Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Giáo án Tin 7

.DOCX
9
873
73

Mô tả:

Giáo án tin học 7: Học đại số với GEOGEBRA
Ngày dạy: 05/03/2018 Tiết 51 BÀI 11. HỌC ĐẠI SỐ VỚI GEOGEBRA A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Làm quen với giao diện màn hình, biết cách nhập các biểu thức toán học vào dòng lệnh của cửa sổ CAS, biết sử dụng một số nút lệnh trên thanh công cụ CAS 2. Kỹ năng - Học sinh hiểu và áp dụng được một số tính năng của phần mềm trong việc tính toán với các số hữu tỉ, biểu thức đại số. 3. Thái độ - Tích cực trong các hoạt động học tập, sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ giáo viên giao cho, có tinh thần tránh nhiệm trong các hoạt động nhóm B. Trọng tâm Áp dụng một số tính năng của phần mềm trong việc tính toán với các số hữu tỉ, biểu thức đại số, đơn thức, đa thức ở mức độ đơn giản C. Chuẩn bị 1. Giáo viên Giáo án, phòng máy, phần mềm, máy chiếu 2. Học sinh Đồ dùng học tập, nghiên cứu trước bài 8-Toán học với GeoGebra trong tin học dành cho THCS quyển 1, bài 11-Học đại số với GeoGebra phần 1, phần 2 trong tin học dành cho THCS quyển 2 chương I- Số hữu tỉ - số thực trong Toán 7 tập 1 (trang 4-23), chương IV- Biểu thức đại số trong Toán 7 tập 2 (trang 24-50) D. Hoạt động dạy – học 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút) Hỏi: Em hãy tính giá trị các biểu thức sau a) 10:3 5 b) 15+ 7 Đáp án: a) ≈3,333 15 c) 7. 3 110 b) 7 c) 35 2. Giới thiệu bài: (1phút) Các em chuẩn bị bài phần này rất tốt, tuy nhiên trên đây chỉ là các phép toán đơn giản, nhưng nếu cô có bài toán như sau: Bài toán 1: Tính phép tính sau: 11123245670 723453 Bài toán 2: 6 Vẽ đồ thị hàm số: Y= 7 x Yêu cầu em hoàn thành hai bài toán này trong một phút vậy cả lớp ai làm được không? Tuy nhiên nếu chúng ta sử dụng các phần mềm hỗ trợ học toán để làm thì điều đó hoàn toàn được. Một trong những phần mềm được ứng dụng để hỗ trợ các em học toán là phần mềm GEOGEBRA, phần mềm này có rất nhiều chức năng, hôm nay cô và các em sẽ nghiên cứu một chức năng của nó đó là học đại số với GeoGebra. 3. Bài mới HĐ của Giáo viên và học sinh HĐ1: Giới thiệu phần mềm GEOGEBRA: GV: để sử dụng phần mềm thì trước tiên ta phải làm gì? TG 8’ Nội dung Làm quen với GeoGebra - Khởi động: Nháy đúp chuột lên biểu tượng HS: Khởi động phần mềm GV, HS cùng khởi động Gv giới thiệu giao diện phần mềm GV: Bài học của chúng ta hôm nay sẽ làm việc với cửa sổ CAS, các em phải gõ các biểu thức đại số vào dòng lệnh của cửa sổ. Nếu chẳng may cửa sổ CAS không xuất hiện trên màn hình làm việc thì em lấy ra bằng cách chọn lệnh hiển thịCAS GV: Để thực hiện một phép tính các em gõ trực tiếp phép tính vào cửa sổ dòng lệnh của cửa sổ CAS sau đó chọn chế độ tính toán GV: cô ví dụ cô muốn tính phép tính 23+234 cô thực hiện như sau: đầu tiên cô đưa con trỏ chuột và dòng lệnh của cửa sổ CAS sau đó cô gõ biểu thức vào và cuối cùng chọn chế độ tính toán mà mình muốn hiển thị là kết quả chính xác GV: Ngoài ra phần mềm GeoGebra còn có khái trên màn hình - Giao diện làm việc của GeoGebra HĐ của Giáo viên và học sinh TG Nội dung 10’ 1. Tính toán với các số hữu tỉ niệm đối tượng toán học và khái niệm này được phát biểu như sau: (GV đưa lên màn hình) Đối tượng toán học được hiểu trong GeoGebra là một số, biểu thức, hàm số, điểm, đoạn, đường thẳng,... được tạo ra bởi phần mềm, có thể xuất hiện trên một trong các cửa sổ làm việc của GeoGebra và có thể thay đổi được các thuộc tính, chuyển động được. + GV: để tạo ra được đối tượng toán học trong phần mềm này ta thực hiện như sau: - Tên_đối_tượng:= giá trị khởi tạo của đối tượng Vd: a:=6 P(x,y):=2x*y+7 - Khi em đặt tên cho đối tượng toán học thì không được đặt trùng nhau - Khi đã định nghĩa đối tượng như trên rồi thì các em có thể sử dụng đối tượng đó trong các phép tính - Cô ví dụ cô sẽ thực hiện được la a+p(x,y) HĐ2: Tính toán với các số hữu tỉ - Cô đã giới thiệu với các em những đặc điểm cơ bản của phần mềm GeoGebra, việc ứng dụng phần mềm này vào học môn đại số như thế nào thì bây giờ cô trò ta cùng nghiên cứu. - Đây là các phép toán của số hữu tỉ bạn đã tính toán được kết quả như trên bảng, vậy nếu ta sử dụng phần mềm này để tính các phép toán trên có được không, nếu được thì chúng ta phải thực hiện các thao tác như thế nào? Cô trò ta cùng nghiên cứu phần 1. Tính toán với các số hữu tỉ (Ghi tiêu đề phần 1 lên bảng) GV: Các em nghiên cứu bài ở nhà rồi, hãy cho cô biết trong cửa sổ CAS có mấy chế độ tính toán, là HĐ của Giáo viên và học sinh TG Nội dung những chế độ nào? HS: Cửa sổ CAS có hai chế độ tính toán là chính xác và gần đúng GV: Tương ứng với hai chế độ làm việc này là hai nút lệnh nào? HS: Trả lời , GV: Đúng rồi, Chúng ta cùng tìm hiểu các thao tác trên các chế độ tính toán này nhé GV: Bạn nào cho cô biết kết quả ≈3,333 là kết quả đúng hay gần đúng? HS: gần đúng * Chế độ tính toán gần đúng: - Phải chọn làm tròn số thập phân GV: Đúng vậy đây là kết quả gần đúng được làm tròn ở phần thập phân là 3 số. Vậy muốn có kết quả đưa về dạng số thập phân làm tròn như trên cô sử dụng chế độ tính toán nào? HS: chế độ gần đúng GV: Đúng vậy, ta phải làm việc ở chế độ tính toán gần đúng GV: Các em đã tìm hiểu tài liệu rồi vậy em nào có thể lên bảng thực hiện ngay được phép toán này? GV: Gọi một học sinh lên bảng, yêu cầu các em ở dưới làm trên máy của mình GV: Ta thấy kết quả của phần mềm và kết quả trên bảng như thế nào với nhau? HS: Bằng nhau GV: Ở dưới lớp có em nào ra kết quả khác với bạn hay là chưa làm ra được kết quả không? HS: Không GV: Rất tốt, các em làm đúng rồi, mời em đứng tại chỗ nhắc lại các bước thao tác mà em đã thực hiện. HS:Nêu lại thao tác GV: Các thao tác em thực hiện rất chính xác * Chế độ tính toán chính xác: HĐ của Giáo viên và học sinh TG Nội dung Và với chế độ tính toán chính xác các em cũng thực hiện thao tác tương tự chỉ có một chút khác là ta phải chọn nút lệnh khác và không phải làm tròn số thập phân. Và bây giờ một em lên máy trên bảng 5 15 thực hiện thao tác tính phép toán 15+ 7 , 7 3 ở dới các em thực hiện ra máy của nhóm mình HS: thực hành 110 GV: Có em nào chưa làm ra hoặc kết quả khác 7 35 không? -So sánh kết quả trên máy tính với kết quả bạn tính trước đó ta thấy có bằng nhau không? - Qua đây ta thấy phần mềm tính toán là chính xác. 5 - Giờ cô muốn phép tính 15+ 7 có kết quả đưa về dạng số thập phân làm tròn cô chỉ việc đưa về vị trí phép toán và chọn chế độ tính toán gần đúng, GV: vừa nói vừa thao tác HS: quan sát Qua đây ta thấy rằng với các số hữu tỉ các em có thể sử dụng một trong hai chế độ làm việc để tính toán, tùy thuộc vào việc em muốn lấy kết quả là phân số hay số thập phân mà ta chọn chế độ tính toán cho phù hợp HĐ3: Tính toán với Biểu thức đại số, đơn thức, 17’ đa thức Các biểu thức cô trò ta vừa tính toán đều là các biểu thức số, vậy đối với biểu thức đại số, đơn thức, đa thức thì nó có tính toán được không? Để biết nội dung này cô trò ta đi tìm hiểu sang phần 2. Tính toán với biểu thức đại số, đơn thức, đa thức GV: Ghi tiêu đề phần 2 2. Tính toán với biểu thức đại số, đơn thức, đa thức HĐ của Giáo viên và học sinh TG Nội dung HS: ghi GV: ở phần này cô có một lưu ý nhỏ với các em như sau: em nên chọn chế độ làm việc là chính xác và các biến trong đơn thức, đa thức nên đặt là x, y, z… để nó giống với môn toán của các em thì các em quan sát nó dễ hơn. Để làm việc với đơn thức, đa thức thì việc đầu tiên ta phải nhập được chúng vào phần mềm đúng. Để nhập chính xác các phép toán vào dòng lệnh cô giới thiệu với các em một số quy định của phần mềm về cách nhập như sau: -Nhập chính xác các ký hiện toán học (GV giới thiệu trên màn chiếu cách nhập phép nhân) Biết được các quy định của phần mềm rồi nên các em cố gắng nhập chính xác các phép toán nhé VD cô có đa thức sau 2x2+x Theo em có mấy cách để nhập đa thức này vào máy? Là những cách nào? HS: có hai cách, nhập trực tiếp và nhập bằng cách định nghĩa chúng như một đối tượng toán học - Nhập trực tiếp biểu thức đại số, đơn thức, đa thức ? Ở dưới lớp có ai có ý kiến khác không? - Nhập bằng cách định nghĩa chúng như một đối tượng toán học GV: ý kiến của em hoàn toàn đúng. Vậy em có thể thực hiện định nghĩa đa thức này như một đối tượng toán học không? HS: có GV: Em lên bảng thực hiện để cả lớp theo dõi. - Theo em bạn làm đúng chưa? Học sinh đúng rồi - Khi em định nghĩa như thế này các em có biết GeoGebra gọi đa thức này là gì không? HS: Hàm số GV: Hàm số này có mấy biến? HĐ của Giáo viên và học sinh HS: Một biến GV: Em trả lời đúng rồi, đây là hàm số một biến Ngoài ra ta còn có những hàm số có hai, hay nhiều biến Để thực hành nhập chính xác đa thức này vào máy thì cô chia lớp thành hai nhóm một nhóm nhập vào máy cho cô bằng cách nhập trực tiếp, một nhóm nhập cho cô bằng cách định nghĩa đối tượng toán học, thời gian cô cho là một phút các em thi đua nhau nếu bạn nào trong nhóm nhập nhanh nhất đúng nhất cô sẽ mời lên bảng thực hiện và nếu đúng cô sẽ tặng điểm 10 cho kỹ năng thao tác máy tính của em. HS: Thực hành GV: Các em làm rất tốt, có rất nhiều em xứng đáng nhận điểm 10, nhưng cô tặng cho 2 bạn nhanh nhất của 2 nhóm, các bạn khác để hoạt động sau nhé Khi đã định nghĩa được đa thức thành đối tượng toán học rồi giờ muốn tính giá trị của đa thức trên tại x=9 thì ta làm thế nào? -HS: không trả lời GV: Cô gợi ý nhé, các em hãy nghiên cứu nội dung phần 2 SGK trang 118. HS: thay thế giá trị của x bằng 9 GV: vậy tháo tác cụ thể thế nào em có làm được không? HS: Lên bảng làm HS: Ở dưới theo dõi bạn làm GV: ở dới lớp các em thực hiện tính toán cho cô giáo giá trị của đa thức trên tại x=23 Cô chia lớp thành 2 nhóm như hoạt động trước, nhóm này đã định nghĩa rồi thì tính bằng phương pháp định nghĩa TG Nội dung HĐ của Giáo viên và học sinh TG Nội dung Nhóm kia làm bằng phương pháp tính toán trên giấy bút. Thực hiện trong vòng 30s, ai nhanh nhất đúng nhất cô sẽ tặng điểm 10 GV: Nhóm 2 ra kết quả rất nhanh, ta thấy rằng khi sử dụng phần mềm để tính toán sẽ nhanh hơn tính thủ công rất nhiều, đúng vậy các em ạ trong thực tế khi học toán có những phép toán tính toán với nhiều chữ số, nếu ta cứ tính thủ công thì rất lâu còn nếu ta sử dụng các phần mềm ứng dụng để tính thì rất là nhanh và độ chính xác cao ngoài phần mềm này ra thì ngày nay trên thế giới con người đã tạo ra nhất nhiều các các phần mềm ứng dụng trong cuộc sống như trong bệnh viện có các máy siêu âm, rô bốt tham gia phẫu thuật, trong nông nghiệp hệ thống điều khiểu tưới tiêu tự động, chỉ cần bấm nút điều khiển là hệ thống hoạt long, trong học tập có phần mềm học tiếng anh, phần mềm học địa lí, phần mềm học vẽ…. Vì các em rất thông minh nên cô tin rằng trong tương lai lớp ta sẽ có em trở thành nhà khoa học máy tính hay những lập trình viên tạo ra những phần mềm ứng dụng hữu ích trong cuộc sống. 4. Củng cố - luyện tập(3 phút) Giáo viên hệ thống lại kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy trên màn hình 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút): - Về nhà các em vận dụng làm các bài tập 1 SGK trang 121 - Nghiên cứu phần 5 bài 8 Học toán với GEOGEBRA SGK tin học quyển 1 trang 56. -Xem trước phần 3 và phần 4 bài 11 Học đại số với GEOGEBRA Trang 118, 119 SGK tin học quyển 2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan