Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện quy trình quản lý các dự án đầu tư xây dựng công tại quận hà đông, th...

Tài liệu Hoàn thiện quy trình quản lý các dự án đầu tư xây dựng công tại quận hà đông, thành phố hà nội

.PDF
19
121
52

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ----------------------------------------- TÔ NGỌC PHAN HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TẠI QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DD&CN Hà Nội – 2015 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ----------------------------------------- TÔ NGỌC PHAN KHÓA: 2013 - 2015 HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TẠI QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình DD&CN Mã số: 60.58.02.08 LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DD&CN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN CHỦNG Hà Nội – 2015 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận văn thạc sỹ, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện nhiệt tình và quý báu của nhiều cá nhân và tập thể. Trước tiên, tôi xin trân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS.Trần Chủng đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa đào tạo Sau đại học đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành tốt mọi công việc trong quá trình thực hiện luận văn. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn của mình tới bạn bè và đồng nghiệp đã luôn quan tâm, chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng song Luận văn không tránh khỏi khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy giáo, cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp! Hà Nội, tháng 6 năm 2015 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Tô Ngọc Phan LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Tô Ngọc Phan MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 3 Cấu trúc luận văn............................................................................................... 3 NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG Ở VIỆT NAM VÀ TÌNH HÌNH CÔNG TÁC QLDA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG .................. 5 1.1. Khái niệm về đầu tư xây dựng công ....................................................... 5 1.1.1. Khái niệm đầu tư công ............................................................................ 5 1.1.2. Khái niệm dự án đầu tư công và dự án đầu tư xây dựng công ............... 5 1.1.3. Quản lý đầu tư công và quản lý dự án đầu tư xây dựng công ................ 6 1.2. Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công ở Việt Nam ................. 8 1.2.1. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công ....................................... 8 1.2.2. Hình thức và các mô hình QLDA trong quy trình quản lý các dự án đầu tư xây dựng công ở Việt Nam ........................................................................... 9 1.2.3. Vai trò của đầu tư xây dựng công đối với phát triển kinh tế - xã hội ... 14 1.2.4. Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng công ở Việt Nam .............. 15 1.2.5. Đặc điểm của các dự án đầu tư xây dựng công .................................... 17 1.3. Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn Quận Hà Đông ................................................................................................................ 21 1.3.1. Tình hình công tác quản lý đầu tư xây dựng công tại Quận Hà Đông . 21 1.3.2. Những thành công và tồn tại của công tác QLDA đầu tư xây dựng công tại Quận Hà Đông............................................................................................ 24 1.4. Các nội dung cần nghiên cứu ................................................................ 32 1.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình quản lý đầu tư xây dựng công .... 32 1.4.2. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình quản lý các dự án đầu tư xây dựng công theo quy định của Luật Xây dựng 2014 ................................................. 33 CHƯƠNG II: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ........................................ 35 2.1. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 35 2.1.1. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ............................................................. 35 2.1.2. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ............................................................... 42 2.1.3. Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/CĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ................................ 43 2.1.4. Nghị định 15/2003/NĐ-CP về Quản lý chất lượng công trình xây dựng . 43 2.1.5. Các văn bản quy phạm pháp luật khác về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ............................................................................................... 44 2.2. Cơ sở khoa học ....................................................................................... 47 2.2.1. Quy trình dự án đầu tư xây dựng .......................................................... 47 2.2.2. Các yêu cầu của quy trình quản lý dự án .............................................. 57 2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả QLDA đầu tư xây dựng ....................... 58 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG ......................................................................................... 61 3.1. Hoàn thiện quy trình QLDA đầu tư xây dựng công trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư .............................................................................................. 61 3.1.1. Quy trình triển khai dự án đầu tư xây dựng công ................................. 61 3.1.2. Quy trình lập dự án đầu tư xây dựng công ........................................... 66 3.1.3. Quy trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng công ................................ 70 3.2. Hoàn thiện quy trình QLDA đầu tư xây dựng công trong giai đoạn thực hiện đầu tư............................................................................................. 74 3.2.1. Quy trình quản lý và lựa chọn nhà thầu ................................................ 74 3.2.2. Quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng công ...................... 77 3.2.3. Quy trình quản lý tiến độ thực hiện dự án ............................................ 88 3.2.4. Quy trình quản lý chi phí ...................................................................... 92 3.2.5. Quy trình nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác.............. 93 3.3. Quy trình giám sát của người quyết định đầu tư và cơ quan QLNN 95 3.3.1. Quy trình giám sát của người quyết định đầu tư................................... 95 3.3.2. Quy trình giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước ............................... 96 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận ......................................................................................................... 102 Kiến nghị ....................................................................................................... 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ UBND Ủy ban nhân dân UBNDTP Ủy ban nhân dân thành phố HĐND Hội đồng nhân dân HTKT Hạ tầng kỹ thuật HTXH Hạ tầng xã hội QLDA Quản lý dự án TVGS Tư vấn giám sát CĐT Chủ đầu tư GPMB Giải phóng mặt bằng PAKT Phương án kiến trúc Quy hoạch TMB Quy hoạch tổng mặt bằng Phòng TCKH Phòng Tài chính kế hoạch Phòng QLĐT Phòng Quản lý đô thị Sở KHĐT Sở Kế hoạch đầu tư Viện QHXD Viện Quy hoạch xây dựng Cơ quan QLNN Cơ quan quản lý nhà nước Nguồn vốn NSNN Nguồn vốn ngân sách nhà nước Đầu tư XDCB Đầu tư xây dựng cơ bản Dự án ĐTXD Dự án đầu tư xây dựng DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Bảng 1.1 Ưu và nhược điểm của mô hình Chủ đầu tư thuê tư vấn QLDA DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Hình 1.1 Sơ đồ giai đoạn và quá trình đầu tư xây dựng Hình 2.1 Các Ban quản lý dự án chuyên ngành Hình 2.2 Sơ đồ Ban QLDA chuyên ngành có Phó Ban là đại diện đơn vị quản lý khai thác sử dụng Hình 2.3 Quy trình dự án đầu tư xây dựng Hình 2.4 Quy trình quản lý tiến độ dự án Hình 2.5 Quy trình quản lý chi phí dự án Hình 2.6 Quy trình quản lý chất lượng Hình 2.7 Quy trình quản lý chất lượng các giai đoạn của dự án Hình 2.8 Sơ đồ các chỉ tiêu đánh giá việc quản lý dự án Hình 3.1 Quy trình triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng công Hình 3.2 Quy trình lập dự án ĐTXD các dự án nhóm B,C vốn ngân sách Hình 3.3 Chi tiết các bước trong quy trình lập dự án ĐTXD công trình Hình 3.4 Quy trình quản lý và lựa chọn nhà thầu Hình 3.5 Quy trình quản lý chất lượng khảo sát xây dựng Hình 3.6 Quy trình quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế xây dựng Hình 3.7 Quy trình nghiệm thu công việc xây dựng Hình 3.8 Quy trình quản lý chất lượng hoàn thiện và lắp đặt Hình 3.9 Sự phối hợp giữa Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát trong QLDA Hình 3.10 Quy trình quản lý tiến độ thực hiện dự án Hình 3.11 Sơ đồ lập tiến độ thi công xây dựng Hình 3.12 Sơ đồ quản lý tiến độ thi công xây dựng Hình 3.13 Sơ đồ quá trình quản lý chi phí Hình 3.14 Quy trình nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng Hình 3.15 Quy trình kiểm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công Hình 3.16 Quy trình kiểm tra quá trình thi công Hình 3.17 Quy trình kiểm tra nghiệm thu hoàn thành công trình 1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại nhiều thành tựu cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Trong quá trình ấy việc huy động và sử dụng vốn đầu tư của nhà nước có một ý nghĩa quan trọng. Đầu tư công đóng vai trò tạo nên những nền tảng vật chất – kĩ thuật quan trọng cho đất nước, thúc đẩy phát triển không những về kinh tế mà cả trong lĩnh vực văn hóa xã hội. Trong nhiều năm qua, Nhà nước đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng, trong đó rất chú trọng việc nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư công và phù hợp với các thông lệ quốc tế. Việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình từ nguồn vốn ngân sách một cách hợp lý sẽ đảm bảo được tiến độ, chất lượng dẫn tới sử dụng ngân sách nhà nước hiệu quả và đạt mục tiêu đề ra. Nước ta có xuất phát điểm từ một nền kinh tế nông nghiệp mà hạ tầng cơ sở, hạ tầng kinh tế và xã hội còn yếu kém nên các dự án đầu tư xây dựng công vào lĩnh vực này là rất lớn. Trong những năm qua, nguồn kinh phí đầu tư xây dựng toàn xã hội chiếm đến 42% GDP trong đó vốn đầu tư công chiếm 60%. Việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư công chiếm vai trò vô cùng cần thiết vì đây công cụ khắc phục các hạn chế của nền kinh tế thị trường, là đòn bẩy kinh tế, tạo điều kiện cho đầu tư từ các khu vực còn lại phát huy hiệu quả cao thông qua việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế đồng thời còn giúp phát triển các mặt về xã hội mà các thành phần kinh tế tư nhân thường ít khi tham gia vào. Những thành tựu đã đạt được của các dự án đầu tư xây dựng công trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội như hệ thống công trình giao thông, công nghiệp, dịch vụ, đô thị và các công trình phúc lợi xã 2 hội… đã góp phần quan trọng thay đổi bộ mặt đất nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phục vụ tăng trưởng kinh tế, cải thiện đáng kể cuộc sống của nhân dân. Tuy nhiên, dự án xây dựng công nước ta phổ biến là chậm tiến độ, vượt tổng mức đầu tư khá lớn, lãng phí (quy mô quá mức cần thiết, xây rồi không dùng hay dùng không hết). Nhìn nhận một cách khách quan, có nhiều nguyên nhân tác động khiến cho đầu tư xây dựng công ở Việt Nam tuy có số vốn lớn, đầu tư nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nhưng chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Nguyên nhân lớn nhất phải kể đến là công tác quản lý của nhà nước còn nhiều bất cập, thể hiện sự thiếu và yếu của mình đối với đồng vốn bỏ ra đầu tư xây dựng công cho thấy sự lãng phí, thất thoát. Vấn đề năng lực của chủ đầu tư và trong đó còn có nguyên nhân là công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công thường thiếu tính chuyên nghiệp và sự minh bạch trong quản lý. Đầu tư xây dựng là một lĩnh vực quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Muốn đầu tư xây dựng có hiệu quả thì công tác quản lý có vai trò quyết định. Trong tình trạng chung, công tác quản lý dự án xây dựng công trên địa bàn quận Hà Đông cũng không tránh khỏi những hạn chế đó. Với những đặc thù riêng về điều kiện địa lý và kinh tế thì mỗi mặt chịu tác động lại mang những hình thái khác nhau và đều gây những thiệt hại đáng kể từ lập, phê duyệt kế hoạch, chương trình, chủ trương đầu tư, dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, thẩm định thiết kế, thẩm định dự án đầu tư, đấu thầu, giám sát thi công và thanh quyết toán công trình. Vì vậy đề tài luận văn “Hoàn thiện quy trình quản lý các dự án đầu tư xây dựng công tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội” là cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý các dự án đầu tư xây dựng công một cách toàn diện, có hệ thống để mang lại hiệu quả cao cho các dự án, cho sự phát triển của quận Hà Đông nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung. 3 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở quy định của luật Xây dựng 2014 và luật Đầu tư công 2014, căn cứ thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng công của quận Hà Đông, luận văn nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản lý các dự án đầu tư xây dụng công theo 03 giai đoạn: chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác để góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng công trong điều kiện và môi trường kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công thuộc nguồn vốn ngân sách mà UBND quận Hà Đông là cơ quan quyết định đầu tư hoặc Chủ đầu tư dự án. Phạm vi nghiên cứu: Quy trình quản lý các dự án đầu tư xây dựng công. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích cơ sở thực tiễn và lý thuyết. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu. Phương pháp vận dụng có tính kế thừa các giá trị khoa học và đề xuất mới. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài luận văn thuộc lĩnh vực khoa học quản lý dự án đầu tư xây dựng công. Do đó, kết quả nghiên cứu của luận văn không chỉ là những đóng góp về mặt lý luận cho công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công, đồng thời còn đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn quận Hà Đông để bảo đảm việc quản lý, sử dụng và thực hiện đầu tư xây dựng công một cách tập trung, hiệu quả hơn. Cấu trúc luận văn Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: 4 Chương I: Tổng quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng công ở Việt Nam và tình hình công tác QLDA đầu tư xây dựng công trên địa bàn Quận Hà Đông. Chương II: Cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn quận Hà Đông. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 102 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Kết quả nghiên cứu đề tài“Hoàn thiện quy trình quản lý các dự án đầu tư xây dựng công tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội”, luận văn đã có đề xuất một số quy trình quản lý các dự án đầu tư xây dựng công phù hợp với các quy định mới của Luật Xây dựng 2014 trong đó là việc áp dụng mô hình Ban QLDA chuyên ngành đối với các dự án đầu tư công bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2015. Các kết quả của luận văn góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn quận Hà Đông thành phố Hà Nội. Kết quả cụ thể: - Hệ thống hóa những vấn đề mang tính lý luận cơ bản liên quan đến hoạt động đầu tư công, dự án đầu tư xây dựng công và những đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công. Luận văn cũng đã nêu được những nội dung và vai trò của đầu tư xây dựng công đối với phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời bám sát các quy định mới của Luật Xây dựng 2014 và luật Đầu tư công 2014 để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản lý các dự án đầu tư xây dựng công. - Bằng những số liệu thu thập từ thực tế, luận văn đã phân tích, đánh giá một cách khách quan và chỉ rõ thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công tại quận Hà Đông, những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại cần giải quyết. Hiệu quả công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công ở quận Hà Đông sẽ được nâng cao khi thành lập các Ban quản lý dự án xây dựng chuyên ngành trực thuộc quận. - Kiến nghị các giải pháp cụ thể để hoàn thiện quy trình quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trong các giai đoạn như: quy trình triển khai dự án, quy trình lập và thẩm định dự án, quy trình quản lý và lựa chọn nhà thầu, quy trình quản lý tiến độ thực hiện dự án; quy trình quản lý chất lượng công trình và quy trình nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng. 103 - Luận văn cũng đã đề xuất một số quy trình giám sát của chính quyền địa phương đối với chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trong suốt quá trình triển khai dự án trong vai trò vừa là người quyết định đầu tư vừa là cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương. Với các quy trình kiểm tra của cơ quan chuyên môn của người quyết định đầu tư là Phòng quản lý đô thị Quận không chỉ tạo được hiệu quả trong việc "tiền kiểm" để ngăn ngừa sai phạm trong suốt quá trình thực hiện dự án mà còn thực thi chương trình cải cách hành chính của Chính phủ. Kiến nghị Quản lý dự án đầu tư là vấn đề hết sức phong phú và phức tạp, còn rất nhiều khía cạnh cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Những giải pháp được đưa ra là những gợi ý tham khảo cần được tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện. Vì vậy tác giả luận văn kiến nghị một số nội dung mong muốn được hoàn thiện các giải pháp trên: - Nghiên cứu cơ chế và tiêu chí để Ban quản lý dự án chuyên ngành trở thành các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp có pháp nhân đầy đủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Giảm thiểu ảnh hưởng của sự can thiệp bên ngoài nhất là sự can thiệp của tổ chức, cá nhân mà sự can thiệp đó ảnh hưởng tới tính độc lập về nghề nghiệp của Ban QLDA. - Nghiên cứu áp dụng phương pháp thẩm định phân tích, đánh giá lợi ích - chi phí đối với các dự án đầu tư xây dựng công. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ tài chính (2011), Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011 quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc vốn nhà nước. 2. Bộ xây dựng (2013), Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/07/2013 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng. 3. Bộ xây dựng (2013), Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 về việc Quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình. 4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 12/2009/NĐ-CP. 5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. 6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng. 7. Lê Anh Dũng (2013), Giáo trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị. 8. Phạm Sỹ Liêm (2013), Áp dụng thể chế giám quản xây dựng dự án công. Tạp chí Người xây dựng số 9&10/2013, Hà Nội. 9. Trần Chủng (2013), Tổng quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, (Chuyên đề 1, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Quản lý dự án), Viện KHCNXD, Hà Nội. 10. Trần Chủng (2013), Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình, (Chuyên đề 5, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Quản lý dự án), Viện KHCNXD, Hà Nội. 11. Quốc hội khóa X nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật Ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002. 12. Quốc hội khóa XIII nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014. 13. Quốc hội khóa XIII nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 30/6/2014. 14. Ủy Ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2012), Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 21/5/2012 về việc Ban hành Quy định một số nội dung về quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 15. UBND quận Hà Đông (2014), Báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ XIX, phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2015-2020. 16. UBND quận Hà Đông - Phòng TCKH (2014), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB năm 2014 của quận Hà Đông.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất