Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện quy trình thẩm định dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ trê...

Tài liệu Hoàn thiện quy trình thẩm định dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố bắc ninh

.PDF
18
168
121

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI LƯƠNG NGỌC SƠN HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI, NĂM 2015 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI LƯƠNG NGỌC SƠN KHÓA: 2013 - 2015 HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 QUẢN LÝ ĐÔ THỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN BẢO HÀ NỘI, NĂM 2015 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, học viên đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện thuận lợi của nhiều cá nhân và tập thể để có thể hoàn thành được khóa học. Học viên xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo TS. Nguyễn Văn Bảo cũng như các thầy cô trong Khoa sau đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt cho học viên những kiến thức quý báu của chuyên ngành Quản lý đô thị & công trình và giúp đỡ học viên hoàn thành luận văn này. Học viên xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, những người thân, đồng nghiệp, bạn bè đã luôn tin tưởng, động viên, khuyến khích học viên trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Tuy đã cố gắng hết mình nhưng do kiến thức của bản thân, cũng như thời gian còn hạn chế nên nội dung Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, học viên rất mong được sự đóng góp, tham gia ý kiến của các thầy giáo, các cô giáo, các đồng nghiệp và đặc biệt là ý kiến sắp tới của các thầy cô giáo phản biện, để đề tài nghiên cứu của tác giả có tính thực tiễn cao hơn, đồng thời góp phần nhỏ bé vào công tác quản lý đô thị và công trình. Hà nội, ngày 10 tháng 6 năm 2015 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lương Ngọc Sơn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lương Ngọc Sơn MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài: ....................................................................................................1 * Mục đích nghiên cứu: .............................................................................................2 * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................................2 * Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................................2 PHẦN II: NỘI DUNG ...................................................................................................4 CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH .....................4 1.1. Giới thiệu chung về TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh .............................................4 1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiện: ...................................................................4 1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội: .............................................................................9 1.2. Công tác phân công, phân cấp quản lý dự án trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ...15 1.3. Chức năng nhiệm vụ các Sở chuyên môn trực tiếp liên quan đến công tác đầu tư xây dựng công trình giao thông trên địa bàn .......................................16 1.3.1. Sở Giao thông vận tải: ...............................................................................16 1.3.2. Sở Xây dựng: .............................................................................................19 1.3.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: .............................................................................22 1.4. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh: .............................................................................................................26 1.4.1. Quy trình thẩm định dự án tại Sở KH&ĐT Bắc Ninh: ..............................26 1.4.2. Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư: ........................................29 1.4.3. Sự phối hợp của các đơn vị liên quan ........................................................32 1.4.4. Nội dung thẩm định dự án đầu tư ..............................................................33 1.5. Những vấn đề đặt ra từ công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trên địa bàn thành phố Bắc Ninh do UBND tỉnh phê duyệt ...............................................................................................................................40 1.5.1. Thông tin và xử lý thông tin ......................................................................40 1.5.2. Quy trình thẩm định ...................................................................................40 1.5.3. Năng lực và kinh nghiệm của người tham gia thực hiện các công việc trong quá trình triển khai ......................................................................................40 1.5.4. Về trách nhiêm của các cơ quan chức năng trong việc tìm kiểm tra, giám sát, hậu kiểm .........................................................................................................43 CHƯƠNG II: CỞ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH: .............................................44 2.1. Cơ sở lý luận về thẩm định trong các dự án đầu tư xây dựng ......................44 2.1.1. Khái quát về thẩm định dự án đầu tư: ........................................................44 2.1.2. Lý do phải phẩm định dự án: .....................................................................45 2.2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước .....................................................................................................46 2.2.1. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án: ..............................46 2.2.2. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án ..................................58 2.3. Cở sở pháp lý về thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình: ...................61 2.3.1. Các căn cứ pháp lý thẩm định dự án ..........................................................61 2.3.2. Chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng công trình...............................................61 2.3.3. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán và tổng dự toán...............................................................................67 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH .....................................68 3.1. Định hướng công tác thẩm định dự án đầu tư .................................................68 3.2. Hoàn thiện nội dung thẩm định dự án đầu tư..................................................69 3.3. Giải pháp về quy trình thẩm định .....................................................................71 3.4. Giải pháp về con người .......................................................................................71 3.5. Giải pháp về thu thập và xử lý thông tin ..........................................................73 3.6. Giải pháp về phương pháp thẩm định ..............................................................74 3.7. Giải pháp về trang thiết bị, phần mềm, công nghệ ..........................................74 3.8. Tiếp tục hoàn thiện quy định về quản lý chất lượng các công trình xây dựng do sở GTVT quản lý ...........................................................................................75 3.9. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành dự án của đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện dự án....................................................................................................76 3.10. Tăng cường công tác quản lý đội ngũ Tư vấn, doanh nghiệp xây dựng chuyên ngành.......................................................................................................77 3.11. Tăng cường công tác phúc tra, hậu kiểm, đánh giá, tổng kết, trao đổi rút kinh nghiệm .........................................................................................................77 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................78 1. Kết luận: ..............................................................................................................78 2. Kiến nghị: ............................................................................................................80 PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................82 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Stt Chữ viết tắt Tên đầy đủ 1 BXD 2 CP Chính phủ 3 TP Thành Phố 4 TTg Thủ tướng 5 UBND 6 SXD 7 GTVT Giao thông vận tải 8 KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư 9 TN&TKQ Tiếp nhận và trả kết quả 10 BCKTKT Báo cáo kinh tế kỹ thuật Bộ xây dựng Ủy ban nhân dân Sở Xây Dựng DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ Hình 1.1: Bản đồ vị trí tỉnh Bắc Ninh .............................................................................4 Sơ đồ 1.1: Quy trình thẩm định dự án tại Sở Kế hoạch & Đầu tư Bắc Ninh ........ Error! Bookmark not defined. Sơ đồ 1.2: Sơ đồ phối hợp của các đơn vị liên quan ..... Error! Bookmark not defined. 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài: Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh cách thủ đô Hà Nội 30km về phía Đông Bắc, nằm trên giao điểm của các Quốc lộ 1 và 18. Thành phố Bắc Ninh giữ vị trí cửa ngõ quan trọng phía Bắc của tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh; vì vậy trong tương lai thành phố sẽ nhận được những ảnh hưởng tích cực về thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật và văn hoá mà vùng kinh tế trọng điểm đem lại. Trên địa bàn thành phố có hệ thống giao thông đa dạng gồm đường bộ, đường sắt và hệ thống giao thông đường thủy, trong đó: Giao thông đường bộ có nhiều trục giao thông lớn, quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, văn hoá và thương mại của phía Bắc: quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang - Lạng Sơn; quốc lộ 18 từ Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long – Móng Cái; quốc lộ 38 nối Bắc Ninh với quốc lộ 5 đi Hải Dương - Hải Phòng, đi Hưng Yên, Thái Bình… Giao thông đường đường sắt trên địa bàn có tuyến Hà Nội- Bắc NinhLạng Sơn, góp phần mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng cường giao thương giữa tỉnh với các trung tâm kinh tế trọng điểm khác trong cả nước. Ngoài hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt trong thành phố có nhiều sông lớn như sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình nối liền với Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh lân cận tạo ra nhiều cơ hội lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội và khai thác tiềm năng hiện có của tỉnh. Với vị trí địa lý thuận lợi cùng hệ thống giao thông đa dạng và thuận lợi trên địa bàn thành phố đã góp phần mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, tỉnh Bắc Ninh quyết tâm phấn đấu trở thành đô thị lõi của Thành phố loại I trực thuộc trung ương vào trước năm 2030. Đây là một bước ngoặt có tính đột phá, trong đó yêu cầu về hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị phải có bước đột phá theo kịp tốc độ phát triển đô thị đã đề ra. 2 Hiện nay quy hoạch hệ thống giao thông trên địa bàn đến năm 2020 đã được lập, phê duyệt và từng bước triển khai thực hiện thi công và đưa vào sử dụng tuy nhiên trong quá trình triển khai, thực hiện các dự án còn gặp nhiều vướng mắc, các đơn vị được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện dự án còn gặp nhiều lúng túng, thiếu kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ và trình tự triển khai thực hiện còn nhiều bất cập làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án được giao. Với những phân tích trên, luận văn với đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện quy trình thẩm định dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Bắc Ninh” nhằm đáp ứng yêu cầu khoa học thực tiễn, cấp thiết trong quản lý dự án công trình giao thông đường bộ nói chung và công trình giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Bắc Ninh nói riêng. * Mục đích nghiên cứu:  Phân tích, đánh giá quá trình triển khai thực hiện các quy trình đánh giá, thẩm định các dự án giao thông tại các đơn vị quản lý dự án trên địa bàn thành phố Bắc Ninh từ đó phát hiện các hạn chế, vướng mắc và đưa ra giải pháp khắc phục, hoàn thiện.  Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục, hoàn thiện các quy trình đánh giá, thẩm định trong thực hiện dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ trên địa bàn. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:  Đối tượng nghiên cứu: Công tác đánh giá, thẩm định dự án giao thông trên địa bàn thành phố Bắc Ninh do UBND tỉnh phê duyệt.  Phạm vi nghiên cứu: Việc thực hiện đánh giá, thẩm định dự án giao thông trên địa bàn thành phó Bắc Ninh tại các cơ quan đầu mối được UBND tỉnh giao * Phương pháp nghiên cứu: Quá trình thực hiện đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: a. Nghiên cứu, tập hợp, hệ thống các văn bản hướng dẫn gồm: Luật Xây dựng, các Nghị định, Thông tư… hướng dẫn thực hiện đánh giá, thẩm định trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng hiện hành: THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 78 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: a. Nội dung đã thực hiện Sự phát triển của công trình giao thông giúp nâng cao mức sống của xã hội thông qua việc mang lại những sản phẩm giao thương, dịch vụ công cộng tốt hơn. Đồng thời, cơ sở hạ tầng giao thông cũng hỗ trợ cho sự tăng trưởng kinh tế và củng cố vị trí cạnh tranh của các nước trên thị trường quốc tế. Công tác quản lý dự án xây dựng công trình giao thông đã đạt được những thành tựu đảm bảo chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông, đã tạo được một hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải căn bản để tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội quốc gia; Trong vòng đời của một dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông vai trò của công tác thẩm định dự án đóng một vị trí quan trọng, nó là tiền đề để chủ đầu tư triển khai thực hiện các bước tiếp theo, các nội dung chính trong dự án; đề tài đã nêu tổng quan về dự án, vai trò, ý nghĩa và các nội dung của công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng nói chung và dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nói riêng, nêu thực trang công tác phân công, phân cấp quản lý dự án trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, nêu thực trạng công tác thẩm định tại cơ quan đầu mối được UBND tỉnh Bắc Ninh giao nhiệm vụ để từ nó nêu ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa chất lượng của việc đánh giá dự án, chất lượng của công tác thẩm định dự án nhằm đạt được những chỉ tiêu đã đề ra của cơ quan quyết định đầu tư. b. Những vấn đề đã nghiên cứu - Nội dung đề tài đã tổng hợp, nghiên cứu hệ thống văn bản hướng dẫn cửa Chính phủ, của các bộ, các nghành chuyên môn và các văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh Bắc Ninh về công tác quản lý dự án, công tác thẩm định dự án; - Để góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác đánh giá, thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhằm đảm bảo 79 chất lượng công tác thẩm định dự án, chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình đạt được các chỉ tiêu đề ra, nội dung đề tài đã đưa ra một số giải nhằm góp phần hoàn thiện hơn như sau: + Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác thẩm định dự án cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan đầu mối tham gia công tác thẩm định với các Bộ, Sở ban ngành có liên quan; nâng cao chất lượng cán bộ trực tiếp tham gia công tác thẩm định, đưa ra phương pháp thẩm định có hiệu quả nhất trong từng dự án giao thông cụ thể; + Tiếp tục hoàn thiện quy định về quản lý chất lượng các công trình xây dựng do Sở GTVT quản lý thông qua các hành động rà soát các tồn tại bất cập trong các quy định hiện hành của Nhà nước liên quan đến công tác quản lý chất lượng công trình để đề xuất Cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi; Xây dựng cơ chế phối hợp trong thanh tra, kiểm tra chất lượng công trình; + Nâng cao năng lực quản lý, điều hành dự án của đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện dự án trong đó với Các Ban QLDA chủ động rà soát lại trình độ, năng lực của các cán bộ tham gia QLDA, chủ động có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại về chuyên môn, nghiệp vụ báo cáo kế hoạch đào tạo, trang bị vật tư thiết bị tối thiểu phục vụ công tác giám sát hiện trường gửi Sở GTVT; Văn phòng Sở chủ trì, phối hợp với Phòng Giám định & QLCL công trình xây dựng các chương trình và kế hoạch kiểm tra năng lực, đánh giá đội ngũ cán bộ điều hành của Ban quản lý dự án; Tổ chức tập huấn, tuyên truyền văn bản pháp luật liên quan đến quản lý chất lượng công trình theo kế hoạch tuyên truyền văn bản pháp luật của Sở giao thông vận tải; Nghiên cứu, xây dựng mô hình Ban quản lý dự án theo hướng chuyên nghiệp. + Tăng cường công tác quản lý đội ngũ Tư vấn, doanh nghiệp xây dựng chuyên ngành; Xây dựng tiêu chí đánh giá xếp loại các tổ chức tư vấn, xây dựng làm cơ sở cho việc lựa chọn nhà thầu; Tổ chức kiểm tra định kỳ, phúc tra chất lượng các công trình xây dựng, các đơn vị thí nghiệm, kiểm định chuyên ngành. 80 + Tăng cường công tác phúc tra, hậu kiểm, đánh giá tổng kết, trao đổi rút kinh nghiệm; Thanh tra Sở chịu trách nhiệm chủ trì, triển khai theo hàng năm công tác trao đổi thông tin, kinh nghiệm, trong quản lý chất lượng công trình giữa lực lượng thanh tra, cán bộ chuyên môn của Phòng Giám định & Quản lý chất lượng công trình và đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý. c. Ý nghĩa khoa học thực tiễn Công tác quản lý dự án, thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình đã được Chính phủ, Nhà nước và các Bộ ban ngành quan tâm và đưa ra các hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện, đến UBND tỉnh Bắc Ninh cũng đưa ra các quyết định về hướng dẫn chi tiết hơn trong quá trình thực hiện quản lý dự án và thẩm định dự án, tuy nhiên các văn bản của Nhà nước cũng như các hướng dẫn của cơ quan cấp tỉnh vẫn còn mang tính khái quát, các nội dung chưa đi sát với quá trình triển khai thực hiện từng loại dự án cụ thể; Sau khi kết thúc quá trình nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện các quy trình đánh giá, thẩm định trong thực hiện dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ nói chung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”; Kết quả nghiên cứu của đề tài đã hệ thống được trình tự công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, nội dung thẩm định dự án và trình tự thẩm định dự án trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ đó nêu ra các hướng giải quyết hoàn thiện hơn nữa công tác đánh giá, thẩm định nội dung công trình; từ kết quả đạt được góp phần giúp cơ quan quản lý, các Sở chuyên môn hiểu rõ thực trạng thực hiện quản lý dự án và thẩm định dự án tại cơ quan mình từ đó hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản lý, nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án, thẩm định dự án. 2. Kiến nghị: Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước thì cơ sở hạ tầng đóng một vai trò quan trọng mà trong đó giao thông vận tải là cơ sở hạ tầng quan trọng nhất và nó cũng được ưu tiên xây dựng trước. 81 Để đảm bảo công tác đánh giá, thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông được đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ đã đề ra cần được sự phối hợp của nhiều cơ quan hữu quan và được quan tâm đúng mức. Xuất phát từ thực tiễn trên, luận văn tiến hành nghiên cứu các ảnh hưởng, những vấn đề còn hạn chế ảnh hưởng đến công tác đánh giá, thẩm định các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và đưa ra phương hướng cải thiện, hoàn thiện các bước, trình tự đánh giá, thẩm định theo đúng các quy định, pháp luật hiện hành đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quản quản lý của các cơ quan chuyên môn nhằm góp phần hoàn thiện quy trình đánh giá, thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Phương pháp nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở tổng hợp, nghiên cứu, phân tích và đánh giá tình hình thực tế trong công tác quản lý, thực hiện của các cơ quan chuyên môn chức năng, tuy nhiên do thời gian có hạn do vậy việc phân tích tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trong công tác đánh giá, thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh còn chưa được đầy đủ đặc biệt với các dự án do đơn vị cấp xã làm chủ đầu tư chưa được cập nhật và đánh giá đúng mức độ, thực trạng quản lý. 82 PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Xây dựng 50/2014/QH13. 2. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. 3. Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP. 4. Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công. 5. Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. 6. Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004. 7. Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng. 8. Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/QĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. 9. Thông tư số 01/2015/TT-BXD 20/3/2010 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫ lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. 10. Quyết định số 137/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 11. Công văn số 3303/UBND-XDCB của UBND tỉnh Bắc Ninh V/v thực hiện Luật Xây dựng năm 2014 và Luật Đầu tư công trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất