Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Môi trường Hoàn thiện công tác quản lý các dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn thuộc chương ...

Tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý các dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn thuộc chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn trên địa bàn tỉnh phú thọ

.PDF
108
34
97

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Cuốn luận văn này do tôi tự nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Quang Cường. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo theo đúng quy định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tôi trình bày trong luận văn này. Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2018 Học viên Lâm Việt Tuấn i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý xây dựng với đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý các dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn thuộc chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Quang Cường đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian qua để Luận văn được hoàn thành đúng thời gian quy định. Xin cũng bày tỏ lòng cảm ơn chân thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong bộ môn Công nghệ và Quản lý Xây dựng - Trường Đại Học Thủy lợi. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới anh chị em của Ban Quản lý dự án Thủy lợi, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận nguồn tài liệu tham khảo quý giá để tôi có thể hoàn thành được Luận văn này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2018 Học viên Lâm Việt Tuấn ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ........................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................................................... vii DANH MỤC PHỤ LỤC ......................................................................................................... viii MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN .......................................................... 5 1.1. Khái quát về công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn ............................................ 5 1.1.1. Khái niệm công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn .................................................................. 5 1.1.2. Đặc điểm hệ thống cấp nước sạch nông thôn .............................................................................. 5 1.1.3. Vai trò của hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn ..................................................................... 6 1.1.4. Quá trình phát triển hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn tại Việt Nam .............. 7 1.2. Khái quát về dự án đầu tư xây dựng và công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng ......................................................................................................................................................... 12 1.2.1. Dự án đầu tư xây dựng ................................................................................................................. 12 1.2.2. Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng .................................................................................... 17 1.2.3. Vai trò và sự cần thiết của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng ....................................... 22 1.2.4. Mục tiêu, yêu cầu của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng .............................................. 24 1.3. Thực tiễn công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn .................................................................................................................................... 26 1.3.1. Những kết quả đã đạt được .......................................................................................................... 26 1.3.2. Vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn .................................................................................................................................................... 32 1.4. Kết luận Chương 1 ........................................................................................................ 33 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN .................. 34 2.1. Những căn cứ thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn ......................................................................................................... 34 2.1.1. Căn cứ pháp lý............................................................................................................................... 34 iii 2.1.2. Căn cứ kỹ thuật ............................................................................................................................. 37 2.2. Nội dung chính trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng giai đoạn thực hiện dự án .................................................................................................................................... 40 2.2.1. Luận giải các nội dung chính trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng giai đoạn thực hiện dự án ................................................................................................................................................... 40 2.2.2. Nội dung chính trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng giai đoạn thực hiện dự án .. 42 2.3. Đặc thù của loại hình dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn có liên quan đến công tác quản lý của chủ đầu tư ....................................................................................................... 50 2.3.1. Áp dụng phương thức cho vay mới, giải ngân dựa trên kết quả đầu ra .................................. 50 2.3.2. Hoạt động đấu thầu tuân theo Kế hoạch hành động ................................................................. 51 2.3.3. Quy mô đầu tư xây dựng lớn, phạm vi rộng và công nghệ kỹ thuật có độ phức tạp cao ..... 52 2.4. Nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng ......................................... 54 2.5. Những yêu cầu đối với công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn hiện nay .................................................................................................................................... 55 2.5.1. Điều kiện năng lực đối với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng ............................................. 55 2.5.2. Ứng dụng tiến bộ Khoa học – công nghệ vào công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng ...... 56 2.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn .................................................................................................................................... 60 2.6.1. Nhóm nhân tố khách quan ........................................................................................................... 60 2.6.2. Nhóm nhân tố chủ quan ............................................................................................................... 62 2.7. Kết luận Chương 2 ........................................................................................................ 63 CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ TRONG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN DỰ ÁN ................................................................. 64 3.1. Giới thiệu về Ban quản lý dự án thủy lợi, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Phú Thọ ............................................................................................................ 64 3.1.1. Vài nét khái quát ........................................................................................................................... 64 3.1.2. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện các dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn ......................................................................................................................................................... 68 3.1.3. Một số dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn thuộc chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ................................................................................................................ 69 3.2. Thực trạng công tác quản lý các dự án cấp nước sinh hoạt của Ban Quản lý dự án thủy lợi, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn thời gian qua ................... 74 iv 3.2.1. Thực trạng về cơ cấu tổ chức và nhân sự ................................................................................... 74 3.2.2. Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ................................................. 75 3.2.3. Thực trạng công tác quản lý tiến độ thi công xây dựng............................................................ 77 3.2.4. Thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng............................................................... 79 3.3. Quan điểm đề xuất các giải pháp ................................................................................ 81 3.3.1. Tuân thủ các quy định của pháp luật .......................................................................................... 81 3.3.2. Có cơ sở khoa học và thực tiễn .................................................................................................... 81 3.3.3. Hiệu quả và mang tính khả thi ..................................................................................................... 82 3.3.4. Căn cứ vào các tồn tại và hạn chế đã nêu ................................................................................... 82 3.4. Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án thủy lợi, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Phú Thọ ............................ ............................................................................................................................ 82 3.4.1. Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nhân sự ....................................................................... 82 3.4.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn của Ban quản lý dự án ............................ 86 3.4.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ................................ 87 3.4.4. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tiến độ ........................................................................... 90 3.4.5. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng.............................................. 91 3.5. Kết luận Chương 3 ........................................................................................................ 92 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 95 v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng .............................................................................. 16 Bảng 1.2. Kết quả thực hiện Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn dựa trên kết quả (PforR) tại 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng (2015) ................................................................ 26 Bảng 1.3. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng công trình cấp nước tập trung sau đầu tư .................................. .......................................................................................................... 29 Bảng 2.1. Các bước của bản kế hoạch tiến độ thực hiện dự án ..................................................... 44 Bảng 2.2. Các tiêu chí kiểm soát kế hoạch tiến độ thực hiện dự án ............................................. 46 Bảng 3.1. Một số công trình thay đổi quy mô đầu tư, phương án thiết kế trong quá trình thi công ...................................................................................................................................................... 76 Bảng 3.2. Một số công trình phải gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng thi công ...................... 78 vi DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Giếng khoan bơm tay (phổ biến giai đoạn 1982-1990) .................................................. 8 Hình 1.2. Bể nước công cộng .............................................................................................................8 Hình 1.3. Mô hình cấp nước tập trung sử dụng bơm động lực .................................................... 10 Hình 1.4. Bản đồ vùng Dự án .......................................................................................................... 11 Hình 1.5. Mô hình chu kỳ của một dự án ....................................................................................... 17 Hình 1.6. Năm quá trình của một dự án xây dựng đơn giản ...................................................... 18 Hình 1.7. Tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh (năm 2015) .................................. 28 Hình 2.1. Phương thức quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ........................... 58 Hình 2.2. Quan hệ giữa kỹ sư giám sát với các Bên trong quá trình thi công xây dựng công trình .......................................................................................................... 59 Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án thủy lợi, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn ......................................................................................................... 67 Hình 3.2. Công trình cấp nước sinh hoạt An Đạo, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.................... 70 Hình 3.3. Công trình cấp nước sinh hoạt cho các xã Tạ Xá – Hương Lung – Sơn Tình – huyện Cẩm Khê – Tỉnh Phú Thọ .......................................................................................................... 71 Hình 3.4. Công trình cấp nước sinh hoạt Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy .............................. 74 Hình 3.5. Trạm cấp nước Tạ Xá - huyện Cẩm Khê - tỉnh Phú Thọ ............................................ 75 Hình 3.6. Nguyên nhân gây chậm tiến độ thi công xây dựng công trình .................................... 79 Hình 3.7. Sơ đồ đề xuất mô hình Tổ chức Ban Quản lý dự án thủy lợi, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Phú Thọ ........................................................................................ 83 Hình 3.8. Sơ đồ mô tả các bước của quá trình đào tạo .................................................................. 87 vii DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phân loại các dự án theo quy mô, tính chất, loại công trình chính............................... 96 viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Sở NN-PTNT DLI Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chỉ số giải ngân LSHTM Trường Vệ sinh và Thuốc Nhiệt đới Luân Đôn thực hiện GS&ĐG Bộ NN-PTNT Bộ TNMT Giám sát và Đánh giá Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Bộ Tài nguyên và Môi trường Bộ KHĐT NCERWASS Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn CTMTQG/CTMTQG2/CTMTQG3 Chương trình mục tiêu quốc gia/Chương trình mục tiêu quốc gia NS-VSMTNT VPTT- CTMTQG KHHĐ Giai đoạn 2/ Giai đoạn 3 Văn phòng Thường trực CTMTQG Kế hoạch Hành động Chương trình PforR BQLDA Trung Tâm Nước Sạch & Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn Tỉnh Chương trình dựa trên Kết quả Ban Quản lý Dự án STTH UBND Tỉnh ĐBSH NSVSNT Sổ tay Thực hiện Chương trình Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Đồng bằng sông Hồng Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn VPTT Văn phòng Thường trực Chương trình Mục tiêu Quốc gia Chương Trình Mở Rộng Quy Mô Vệ Sinh Và Nước Sạch Nông Thôn Tổng cục Thủy lợi Chương trình Nước và Vệ sinh Ngân hàng Thế giới PCERWASS SupRSWS TCTL WSP ix MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phú Thọ là một tỉnh trung du - miền núi có diện tích tự nhiên 3.534,56 km2, dân số 1.370.000 người được chia thành 13 đơn vị hành chính gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và 11 huyện với 277 xã, phường, thị trấn. Toàn tỉnh có 21 dân tộc sinh sống, trong đó người kinh chiếm đa số, còn lại là các dân tộc: Mường, Dao, Sán Chày, Cao Lan, Mông... Thành phần cơ cấu kinh tế: Công nghiệp và xây dựng chiếm 37,99%, nông-lâm-nghiệp-thủy sản chiếm 24,88% và dịch vụ chiếm 37,13%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2010-2015) đạt 5,87%. Toàn tỉnh có 80% dân số sống ở nông thôn; địa hình bị chia cắt, diện tích rộng, dân cư sống phân tán dẫn đến việc đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập trung gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó ngân sách địa phương và huy động đóng góp của người dân còn hạn chế. Mặc dù vậy, với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, Phú Thọ đã thu hút được một số nguồn vốn đầu tư, xây dựng công trình cấp nước như: Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường; vốn ngân sách tỉnh; vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), nguồn vốn 134; vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội; doanh nghiệp tự đầu tư và vốn nhân dân đóng góp... Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn dựa trên kết quả (PforR) tại 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng vay vốn ngân hàng thế giới nhằm tăng cường khả năng tiếp cận bền vững và sử dụng hiệu quả dịch vụ cấp nước và vệ sinh ở khu vực nông thôn của 8 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng (gồm Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hưng Yên và Thanh Hóa) theo phương thức dựa trên kết quả thực hiện. Mục tiêu xây dựng các công trình cấp nước tập trung để cung cấp nguồn nước sạch và bền vững cho 340.000 hộ gia đình nông thôn, trong đó trên địa bàn tỉnh Phú Thọ xây dựng 04 công trình cấp nước tập trung để cung cấp cho 21.650 hộ gia đình nông thôn với tổng mức đầu tư khoảng 320 tỷ đồng. 1 Các dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn thuộc Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn dựa trên kết quả (PforR) tại 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ làm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án Thủy lợi, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn là đơn vị được giao quản lý, thực hiện dự án. Ban quản lý dự án được Sở Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ thành lập theo Quyết định số 137/QĐ-SNN ngày 02/03/2010 với nhiệm vụ giúp Chủ đầu tư triển khai thực hiện một số dự án Thủy lợi và cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh, Ban quản lý dự án hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm với nhân sự là cán bộ, công chức của Chi cục Thủy lợi Phú Thọ và hợp đồng thêm một số cán bộ quản lý dự án. Do việc thực hiện quản lý dự án hầu hết là kiêm nhiệm; các dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn thuộc chương trình lại được thực hiện dựa trên phương thức cho vay mới, thí điểm dựa trên kết quả đầu ra của Ngân hàng thế giới nên việc triển khai thực hiện các dự án còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý các dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn thuộc chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” để tìm hiểu, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại, hoàn thiện công tác quản lý dự án. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Luận văn nghiên cứu đề xuất một số giải pháp có tính khả thi, có cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác quản lý các dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn thuộc Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý các dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn thuộc Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác này. 2 b. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Công tác quản lý Dự án trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng và những nhân tố ảnh hưởng. - Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý các dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn thuộc Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn dựa trên kết quả tại 08 tỉnh đồng bằng sông Hồng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. - Phạm vi về thời gian: Các số liệu thực tiễn dùng trong trong phân tích, đánh giá được thu thập từ năm 2013, các giải pháp được đề xuất cho đến khi kết thúc giai đoạn thực hiện dự án. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận lý luận kết hợp với thực tiễn, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây để giải quyết vấn đề: - Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập số liệu - Phương pháp thống kê, phân tích - Phương pháp đối chiếu với hệ thống văn bản pháp quy - Phương pháp phân tích so sánh, phân tích tổng hợp - Phương pháp hệ thống hóa 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn a. Ý nghĩa khoa học Đề tài nghiên cứu góp phần hệ thống hóa những cơ sở lý luận về dự án, quản lý dự án nói chung và công tác quản lý dự án trong giai đoạn thực hiện dự án nói riêng tại các dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn thuộc chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn dựa trên kết quả tại 08 tỉnh đồng bằng sông Hồng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Những kết quả nghiên cứu này có giá trị tham khảo nâng cao trong nghiên cứu chuyên sâu về quản lý các dự án đầu tư xây dựng. 3 b. Ý nghĩa thực tiễn Những kết quả phân tích đánh giá và những giải pháp đề xuất là những tham khảo mang tính gợi ý giúp cho Ban quản lý dự án trong việc hoàn thiện công tác quản lý dự án trong giai đoạn thực hiện các dự án đầu tư xây dựng. 6. Kết quả dự kiến đạt được - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý dự án cấp nước sạch nông thôn. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn thực hiện các dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. - Đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án của các dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn thuộc Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, Luận văn được cấu trúc với 3 chương nội dung như sau: Mở đầu Chương 1: Tổng quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn Chương 2: Cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn thuộc chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn thực hiện dự án Kết luận và kiến nghị 4 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN 1.1. Khái quát về công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn 1.1.1. Khái niệm công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn Công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn là một hệ thống gồm các công trình khai thác, xử lý nước, mạng lưới đường ống cung cấp nước sạch đến nhiều hộ dân hoặc cụm dân cư sử dụng nước ở nông thôn và các công trình phụ trợ có liên quan; bao gồm các loại hình: cấp nước tự chảy, cấp nước sử dụng bơm động lực. Công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn nhỏ lẻ là công trình cấp nước cho một hoặc vài hộ gia đình sử dụng nước ở nông thôn, bao gồm các loại hình: công trình thu và chứa nước hộ gia đình, giếng thu nước ngầm (giếng đào, giếng mạch lộ) giếng khoan đường kính nhỏ,...[2] Công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn là cơ sở vật chất để cung cấp các điều kiện thiết yếu cho đời sống, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao nhận thức của người dân khu vực nông thôn, bảo đảm an sinh xã hội, cũng như phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nói chung và từng địa phương nói riêng. Việc bảo đảm tính bền vững trong sử dụng, khai thác gắn với việc huy động các nguồn lực cùng Nhà nước đầu tư phát triển, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung là hết sức cần thiết. 1.1.2. Đặc điểm hệ thống cấp nước sạch nông thôn - Về quy mô phục vụ: các công trình cấp nước tập trung nông thôn có quy mô phục vụ rất đa dạng, dao động từ 15 hộ tới 25.700 hộ (theo thống kê của Trung tâm Quốc gia Nước sạch và VSMTNT); - Về nguồn nước sử dụng: chủ yếu từ 2 nguồn chính, bao gồm nước mặt (sông, suối, khe, hồ thủy lợi,…) và nước ngầm; - Về loại hình công trình cấp nước: loại hình công trình cấp nước chủ yếu đang áp dụng phổ biến là hệ thống cấp nước tự chảy (chủ yếu ở miền núi, vùng sâu, vùng xa) và hệ thống cấp nước sử dụng trạm bơm nước từ sông, hồ chứa và giếng khoan kết 5 hợp với công nghệ lọc (chủ yếu ở khu vực đồng bằng, ven biển và một phần ở vùng trung du); - Về nguồn và quy mô vốn đầu tư: Phần lớn các công trình cấp nước sinh hoạt trước năm 2015 được lấy từ nguồn vốn của Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT, sau năm 2015 nguồn vốn công trình được lấy từ Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thuộc Chương trình MTQT về xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra còn được hỗ trợ đầu tư từ các chương trình/dự án khác, bao gồm Dự án cấp nước của JICA, ADB, WB, Chương trình 134, 135,... Quy mô nguồn vốn phụ thuộc vào từng địa điểm xây dựng công trình, nhu cầu sử dụng của người dân, các công trình đầu mối, tuyến ống, hệ thống cấp nước tại hộ gia đình và các công trình phụ trợ khác,... - Về tổ chức quản lý, vận hành công trình: các công trình có thiết kế phức tạp và công suất lớn thường do các cơ quan có chuyên môn kỹ thuật đảm nhiệm công tác quản lý, khai thác; còn ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào miền núi, việc quản lý công trình chủ yếu dựa vào cộng đồng, thôn/bản. 1.1.3. Vai trò của hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn Tầm quan trọng của nước sạch không chỉ dừng lại trong phạm vi quốc gia, lãnh thổ mà là vấn đề mang tính toàn cầu là nội dung trong chương trình nghị sự, đã và đang được bàn luận sôi nổi và thu hút sự quan tâm về tình trạng cạn kiệt nguồn nước, tình trạng nước bị ô nhiễm, thiếu nước sạch ở một số nơi trên thế giới luôn là nội dung mang tính thời sự trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thế giới đã từng chứng kiến những đại dịch cướp đi sinh mạng hàng ngàn người bởi nguồn nước bị ô nhiễm hay những khó khăn mà con người đối mặt khi nguồn nước khan hiếm. Theo báo cáo của Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc, nguồn nước sạch toàn cầu đang cạn kiệt. Nguyên nhân do sự bùng nổ dân số, tình trạng ô nhiễm môi trường, việc khai thác nguồn nước dưới đất vượt mức cho phép. Tại khu vực nông thôn ở Việt Nam, do tác động của đô thị hóa và phát triển làng nghề nên vấn đề ô nhiễm môi trường và nguồn nước mặt ngày càng tăng cao, đem lại nhiều rủi ro cho sức khỏe của người dân và cộng đồng nông thôn. Việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, phân bón hóa học gây tác động xấu tới nguồn nước mặt, nước ngầm 6 tầng nông, ảnh hưởng tới chất lượng các nguồn nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt của người dân nông thôn. Hiện nay, tại một số vùng nông thôn, nguồn nước người dân sử dụng sinh hoạt chủ yếu là ở ao, hồ, bể chứa nước mưa và nước ngầm từ giếng khơi, giếng khoan. Nếu nguồn nước không đảm bảo vệ sinh sẽ gây nên nguy cơ mắc các bệnh đường ruột, bệnh ngoài da và một số căn bệnh khác. Chính vì thế, vai trò của nước sạch với đời sống nói chung, với các vùng nông thôn luôn quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. 1.1.4. Quá trình phát triển hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn tại Việt Nam 1.1.4.1. Quá trình phát triển Tại khu vực nông thôn Việt Nam, giai đoạn trước 1982, các hộ gia đình chủ yếu sử dụng nước từ sông suối, hồ ao, giếng đào và lu/bể chứa nước mưa để phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt. Giai đoạn từ 1982-1990, với sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), các loại giếng khoan sử dụng bơm tay, bơm điện đã được xây dựng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước và cung cấp nước sinh hoạt cho nhóm các hộ gia đình. 7 Hình 1.1. Giếng khoan bơm tay (phổ biến giai đoạn 1982-1990) Giai đoạn 1991-1999, các hệ thống cấp nước tự chảy và hệ thống cấp nước tập trung quy mô nhỏ đã được nghiên cứu, xây dựng và phát triển để cung cấp nước sinh hoạt cho các hộ gia đình nông thôn thông qua các bể/vòi nước công cộng và cả đấu nối nước (vòi nước) tại các hộ gia đình. Hình 1.2. Bể nước công cộng 8 Giai đoạn từ 2000 đến nay: Trong những năm qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách tạo điều kiện cho sự phát triển cấp nước sạch và vệ sinh môi trường như: Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020; Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg Về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn; Nghị định 117/2007/NĐ-CP Về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020... Thông qua các chương trình, dự án cấp nước nông thôn của Chính phủ và sự hỗ trợ của các nhà tài trợ, các hệ thống cấp nước tập trung quy mô vừa và lớn ở khu vực nông thôn đã được nghiên cứu thiết kế và xây dựng trên phạm vi quy mô cả nước. Đây được coi là một giải pháp cấp nước hoàn chỉnh, đảm bảo chất lượng, lưu lượng nước cấp và được khuyến khích phát triển loại hình này ở những vùng dân cư sinh sống tập trung. Các loại hình cấp nước tập trung phổ biến hiện nay: - Mô hình cấp nước tự chảy: Từ nguồn nước mặt, nước trong khe, suối, nước ngầm (mạch lộ) trên các vị trí cao, sau khi được tập trung xử lý, dẫn đến các khu vực dân cư hoặc các hộ gia đình bằng đường ống qua đồng hồ đo nước, phù hợp với vùng cao, vùng miền núi. - Loại hình cấp nước tập trung sử dụng bơm động lực: Nguồn nước là nước mặt, nước ngầm được bơm qua các trạm xử lý, đến bể chứa, được bơm trực tiếp hoặc qua tháp điều hòa, qua mạng lưới đường ống dẫn đến vòi nước hộ gia đình. Loại hình công trình này được sử dụng ở các vùng đồng bằng, dân cư sống tập trung. 9 Hình 1.3. Mô hình cấp nước tập trung sử dụng bơm động lực 1.1.4.2. Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn dựa trên kết quả tại 08 tỉnh đồng bằng sông Hồng (2013-2018) Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn dựa trên kết quả (Program for Results) được viết tắt là PforR thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia sẽ hỗ trợ CTMTQG3 ở 8 tỉnh Đồng bằng sông Hồng gồm: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, và Hưng Yên. Ở những tỉnh này, cách tiếp cận mới để thực hiện CTMTQG3 sẽ được thử nghiệm thông qua việc bắt đầu áp dụng phương pháp lập kế hoạch và tài trợ dựa trên kết quả và bằng cách cải thiện cơ cấu tổ chức liên quan đến các hệ thống quản trị, đấu thầu mua sắm, quản lý tài chính và quản lý môi trường và xã hội. Do vậy, Chương trình PforR sẽ tìm cách dần biến đổi CTMTQG thành một hệ thống hiệu quả và tập trung hơn để thực hiện các điều khoản đầu tư bền vững. Chương trình PforR cũng sẽ tập trung vào ba lĩnh vực của CTMTQG3: (i) mở rộng dịch vụ cấp nước; (ii) mở rộng vệ sinh tổ chức và hộ gia đình; và (iii) cải thiện thể chế, bao gồm cải thiện công tác lập kế hoạch, giám sát và đánh giá. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan