Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Hdngll9

.DOC
55
151
142

Mô tả:

TIẾT PPCT : 1 CHỦ ĐIỂM THÁNG 9: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG Ngày soạn: 30 . 08 . 2015 - Hoạt động 1: THẢO LUẬN NHIỆM VỤ CỦA NGÝỜI HỌC Ngày dạy : 5+12.09.2015 SINH CUỐI CẤP THCS I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Hiểu được trách nhiệm của bản thân trong năm học cuối cấp và thống nhất phương hướng hoạt động của lớp trong năm học này. - Hiểu nhiệm vụ và quyền của HS cuối cấp THCS. - Tự xác định bản thân phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó. - Biết sử dụng các biện pháp hợp lí, có hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ của năm học cuối cấp THCS. 2. Kỹ năng: - KN tự nhận thức về các giá trị bản thân, điểm mạnh, điểm yếu khi thực hiện nhiệm vụ của người HS cuối cấp THCS. - KN xác định giá trị trong nhiệm vụ người HS cuối cấp. - KN Phản hồi/lắng nghe tích cực cc ý kiến trong thảo luận. - KN trình by suy nghĩ/ý tưởng về nhiệm vụ người HS cuối cấp. - KN đặt mục tiêu rèn luyện và học tập nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra. 3. Thái độ: - Có ý thức thi đua lành mạnh, có thái độ động cơ học tập tốt. - Đoàn kết giúp đỡ nhau cùng học tập, rèn luyện.. - Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong hoạt động của lớp. - Biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. II. Nội dung và hình thức hoạt động: 1/ Nội dung: - Trao đổi thảo luận nhiệm vụ của người HS cuối cấp 2/ Hình thức - Trao đổi, thảo luận - Nghe báo cáo và thảo luận III. Chuẩn bị: 1. GV: - Bản nội quy và nhiệm vụ năm học - Phân công nhiệm vụ - Các câu hỏi thảo luận và đáp án. 2. HS: - đọc trước nội quy, nhiệm vụ - Một số tiết mục văn nghệ - Bảng, phấn... - Khăn bàn, lọ hoa,... IV. Tiến hành hoạt động: 1. Hoạt động 1: Mở đầu: - Hát một bài tập thể bài “Lớp chúng ta đoàn kết”. - Tuyên bố lý do: Vậy là một kỳ nghỉ hè vui tươi, bổ ích và lý thú cũng đã đi qua, chia tay với ngày hè chúng ta lại bước vào năm học mới, năm học cuối cấp của trường THCS vô cùng quan trọng. Để giúp các bạn hiểu được trách nhiệm của bản thân trong năm học cuối cấp và phương hướng hoạt động của lớp trong năm học này. Hôm nay lớp chúng ta sẽ tổ chức hoạt động trao đổi về nhiệm vụ của HS cuối cấp THCS. 2. Hoạt động 2: Trao đổi về nhiệm vụ của HS cuối cấp THCS - Người điều khiển chương trình nêu câu hỏi thảo luận. Câu 1: Theo công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, bạn thấy mình có những quyền gì? TL: Trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến, quyền này bao gồm sự tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến tất cả các loại thông tin và tư tưởng không kể biên giới, hoặc qua truyền miệng, bản viết tay hay bản in, dưới hình thức nghệ thuật hoặc bất kỳ phương tiện truyền thông nào mà trẻ em lựa chọn. Việc thực hiện quyền này có thể phải chịu một hạn chế nhất định, những hạn chế này chỉ có thể là các điều được pháp luật quy định và là cấn thiết. Để tôn trọng các quyền và thanh danh của người khác hoặc để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, hoặc y tế và đạo đức. Câu 2: Là HS lớp 9 bạn thấy mình cần thực hiện tốt những nhiệm vụ gì? TL: Rèn luyện đạo đức trở thàh con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Cố gắng học tập để đạt kết quả cao. Thực hiện tốt nội quy nề nếp của trường, của lớp. Tham gia đầy đủ các hoạt động ngoại khóa, công tác Đoàn, đội... Câu 3: Bạn thấy tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các nhiệm vụ đó như thế nào? TL: Rất quan trọng vì đó là quyền và nhiệm vụ của HS. Có như vậy mới hoàn thành tốt nhiệm vụ của người HS. Trở thành con người mới, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Câu 4: Để thực hiện tốt những nhiệm vụ đó, cần có những biện pháp gì? TL: Vâng lời cha mẹ, thầy cô, đoàn kết hòa nhã với bạn bè, không nói tục, chửi bậy, không gây gổ đánh nhau, thực hiện tốt mọi nội quy nề nếp của trường, của lớp. Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, chú ý nghe giảng, đóng góp ý kiến xây dựng bài, ghi chép bài đầy đủ, học hỏi thêm tài liệu... - HS thảo luận theo nhóm hoặc tổ. - Cử đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 3. Hoạt động 3 : Văn nghệ - Một vài tiết mục văn nghệ. 4. Kết thúc hoạt động: - GVCN nêu khái quát vai trò, nhiệm vụ của năm học mới: + Học tập chăm chỉ, đạt chỉ tiêu đề ra là 100% được xét tốt nghiệp. + Rèn luyện đạo đức, tác phong của người HS. - Nhận xét quá trình hoạt động của HS.- Dặn dò các em về nhà làm bài thu hoạch + Bạn có suy nghĩ gì khi mình là học sinh cuối cấp THCS? + Bạn thấy mình phải làm tốt những nhiệm vụ gì ở năm học này? Vì sao? -Chuẩn bị hoạt động tiếp theo: V: Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ DUYEÄT CUÛA TOÅ CHUYEÂN MOÂN TIẾT PPCT : 2 Ngày soạn: 12 . 09 . 2015 Ngày dạy : 19+26 .09 .2015 HOẠT ĐỘNG 2: NGHE GIỚI THIỆU VỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG I. Yêu cầu giáo dục: Sau hoạt động, HS có khả năng: 1. Kiến thức:- Hieåu ñöôïc truyeàn thoáng cuûa tröôøng cuûa lôùp. 2. Kỹ năng: - KN lắng nghe, phản hồi tích cực về bản giới thiệu của báo cáo viên về truyền thống nhà trường. - KN trình bày ý tưởng về việc giữ gìn, thực hiện và phát huy truyền thống nhà trường - Biết xây dựng kế hoạch phấn đấu của cá nhân, của lớp để phát huy, trân trọng truyền thống tốt đẹp của lớp của trường. - Biết thưởng thức, biết hát các bài hát truyền thống ca ngợi quê hương, trường lớp, thầy cô, bạn bè. 3. Thái độ: - Yu thích văn nghệ, phấn khởi, lạc quan, yêu mến, gắn bó với trường lớp, quí trọng thầy cô, đoàn kết thân ái với bạn bè, tự tin và quyết tâm học tập tốt. II. Nội dung và hình thức hoạt động: 1. Nội dung: - Truyền thống nhà trường. 2. Hình thức: - Thảo luận - Hỏi và trả lời. - Bản đồ tư duy - Biểu đạt sáng tạo III. Chuẩn bị hoạt động: 1. Về giáo viên: - - Những tư liệu về truyền thống nhà trường mà học sinh cần học tập, giữ gìn và phát huy như: + Truyền thống học tâp: Những gương học sinh giỏi, HS v ượt khó v ươn lên, HS gi ải trong các kỳ thi HS giỏi , các giải trong các kỳ thi vẽ tranh, viết chử đẹp …cấp huyện t ỉnh. + Các truyền thống tốt đẹp khác: đoàn kết, t ương trợ, giúp đỡ các bạn nghèo vui xuân đón t ết nguyên đán( hình thức phát quà), xây dựng tập thể vững mạnh, rèn luy ện đ ạo đ ức , tôn s ư tr ọng đạo. + Truyền thống trong các lĩnh vực hoạt động của trường, của lớp: văn nghệ, thể d ục thể thao, đ ền ơn đáp nghĩa (chăm sóc mẹ liệt sĩ) 2. Về học sinh: - Một số câu hỏi thảo luận. - Các tiết mục văn nghệ. - Giấy Ao, bút long - Các phiếu học tập IV. Tiến hành hoạt động: 1. Hoạt động mở đầu: - Xây dựng bản đồ tư duy: + Người điều khiển treo 2 tờ giấy: 1 tờ viết về truyền thống của trường, 1 t ờ vi ết v ề truy ền thống của lớp. + Từng HS lên bảng dán + Gọi vài HS đọc to các truyền thống của trường và truyền thống của lớp lên bảng - Như vậy chúng ta đã có một bức tranh khái quát về truyền thống của lớp, của trường 2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm - Người điều khiển chia mỗi tổ là một nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bút và một giấy. - Mỗi nhóm bốc thăm một câu hỏi trong số những câu hỏi đã vi ết sẵn r ồi th ảo lu ận nhóm, vi ết lên giấy - Dán kết quả thảo luận lên bảng 3. Hoạt động 2: Báo cáo kết quả thảo luận - Người điều khiển lần lượt cho đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - Người điều khiển kết luận hoặc mời giáo viên cho ý kiến - Tiếp tục người điều khiển nêu câu hỏi chung cho cả lớp thảo luận Câu hỏi: - Theo bạn, HS phải làm như thế nào để giữ gìn, phát huy đ ược nh ững truyền th ống t ốt đ ẹp c ủa nhà trường, của lớp? (Nêu rõ các ý tưởng và biện pháp) - HS suy nghĩ và biểu đạt ý kiến của mình - Người điều khiển kết luận 4. Hoạt động 3: Văn nghệ ca ngợi truyền thống của trường, của lớp - Các hình thức văn nghệ: hát, đọc thơ - Lớp phó văn thể trình bày, sau đó cá nhân có năng khiếu 5. Hoạt động 4: Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của trường, của lớp - Người điều khiển yêu cầu các tổ bàn bạc, thảo luận xây dựng k ế hoạch phấn đ ấu c ủa t ổ (bản kế hoạch trình bày lên giấy) - Các tổ treo bảng kế hoạch - Mời đại diện tổ trình bày kế hoạch hành động của t ổ đ ể xây d ựng, phát huy các truy ền th ống tốt đẹp. - Người điều khiển mời GVPT nhận xét, kết luận về kế hoạch phấn đấu của tổ. GV nhấn mạnh các bản kế hoạch của các tổ để xây dựng, giữ gìn, phát huy các truy ền th ống t ốt đ ẹp c ủa l ớp, c ủa trường 6. Hoạt động 5: Nhận xét đánh giá - GVCN phát biểu ý kiến, động viên cả lớp ra sức học tập, rèn luỵện thật tốt xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường. - Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động 7. Hoạt động 6: Tích hợp An toàn giao thông, môi trường, trường học thân thiện Câu hỏi 1 : Nêu các quy tắc chung của quy tắc giao thông đường bộ? Trả lời : 1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. 2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn. Câu hỏi 2 : Là người học sinh cần làm gì để bảo vệ môi trường ? Câu hỏi 3 : Là người học sinh phải học tập như thế nào để hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ? V: Kết thúc hoạt động GV yêu cầu mỗi HS về nhà suy ngĩ về bản kế hoạch của tổ mình. Từ đó mỗi HS hãy xây d ựng kế hoạch cá nhân tùy thuộc vào điểm mạnh và khả năng của bản thân đ ể phấn đ ấu h ọc t ập, rèn luyện phát huy các điểm mạnh đó góp phần xây dựng, giữ gìn, phát huy các truy ền th ống c ủa l ớp của trường. VI. Tư liệu: Câu hỏi thảo luận: 1. Bạn hãy nêu các truyền thồng tốt đẹp của nhà trường mà bạn thấy cần phải giữ gìn, phát huy. 2. Theo bản lớp ta đã xây dựng và phát huy được những truyền thống tốt đẹp nào? 3. Hãy kể một số tấm gương tốt trong trường hoặc trong lớp mà bạn thấy cần phải học tập? 4. Theo bạn do đâu mà trường ta có những truyền thống tốt đẹp đó? VII. BỔ SUNG …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… DUYEÄT CUÛA TOÅ CHUYEÂN MOÂN TIẾT PPCT : 3 Ngày soạn: 26 .09 .2015 Ngày dạy : 3+10.10 .2015 Chủ điểm tháng 10: Chăm Ngoan Học Giỏi Hoạt động 1: LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA HỌC TẬP TỐT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa, tác dụng của việc thi đua và nắm vững nội dung, chỉ tiêu thi đua của một tiết học tốt. - Biết tự quản, đoàn kết tốt giúp đỡ lẫn nhau để học tốt theo chỉ tiêu đề ra. 2. Kĩ năng - Học sinh biết cách rèn luyện cỏc kĩ năng sống qua việc tham gia thảo luận các chỉ tiêu thi đua của tổ, của lớp. - Tự xác định mục đích, thái độ học tập đúng đắn và quyết tâm thi đua học tốt. - Biết thực hành các kĩ năng sống trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với bạn bè cùng lớp, với các tình huống nảy sinh trong quá trình thảo luận. 3. Thái độ - Học sinh có ý thức tôn trọng nghị quyết của tập thể khi đó thống nhất. - Học sinh có ý thức trong việc xác định mục đích, thái độ học tập đúng đắn và quyết tâm thi đua học tốt. - Tích cực thảo luận các vấn đề được nêu ra và phát sinh trong hoạt động. II. Nội dung – hình thức hoạt động: 1. Nội dung: - Giao ước thi đua giữa các tổ 2. Hình thức hoạt động: - Thảo luận - Đặt câu hỏi tích cực. - Tìm kiếm xử lí thông tin. - Biểu đạt sáng tạo. - Báo cáo một phút III. Chuẩn bị: - GV: Baûn ñaêng kyù giao öôùc thi ñua giöõa caùc toå, caù nhaân coù chæ tieâu vaø bieän phaùp cuï theå. - HS : Caùc baûn baùo caùo veà kinh nghieäm hoïc taäp,phöông phaùp hoïc toát do caù nhaân töï chuaån bò. IV. Tiến hành hoạt động: 1. Hoạt động 1: khởi động: - Haùt taäp theå baøi: “Nhö coù Baùc Hoà trong ngaøy vui ñaïi thaéng” * Trò chơi “ Tôi xin giao ước thi đua” - Luật chơi : Lớp đứng vòng tròn, mỗi người khi có bóng sẽ nói to một giao ước thi đua. Người có bóng sẽ nói: Ví dụ: Tôi xin giao ước thi đua học giỏi môn toán, hoặc học giỏi môn văn, hoặc tôi xin giao ước thi đua không đi học trễ, hoặc tôi xin giao ước thi đua không nói chuyện riêng trong giờ học… nghĩa là tùy vào từng HS giao ước để khắc phục điểm yếu hay phát huy điểm mạnh của mình để vươn lên. Sau khi nói xong câu giao ước sẽ tung bóng cho người khác, lưu ý không tung bóng cho 1 người 2 lần. - Trò chơi được chơi đến hết lượt học sinh - Người điều khiển cho người tham gia bình luận về các giao ước thi đua của các bạn và kết thúc trò chơi, người điều khiển kết luận lại. 2. Hoạt động 2: Giao ước thi đua giửa các tổ và cá nhân - Người điều khiển lần lượt mời đại diện các tổ lên trình bày giao ước thi đua - Bản giao ước thi đua viết lên giấy và dán lên bảng, đại diện của tổ trình bày giao ước thi đua của tổ. - Người điều khiển hỏi ý kiến các tổ viên của tổ có thêm ý kiến không - Sau khi các tổ trình bày, người điều khiển kết luận và mời lớp trưởng lên trình bày giao ước thi đua của lớp - Lớp trưởng thay mặt lớp lên trình bày giao ước thi đua 3. Hoạt động 3: Thảo luận kế hoạch hành động - Người điều khiển lần lượt nêu từng câu hỏi thảo luận Câu hỏi: 1/ Theo bạn để thực hiện những chỉ tiêu đó, cần phải có những biện pháp gì? 2/ Bạn phải làm gì để học tốt, rèn luyện tốt ? - HS phát biểu ý kiến của mình, bổ sung, tranh luận với nhau - Người điều khiển tổng hợp ý kiến, kết quả thảo luận thể hiện được chương trình hành động của lớp . Cuối cùng lớp thông qua chương trình hành động của lớp thi đua học tốt, rèn luyện tốt theo lời Bác dạy. 4.Hoạt động 4: Trình bày 1 phút - Người điều khiển nêu câu hỏi “ Bạn hãy nêu nội dung chính trong bản giao ước thi đua của tổ , của lớp, xây dựng chương trình hành động, kế hoạch rèn luyện phấn đấu để thực hiện mục tiêu thi đua của tổ, của lớp 5. Hoạt động 5: Tích hợp An toàn giao thông, môi trường, trường học thân thiện 1/ An toàn giao thông: Câu hỏi : Hệ thống đèn tín hiệu giao thông cho biết điều gì ? Đáp án : + Qui định luật đi đường cho người tham gia giao thông. + Đi tiếp hoặc dừng tùy theo tín hiệu vàng, đỏ, xanh… 2/ Môi trường : - Muốn bảo vệ môi trường con người cần phải tiến hành những hoạt động gì ? 3/ Trường học thân thiện : - Từ đầu năm học, các em đã làm gì để bảo vệ môi trường xung quanh chúng ta ? 4/ Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh : - Em hãy nêu những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 6. Hoạt động kết thúc: - Người điều khiển yêu cầu về nhà trình bày lại bản kế hoạch của mình và dán vào góc học tập V/ RÚT KINH NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN TIẾT PPCT : 4 Ngày soạn: 11 . 10 . 2014 Ngày dạy :18+25.10.2014 Chủ điểm tháng 10: Chăm Ngoan Học Giỏi HOẠT ĐỘNG 2 :THI TÌM HIỂU CÁC TẤM GƯƠNG HỌC TỐT I./MỤC TIÊU: 1/Kiến thức :Giáo dục cho học sinh hiếu học sự ham hiểu biết và tinh thần vượt khó để vươn lên chiếm lĩnh tri thức và đạt kết quả cao trong học tập. 2.Kĩ năng:Rèn luyện kỹ năng thi đố vui ,có phương pháp học tập tốt, rèn luyện các phẩm chất, ý chí, năng lực học tập, năng lực tư duy sáng tạo theo các gương học tập tốt. 3.Thái độ :Trân trọng những tấm gương học tốt, yêu quí . II. NỘI DUNG - HÌNH THỨC: 1.Nội dung tích hợp: - Bác Hồ là gương sáng về ý chí và nghị lực vượt qua khó khăn để đạt mục đích .( Tích hợp HCM) - Thi tìm hiểu những tấm gương học tốt. - Sinh hoạt văn nghệ theo chủ đề tự chọn. . 2. Hình thức: - Thảo luận . - Biểu đạt sáng tạo . - Kể chuyện .Tranh luận. III. CHUẨN BỊ - Tư liệu về những tấm gương ham học, hiếu học, vượt khó để vươn lên học tốt (sưu tầm trên báo chí, trong đời sống, qua tranh, ảnh, …) - Các tư liệu, sách báo, tranh, ảnh, … về gương học tập. - Các câu hỏi, câu đố: + Bạn hiểu như thế nào là 1 học sinh học tốt ? + Trong lớp ta bạn nào học tập tốt ? tại sao bạn cho rằng như vậy ? Bạn có thể noi theo gương bạn đó ở những đặc điểm nào ? + Hãy kể về 1 tấm gương vượt khó học tập tốt mà bạn biết ? + Có ý kiến cho rằng: “Thành công của con người chỉ 1% nhờ thông minh, còn 99 % nhờ khổ luyện”. Bạn nghĩ như thế nào về ý kiến đó ? V/TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Hoạt động 1: - Người HS lần lượt kể chuyện về những tấm gương học tốt đã được sưu tập và ghi lên bảng.. - Như vậy, chúng ta đã kể những tấm gương học tốt. Hoạt động tiếp theo sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kỹ hơn các cách học tập của các tấm gương này . 2. Hoạt động 2: *Người dẩn chương trình lần lượt nêu câu hỏi hoặc câu đố.Ví dụ: +Bạn hãy kể một câu chuyện về gương vượt khó vươn lên trong học tập. -Người điều khiển chia mỗi tổ thành một nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 và bút dạ. - Mỗi nhóm làm việc với 1 hoặc 2 câu hỏi. Câu hỏi được biết sẵn vào các phiếu và cho các nhóm bốc thăm. - Các kết quả thảo luận sẽ được treo lên trước lớp. 3. Hoạt động 3 : BÁO CÁO KẾT QUẢ THẢO LUẬN TRƯỚC LỚP - Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm (với các hình thức do các nhóm sáng tạo). - Khi một nhóm trình bày, các thành viên trong lớp lắng nghe và có thể đặt câu hỏi, hoặc góp ý kiến bổ sung cho nhóm đó; có thể tranh luận khi cần thiết. - Sau khi các nhóm đã trình bày, người điều khiển kết luận hoặc mời GV cho ý kiến. - Tiếp tục, người điều khiển nêu câu hỏi chung cho cả lớp thảo luận. Câu hỏi : Theo bạn, HS chúng ta phải làm thế nào để học tập theo những tấm gương bạn tốt? (Cần nêu rõ các ý tưởng/biện pháp). - Cuối cùng người điều khiển kết luận. 4.Hoạt động 4 : VĂN NGHỆ CA NGỢI VỀ TÌNH BẠN, GƯƠNG HỌC SÁNG . - Các hình thức văn nghệ : hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, tiểu phẩm, ... - Cán bộ văn nghệ điều khiển lớp trình diễn một số tiết mục văn nghệ. - Các tiết mục văn nghệ cần đa dạng về hình thức, biểu đạt sáng tạo xoay quanh nội dung ca ngợi vẻ đẹp tuổi học trò. 5. Hoạt động 5: Thực hành- luyện tập : - Xây dựng kế hoạch học tập theo những tấm gương tốt. - Người điều khiển yêu cầu các tổ bàn bạc, thảo luận xây dựng kế hoạch phấn đấu của tổ. Bản kế hoạch được trình bày trên giấy khổ to A0. - Các tổ tổ chức thảo luận để ra được bản kế hoạch của tổ. - Các bản kế hoạch các tổ được treo lên trên bảng. - Mời đại diện của các tổ trình bày kế hoạch hành động của tổ . - Các thành viên trong lớp phát biểu ý kiến bổ sung hoặc góp ý cho kế hoạch của tổ bạn. - Người điều khiển mời GVCN nhận xét, kết luận về kế hoạch phấn đấu của các tổ. Sau đó GV nhấn mạnh các bản kế hoạch đã thể hiện ý chí của mọi HS. 4. Hoạt động 6:Vận dụng : -Qua các hoạt động của chủ điểm “Chăm ngoan học giỏi” như: “- Lễ giao ước thi đua giữa các tổ, cá nhân- Thi tìm hiểu các tấm gương học tập tốt.” đã giúp em thu hoạch được gì ? (Viêt ngắn gọn) -Qua những gương sáng học tốt mỗi học sinh cần học tập tính hiếu học,sự ham hiểu biết và tinh thần vượt khó để vươn lên chiếm lĩnh tri thức và đạt kết cao trong học tập. -Rèn luyện thường xuyên kĩ năng phương pháp học tập tốt,rèn luyện các phẩm chất,ý chí,năng lực tư duy sáng tạo theo các gương học tập tốt. -Tiếp tục học tập những tấm gương học tốt. V/ RÚT KINH NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Chủ điểm tháng: 11: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO TIẾT PPCT : 5 Ngày soạn: 25 . 10 . 2014 Hoạt động 1: THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ TRUYỀN THỐNG “TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO” Ngày dạy : 1+8 .11 .2014 I MUÏC TIEÂU 1. Kiến thức: Hiểu biết về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam 2. Kỹ năng: Kính trọng, biết ơn thầy giáo cô giáo. Phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo” 3. Thái độ: Trân trọng, tự hào với truyền thống “Tôn sư trọng đạo” * Các địa chỉ tích hợp: - Kĩ năng sống: kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng trình bày suy nghĩ, kĩ năng ứng xử giao tiếp II CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG 1. Giáo viên - Những tư liệu sưu tầm được về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam - Câu hỏi gợi ý để trao đổi thảo luận - GV định hướng nội dung hoạt động và động viên Hs tích cực tham gia 2. Học sinh - HS họp tổ chia nhóm, phân công sưu tầm sắp xếp tư liệu. - Viết báo cáo thu hoạch - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. - Phân công người điều khiển chương trình, trang trí, trưng bày tư liệu III TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG * Phương pháp: thảo luận, phương pháp sư phạm tích cực và tương tác, trò chơi 1/ Hoạt động 1: - Lớp hát bài “Cô giáo em” - Người điều khiển giới thiệu hoạt động, giới thiệu đại biểu (nếu có) 2. Hoạt động 2: Trao đổi và thảo luận - Người điều khiển chương trình tuyên bố lí do và những nội dung thảo luận chính: + Nội dung và ý nghĩa của truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam + Những sự việc, hình ảnh đẹp về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam xưa và nay + Phê phán những biểu hiện trái với truyền thống “Tôn sư trọng đạo”của d tộc V Nam - Đại diện tổ lên trình bày, báo cáo thu hoạch của tổ - Cả lớp thảo luận dựa trên báo cáo thu hoạch của các tổ - Tổng kết các hoạt động chính của buổi thảo luận. 3. Hoạt động 3: Văn nghệ- trò chơi Người điều khiển văn nghệ giới thiệu lần lượt các tiết mục văn nghệ đã phân công chuẩn bị, xen kẽ trong hoạt động. Chơi trò chơi IV. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG - Hs tự đánh giá - GV nhận xét tinh thần thái độ tham gia hoạt động của học sinh ? Em hãy cho biết ý nghĩa của tiết hoạt động này? Em đã biết được gì qua hoạt động? V/ RÚT KINH NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN TIẾT PPCT : 6 Ngày soạn: 15 . 11 . 2014 Ngày dạy : 22+29.11.2014 Chủ điểm tháng 11: Tôn Sư Trọng Đạo HOẠT ĐỘNG 2 : ĐĂNG KÍ ĐUA “Tuần Học Tốt” I. YÊU CẦU GIÁO DỤC 1. Kiến thức - Giúp học sinh hiểu được công lao và tình cảm của thầy cô giáo đối với các em. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực các bản giao ước thi đua của các tổ. - Rèn kĩ năng trình bày ý tưởng về các tiêu chí thi đua. - Rèn kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện mục tiêu thi đua có nhiều điểm tốt. 3. Thái độ - Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo. II. NỘI DUNG-HÌNH THỨC : - ND: Thi đua chào mừng 20.11 - HT: -Thảo luận theo nhóm - Hỏi và trả lời. III. CHUẨN BỊ: 1. Tài liệu - Chương trình hành động của lớp trong tháng 11 và trong tuần cao điểm của tháng (từ ngày 15 đến 20/11) - Các cá nhân đăng ký thi đua thực hiện tốt chương trình hành động của lớp . - Các tổ đăng ký thi đua. 2. Phương tiện - Các bản đăng kí thi đua. IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG 1) Hoạt động1: - Bạn Hà nờu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm tham gia cuộc họp cùng đại diện ban phụ huynh lớp. - Quản ca bắt nhịp bài hỏt tập thể: “cô giáo em”. 2)Hoạt động 2: - Bạn lớp trưởng lần lượt nêu các câu hỏi liên quan đến chủ đề thầy cô giáo cho các bạn tham gia thảo luận theo tổ và đại diện các tổ đứng lên trả lời. - Học sinh phát biểu ý kiến, trao đổi, thảo luận nhằm khắc sâu nhận thức về “Tình nghĩa thầy trò”, “Công ơn của thầy cô giáo”. - Lớp trưởng lắng nghe và tổng hợp ý kiến. 3) Hoạt động 3: Thảo luận - Bạn lớp trưởng lần lượt nêu mục đích, yêu cầu, nội dung thi đua và cách đánh giá thi đua. - Các tổ trao đổi và viết đăng ký thi đua tuần học tốt theo chủ đề “Hoa điểm tốt dâng thầy cô ”. Nội dung đăng ký ngắn gọn cụ thể theo chỉ tiêu: + Kỷ luật giờ học + Số điểm tốt đạt được của cá nhân trong tổ và của cả tổ - Ban thi đua đề ra tiêu chuẩn đánh giá thi đua giữa các tổ: + Mỗi điểm 9, 10 là 1 bông hoa + Mỗi điểm 1, 2, 3, 4 bị trừ đi 1 bông hoa. - Kết thúc mỗi tuần sẽ căn cứ vào số hoa điểm tốt của mỗi tổ để xếp thi đua tuần của các tổ. 4) Hoạt động 4: Đăng kí thi đua - Đại diện các tổ lần lượt lên đăng ký thi đua. - Thư ký ghi chỉ tiêu thi đua lên bảng IV. Củng cố, dặn dò: - Người dẫn chương trình nhận xét, cảm ơn đại biểu. - Giáo viên chủ nhiệm động viên học sinh tích cực thi đua để đạt được các chỉ tiêu thi đua trong đợt thi đua. V./ BỔ SUNG: ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ . DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN TIẾT PPCT : 7 Ngày soạn: 29 . 11 . 2014 Ngày dạy : 06+13.12.2014 Chủ điểm tháng 12 Uống nước nhớ nguồn Hoạt động 1: Thảo luận về chủ đề : “ Thanh Niên Phát Huy Truyền ThốngCách mạng của dân tộc” I – YÊU CẦU GIÁO DỤC: 1. Kiến thức - Hiểu truyền thóng cách mạng vẻ vang của dân tộc - Tự hào và tự xác định trách nhiệm phải học tập tốt để phát huy truyền thống đó 2. Kĩ năng - Kĩ năng suy nghĩ, nhận biết giá trị - Phát triển kĩ năng thi đua tích cực 3. Thái độ : - Trân trọng, biết ơn, tự hào - Hoạt động tích cực cá nhân, độc lập suy nghĩ, thực hiện hành động. II. NỘI DUNG-HÌNH THỨC: - Nội dung: Truyền thống cách mạng quê hương đất nước - Hình Thức: Thảo luận III. Chuẩn Bị 1. Tài liệu: - Tư liệu sưu tầm về truyền thống cách mạng của quân và dân ta + Phân công mỗi tổ tìm hiểu truyền thống cách mạng về một giai đoạn lịch sử cụ thể; trong cách mạng tháng 8; trong kháng chiến chống Pháp; trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước và trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước hiệ nay……. 2. Phương tiện - Tư liệu sưu tầm về truyền thống cách mạng của quân và dân ta - Các bài hát, bài thơ ca ngợi con người, quê hương, đất nước - Một số câu hỏi, câu đố về truyền thống cách mạng của quân và dân ta IV.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động 1: mở đầu Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu 2. Hoạt động 2: Giới thiệu về truyền thống cách mạng của dân tộc - Đại diện từng tổ lên giới thiệu kết quả tìm hiểu của tổ mình - Cả lớp góp ý bổ sung - Dẫn chương trình tón tắt kết quả sưu tầm, tìm hiểu của lớp 3. Hoạt động 3: Thảo luận lớp - Dẫn chương trình nêu câu hỏi + Học sinh lớp 9 cần làm gì và làm như thế nào dể phát huy truyền thống cách mạng của cha anh? - Học sinh trả lời, tranh luận - Dẫn chương trình tón tắt kết quả thảo luận 4. Hoạt động 4: Văn nghệ ca ngợi truyền thống cách mạng của dân tộc ta - Người phụ trách văn nghệ lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệnhư; hát, ngâm thơ, kể chuyện… hoặc mời đại diện tổ, cá nhân lên trình bày tiết mục của mình sau đó có thể mời một bạn khác bất kỳ lên diễn tiếp V/ BỔ SUNG: …………………………………………………………………………………................. ................................................................................................................................... .............................................................................................................. DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN TIẾT PPCT : 8 Ngày soạn: 13 . 12 . 2014 Ngày dạy : 20+27.12.2014 Chủ điểm tháng 12 Uống nước nhớ nguồn Hoạt Động 2 : “HỘI VUI HỌC TẬP” I. Yêu Cầu Giáo Dục: Sau hoạt động, HS có khả năng: - Kiến Thức: Nắm vững kiến thức cơ bản của các môn học. - Kỷ Năng: Biết vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và biết cách giải thích các hiện tượng trong cuộc sống - Thái Độ: Hứng thú, chăm chỉ, có tinh thần vượt khó trong học tập để đạt kết quả cao II. Nội Dung-Hình Thức: - Động não - Trò chơi giáo dục - Bài tập tình huống - Biểu đạt sáng tạo IV. Chuẩn Bị: - Hệ thống các câu hỏi, câu đố, bài tập, tình huống, vấn đề phục vụ cho việc ôn tập do lớp lựa chọn và xây dựng - Các phương tiện phục vụ cho hoạt động như: cây hoa để gài câu hỏi, giấy A4 , bút lông V. Tiến hành hoạt động: 1. Hoạt Động 1: GV đặt vấn đề với HS: Hội vui học tập là dịp để các em thể hiện khả năng nắm hiểu kiến thức các môn học của mình, đồng thời cũng giúp các em có điều kiện giao lưu thông qua các hoạt động cụ thể. Đây là thời điểm ôn tập học kỳ I. Trên cơ sở các em đã và đang ôn tập thi học kỳ I theo nhóm hoặc cá nhân, hôm nay lớp chúng ta cùng nhau tổ chức hội vui học tập để các em tự trình bày hiểu biết của mình và cùng nhau giải quyết những băn khoăn, thắc mắc nảy sinh trong quá trình ôn tập 2. Hoạt động 2: Trò chơi hái hoa - Người điểu khiển chương trình phổ biến cách thức thi : trên cây hoa là những bộng hoa câu hỏi có liên quan nội dung ôn tập của một vài môn(Văn, toán, anh, sinh, lý, hóa..) và xen kẽ một vài câu hỏi vui chơi văn nghệ. Đại diện từng tổ lên hái hoa, đọc to câu hỏi cho cả lớp cùng biết và suy nghĩ trong 1 phút sau đó trả lời - Nếu không trả lời được thì người khác sẽ trình bày suy nghĩ của mình trong 1 phút 3 Hoạt động 3: Hỏi – Đáp - Người điều khiển mời 2 người tham gia hoạt động hỏi – đáp. Một người sẽ hái hoa, người kia trả lời câu hỏi của người hái hoa. Người được hái hoa đọc câu hỏi cho cả lớp cùng biết, người trả lời trình bày suy nghĩ của mình. Các thành viên khác có thể chia sẽ ý kiến 4. Hoạt động 4: Thi ứng xử tình huống - Đó là những tình huống này sinh trong quá trình ôn tập và đang trong phòng thi . Người điều khiển đề nghị lớp đưa ra một vài tình huống cụ thể. Ví dụ: + Trong giờ ôn tập toán chuẩn bị thi HKI, bạn A không chú ý mà lại trêu bạn không cho bạn học. Trong tình huống này, bạn sẽ giải quyết ra sau? + Giả sử trong giờ thi, bạn B đã cho bạn nhìn bài để chép vì câu hỏi đó quá khó, liệu bạn có chép không? Với tình huống đưa ra, người điều khiển yêu cầu lớp trình bày cách giải quyết của mình. Mọi thành viên trong lớp có thể đưa ra những cách giải quyết khác nhau. Mời GVPT phát biểu ý kiến. GVPT có thể gợi ý hoặc định hướng cách giải quyết cho từng tình huống cụ thể - HS có thể đưa ra các tình huống trong học tập hằng ngày để các bạn tham gia giải các tình huống đó 5. Hoạt động 5: Tích hợp An toàn giao thông, môi trường, trường học thân thiện: * An toàn giao thông . - Em hãy kể tên các loại biển báo nguy hiểm ? -Vẽ và mô tả một loại biển báo mà em thích ? * Môi trường. - Em hãy nêu một hoạt động bảo vệ môi trường mà em đã làm được ? - Ô nhiễm môi trường là gì ? vì sao môi trường lại bị ô nhiễm ? * Trường học thân thiện : + Chúng ta cần phải làm gì để lớp học luôn sạch đẹp, gọn gàng ? -> Không xả rác bừa bãi. -> Lau chùi sàn gạch thường xuyên. -> Không mang bụi từ bên ngoài vào lớp. -> Xắp xếp bàn ghế ngăn nắp, tươm tất. + Lớp chúng ta đã đảm bảo xanh , sạch , đẹp chưa ? Nếu chưa thì cần phải làm gì ? -> Chưa đảm bảo vì: cây xanh chưa đảm bảo. Cho nên chúng em can phải trồng thêm cây xanh và phải chăm sóc tốt hơn. + Chúng ta can phải làm gì để sân trường sạch, đẹp ? -> giữ gìn vệ sinh sân trường. * Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh : - Em hãy nêu những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh. * Đáp án : - Trung với nước, hiếu với dân. - Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình. - Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. * Lồng ghép phòng chống tệ nạn xã hội : - Hãy nêu một số tệ nạn xã hội mà em biết ? - Là học sinh em hiểu phải làm gì để phòng và tránh các tệ nạn đó ? 6.Hoạt Động 6: - GV yêu cầu HS tiếp tục về nhà suy nghĩ và tự mình xây dựng các câu hỏi, bài tập cho hội vui học tập tiếp theo - Người điều khiển đánh giá chung về tinh thần thái độ tham gia của HS - Người điều khiển tổng hợp kết quả các HĐ và mời GV gợi ý các HĐ tiếp theo VI. Bổ Sung: ................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN TIẾT PPCT : 9 Ngày soạn: 03 . 01 . 2015 Ngày dạy : 10+17.01.2015 Chuû ñieåm thaùng 1, 2: “MÖØNG ÑAÛNG – MÖØNG XUAÂN” Hoạt động 1 : THI TÌM HIỂU VỀ ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG” I. Yêu cầu giáo dục: * Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu quyền được tiếp nhận các thông tin tư liệu về sự đổi mới và phát triển của đất nước do Đảng lãnh đạo. * Kỹ năng: - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về Đảng - KN trình bày, KN Giao tiếp ứng xử, hoạt động nhóm…. * Thái độ: - Tự hào về Đảng, càng tin yêu Đảng hơn. - Không ngừng học tập và rèn luyện, biết phát huy những mặt tích cực trong thời kì đổi mới, biết bày tỏ những quan điểm của mình trong việc đấu tranh với những mặt tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày. II. Nội dung và hình thức hoạt động: a. Nội dung: - Những nét chính của sự đổi mới đất nước trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, kinh tế, văn hoá... từ 1986 đến nay. b. Hình thức: - Trao đổi, thảo luận. - Văn nghệ. III. Chuẩn bị hoạt động: a. Giáo viên:: - Tư liệu, sách báo... liên quan đến sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo. - Thực tiễn đời sống văn hoá xã hội của đất nươc mà học sinh được trải nghiệm, được nhận thức. - Các bìa hát, bài thơ ca ngợi Đảng. - Điều 12, 13, 17 công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em. b. Học sinh: - Yêu cầu học sinh sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu, bài viết phản ánh sự đổi mới của đất nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội...và tìm độc điều 12, 13, 17 công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em. - Chuẩn bị câu hỏi, một số vấn đề cùng trao đổi thảo luận. - Mời giáo viên môn giáo dục công dân hoặc cán bộ tuyên truyền ở địa phương làm cố vấn cho hoạt động trao đổi, thảo luận. + Xây dựng chương trình hoạt động + Điều khiển chương trình. + Thư kí. + Trang trí lớp. + Mỗi tổ chuẩn bị từ 2 - 3 tiết mục văn nghệ - Lớp trưởng báo cáo với giáo viên kết quả chuẩn bị. - Giáo viên góp ý kiến với cán bộ lớp các công việc nói trên. IV. Tiến trình hoạt động: 1.Hoạt động 1: Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu Kính thưa thầy cô giáo! Giúp các bạn hiểu được quyền được tiếp nhận các thông tin, tư liệu về đường lối đổi mới của Đảng. Hôm nay được sự nhất trí của thầy cô lớp chúng em tổ chức buổi hoạt động với chủ đề :"Tìm hiểu về đường lối đổi mới của Đảng " . Đến dự với buổi hoạt động của chúng ta hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu có …………………………… cùng toàn thể các bạn học sinh cũng có mặt đông đủ. 2. Hoạt động 2: - Người điều khiển chương trình lần lượt đưa ra các câu hỏi hoặc các vấn đề, yêu cầu cả lớp suy nghĩ, phát biểu ý kiến trao đổi thảo luận. 1. Sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo bắt đầu từ năm nào ? 2. Bạn hãy kể những nét chính về sự đổi mới kinh tế của nước ta hiện nay ? 3. Bạn hãy kể tên những thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay ? 4. Bạn có thể nói cảm nhận của bạn về sự đổi mới của đất nước về mặt đời sống văn hoá hiện nay ? 5. Hãy bày tỏ ý kiến và quan điểm của bạn đối với những hiện tượng tiêu cực trong xã hội hiện nay cần phải đấu tranh loại bỏ. 6. Bạn có quyền được biết những thông tin về sự đổi mới và sự phát triển đất nước không ? Tại sao ? 7. Bạn có quyền được bày tỏ ý kiến và quan điểm của bạn với những hiện tượng tiêu cực, sai trái hiện nay không ? Tại sao ? 8. Điều 12, 13, 17 công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em ? - Các thành viên trong lớp trao đổi, thảo luận có thể nêu thắc mắc hoặc một số vấn đề để cả lớp cùng trao đổi. - Vấn đề nào chưa rõ có thể xin ý kiến cố vấn - Người điều khiển chương trình chốt lại kết quả trao đổi thảo luận. Đáp án: 1.Ngày 3.2.1930 khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo phong trào cách mạng. 2. Nét chính đổi mới kinh tế: + Dần vượt qua nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu. + Dần dần đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. + Hội nhập nền kinh tế thế giớ. 3. Thành phần kinh tế: kinh tế gia đình, kinh tế cá thể, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế nhà nước , kinh tế nhà nước có vốn đầu tư của nước ngoài. 4. Sự đổi mới đời sống văn hoá xã hội: Đất nước ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng ấm no hạnh phúc... 5. Hiện tượng tiêu cực: tham ô, tham nhũng, mại dâm, HIV, AIDS, ma tuý.... 8. Điều 12 trẻ em, đủ khả năng hình thành quan điểm , được tự do bày tỏ quan điểm riêng của mình về tất cả mọi vấn đề ảnh hưởng đến trẻ em.... 3.Hoạt động 3: Văn nghệ: - Hát tập thể bài hát : Em là mầm non của Đảng. - Người phụ trách văn nghệ lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ lên trình diễn. 4. Hoạt động 4: - Người điều khiển chương trình cám ơn sự có mặt của các vị đại biểu, các thầy cô giáo và bạn bè. - Người điều khiển mời giáo viên lên nhận xét buổi hoạt động. - Giáo viên nhắc nhở hoạt động sau: V. Bổ Sung: ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN TIẾT PPCT : 10 Ngày soạn: 17 . 01 . 2015 Ngày dạy : 24+31.01.2015 Chuû ñieåm thaùng 1, 2: “MÖØNG ÑAÛNG – MÖØNG XUAÂN” Hoạt động 2: TRỒNG CÂY LƯU NIỆM Ở TRƯỜNG I. YÊU CẦU GIÁO DỤC: Sau hoạt động, học sinh có khả năng - Kiến thức: Hiểu ý nghĩa của việc trồng cây lưu niệm của học sinh lớp cuối cấp ở trường - Kỹ năng: - Kỹ năng xác định tìm kiếm các lựa chọn về cây lưu niệm - Kỹ năng trình bày suy nghĩ cây lưu ni65m cho nhà trường - Kỹ năng hợp tác giữa các cá nhân, giữa các nhóm trong hoạt động trồng cây lưu niệm - Thái độ: +Khắc sâu tình cảm lưu luyến và tự hào về trường +Có ý thức thường xuyên chăm sóc và bảo vệ cây II. Nội Dung-Hình thức: 1. Nội dung: - Tặng cây lưu niệm cho trường 2. Hình Thức: - Buổi trồng cây ở sân trường III. Chuẩn bị: - Cảm tưởng về trồng cây lưu niệm - Một cây non - Dụng cụ trồng cây: cuốc, xẻng,… - Que rào V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động 1: Hát tập thể bài hát “Mái trường mến yêu” Người điều khiển hỏi “Tại sao chúng ta phài làm cho trường ngày càng trở nên xanh hơn không?”. Để làm được điều này thì mỗi HS phải làm gì để cho trường xanh. Mỗi tổ đã có dự định phát biểu ý kiến. Hôm nay lớp chúng ta cùng nhau trồng cây lưu niệm cho trường. 2. Hoạt động 2: a . TRÌNH BÀY KẾ HOẠCH - Kế hoạch trồng cây: trồng cây gì? Trồng cây ở vị trí nào trong sân trường? - Kế hoạch chăm sóc cây Sau đó GVCN thống nhất kế hoạch trồng và chăm sóc cây xanh, b . THẢO LUẬN CHUNG Người điều khiển chương trình nêu lần lượt các câu hỏi thảo luận 1. Bạn có suy nghĩ gì về việc trồng cây xanh trong sân trường? 2. Chúng ta phải có trách nhiệm giữ trường xanh như thế nào? Mỗi HS sẽ tham gia nêu ý kiến của mình để cả lớp cùng tham khảo và bổ sung. Thư ký ghi chép tát cả những phát biểu của cá bạn trong lớp để tổng hợp thành kế hoạch trồng cây lưu niệm. 3. Hoạt động 3: TRỒNG CÂY LƯU NIỆM - Nhóm chuẩn bị cây trồng - Đưa cây ra vị trí trồng cây - Giới thiệu đội được giao nhiệm vụ trồng cây. - Đội trồng cây đưa cây vào vị trí và trồng cây. - Học sinh phát biểu cảm tưởng về trồng cây lưu niệm. 4. Hoạt động 4: Người điều khiển chương trình nhận xét kết quả hoạt động trồng cây lưu niệm. GVCN dặn dò và giao nhiệm vụ cho đội chăm sóc cây xanh VI. TƯ LIỆU - Xanh hóa nhà trường phổ thông Xanh hóa nhà trường là một trong những nội dung quan trọng của công tác giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông Việt Nam. Vậy chúng ta phải làm gì để xanh hóa nhà trường phổ thông? Khi nói đến xanh hóa,chắc nhiều người sẽ nghĩ đến việc trồng ây trong trường. Đúng vậy, trồng cây là một trong những nội dung xanh hóa. Vì tất cả các trường học đều có điều kiện để trồng cây. Ở nông thôn thì trồng cây ăn quả, trồng rau xanh,trồng cây làm thuốc. Các trường miền núi thì tham gia phủ xanh đồi trọc, tham gia gây giống cây rừng, rồng cỏ làm thức ăn gia súc. Các trường miền biển tham gia trồng rừng chắn cát, trồng rừng ngập mặn. Ngay cả các trường ở thành phố, với diện tích hạn hẹp thì trồng cây trong sân trường, trong vườn trường, trồng vườn hoa, trồng cây trong chậu để xung quanh lớp, đặt tại hành lang,… Tất cả các trường học đều cần trồng cây xanh vì cây làm đẹp trường học, cây hấp thu khí cacbonic thải ra oxy, cây ngăn bụi, làm giảm tiếng ồn, làm không khí trong lành, chống ô nhiễm. Xanh hóa nhà trường phổ thông không chỉ có trồng cây xanh mà còn là quản lý chất thải. Làm sao để giáo dục học sinh có thói quên vứt rác bừa bãi, phân loại rác thải để có thể tái sử dụng chúng. VI. Bổ Sung: ................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan