Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Môi trường Hưng yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đông bắc bộ...

Tài liệu Hưng yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đông bắc bộ

.DOCX
5
352
52

Mô tả:

Hưng Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Bắc Bộ. Một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, thu khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình 22 - 23oC, độ ẩm dao động lớn, từ 80 90%. 1. Mưa * Tổng lượng mưa trung bình năm tại Hưng Yên dao động trong khoảng 1.500mm 1.600mm. * Lượng mưa trong những tháng mùa mưa trung bình từ 1.200 mm đến 1.300 mm, bằng 80 - 85% tổng lượng mưa năm tại Hưng Yên * Mùa khô lượng mưa trung bình từ 200 - 300 mm chiếm khoảng 15 - 20% tổng lượng mưa năm. * Số ngày mưa trong năm trung bình khoảng 140 - 150 ngày, trong đó số ngày mưa nhỏ, mưa phùn chiếm khoảng 60 - 65 ngày. * Ngoài ra ở Hưng Yên còn xuất hiện mưa giông, là những trận mưa lớn đột xuất kèm theo gió lớn và giông sét. Mưa giông xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 11 và tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9. 2. Nắng * Thời gian chiếu sáng trung bình năm khoảng 1.640 - 1.650 giờ. * Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, số giờ nắng chiếm khoảng 1080 - 1100 giờ. * Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau số giờ nắng chiếm khoảng 500 - 520 giờ. * Số giờ nắng tháng cao nhất tuyệt đối 268 giờ (tháng 5 năm 1974). * Số giờ nắng tháng thấp nhất tuyệt đối 6,8 giờ (tháng 2 năm 1988). 3. Nhiệt độ Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh Hưng Yên là 23,2oC phân bố khá đồng đều trên địa bàn tỉnh. * Mùa hè nền nhiệt độ trung bình nhiều năm 27,3oC. * Mùa đông nền nhiệt độ trung bình nhiều năm 19,1oC * Tổng nhiệt trung bình năm 8.400 - 8.500 oC. * Tổng nhiệt trung bình mùa nóng 4.800 - 5.000 oC. * Tổng nhiệt trung bình mùa lạnh 3.300 - 3.500 oC. 4. Độ ẩm * Độ ẩm trung bình năm từ 80 - 90%. * Độ ẩm cao nhất trong năm xuất hiện vào tháng 2. * Độ ẩm nhỏ nhất trong năm xuất hiện vào tháng 11 và tháng 12. 5. Bốc hơi Lượng bốc hơi phụ thuộc rất nhiều vào chế độ nắng và gió trên địa bàn Hưng Yên. Tổng lượng bốc hơi theo trung bình nhiều năm là 8730mm, lớn nhất tuyệt đối 144,9 mm (tháng 7 năm 1961), nhỏ nhất tuyệt đối 20,8 mm (tháng 2 năm 1988). 6. Gió Hưng Yên có 2 mùa gió chính: Mùa đông có gió mùa đông bắc, thường từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Mùa hè có gió đông nam thường từ tháng 3 đến tháng 7. * Gió đông nam chiếm ưu thế trong năm, sau đó là gió đông bắc. Các hướng khác chỉ xuất hiện đan xen nhau với tần xuất thấp không thành hệ thống. * Tốc độ gió cực đại ghi lại tại Hưng Yên là 40 m/s, hướng thổi tây nam (ngày 22/5/1978). 7. Mùa bão Hàng năm bão và áp thấp nhiệt đới không đổ bộ trực tiếp vào Hưng Yên như các tỉnh ven biển, nhưng ảnh hưởng về mưa do bão gây ra là rất lớn. Lượng mưa do bão gây nên tại Hưng Yên chiếm tời 15- 20% tổng lượng mưa năm. Mùa bão bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc tháng 11, nhưng ảnh hưởng với tần xuất lớn nhất trong các tháng 7, 8 và 9. Hưng Yên chủ động phòng, chống úng nội đồng Đăng ngày 09 - 05 - 2017 100% Theo nhận định của cơ quan khí tượng thủy văn, mùa mưa, bão năm nay tỉnh Hưng Yên bị ảnh hưởng khoảng 1-2 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới, 7 - 9 đợt mưa to đến rất to, tổng lượng mưa mỗi đợt lên đến trên 50mm sẽ gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh… Để giảm thiểu ảnh hưởng do mưa, bão gây ra, các địa phương, đơn vị khai thác công trình thủy lợi (CTTL) đã sớm tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng, duy tu, bảo dưỡng thiết bị trạm bơm, công trình thủy lợi, giải tỏa vật cản, khơi thông dòng chảy và xây dựng các phương án phòng, chống úng nội đồng, sẵn sàng ứng phó khi tình huống xảy ra. Hệ thống điện tại Trạm bơm tiêu Cửa Gàn (thành phố Hưng Yên) mới được lắp đặt Khoái Châu là huyện có cốt đất không đồng đều, có hướng dốc từ bắc xuống nam và từ tây sang đông. Do địa hình phức tạp, cây trồng đa dạng... khi có mưa, bão lớn, nước từ vùng cao phía bắc và phía tây của huyện dồn nhanh về vùng trũng phía đông và phía nam của huyện làm ảnh hưởng đến sản xuất và dân sinh trong vùng. Toàn huyện hiện nay có 16 trạm bơm tiêu, tưới tiêu kết hợp, với tổng số 77 tổ máy. Để chủ động phòng, chống bão úng, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh trên địa bàn, huyện đã xây dựng 2 phương án phòng, chống úng. Phương án I: Lượng mưa, mực nước sông trục tương ứng với tần suất thiết kế. Phương án II: Lượng mưa vượt tần suất thiết kế. Với phương án I, huyện huy động 100% số trạm bơm tiêu hiện có và các máy bơm dã chiến tiêu của các xã, kết hợp với huy động máy bơm của nhân dân tham gia chống úng. Với phương án II, huyện huy động mọi khả năng để chống úng, vận hành hết công suất các trạm bơm tiêu, đồng thời triển khai phương án chuyển các máy bơm tưới dã chiến để bơm tiêu úng các vùng cục bộ. Các máy bơm được huy động đặt tại 29 điểm bơm của 16 xã, thị trấn để hỗ trợ cho các vùng chưa được xây dựng trạm bơm tiêu và các vùng không tự chảy được. Phân nhỏ các vùng tiêu ở đồng màu, đặc biệt là vùng cây ăn quả, tổ chức bơm dầu và chống tràn theo yêu cầu cụ thể từng vùng. Ông Nguyễn Văn Oánh, Giám đốc Xí nghiệp khai thác CTTL Châu Giang, Phó trưởng Tiểu ban phòng, chống úng nội đồng huyện Khoái Châu cho biết: Để xử trí có hiệu quả khi tình huống xảy ra, trên cơ sở kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình thủy lợi phục vụ chống úng, đến nay huyện đã hoàn thành kế hoạch sửa chữa công trình, máy móc thiết bị với tổng kinh phí gần 4,2 tỷ đồng; vật cản trên hệ thống công trình thủy lợi đã cơ bản giải tỏa xong, bảo đảm thông thoáng dòng chảy. Huyện đang chỉ đạo các địa phương tập trung giải tỏa các công trình vi phạm, đồng thời tổ chức lực lượng duy trì trục vớt vật cản trên sông. Trước đó, huyện đã hoàn thành khối lượng nạo vét thủy lợi đông xuân năm 2016 – 2017 theo kế hoạch. Các trạm bơm tiêu úng, đặc biệt là Trạm bơm Nghi Xuyên đã hoạt động hiệu quả trong những đợt mưa lớn bảo đảm tiêu nước nhanh. Cuối tháng 4, Công ty TNHH một thành viên khai thác CTTL và thoát nước thành phố Hưng Yên đã chỉ đạo, huy động đội ngũ công nhân, khẩn trương hoàn thành tu sửa bảo dưỡng công trình, máy bơm, nạo vét bùn đất ở cửa cống, hố hút, bể xả các trạm bơm, trục vớt bèo, sen, vật cản trên hệ thống kênh mương dẫn nước. Ông Vũ Văn Hòa, Phó Giám đốc công ty cho biết: Công ty đang quản lý 7 trạm bơm tiêu bảo đảm tiêu úng cho trên 3,5 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp và đất tự nhiên. Do tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều công trình được xây dựng từ lâu đã xuống cấp, không phát huy hết năng lực thiết kế, cùng với đó là tình trạng lấn chiếm công trình thủy lợi chưa được xử lý triệt để. Nhằm chủ động ứng phó với thiên tai, mưa, bão năm nay, đến cuối tháng 4, công ty đã hoàn thành các công trình xây lắp, tu sửa, bảo dưỡng máy bơm; huy động công nhân trục vớt rau bèo, khơi thông dòng chảy trên các tuyến sông. Qua kiểm tra thực tế, toàn bộ các trạm bơm tham gia phòng, chống úng hoạt động tốt; vật cản trên các tuyến sông được trục vớt bảo đảm thông thoáng. Công ty đã hoàn thành phương án phòng, chống úng; phân công bố trí lực lượng, phân công người trực 24/24h để bơm tháo nước khi tình huống mưa, bão xảy ra. Nhờ vậy trong đợt mưa lớn cuối tháng 4 vừa qua, hệ thống trạm bơm, công trình thủy lợi của thành phố đã phát huy tốt năng lực tiêu úng bảo vệ sản xuất và dân sinh. Ông Nguyễn Anh Tú, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên KTCTTL tỉnh cho biết: Nhằm đáp ứng tốt nhiệm vụ được giao, ngay từ đầu năm, công ty đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình. Trên cơ sở đó, năm nay công ty đầu tư sửa chữa 71 máy bơm các loại và 43 hạng mục công trình xây lắp với tổng kinh phí gần 5 tỷ đồng, đồng thời chỉ đạo các xí nghiệp xây dựng phương án và hướng dẫn các xã, thị trấn xây dựng phương án phòng, chống úng nội đồng để chủ động đối phó kịp thời với các tình huống có thể xảy ra. Ngoài ra, công ty giao các đơn vị trực thuộc trục vớt hơn 10 triệu m2 rau, bèo, vật cản trên kênh nội đồng. Đến nay, việc tu bổ, sửa chữa máy bơm, thiết bị và công trình xây lắp đã hoàn thành. Kiểm tra an toàn của máy bơm trước khi vận hành Mùa mưa, bão đang đến gần, để công tác phòng, chống úng nội đồng đạt hiệu quả, từ kinh nghiệm các năm trước và dự báo khí tượng, thủy văn năm nay, các đơn vị, địa phương cần xây dựng phương án cụ thể phòng, chống úng cho từng vùng, giả định tình huống khác nhau như: Mất điện, mưa có cường độ lớn hơn thiết kế công trình, các vùng cao trước đây tiêu tự chảy nhưng nay tiêu khó khăn. Ngành điện cần có phương án bảo đảm cấp điện thông suốt, an toàn, cấp đủ điện cho các trạm bơm gạn tháo nước và tiêu úng. Các địa phương, đơn vị tham gia phòng, chống úng bố trí đủ lực lượng trực bơm, gác nước để xử lý tình huống ngay từ những giờ đầu. Cùng với đó, cần quyết liệt giải tỏa vi phạm CTTL, trục vớt vật cản trên sông trục, kênh mương, bảo đảm thuận lợi cho tiêu úng. Căn cứ tình hình cụ thể, ngành chuyên môn, các địa phương chỉ đạo nông dân gieo cấy vụ mùa, gieo trồng rau màu vụ hè thu đúng cơ cấu giống và lịch thời vụ, chủ động nguồn hạt giống dự phòng để gieo trồng thay thế diện tích lúa, rau màu bị thiệt hại do mưa úng gây ra.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan