trong trường hợp doanh nghiệp bị lỗ, ngân hàng sẽ chia sẻ những thiệt hại này theo phương thức tài chính đã sử dụng ( Mudarabah, Musharakak). Các ngân hàng truyền thống thì lãi 5 Xem http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/ngan-hang-hoi-giao-mot-mo-hinh-doc-2012080801443611.chn 12 suất được tính ngay cả trong trường hợp tổ chức bị tổn thất bằng cách sử dụng quỹ ngân hàng. Do đó nó không dựa trên lợi nhuận và chia sẻ mất mát. - Các ngân hàng thông thường sử dụng tiền như một mặt hàng dẫn đến lạm phát. Ngân hàng Hồi Giáo có xu hướng tạo ra mối liên kết với các lĩnh vực thực sự của hệ thống kinh tế bằng cách sử dụng các hoạt động thương mại. b) Các khái niệm chung - Chia sẻ lợi nhuận (Mudharabah) - Quan hệ đối tác (Musharakah) - Thoả thuận cho thuê (Ljarah) - Trái phiếu Hồi Giáo (Sukuk) - Bảo hiểm Hồi Giáo (Takaful) - Khoản vay tốt (Quard hasan) c) Ngân hàng Hồi Giáo ở Nigeria - Nigeria: Tập hợp các tôn giáo và sắc tộc: 50% người Hồi Giáo, 40% người Công giáo - Ngân hàng Trung ương Nigeria: Ban hành hướng dẫn phù hợp với quy định của ngân hàng và Đạo luật các tổ chức tài chính khác cho hoạt động của ngân hàng phi lợi nhuận ở Nigeria. d) Ngân hàng Hồi Giáo ở Ấn Độ - Các ngân hàng Hồi giáo ở Ấn Độ không hoạt động theo các quy định của ngân hàng. Chúng được cấp phép theo Đạo luật ngân hàng dự trữ, hoạt động trên lợi nhuận và tổn thất dựa trên các nguyên tắc Hồi Giáo - Tất cả các ngân hàng Hồi Giáo bắt buộc phải đăng kí với NH dự trữ Ấn Độ - Ngân hàng đầu tiên ở Kerala 2. Hệ thống pháp luật ở các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất ( United Arab Emirates - UAE) Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là một liên bang gồm 7 tiểu vương quốc, được thành lập vào ngày 2 tháng 12 năm 1971. Các tiểu vương quốc cấu thành là Abu Dhabi, Ajman, Dubai, Fujairah, Ras al-Khaimah, Sharjah và Umm al-Quwain. 13 Chính trị: Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là một liên bang của các chế độ quân chủ chuyên chế. Liên bang nằm dưới quyền quản lý của Hội đồng Tối cao Liên bang của 7 tiểu vương của Abu Dhabi, Ajman, Fujairah, Sharjah, Dubai, Ras al-Khaimah và Umm al-Qaiwain. Các tiểu vương quốc được giữ lại các trách nhiệm mà pháp luật không trao cho chính phủ quốc gia. Mỗi tiểu vương quốc được phân định cung cấp một tỷ lệ thu nhập cho ngân sách trung ương Thể chế nhà nước: Liên bang theo chế độ Cộng hòa; từng tiểu vương quốc theo chế độ quân chủ. Mỗi tiểu vương quốc do một vị quân chủ chuyên chế cai trị; họ hình thành Hội đồng Tối cao Liên bang. Một trong các quân chủ được chọn làm tổng thống của liên bang. Các nguồn luật của hệ thống pháp luật Hồi giáo - Kinh Coran – là một cuốn thánh kinh bao gồm 6.237 câu thơ chia thành 30 quyển, 114 chương. Các chương dài ngắn rất khác nhau, chương dài nhất có 286 tiết, chương ngắn nhất chỉ có 3 tiết. Trình tự các chương không phân loại theo nội dung, cũng không theo tuần tự thời gian. Nhìn chung, các chương đầu dài hơn các chương sau, những chương ban hành ở Mecca gọi là chương Mecca (chiếm khoảng 2/3 toàn bộ kinh thánh), các chương ban hành ở Madina gọi là chương Madina (chiếm khoảng 1/3 kinh thánh). Chỉ có khoảng 200 câu thơ (khoảng hơn 3%) của cuốn thánh kinh đó đó có liên quan đến pháp luật, trong đó có các nguyên tắc pháp luật; các quy định điều chỉnh các quan hệ dân sự và hôn nhân gia đình; các quan hệ hình sự; các quan hệ tố tụng; các quan hệ thương mại, tài chính và quan hệ quốc tế. - Sunna – Các phong tục tập quán mang tính truyền thống Có thể so sánh coi Coran như là kinh cựu ước và Sunna là kinh tân ước. - Ijam – Sự thoả thuận, nhất trí của người có thẩm quyền. - Quiyas – Suy đoán tương tự pháp luật. Trong 4 nguồn luật nói trên thì Coran và Sunna là nguồn luật chính còn Ijam và Quiyas là nguồn phụ 14 2.1. Hệ thống pháp luật: Gồm những bộ luật sau Luật hình sự Khái niệm tội phạm trong luật Hồi giáo nếu xét về phương diện hình phạt bao gồm 2 loại: - Tội phạm có thể trả bằng tiền. - Tội phạm phải trả bằng thân thể hoặc cuộc sống của mình. Luật dân sự Hệ thống luật nghĩa vụ rất phát triển. Nghĩa vụ xuất phát từ hợp đồng chia làm 2 loại. Sự phân biệt hai loại này được xác định trên cơ sở có hay không sự chuyển giao tài sản (là đối tượng hợp đồng) - Nhóm thứ nhất liên quan đến việc có chuyển giao tài sản là đối tượng của giao dịch dân sự - Nhóm thứ hai là nhóm không cần chuyển giao tài sản. Luật hôn nhân và gia đình Luật Hồi giáo tạo cho người đàn ông có uy thế tuyệt đối trong gia đình. Cho đến ngày nay, Coran vẫn cho phép người đàn ông có 4 vợ và không hạn chế nàng hầu. Trong hôn nhân không cần thiết sự đồng ý của người phụ nữ. Người phụ nữ trước khi lấy chồng không được phép gặp gỡ, nói chuyện với những người đàn ông khác, ra đường phụ nữ phải đeo mạng che mặt (nhiều quốc gia Hồi giáo đã bỏ quy định này) Luật tố tụng (hình sự và dân sự) Thủ tục tố tụng được quy định trong kinh Coran. Trước toà, đương sự phải có hai người đàn ông hoặc một người đàn ông và hai người đàn bà làm chứng. Nếu chỉ có một người làm chứng thì đương sự có thể thề trước đấng Allah. Lời thề trước đấng Allah được coi là bằng chứng trung thực. Luật Nhà nước 15 2.2. Hệ thống toà án Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất có một hệ thống tòa án liên bang, cấu trúc tòa án có ba nhánh lớn là dân sự, hình sự và luật Hồi giáo Shari'ah. Hệ thống tư pháp của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất bắt nguồn từ hệ thống dân luật và luật Hồi giáo Shari'ah. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các tòa án hình sự và dân sự tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất áp dụng các yếu tố trong luật Hồi giáo Shari'ah. Trong đó. các nguyên tắc của dân luật có vai trò trong việc xây dựng một số quy tắc lớn cho các nguyên tắc chung của luật pháp ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và một số lượng đáng kể các quy định pháp luật bổ sung. Còn Luật Hồi giáo Shari'ah thì có tính hành chính nhiều hơn, thường sử dụng khi xây dựng các quy tắc về việc thành lập và hoạt động của các cơ quan trực thuộc chính phủ. Hệ thống tòa án gồm: * Toà án cấp sơ thẩm Tòa sơ thẩm là tòa án lớn nhất trong hệ thống tòa về quy mô, sự phân chia và tính đa dạng của thẩm quyền xét xử. Bao gồm 3 lĩnh vực - Dân sự: Giải quyết các vụ kiện liên quan đến dân sự, thương mại, hành chính, lao động. - Các vụ án dân sự: Giải quyết các vấn đề về gia đình, thừa kế, tài liệu và lời tuyên bố và hướng dẫn gia đình. - Hình sự: Xử lý tội phạm * Toà án cấp phúc thẩm Tòa án cấp cao hơn cấp sơ thẩm, có vai trò là xem xét kháng cáo từ những người kháng cáo chống lại các quyết định của tòa sơ thẩm. * Tòa Giám đốc thẩm Tổ chức tư pháp cao nhất , có vai trò xem xét kháng cáo thách thức các phán quyết của tòa án phúc thẩm. * Tòa án lao động 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan