Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Tiểu học Giáo án vnen chuyên đề cấp huyện...

Tài liệu Giáo án vnen chuyên đề cấp huyện

.DOC
9
340
123

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĂN BÀN CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN HÈ 2012 DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM I. Mục tiêu mong muốn sau bồi dưỡng: Nhà trường, cán bộ, giáo viên sau khi tập huấn nắm bắt và thực hiện được những nội dung sau: 1. Tổng quan về chương trình dạy học theo mô hình Việt Nam mới 2. Kỹ thuật 10 bước dạy học theo chương trình 3. Sự tham gia của cộng đồng vào quá trình tổ chức và dạy học: Gia đình – Nhà trường và cộng đồng 4. Xây dựng bản đồ cộng đồng, xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh, Xây dựng và sử dụng gọc học tập và thư viện lớp học. II. Chuẩn bị các điều kiện: - Thời gian thực hiện bồi dưỡng: ½ ngày, chia làm 04 tiết học - Đối tượng: Cán bộ, giáo viên các trường tiểu học trong toàn huyện - Chuẩn bị: + Mỗi lớp chuẩn bị 01 bản đồ cộng đồng (Có thể vẽ luôn trường mình); 01 Sơ đồ Hội đồng tự quản học sinh; các phiếu đánh giá; + Tài liệu tham khảo các môn học + Văn phòng phầm gồm: Giấy màu A4, giấy A4, Keo, kéo, băng dính, bút màu, bút đỏ, 6 biển tên nhóm, biển cứu trợ nhóm, cá nhân - Các bài học được phân như sau Bài 1: Giới thiệu tổng quan về chương trình (Dạy trong 1 tiết) Bài 2: Kỹ thuật 10 bước dạy học theo chương trình (Dạy trong 1/2 tiết) Bài 3: Xây dựng bản đồ cộng đồng, xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh, Xây dựng và sử dụng gọc học tập và thư viện lớp học; bảng theo dõi chuyên cần. (Dạy trong 2 tiết) Bài 4: Sự tham gia của cộng đồng vào quá trình tổ chức và dạy học: Gia đình – Nhà trường và cộng đồng (Dạy trong ½ tiết) TIẾT 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH Phương pháp lên lớp: Thuyết trình. Thời gian từ 7h 30-8h 15 I. Mục tiêu Dự án: 1. Chuyển đổi mô hình nhà trường truyền thống sang mô hình nhà trường kiểu mới tại Việt Nam - Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. - Chương trình giáo dục chậm đổi mới. - Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo là đòi hỏi cấp thiết trong giai đoạn tới. 2. Mô hình VNEN phải đảm bảo: - Nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển năng lực (sáng tạo, chia sẻ…) cho HS. - Đổi mới PPDH theo hướng hiện đại (có vai trò quyết định tới chất lượng giáo dục). 3. Mục tiêu cụ thể: - Quá trình dạy học lấy quá trình học của HS làm trung tâm. Rèn luyện cách học, cách tư duy cho HS. - Nội dung và cách thức giáo dục được điều chỉnh phù hợp với mô hình. - GV, CBQL được tập huấn bồi dưỡng trở thành người có vai trò mới trong nhà trường. 4. Đặc điểm tài liệu Hướng dẫn học: CÁC MÔN HỌC Các HĐGD 1. Tiếng Việt 1. GD Đạo đức 2. Toán 2. GD Mĩ thuật 3. TNXH 3. GD Âm nhạc 4. Khoa học, 4. GD Thể chất Lịch sử và Địa lí 5. GD Kĩ năng sống NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC - Trong Mô hình VNEN các môn học Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục hiện nay được coi là các hoạt động giáo dục, giáo viên tự thiết kế để dạy trong thời gian chờ tài liệu của Bộ. Các bài dạy theo hướng tổ chức các hoạt động giáo dục góp phần tích cực đào tạo con người toàn diện. - Không nặng về Kiến thức, hướng vào phát triển các kĩ năng cần thiết, phát triển năng lực cho HS. - Tích hợp các nội dung vào môn TV, Toán, TNXH; - Đạo đức, Âm nhạc tích hợp vào TV để Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, con người; - Mĩ thuật, Thủ công tích hợp để làm ra các sản phẩm giáo dục, làm các ĐDDH các môn học; - Thể dục tổ chức các sân chơi, trò chơi vận động, phát triển thể chất, tinh thần; ý thức tổ chức, kỉ luật cho HS; Mục đích nhẹ nhàng về kiến thức, tích hợp các nội dung, phong phú về tổ chức nhằm mục tiêu chung phát triển con người. - Dùng cho học cả ngày; Tự học, học nhóm; Chung (3 trong 1); Học ở lớp; Nhiều năm. - Cung cấp kiến thức kết hợp hướng dẫn cách học và tư duy; - Nội dung: giữ nguyên chuẩn KTKN, KT được lồng ghép với quy trình học; - Thiết kế các hoạt động học theo các mô đun theo quá trình học. - Bài học thiết kế theo mô hình VNEN như sau: A. Hoạt động Cơ bản: Giúp HS trải nghiệm, tìm tòi, khám phá, phát hiện kiến thức, thông qua hoạt động. HS hoạt động theo nhóm, cặp, cá nhân. (hoặc hướng dẫn của GV nếu cần thiết) B. Hoạt động Thực hành: Giúp HS áp dụng trực tiếp kiến thức đã học, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng. C. Hoạt động Ứng dụng: Giúp HS vận dụng kiến thức vào thực tế, cùng với sự giúp đỡ của cha mẹ, người lớn. - Lôgo hướng dẫn người học: Học sinh tự học theo lôgo, tức là nhìn vào lôgo để các nhóm trưởng điều kiển học tập Có HD của GV Có HD của người lớn Làm việc nhóm Làm việc cá nhân Làm việc cặp đôi 5. Phương pháp và tổ chức dạy học: Phương pháp dạy học theo mô hình VNEN Các hoạt động dạy và học cơ bản A. Hoạt động cơ bản: Hoạt động cơ bản giúp HS trải nghiệm, tìm tòi, khám phá, phát hiện và hình thành kiến thức mới thông qua các hoạt động: - Khởi động: tổ chức trò chơi, bài hát,… để tạo hứng thú cho học sinh về chủ đề mới. - Hoạt động khám phá và trao đổi kiến thức, thông tin mới. - Hình thành kiến thức. Học sinh tiếp cận nội dung bài học thông qua các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động với giáo viên để hoàn thành các bài tập. - Hoạt động củng cố, khắc sâu kiến thức. Sau phần hoạt động cơ bản, học sinh trình bày các kết quả thu hoạch được để GV và các bạn nhận xét, đánh giá. B. Hoạt động thực hành: Hoạt động thực hành giúp HS áp dụng trực tiếp kiến thức đã học nhằm củng cố kết quả học tập của học sinh thông qua các hoạt động. Các bài tập hỗ trợ có yêu cầu kết hợp giữa lí thuyết và thực hành giúp giáo viên kiểm chứng xem học sinh có tiếp thu được kiến thức, rèn luyện được kĩ năng, thái độ mới hay không. Sau phần thực hành, học sinh trình bày kết quả các hoạt động để giáo viên và các bạn nhận xét, đánh giá. C. Hoạt động ứng dụng: Hoạt động ứng dụng nhằm tạo cơ hội để học sinh vận dụng kiến thức đã được học vào các tình huống cụ thể ở lớp học, nhà trường, gia đình và trong cộng đồng với sự giúp đỡ của người lớn. Trên cơ sở đó, làm cho học sinh hiểu được ý nghĩa thực tiễn của bài học, đồng thời biết cách vận dụng, củng cố được kiến thức, kĩ năng, thái độ thông qua các hoạt động thực tiễn này. Tiết 2: KỸ THUẬT 10 BƯỚC DẠY HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH VIỆT NAM MỚI (Dạy trong 1/2 tiết) Từ 8h 20 – 9h 5 I. Mục tiêu: - Sau tiết học học viên nắm được 10 bước học tập của học sinh và có khả năng áp dụng vào giảng dạy - Nắm được mỗi bước giáo viên làm gì, học sinh làm gì II. Chuẩn bị: Một bản phóng to 10 bước học tập, 6 phiếu phô tô 10 bước học tập, 6 phiếu hỏi, 6 giáo án 1. Khởi động: CTHĐTQ cho lớp khởi động: Hát (trò chơi) Chia lớp làm 6 nhóm, các nhóm bầu nhóm trưởng điều hành theo yêu cầu 2. Nhóm trưởng lấy đồ dùng, phiếu học tập 3. Học viên đọc mục tiêu bài học trong nhóm A. Hoạt động cơ bản: Nhóm trưởng điều khiển nhóm quan sát bản 10 bước học tập và trả lời câu hỏi: Trong 10 bước học tập thì giáo viên phải làm gì, học sinh làm gì? Hoạt động của thầy và trò thì của ai nhiều hơn? Điều đó nói lên điều gì? Học viên tự nghiên cứu cá nhân sau đó trao đổi trong nhóm, ghi vào phiếu rồi báo cáo kết quả (Đây là câu hỏi mở, không chốt ý) B. Hoạt động thực hành: Cất bản 10 bước học tập và hỏi theo cặp các bước học tập. C. Hoạt động ứng dụng: Đề nghị nhớ và hỏi nhau để nhớ về 10 bước học tập. Tiết 3, 4: BẢN ĐỒ CỘNG ĐỒNG, HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN, GÓC HỌC TẬP VÀ THƯ VIỆN, BẢNG THEO DÕI CHUYÊN CẦN. (Dạy trong 2 tiết; Từ 9h 20 phút – 10h 15 phút I. Mục tiêu: Học viên hiểu và xây dựng, sử dụng được: - Bản đồ cộng đồng, - Hội đồng tự quản học sinh; - Thư viện và góc học tập; - Bảng theo dõi chuyên cần, điều em muốn nói, hòn thư góp ý II. Chuẩn bị: - 01 bản đồ cộng đồng phòng to, 6 bản A4; 06 bản theo dõi chuyên cần A4; - Hình ảnh góc thư viện; - Sơ đồ thành viên Hội đồng tự quản BẢN ĐỒ CỘNG ĐỒNG (Lưu ý đặt tên cho hấp dẫn) HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN Hoạt động 1: Khởi động: Hát, trò chơi Hoạt động 2: HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN: Giảng viên tổ chức cho học viên thành lập HĐTQ theo các bước: Giảng viên thông qua yêu cầu và hướng dẫn cách làm: 1. Ứng cử; đề cử; tranh cử; Bầu cử; 2. H ĐTQ họp lựa chọn trưởng các ban: Ứng cử, đề cử, bầu cử. 3. CTHDTQ phân công nhiệm vụ cho các trưởng ban (Có thể xây dựng các ban - Học tập: Theo dõi và quản lý các hoạt động học tập; - Văn nghệ, thể dục thể thao; - Sức khỏe và vệ sinh; - Đối ngoại: Khi khác đến thăm; - Thư viện; - Lao động Việc thành lập các ban như thế nào cần tùy thuộc vào từng trường, lớp Hội đồng tự quản HS: Thành lập vì HS, cho HS, bởi HS; HS tự bầu, tự tổ chức, tự quản. Tự XD kế hoạch, chương trình hoạt động. Tự điều hành HĐ. Hoạt động 3. BẢN ĐỒ CỘNG ĐỒNG 1. Các nhóm trưởng lấy đồ dùng (Phiếu, bản đồ mẫu, giấy, bút vẽ) A. Cơ bản: 1. Làm việc cá nhân: - Các cá nhân nghiên cứu bản đồ trong phiếu 2. Làm việc nhóm: Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: Bản đồ cộng đồng có tác dụng gì đối với giáo viên, học sinh? - Các nhóm thảo luận, ghi kết quả vào phiếu A4, trình bày trước lớp Bản đồ cộng đồng giúp giáo viên biết được: - Khoảng cách mỗi HS phải đi tới trường; - Những thuận lợi, khó khăn từng em; - Những nguy hiển của học sinh có thể gặp phải; - Những địa điểm cần thiết để HD HS vui chơi, trợ giúp; - Địa điểm và cách đi thăn HS; - Giới thiệu với khác thăm quan. B. Thực hành: 1. Làm việc cá nhân: Mỗi học viên vẽ 01 bản đồ cộng đồng vào giấy A4 - Trao đổi với đồng nghiệp về bản đồ của mình - Nhóm bình chọn bản đồ tốt nhất và người làm nhanh nhất, đúng nhất. - Giảng viên kiểm tra và đánh giá C. Ứng dụng: Mỗi lớp học có 01 bản đồ cộng đồng Hoạt động 3: Giới thiệu GÓC HỌC TẬP Góc học tập, thư viện lớp học: Góc TV, Toán, TN –XH, Các HĐGD, Cộng đồng. Ở đó có ĐDDH, Tài liệu học tập, tham khảo, hỗ trợ cho việc học. Mỗi lớp xây dựng được các góc học tập: Chú ý phải trưng bày theo từng chủ điểm, từng môn, từng chương để thuận lợi cho các tiết học 1. GÓC TIẾNG VIỆT: Trưng bày các sản phẩm của học sinh, tài liệu liên quan môn học, các câu chuyện, …có liên quan đến từng bài dạy, chủ điểm. Ví dụ: Chủ điểm bạn bè thì trưng bày: Sách, tờ rơi, tranh minh họa về bạn bè, truyện, các bài báo, thẻ từ có liên quan, thẻ câu, … 2. GÓC TỰ NHIÊN XÃ HỘI, GÓC TOÁN, …
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan