Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Tiểu học Giáo án tự nhiên xã hội 1 bài 29 nhận biết cây cối và con vật...

Tài liệu Giáo án tự nhiên xã hội 1 bài 29 nhận biết cây cối và con vật

.PDF
4
453
93

Mô tả:

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí BÀI 29: NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CON VẬT I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nhớ lại những kiến thức đã học về thực vật và động vật - Biết động vật có khả năng di chuyển còn thực vật thì không - Tập so sánh để nhận ra một số điểm khác nhau (giống nhau) giữa các cây, giữa các con vật - Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật có ích II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Các hình ảnh trong bài 29 SGK - GV và HS sưu tầm thực vật, tranh ảnh thực vật và động vật đem đến lớp - Giấy khổ to, băng dính (hoặc hồ dán) đủ dùng cho các nhóm III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1. Giới thiệu bài: Bài hôm nay chủ yếu chúng ta sẽ làm thực hành để nhận biết cây cối và các con vật Hoạt động 1: Làm việc với các mẫu vật và tranh, ảnh - Mục tiêu: + HS ôn lại về cây cối và các con vật đã học + Nhận biết một số cây và con vật mới. Tranh ảnh, sưu tầm VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí - Cách tiến hành: * Bước 1: - Chia nhóm. - GV phân cho mỗi nhóm một góc - Chia lớp thành 4 nhóm lớp, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to, băng dính (hoặc hồ dán) và hướng dẫn các nhóm làm việc. - GV đi đến các nhóm giúp đỡ và kiểm tra. - Các nhóm làm việc: + Bày các mẫu vật các em mang đến trên bàn + Dán các tranh, ảnh về thực vật và động vật vào giấy khổ to. Sau đó treo lên tường của lớp học. + Chỉ và nói tên từng cây, từng con mà nhóm đã sưu tầm được với các bạn. Mô tả chúng, tìm ra sự giống nhau (khác nhau) giữa các cây; sự giống nhau (khác nhau) giữa các con vật *Bước 2: - Cho đại diện các nhóm trình bày - Cho HS các nhóm khác đặt câu - Từng nhóm treo sản phẩm của nhóm mình trước lớp, cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm - HS các nhóm khác đặt câu hỏi để nhóm đang VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí hỏi *Bước 3: GV nhận xét kết quả trao đổi của các nhóm, tuyên dương nhóm nào làm việc tốt. Kết luận: - Có nhiều loại cây như rau, cây hoa, cây gỗ. Các loại cây này khác nhau về hình dạng, kích thước… Nhưng chúng đều có rễ, thân, lá, hoa. - Có nhiều động vật khác nhau về hình dạng, kích thước, nơi sống… Nhưng chúng đều có đầu, mình và cơ quan di chuyển. Hoạt động 2: Trò chơi “Đố bạn cây gì, con gì?” - Mục tiêu: + HS nhớ lại những đặc điểm chính của cây và con vật đã học + HS được thực hành kĩ năng đặt câu hỏi. - Cách tiến hành: *Bước 1: GV hướng dẫn HS cách chơi: - Một HS được GV đeo cho một tấm bìa có hình vẽ một cây rau (hoặc một con cá…) ở sau lưng, em đó không biết đó là cây gì hoặc con gì, nhưng cả lớp đều biết rõ. trình bày trả lời. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí - HS đeo hình vẽ được đặt câu hỏi (đúng/sai) để đoán xem đó là gì. Cả lớp chỉ trả lời đúng hoặc sai Ví dụ: + Cây đó thân gỗ phải không? + Đó là cây rau phải không? + Con đó có bốn chân phải không? + Con đó có cánh phải không? + Con đó kêu meo meo phải không? *Bước 2: GV cho HS chơi thử. *Bước 3: GV cho HS chơi theo nhóm để nhiều em được tập đặt câu hỏi. 2. Củng cố: - GV yêu cầu HS tìm bài 29 “Nhận biết cây cối và con vật” và gọi một số HS trả lời câu hỏi trong SGK 3. Nhận xét- dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn dò: Chuẩn bị bài 30 “Trời nắng, trời mưa” - HS chơi thử - HS chơi theo nhóm - HS mở sách và trả lời câu hỏi trong SGK - SGK
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan