Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biểu mẫu - Văn bản Văn bản Hình tượng người lính trong văn học thời kì chống pháp và chống mỹ nguyễn ngọc...

Tài liệu Hình tượng người lính trong văn học thời kì chống pháp và chống mỹ nguyễn ngọc lan chi 12cv

.DOCX
15
781
139

Mô tả:

Nguyễn Ngọc Lan Chi – 12CV – 03 HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TRONG THƠ CA THỜI KÌ CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MỸ I. ĐẶT VẤN ĐỀ - Cách mạng tháng Tám thành công đã mở đầu một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc. Đồng thời mở ra một kỉ nguyên mới cho văn học Việt Nam – một nền thơ ca phản ánh sự bùng nổ toàn diện sức mạnh tiềm tàng của dân tộc, trước vận hội lịch sử đã tích tụ qua nhiểu thế kỉ. - Đọc thơ ca Việt Nam 1945 – 1975, chúng ta thấy cuồn cuộn niềm vui của hàng triệu người ra trận, thấy được những mất mát đau thương, những khát khao, ước vọng chân thành.. Ba mươi năm liên tục đấu tranh chống kẻ thù cũng là khoảng thời gian văn học phát triển mạnh mẽ không ngừng dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Văn học lấy đề tài chiến tranh, viết về chiến tranh cách mạng. Thơ cũng như văn, hết lòng ca ngợi người anh hùng, người lính, người mẹ, thanh niên xung phong… Tất cả hiện lên trong tác phẩm với mọi tầng lớp, lứa tuổi, dân tộc… y như thật ở trên đời. Và họ đẹp – cái đẹp tiêu biểu cho cả thời đại. Cái đẹp ấy kết tinh đậm đà ở hình tượng anh bộ đội cụ Hồ – anh vệ quốc quân, anh giải phóng quân. Bởi các anh chính là người anh hùng suốt hai cuộc kháng chiến trường kì. ð II. NỘI DUNG A. HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP 1. Hoàn cảnh lịch sử - Sau khi Cách mạng tháng 8 năm 1945 thắng lợi, nền độc lập chỉ kéo dài được một năm - Cuối 1946, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược - Cả nước nghe theo lời kêu gọi của Bác, cùng đứng lên chống Pháp với tinh thần: “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”  Đất nước chính thức bước vào cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp 2. Khái quát về văn học thời KCCP - Balzac từng nói: “Nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại”. Như vậy, văn học phải là tấm gương phản chiếu cuộc đời, phản ảnh thời đại. Cuộc sống và lịch sử chiến đấu của dân tộc luôn là đề tài chủ yếu, là nguồn cảm hứng bất tận và được khai thác triệt để, khai thác trên nhiều khía cạnh o Đáp ứng nhu cầu về một nền văn học đầy tính cổ động, giàu sức chiến đấu của thời đại Hình tượng người lính vì vậy mà luôn đóng vai trò như một hình tượng chủ chốt, quan trọng trong đời sống xã hội, cũng như trong các tác phẩm văn học nghệ thuật ð ð - Ấy thế nhưng, hình tượng người lính chỉ thật sự trở thành một hình tượng trung tâm của văn học cách mạng từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, là một trong những nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca giai đoạn này ð Vô số nhà thơ đã cho ra đời những thi phẩm viết về đề tài người lính và vô cùng thành công, tiêu biểu phải kể đến “Cá nước” của Tố Hữu, “Núi đôi” của Vũ Cao, “Đồng chí” của Chính Hữu. - Hầu hết các tác phẩm trong giai đoạn này đều: + Hướng về những người lính mà đời sống chiến đấu đầy gian lao thiếu thốn: những anh bộ đội áo “rách vai” quần “vài mảnh vá”, những người lính da xanh, tóc trụi vì những trận sốt rét rừng + Mang cảm xúc về cả một thế hệ: Không đưa trước hình ảnh một người lính với những nét riêng biệt trong cảnh ngộ, tính cách, tâm tư; các tác giả đều rung động về cái đẹp chung của cả một thế hệ, một lớp người tự nguyện gắn bó đơi fmình với sự nghiệp chung + Ca ngời đời chiến sĩ tuy gian khổ hi sinh nhưng là cuộc đời đẹp đẽ nhất, đáng khao khát nhất 3. Nội dung a) Vẻ đẹp người lính gắn với vẻ đẹp bình dị. Họ xuất thân từ nhiều tầng lớp trong xã hội. - Từ khắp mọi miền đất nước, những con người yêu nước tụ hội với nhau trong cuộc kháng chiến gian khổ. Họ là những thanh niên trí thức Hà thành, lên đường theo tiếng gọi nhập ngũ: “Kháng chiến bùng lên biệt thủ đô Lên đường dẻo bước khoác ba lô” (Tự thuật – Tú Mỡ) - Mang bản chất chất phác, giản dị, trung thực, là những người nông dân mặc áo lính: “Anh chiến sĩ hiền lành Tỳ tay trên mũi súng” (Cá nước – Tố Hữu) “Giọt giọt mồ hôi rơi Trên má anh vàng nghệ Anh vệ quốc quân ơi Sao mà yêu anh thế!’’ (Cá nước – Tố Hữu) => Tố Hữu đã thay nhân dân nói lên những tình cảm yêu mến dành cho anh vệ quốc - Các anh ra đi từ những miền quê nghèo khắp mọi miền đất nước: “Quê hương anh đất mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” (Đồng chí – Chính Hữu) => Vì sự sống còn của Tổ quốc, tạm biệt quê hương, bến nước sân đình, bãi mía nương dâu để đi chiến đấu. => Các anh ra đi để lại quê nhà người mẹ già, người vợ trẻ một nắng hai sương cày bừa cuốc bẫm: "Ruộng mình quên cày xáo Nên lúa chín không đều Nhớ lấy để mùa sau Nhà cố làm cho tốt'' (Thăm lúa - Trần Hữu Thung) ð ð - - Trần Hữu Thung khắc họa thành công hình ảnh anh vệ quốc nông dân qua trí nhớ của người vợ và lời nhắc nhủ của anh dành cho người vợ ngay phút tiễn đưa Chất nông dân thuần phác ấy là sức mạnh để anh vượt qua mọi gian khổ chiến thắng kẻ thù Các anh sẵn sàng ra đi với một quyết tâm lớn lao, sẵn sàng hi sinh cuộc đời riêng của mình vì lí tưởng cao đẹp: lí tưởng giải phóng đất nước, giải phóng quê hương, giải phóng chính cuộc đời mình khỏi lầm than nô lệ: "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay…'' (Đồng chí - Chính Hữu) Thế nhưng, tình yêu chung của người chiến sĩ là tình yêu lớn, vừa kết hợp vừa hài hòa. Đó là nguồn động lực cũng là cội nguồn cho lý tưởng cao đẹp của các anh: “Con ra tiền tuyến xa xôi Yêu bầm yêu nước cả đôi mẹ hiền”. ð (Bầm ơi – Tố Hữu) Đất nước là nơi dưỡng dục, sinh thành ra các anh; các anh yêu đất nước như yêu chính người mẹ của mình, vì yêu đất nước, vì yêu mẹ mà quyết tâm chống giặc, quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc b) Người lính thời kháng chiến chống Pháp có tinh thần, sức mạnh và ý chí chiến đấu phi thường, có nghị lực vượt qua bao gian khổ thử thách trong sự nghiệp chiến đấu - Xuất thân từ người lao động, anh bộ đội cụ Hồ rất giàu nghị lực. “Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo Núi không đè nổi vai vươn tới Lá ngụy trang reo với gió đèo”. (Lên Tây Bắc – Tố Hữu) ð ð Dẻo dai bền bỉ hành quân vượt qua “trăm suối ngàn khe”, vượt suốt, trèo đèo trong cảnh “ngày nắng đốt” chói chang, những “đêm mưa dầm dề, gió buốt chân tay” quanh năm suốt tháng Không một khó khăn, trở lực ngăn được bước tiến của anh - Trong cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ thù, các anh là những người trực tiếp chịu biết bao hy sinh gian khổ. Những người nông dân mặc áo lính ấy có một sức chịu đựng phi thường: "Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người, vầng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay'' (Đồng chí - Chính Hữu) Bao đêm các anh phải ngủ ngoài rừng: "Trải lá cây làm chiếu Manh áo phủ làm chăn Trời thì mưa lăn thăn…'' (Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ) Hay: 'Ngày lại ngày đi, vắt với sương Ngô bung xôi nhạt, nước lưng bương Đêm mưa rình giặc, tai thao thức, Mùa lại mùa qua, rét nhức xương '' (Giết giặc - Tố Hữu) Và: "Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non Gan không núng Chí không mòn…'' (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên - Tố Hữu) - Bởi vậy, không thể coi là cường điệu khi ta đọc những vần thơ viết về trung đoàn Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. Sự thật ở trung đoàn này, rất nhiều chiến sĩ bị sốt rét đến nỗi nhiều người bị rụng hết tóc: "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm'' ð ð (Tây Tiến - Quang Dũng) Các chi tiết giàu chất tả thực như “không mọc tóc”, “quân xanh màu lá” đã gợi lên những khó khăn, gian khổ, những căn bệnh hiểm nghèo và cả sự hi sinh lón lao của người lính Tây Tiến Tuy nhiên, Quang Dũng lại nhìn hình ảnh đó của người lính như một biểu hiện của tướng mạo phi thường, chứa đựng một sức mạnh tiềm tàng bí ẩn nào đó làm cho quân thù khiếp vía theo quan niệm xưa: một cái nhìn đậm màu sắc lãng mạn + Chi tiết “dữ oai hùm”: toảt lên vẻ đẹp oai phong, dũng mãnh, đầy nhuệ khí => dù bị bệnh tật hành hạ, mệt mỏi, vì thiếu thốn, do những chặn hành quân gian khổ.. vẫn không hề yếu đuối, ủy mị ð Sức mạnh tinh thần ấy không phải sức mạnh thể lực mà là sức mạnh ý chí, lòng yêu nước, lòng căm thù giặc c) Người lính thời kháng chiến chống Pháp gắn bó với nhau trong tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng. - Từ những con người vốn xa lạ, khi vào bộ đội các anh đã gắn bó với nhau trong tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng. Cảm động biết bao nhiêu mối quan hệ tốt đẹp của những người cùng chiến đấu vì một lí tưởng cao đẹp: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”. (Đồng chí – Chính Hữu) - Họ là những người đã cùng nhau chia ngọt xẻ bùi, vào sinh ra tử, cùng nhau chia sẻ mọi tâm tư nỗi niềm. Anh hiểu tôi, tôi hiểu anh, tất cả cùng mang một trái tim hướng về gia đình, hướng về quê hương "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính'' (Đồng chí - Chính Hữu) Họ chia sẻ cùng nhau nỗi nhớ mẹ nơi quê nhà đến cồn cào cháy bỏng, nhớ mẹ và hiểu được tấm lòng của mẹ: "Ai về thăm mẹ quê ta Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm Bầm ơi có rét không bầm? Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non. Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần…'' (Bầm ơi - Tố Hữu) Hay chia sẻ cùng nhau cả những điều sâu kín trong trái tim tuổi trẻ: "Đằng nớ vợ chưa Đằng nớ? Tớ còn chờ độc lập!'' (Nhớ - Hồng Nguyên) - Lúc thiếu thốn, khi ốm đau, tình đồng chí đã giúp họ thêm sức mạnh: "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay'' (Đồng chí - Chính Hữu) ð Cái nắm tay không lời mà như biết nói bao lời, cái nắm tay truyền cho nhau sức mạnh, ý chí và niềm tin, truyền cho nhau hơi ấm tình người, sưởi ấm lòng nhau, sưởi ấm cả đôi bàn chân không giày trong buốt giá. d) Các anh là những người có tâm hồn lãng mạn, lạc quan yêu đời - Giữa cảnh núi rừng mênh mông yên tĩnh, trong màn sương muối lạnh lẽo phủ dầy, trong tư thế sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu, người lính vẫn thả hồn mình tìm đến với vẻ đẹp của vầng trăng, vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của vầng trăng, thấy vầng trăng như treo nơi đầu súng: "Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng, trăng treo'' (Đồng chí - Chính Hữu) => Súng là biểu tượng cho chiến tranh, trăng là biểu tượng hòa bình. Cây súng ấy bảo vê ê cho vầng trăng hòa bình. => Sự hòa quyện giữa chất chiến sĩ và nghệ sĩ. - Những giây phút nghỉ ngơi giữa hai trận đánh, các anh thật hồn nhiên, trẻ trung: “Cả lũ cười vang bên ruộng bắp Nhìn o thôn nữ dưới nương dâu'' (Nhớ - Hồng Nguyên) - Người chiến sĩ Tây Tiến trong trận địa thì anh dũng xông pha, khi đắm chìm vào thế giới của riêng mình lại vô cùng lãng mạn, bay bổng: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm” + “Mắt trừng”: mắt mở to xuất phát từ tinh thần trách nhiệm để thực hiện nhiệm vụ trinh sát + “mộng biên giới”: giấc mộng cao cả giết giặc lập công # “dáng kiều thơm”: hình ảnh người con gái Hà thành xinh đẹp, đồng thời cũng là quê hương người lính => Nhớ những người chị, người em gái => trở thành động lực, sức mạnh giúp người lính vươn lên, là sức mạnh tinh thần để vượt lên cái khắc nghiệt trong hiện tại, đương đầu với những khó khăn gian khổ trong cuộc chiến đấu => Ban ngày ôm giấc mộng hướng về phía trận mạc nhưng khi bom đạn yên rồi giấc mộng ấy lại hướng về phía sau, cũng là phía trước – phía tương lai hẹn ước => Là phẩm chất cần thiết giúp cho người lính có được sức mạnh vươn lên hoàn cảnh để có được chiến thắng; dù ở nơi chiến trường khốc liệt, người lính vẫn dành một phần trái tim mình nhớ về Hà Nội và những người con gái thành thị + Chế Lan Viên từng nói: “Kỷ niệm có gì? Một chiếc hôn Cũng là vũ khí mười năm ta đánh giặc” => Vì yêu nên hừng hực quyết tâm bảo vệ những người mình yêu, muốn đất nước được hòa bình để những người yêu thương nhau có thể được ở bên nhau TIỂU KẾT: Thơ ca kháng chiến chống Pháp đã xây dựng thành công hình ảnh người lính. Năm tháng đã và sẽ trôi qua nhưng những bài thơ viết về người lính trong giai đoạn lịch sử oanh liệt này vẫn còn mãi trong nền văn học dân tộc, trong lòng người dân Việt Nam. Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp mãi mãi là niềm tự hào của mỗi người dân Việt nam. B. HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ 1. Hoàn cảnh lịch sử - Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, đi lên xây dựng CNXH >< cả dân tộc vẫn phải tiếp tục cuộc chiến đấu mới, cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. - 7/5/1954, kháng chiến kết thúc thắng lợi, Miền Bắc được giải phóng, Miền Nam bắt đầu kháng chiến chống Mỹ. - Hàng vạn thanh niên miền Bắc lên đường cầm súng chiến đấu; hàng vạn thanh niên xung phong xẻ núi, phá bom mở đường. => Đánh Mỹ trở thành lý tưởng của thời đại. Thôi thúc các thế hệ nối tiếp nhau ra trận. - 30/4/1975 kháng chiến kết thúc thắng lợi khép lại lịch sử 30 năm kiên cường chiến đấu chống Pháp - Mỹ =>Người lính lại trở về cuộc sống đời thường, xây dựng quê hương đất nước. 2. Khái quát văn học thời KCCM - Thơ ca Việt Nam có bước phát triển mới, lớn mạnh và phong phú hơn giai đoạn trước. + Bên cạnh hai cây bút "lĩnh sướng'' nổi bật của thời kì này là Tố Hữu và Chế Lan Viên, một thế hệ thi sĩ tài năng, đông đảo về đội ngũ và đa dạng về phong cách, giọng điệu xuất hiện. + Phần lớn là những người trực tiếp tham gia đánh giặc và làm thơ. Đó là: Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Lê Anh Xuân, Nguyễn Trọng Tạo … - Thơ ca thời kì này đã thể hiện sinh động hình ảnh của thế hệ trẻ "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước'' với ý thức ngày càng sâu sắc về trách nhiệm của thế hệ trước dân tộc và nhân dân, trước Tổ quốc và lịch sử. 2. Nội dung a) Trước hết, các anh luôn mang trong mình những vẻ đẹp truyền thống của anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp * Xuất thân: - Thế hệ người lính trong thời kì kháng chiến chống Mỹ là những người lính ra đi từ miền Bắc XHCN, không phải từ những thân phận nô lệ, cũng không chỉ là những người nông dân nơi "nước mặn đồng chua'' hay vùng quê "đất cày lên sỏi đá'' - Các anh vốn là những công nhân, nông dân, trí thức, trong đó, phần lớn vừa rời ghế nhà trường để bước vào cuộc chiến đấu với khát vọng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. * Những con người anh dũng, mang lý tưởng bảo vệ Tổ quốc cao đẹp: - Lí tưởng độc lập tự do với thời đại các anh đã phát triển trở thành chủ nghĩa yêu nước XHCN. Lí tưởng cáng mạng gắn với nhận thức về sứ mệnh trọng đại của dân tộc trong cuộc đấu tranh của loài người cùng với sự đi lên của dân tộc, của nhân loại => Các anh ra trận với tâm hồn phơi phới tuổi xuân: "Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim'' (Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật) “Có một trái tim” – tình yêu thương mênh mông với đồng bào, đồng chí ở miền Nam, lòng cam thù giặc cháy bỏng ð + Với khí thế: Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai + Với lí tưởng "Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù''. Các anh với sự hy sinh cho dân tộc là hạnh phúc thiêng liêng cao cả của cuộc đời mình: Nếu được làm hạt giống của mùa sau Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa Vui gì hơn bằng người lính đi đầu Trong đêm tối, tim ta thành ngọn lửa'' (Chào xuân 67 - Tố Hữu) ð Các anh bước vào cuộc chiến đấu bằng tất cả sự chủ động, tự tin, vững vàng nhất. - Gian khổ khó khăn nhất đối với người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ là sự khốc liệt của cuộc chiến tranh. Người lính hành quân vào Nam đánh giặc dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù. Những chiếc xe bị méo mó, biến dạng: "Không có kính, không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi'' (Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật) ð Bom đạn kẻ thù, đã làm cho những chiếc xe bị phá hủy đến trơ trụi, mất đi mọi thứ bên ngoài (không kính, không đèn) >< người chiến sỹ “Ung dung buồng lái ta ngồi/Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng “, bất chấp bom đạn kẻ thù: ð + Không có kính: không có bộ phận che chắn bảo vệ + Nắng rát, mưa dông, bụi đường làm bạc trắng những mái đầu; những mảnh bom đạn của kẻ thù bất cứ lúc nào cũng quăng ném vào trong xe, nhưng các anh vẫn: "Ung dung buồng lái ta ngồi Nhín đất, nhìn trời, nhìn thẳng…' (Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật) - - - Các anh đánh Mỹ với một sức mạnh phi thường: “Những dũng sỹ đâm lê Núi Thành Mắt tìm thù sao bay rực rỡ Rượt đuổi thù chân như chiến mã Đâm chết thù sức núi dồn tay” (Những dũng sỹ đâm lê Núi Thành – Phạm Hổ) Lòng căm thù của anh có thêm “nghìn độ lửa thiêu” và trở thành vô địch: “Lấy nỗi đau vô cùng làm sức mạnh vô biên Bước truy kích đạp trăm rào gai sắc” (Bài thơ về hạnh phúc – Dương Hương Ly) Ngay cả cái chết cũng không thể làm các anh gục ngã: "Anh ngã xuống trên đường băng Tân Sơn Nhất Nhưng anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng Và anh chết trong khi đang đứng bắn Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng'' (Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân) *Sống tình cảm, tình đồng đội, đồng chí keo sơn: - Trong gian khổ hy sinh, tình đồng chí đồng đội đã làm nên sức mạnh chiến thắng kẻ thù: "Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi'' (Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật) - Cái bắt tay ấm nồng tình cảm yêu thương chia sẻ. Cái bắt tay ấy là tình đồng đội thiêng liêng, họ truyền cho nhau niềm tin chiến thắng, tình yêu và lòng dũng cảm, là sức mạnh đoàn kết ở nơi mà sự sống và cái chết thật cận kề. Bàn tay thay cho mọi lời nói. Các anh hiểu rằng kháng chiến là gian khổ, là trường kì, vậy nên, hàng ngàn con đường ra trận đã trở thành ngôi nhà chung, những đồng đội đã trở thành gia đình ruột thịt: 'Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy'' (Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật) - Dường như cả những kỷ niệm tuổi thơ cũng tiếp thêm sức mạnh, niềm tin cho người chiến sỹ chiến đấu và vượt lên mọi khó khăn thử thách. Ta hãy nghe tâm sự của một chiến sỹ với người bà kính yêu ở hậu phương: “Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu tổ Quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác ổ trứng hồng tuổi thơ.” (Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh) b) Nét nổi bật của vẻ đẹp nằm ở sự trẻ trung, ngang tàng, nghịch ngợm và hóm hình - Thật đáng yêu trước hình ảnh: "Những chàng lính trẻ măng tơ Nghêu ngao gõ bát hát chờ cơm sôi' (Nước non ngàn dặm - Tố Hữu) Hay: "Khoái nào bằng phút nghỉ lưng Giở trang thư dưới bóng rừng đung đưa'' - Gian khổ hiểm nguy dường như lại trở thành niềm vui, sự thích thú: "Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời Không cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. '' (Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật) - Biết tạo ra niềm vui từ chính gian khổ hy sinh, các anh nói về gian khổ hy sinh như nói về những niềm vui, niềm hạnh phúc. Bởi vậy, thương tích trên mình với các anh có đáng kể gì đâu: Cái vết thương xoàng mà đưa viện. Hàng còn chờ đó, tiếng xe reo Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo'' (Nhớ - Phạm Tiến Duật) - Chính vì thế mà tầm vóc người chiến sĩ như cao lớn lên cùng tầm vóc của dân tộc, của thời đại trong cuộc chiến tranh về quốc vĩ đại nhất: ''Cả năm châu chân lí đang nhìn theo Bóng anh đi và vành mũ tai bèo của anh đó'' (Hoan hô anh giải phóng quân - Tố Hữu) Hay: 'Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ … Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.'' (Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân) - Hình tượng người chiến sĩ trong thơ chống Mĩ có những nét riêng tư của con người, của nhân vật trữ tình đậm đà tính sáng tạo. ta hãy nghe người chiến sĩ tâm sự: 'Đường ra trận mùa này đẹp lắm Trường sơn đông nhớ Trường sơn tây.'' (Trường sơn đông, Trường sơn tây - Phạm Tiến Duật) - Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ, máu thịt các anh đã hoá thành phù sa làm tốt bãi bồi, xanh mướt nương dâu, "Để đất nước bay lên bát ngát mùa xuân'. Tiểu kết: Vẻ đẹp ý chí, tâm hồn của những người lính trong thời kháng chiến chống Mỹ được soi chiếu từ nhiều góc độ với cách biểu hiện phong phú và cũng mang dấu ấn đặc trưng của thế hệ. Vừa thực tại, vừa giàu chất thơ; vừa bình dị nhưng cũng rất đỗi anh hùng, hình tượng người lính là nguồn cảm hứng ngợi ca và ngưỡng vọng, trở thành một trong những hình tượng trung tâm chi phối đến chiều sâu thẩm mỹ của thơ ca kháng chiến C. SO SÁNH HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH QUA HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN 1. Giống nhau - Là những con người mang lý tưởng yêu nước, chiến đấu quên mình cho độc lập tự do,tình đồng đội keo sơn thắm thiết.Trang bị thiếu thốn,thô sơ, cuộc sống chiến đấu vô cùng gian khổ. 2. Khác nhau -Người lính trong kháng chiến chống Pháp:Phần lớn xuất thân từ nông dân, cuộc sống nhiều thiếu thốn,trang bị vũ khí thô sơ. -Người lính trong kháng chiến chống Mỹ: trẻ trung, sôi nổi hơn, xuất thân từ nhiều tầng lớp, có người là học sinh-sinh viên,trang bị có phần hiện đại hơn. III. TỔNG KẾT - Đọc những trang thơ kháng chiến giai đoạn 1945 – 1975, chúng ta hiểu thêm cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của con người sống trong chiến tranh ác liệt. Đồng thời ta thấy được bản chất anh hùng cách mạng của người lính. - Thơ kháng chiến là tiếng đại bác gầm rung và cũng là tiếng chim ca hát bình minh. Chất trữ tình và chất anh hùng ca hoà quyện trong hồn thơ, trong mỗi bài, mỗi câu, mỗi ý thơ. Nó bảo tồn được sức sống không chỉ vì đó là tiếng nói của thời đại lịch sử mà còn là tiếng nói trái tim của những phong cách thơ riêng. Thơ trong giai đoạn này đã phát hiện tư thế người lính đối diện với lịch sử, với chân trời tự nhiên luôn giãn nở. Các anh là linh hồn của hai cuộc kháng chiến trường kì. ở các anh có sự hội tụ đầy đủ phẩm chất, tâm hồn và tính cách, hành động tiêu biểu cho những con người anh hùng dân tộc. - Chiến tranh đã qua đi nhưng kí ức về những con người làm nên lịch sử còn hằn sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam. Lớp người của thế hệ hôm nay xin tiếp nối truyền thống ông cha để làm vẻ vang non sông, để đất nước Việt Nam mãi là: “Đất nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao, thần thoại.” Tài liệu tham khảo: http://violet.vn/thcs-thuyhai-thaibinh/present/show/entry_id/7234779 http://nguyenquanghung1980.violet.vn/present/same/entry_id/6297468 https://m.facebook.com/SieuKyNangVan/posts/1223737480977411? comment_id=1223829910968168&comment_tracking=%7B%22tn%22%3A%22R%22%7D https://www.google.com.vn/#q=hinh+tuong+nguoi+linh+trong+khang+chien+chong+phap+chon g+my+violet http://thutrang.edu.vn/hinh-tuong-nguoi-linh-trong-tho-ca-viet-nam-1945-1975
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan