Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Tiểu học Giáo án tiếng việt 1_ tuần 6_kết nối tri thức với cuộc sống_hương...

Tài liệu Giáo án tiếng việt 1_ tuần 6_kết nối tri thức với cuộc sống_hương

.DOC
24
97
76

Mô tả:

https://www.thuvientailieu.edu.vn/ TIẾNG VIỆT 1 - TUẦN 6 - KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG (HƯƠNG) TUẦN 6 BÀI 26: Ph ph Qu qu I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS nhận biết và đọc đúng âm p -ph, qu và các từ ngữ, câu, đoạn có các âm ph, qu. - Hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - Viết đúng chữ p - ph, qu và các tiếng, từ ngữ chứa chữ p - ph, qu . 2. Kĩ năng: - Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm p - ph, qu có trong bài học. - Phát triển kĩ năng nói lời cảm ơn trong những ngữ cảnh cụ thể. - Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa. 3. Thái độ: - Cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương, đất nước thông qua những bức tranh quê và tranh Thủ đô hà Nội. 4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: - Năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ - Phẩm chất: Yêu quý quê hương đất nước. II. CHUẨN BỊ: 1. Kiến thức Tiếng Việt và đời sống: - Nắm vững đặc điểm phát âm của âm; cấu tạo, quy trình và cách viết chữ ghi âm p, ph, qu; - Lưu ý: Âm đầu qu về bản chất là âm đầu k cộng với âm đệm u . Đặt ra âm đầu qu chỉ là một quy ước, giải pháp sư phạm mang tính nhất thời để tạo thuận lợi cho HS khi đánh vần. - Có những hiểu biết về thành phố, nông thôn và Thủ đô Hà Nội. 2. Đồ dùng: - GV: Máy tính, máy chiếu, hình ảnh trong bài học, bộ chữ - HS: Bộ thẻ cài, bảng con, phấn, sách vở. 3. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: - Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, đóng vai, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, thảo luận nhóm. 1 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 Hoạt động của GV 1. Ôn và khởi động: (3 phút) - Gọi HS đọc nội dung trang 62 - Gọi HS kể lại chuyện Chó sói và cừu non. - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS. 2. Bài mới: HĐ1. Nhận biết: (5 phút) - Cho HS quan sát tranh, hỏi + Tranh vẽ cảnh gì? +Em thấy ai trong tranh? - GV vừa chỉ vừa đọc câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh. "Cả nhà từ phố về thăm quê." - GV đọc từng cụm từ, YCHS đọc theo. + Tiếng nào chứa âm ph, tiếng nào chưa âm qu? - GV KL: Trong câu trên tiếng phố chứa âm ph . Tiếng quê chứa âm qu. Âm ph và âm qu được in màu đỏ; HĐ2. Đọc:(20 phút) a. Đọc âm ph và âm qu - Gắn thẻ chữ Ph và ph, giới thiệu: chữ Ph in hoa và chữ ph in thường. - GV đọc mẫu "phờ" - YC HS đọc - GV lắng nghe, sửa lỗi. Lưu ý HS phát âm "phờ" khác "pờ". - Gắn thẻ chữ Qu và qu, giới thiệu chữ Qu in hoa và chữ qu in thường. - GV đọc mẫu "quờ" - Yêu cầu HS đọc - GV lắng nghe, sửa lỗi. Lưu ý HS phân biệt s và x khi phát âm. b. Đọc tiếng * Đọc tiếng mẫu: + Âm "phờ" gồm mấy âm? - Yêu cầu HS lấy âm ph gắn lên bảng cài, lấy âm ô gắn bên phải cạnh âm ph, dấu sắc trên đầu âm ô. Hoạt động của HS - 4-5 HS đọc trước lớp. - 1 HS lên bảng kể - Lớp nhận xét, đánh giá - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi + … cảnh làng quê. + … bạn nhỏ cùng bố mẹ. - HS lắng nghe. - HS đọc theo từng cụm từ, cả câu. "Cả nhà /từ phố/ về thăm quê." - 1 HS đọc tiếng chứa âm ph, 1 HS đọc tiếng chưa âm qu. - HS quan sát. - 1 HS lên bảng chỉ âm ph và âm qu - Quan sát, lắng nghe. - HS đọc (CN - nhóm - lớp) - Quan sát, lắng nghe. - HS đọc (CN - nhóm - lớp) + ….2 âm, âm p và âm h. - HS thực hành. 2 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ + Ta được tiếng gì? + … được tiếng phố - GV đưa mô hình tiếng phố - Quan sát. ph ô phố - Gọi HS phân tích, đánh vần, đọc trơn. + Tiếng phố có 2 âm. Âm ph đứng trước, âm ô đứng sau, dấu sắc trên đầu âm ô. Phờ - ô - phô - sắc - phố. (CN - nhóm - lớp) + ….2 âm, âm q và âm u. + Âm "quờ" gồm mấy âm? - Yêu cầu HS lấy âm qu gắn lên bảng - HS thực hành. cài, lấy âm ê gắn bên phải cạnh âm qu. + … được tiếng quê. + Ta được tiếng gì? - Quan sát. - GV đưa mô hình tiếng quê qu ê quê + Tiếng quê có 2 âm. Âm qu đứng - Gọi HS phân tích, đánh vần, đọc trơn. trước, âm ê đứng sau. Quờ - ê - quê. (CN, nhóm, lớp) - HS đọc (CN, nhóm, lớp) - YCHS đọc trơn, phân tích, đánh vần phố, quê. * Ghép chữ cái tạo tiếng - Yêu cầu HS ghép tiếng có chứa âm - HS thực hành ghép chữ cái tạo tiếng , ph hoặc âm qu rồi đọc cho bạn bên đọc cho bạn nghe. cạnh nghe. VD: pha, phở, quà, quá, .. - Gọi HS trình bày trước lớp. - 3-5 HS trình bày trước lớp, nêu cách - GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá. ghép tiếng. - Lớp phân tích, đọc đánh vần, đọc trơn các tiếng bạn tìm được. * Đọc tiếng trong SGK - GV đưa các tiếng: phà, phí, phở, quạ, - HS đọc thầm, trả lời câu hỏi. quê, quế. + Những tiếng nào có chưa âm ph? + … phà, phí, phở. + Những tiếng nào có chưa âm qu? + …, quạ, quê, quế. - GV giải thích từ phà, phở, quế. - Lắng nghe. - Yêu cầu HS đọc trơn, phân tích, đánh vần các tiếng trên. - HS đọc (CN- nhóm - lớp) c. Đọc từ ngữ: - GV đưa lần lượt từng tranh minh họa cho các từ ngữ dưới tranh pha trà, phổ cổ, quê nhà, quả khế, đặt câu hỏi cho HS nhận biết các sự vật trong tranh và nói tên sự vật trong tranh, GV đưa từ dưới tranh, HS phân tích, đánh vần 3 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ tiếng có âm ph hoặc qu sau đó đọc trơn cả từ. VD: Đưa tranh 4, hỏi: - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi. + Tranh vẽ gì? + … quả khế. - GV đưa từ quả khế. Yêu cầu HS phân tích, đánh vần tiếng quả , đọc trơn + Tiếng quả gồm có 2 âm, âm qu dứng từ quả khế. trước, âm a đứng sau dấu hỏi trên đầu âm a. Quờ - a - qua - hỏi - quả. Quả khế. (CN- nhóm - lớp) - GV giải nghĩa một số từ . phố cổ:Đây là dãy phố có từ lâu đời nhất ở Hà Nội. d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ - HS nối tiếp nhau đọc (CN - nhóm, - Yêu cầu HS đọc lại nội dung 2 trang lớp). 64 Vận động giữa giờ HĐ3. Tô và viết: a. Viết bảng: (7 phút) * Viết chữ ghi âm ph, qu - Cho HS quan sát chữ ph, gọi HS phát - HS quan sát, trả lời câu hỏi. âm, hỏi: + … gồm 2 âm, âm p và âm h. + Âm ph gồm mấy âm? là những âm nào? + .. 5 nét: N1: nét hất, N2: nét thẳng, + Chữ ph gồm mấy nét, là những nét N3: nét móc 2 đầu, N4: nét khuyết trên, nào? N5: nét móc 2 đầu. + Chữ ph cao mấy li? Rộng mấy ô li? + …cao hơn7 li, rộng hơn6 li. - GV viết mẫu, vừa viết vừa mô tả quy trình viết: - Quan sát, lắng nghe. - GV cho HS quan sát chữ qu, gọi HS phát âm, hỏi. - HS quan sát, trả lời câu hỏi. + Âm qu gồm mấy âm? là những âm + … gồm 2 âm, âm q và âm u. nào? + Chữ qu gồm mấy nét, là những nét + … 5 nét: N1: nét tròn, N2: nét thẳng, nào? N3: nét hất, N4: nét móc ngược phải, N5: nét móc ngược phải, + Chữ qu cao mấy li? Rộng mấy ô li? +… 4 ly, rộng 4 ly rưỡi. - GV vừa viết mẫu, vừa viết vừa mô tả quy trình viết. - Quan sát, lắng nghe. - Yêu cầu HS viết bảng con. - HS viết 2 lần chữ ph, 2 lần chữ qu - Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá - HS quan sát, nhận xét, đánh giá bài viết chữ viết của bạn. của bạn. - GV quan sát, nhận xét, uốn nắn, sửa lỗi. * Viết chữ ghi tiếng pha, quê - GV đưa tiếng pha - HS đọc (CN, lớp) - Yêu câu HS đọc trơn, phân tích, đánh +… pha. Tiếng pha gồm có 2 âm, âm ph 4 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ vần. đứng trước âm a đứng sau. Phờ - a pha. - GV viết mẫu chữ pha , vừa viết vừa mô tả quy trình viết: Đặt bút trên ĐK 2, viết chữ ph. Từ điểm dừng bút của - Quan sát, lắng nghe. chữ ph, lia bút lên dưới ĐK 3, viết nét chữ a.Ta được chữ pha. Lưu ý: chữ a phải sát điểm dừng bút của chữ h. - GV đưa tiếng quê - HS đọc (CN, lớp) - Yêu cầu HS đọc, phân tích, đánh vần. +… Quảu. Tiếng quê gồm có 2 âm, âm qu đứng trước âm ê đứng sau. Quờ - ê quê. - GV viết mẫu chữ quê , vừa viết vừa mô tả quy trình viết: Đặt bút dưới ĐK - Quan sát, lắng nghe. 2, viết chữ qu. Từ điểm dừng bút của chữ qu, đưa bút viết tiếp chữ ê. Ta được chữ quê. Lưu ý: Chữ ê nối liền chữ qu - Yêu cầu HS viết bảng con 1 chữ pha, - HS viết bảng con chữ pha, quê. 1 chữ quê. - Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá - Nhận xét chữ viết của bạn. bài viết của bạn. TIẾT 2 Hoạt động của GV HĐ3. Tô và viết (tiếp): b. Viết vở:(10 phút) - Yêu cầu HS mở vở tập viết trang 20, nêu yêu cầu bài viết. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (vở và bút viết) , nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, để vở, cầm bút. - GV nêu từng lệnh để HS tập trung viết bài, GV quan sát, uốn nắn. Lưu ý HS: chữ a phải sát điểm dừng bút của chữ h, chữ e phải liền nét với chữ u. Hai chữ trong từ cách nhau một khoảng bằng 1 thân con chữ o. - Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn. - GV nhận xét, đánh giá chung. Vận động giữa tiết Hoạt động của HS - 1-2 HS nêu: Tô 1 dòng chữ ph,1 dòng chữ qu, viết 1 dòng chữ ph, 1 dòng chữ qu, 1 dòng pha trà và 1 dòng chữ quê nhà. - HS viết bài - HS quan sát, nhận xét, đánh giá bài viết của bạn. - HS vận động. 5 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ HĐ4. Đọc câu:(10 phút) - GV đưa đoạn cần luyện đọc - Đọc thầm đoạn "Bà ra Thủ đô. Bà cho bé quà quê. Bố đưa bà đi Bờ Hồ, đi phố cổ". + Đoạn đọc có mấy câu? + … 3 câu. + Tìm tiếng có âm ph, tiếng có âm qu. + .. tiếng có âm ph là phố. Tiếng có âm qu là quê. - Yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn phố, - HS đánh vần - đọc trơn (CN, lớp) quê. - GV đọc mẫu cả đoạn. - Lắng nghe. - Yêu cầu HS đọc trơn từng câu, cả - HS đọc (CN - nhóm - lớp). "Bà /ra Thủ đoạn. đô.//Bà /cho bé /quà quê. //Bố /đưa bà Lưu ý HS: Nghỉ hơi sau dấu chấm, ngắt /đi Bờ Hồ, /đi phố cổ".// hơi sau dấu phẩy và giữa các cụm từ. - Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp * Tìm hiểu nội dung tranh - Cho HS quan sát tranh, hỏi: - Quan sát tranh, trả lời câu hỏi. + Tranh vẽ ai? + .. . tranh 1 vẽ bà và bé, tranh 2 vẽ bố và bà. + Bà đang cho bé những gì? + … ngô, khoai. - GV: Đây là món quà đặc trưng của nhà quê. + Bố và bà đang đi đâu? + …Bờ Hồ. - GV giới thiệu sơ qua về hồ Hoàn - Lắng nghe. Kiếm và phố cổ Hà Nội cho HS nghe. + Em đã được đến Bờ Hồ, phố cổHà - HS trả lời. Nội chưa? Em thấy thế nào? Em có thích đến đó không? - GV nhận xét, tóm tắt nội dung. - Lắng nghe, nối tiếp nhau trả lời. HĐ5. Nói: (10 phút) * Nói theo tranh: - GV giới thiệu chủ đề: Cảm ơn - Đưa tranh 1 , hỏi: - Quan sát tranh , trả lời câu hỏi: + Em nhìn thấy những ai trong tranh? + … bạn nhỏ, bố của bạn nhỏ và bác sĩ. + Họ đang làm gì? + .. bác sĩ đang tư vấn sức khỏe cho bạn nhỏ. + Theo em tại sao bạn nhỏ lại nói lời + … vì bác sĩ đã tư vấn sức khỏe cho cảm ơn bác sĩ? bạn nhỏ. - GV tóm tắt nội dung tranh 1. - Lắng nghe. - Đưa tranh 2 , hỏi: - Quan sát tranh , trả lời câu hỏi: + Em thấy những ai trong tranh? + … 2 bạn nhỏ. + Hai bạn đang làm gì? + … bạn nam bị ngã, bạn nữ đang đỡ bạn nam đứng dậy. + Theo em bạn Nam sẽ nói với bạn nữ + .. . bạn nam sẽ nói lời cảm ơn bạn nữ. điều gì? 6 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ - GV tóm tắt nội dung tranh 2. - Lắng nghe. - GV chia nhóm, yêu cầu HS đóng vai - Mỗi nhóm 2-3 HS đóng vai thể hiện dựa theo nội dung tranh. tình huống . - Đại diện 2 nhóm thể hiện trước lớp. - Lớp theo dõi, nhận xét, đánh giá. - GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá,. * Liên hệ, giáo dục - Giáo dục HS: cần nói lời cảm ơn với - Lắng nghe. Ghi nhớ. bất kì ai khi người đó giúp đỡ mình dù là việc nhỏ. 3. Củng cố, dặn dò: (5 phút) + Hôm nay chúng ta học bài gì? + …. âm ph, qu. - Yêu cầuHS tìm từ có âm ph, qu đặt - 2-3 HS nêu từ và câu trước lớp. câu với từ ngữ vừa tìm được. - Lớp phỏng vấn, nhận xét, đánh giá. - Gọi HS đọc lại bài (Nội dung 2 và 4) - 2-3 HS đọc bài. - Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS - Nhắc HS thực hành giao tiếp ở nhà. - Lắng nghe. -------------------------------------------------------------------------------------------------BÀI 27: V v X x I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS nhận biết và đọc đúng âm v, x và các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có âm v, x. - Hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - Viết đúng chữ v, x và các tiếng, từ ngữ chứa chữ v, x; 2. Kĩ năng: - Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm v, x có trong bài học. - Phát triển vốn từ ngữ và sự hiểu biết về thành phố và nông thôn. Biết cách so sánh sự giống và khác nhau giữa thành phố và nông thôn. - Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa. 3. Thái độ: - Cảm nhận được mối liên hệ của mỗi người với quê hương qua đoạn đọc ngắn về chuyến thăm quê của Hà. 4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: - Năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ - Phẩm chất: Yêu quý quê hương đất nước. II. CHUẨN BỊ: 1. Kiến thức Tiếng Việt và đời sống: - Nắm vững đặc điểm phát âm của âm v, x; cấu tạo, quy trình và cách viết chữ ghi âm v, x; nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải nghĩa của những từ ngữ này. - Nắm được lỗi chính tả liên quan đến chữ ghi âm x/ s. 7 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ - Biết được những địa phương trồng nhiều dừa như Bến Tre, Bình Định, … những nơi tiêu biểu nhất tên gọi "xứ sở của dừa" là Bến Tre; có những hiểu biết về sự khác nhau giữa thành phố và nông thôn. 2. Đồ dùng: - GV: Máy tính, máy chiếu, hình ảnh trong bài học, bộ chữ - HS: Bộ thẻ cài, bảng con, phấn, sách vở. 3. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: - Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, đóng vai, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, thảo luận nhóm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 Hoạt động của GV 1. Ôn và khởi động: (3 phút) - Gọi HS đọc nội dung 2,4 trang 64, 65 - Viết chữ ph, qu, pha, quê . - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS. 2. Bài mới: HĐ1. Nhận biết: (5 phút) - Cho HS quan sát tranh, hỏi: + Em thấy ai trong tranh? + Bạn Hà đang làm gì? - GV vừa chỉ vừa đọc câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh. " Hà vẽ xe đạp". - GV đọc từng cụm từ, yêu cầu HS đọc theo. + Tiếng nào chứa âm v, tiếng nào chưa âm x? - GV KL: Trong câu trên tiếng vẽ, chứa âm v . Tiếng xe chứa âm x. Âm x và âm v được in màu đỏ; HĐ2. Đọc:(20 phút) a. Đọc âm v, x - Gắn thẻ chữ V và v, giới thiệu chữ V in hoa và chữ v in thường. - GV đọc mẫu "vờ" - Yêu cầu HS đọc - GV lắng nghe, sửa lỗi. - Gắn thẻ chữ X và x, giới thiệu chữ X in hoa và chữ x in thường. - GV đọc mẫu "xờ" - Yêu cầu HS đọc - GV lắng nghe, sửa lỗi. Lưu ý HS phát âm phân biết "xờ" và "sờ". b. Đọc tiếng Hoạt động của HS - 4-5 HS đọc trước lớp. - 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con. - Lớp nhận xét, đánh giá - HS quan sát tranh trả lời câu hỏi + … bạn Hà. + .. vẽ xe đạp. - HS lắng nghe. - HS đọc theo từng cụm từ, cả câu. "Hà /vẽ xe đạp" - 1 HS đọc tiếng có âm v, 1 HS đọc tiếng có âm x. - 1 HS lên bảng chỉ . - Quan sát, lắng nghe. - Lắng nghe. - HS đọc (CN - nhóm - lớp) - Quan sát, lắng nghe. - Lắng nghe. - HS đọc (CN - nhóm - lớp) 8 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ * Đọc tiếng mẫu: - Yêu cầu HS lấy âm v gắn lên bảng cài, lấy âm e gắn bên phải cạnh âm v dấu ngã trên đầu âm e. + Ta được tiếng gì? - GV đưa mô hình tiếng vẽ v - HS thực hành + … được tiếng vẽ e vẽ - Yêu cầu HS phân tích, đánh vần, đọc trơn. - Yêu cầu HS ghép tiếng xe, nêu cách ghép - Đưa mô hình tiếng xe, yêu cầu HS phân tích, đánh vần, đọc trơn. x e xe - Đọc lại âm và tiếng: v, x, xe, vẽ + Tiếng vẽ có 2 âm. Âm v đứng trước, âm e đứng sau, dấu ngã trên âm e. Vờ- e - ve- ngã - vẽ. (CN, lớp) - Thực hành, nêu cách ghép: Thay âm v bằng âm x, bỏ dẫu ngã. + Tiếng xe có 2 âm. Âm x đứng trước, âm e đứng sau. Xờ - e - xe. (CN, lớp) - Đánh vần, đọc trơn (CN-nhóm - lớp) * Ghép chữ cái tạo tiếng - Yêu cầu HS ghép tiếng có chứa âm v - HS thực hành ghép chữ cái tạo tiếng, hoặc âm x rồi đọc cho bạn bên cạnh nghe. đọc cho bạn nghe. VD: xa, , xê, xu, và, vớ, vô - Gọi HS trình bày trước lớp. - 3-5 HS trình bày trước lớp. Nêu cách ghép tiếng. - GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá. - Lớp phân tích, đọc đánh vần, đọc trơn các tiếng bạn tìm được. * Đọc tiếng trong SGK - GV đưa các tiếng: võ, vở, vua, xỉa, xứ, - HS đọc thầm, trả lời câu hỏi xưa. + Những tiếng nào có âm đầu v? + … võ, vở, vua. + Những tiếng nào có âm đầu x? + …, xỉa, xứ, xưa. - Yêu cầu HS đọc trơn, phân tích, đánh vần từng tiếng. Lưu ý phát âm những - HS đọc (CN- nhóm - lớp) tiếng có âm đầu x. c. Đọc từ ngữ: - GV đưa lần lượt từng tranh minh họa cho từ ngữ vở vẽ, vỉa hè, xe lu, thị xã, đặt câu hỏi cho HS nhận biết các sự vật trong tranh và nói tên sự vật trong tranh, GV đưa từ dưới tranh, HS phân tích, đánh vần tiếng có âm v, hoặc x sau đó đọc trơn cả từ. VD: Đưa tranh 3, hỏi: - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi. 9 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ + Tranh vẽ gì? + … xe lu. - GV đưa từ xe lu. Yêu cầu HS phân tích, + Tiếng xe gồm có 2 âm, âm x đứng đánh vần tiếng xe - đọc trơn từ xe lu. trước , âm e đứng sau. Xờ- e - xe. Xe lu. (CN- nhóm - lớp) - GV giải nghĩa cho HS hiểu thị xã. - Lắng nghe. d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ - Yêu cầu HS đọc lại nội dung 2 trang 66 - HS nối tiếp nhau đọc (CN - nhóm, lớp). Vận động giữa giờ HĐ3. Tô và viết: a. Viết bảng: (7 phút) * Viết chữ ghi âm - GV đưa mẫu chữ v, hỏi: - HS quan sát, trả lời câu hỏi. + Chữ v gồm mấy nét? + … gồm 1 nét. + Chữ v cao mấy li? Rộng mấy ô li? + .. cao 2 li, rộng gần 3 li. - GV viết mẫu, vừa viết vừa mô tả quy trình viết: - Đặt bút khoảng giữa ĐK 2vaf ĐK 3 viết - Quan sát, lắng nghe. nét móc 2 đầu, cuối nét được kéo dài tới gần ĐK 3 thì lượn sang trái, tới ĐK 3 thì lượn bút trở lại sang phải, tạo thành vòng xoắn nhỏ (cuối nét); dừng bút gần ĐK 3. - GV đưa chữ x cho HS quan sát. + Chữ x gồm mấy nét? +… 2 nét: cong phải và cong trái. + Chữ x cao mấy li? Rộng mấy ô li? + .. cai 2 ly, rộng 3 ly. - GV viết mẫu, vừa viết vừa mô tả quy trình viết: - N1: Đặt bút dưới ĐK 3 một chút, viết - Quan sát, lắng nghe. nét cong phải; dừng bút ở giữa ĐK 1 và ĐK 2. - N2: Từ điểm dừng bút của N1, lia bút sang phải (dưới ĐK 3 một chút) viết tiếp nét cong trái cân đối với nét cong phải. Chú ý: 2 nét cong chạm lưng vào nhau, tạo ra hai phần đối xứng. - YCHS viết bảng con. - HS viết 2 lần chữ x, 2 lần chữ v - GV quan sát, nhận xét, uốn nắn, sửa lỗi. - HS quan sát, lắng nghe * Viết chữ ghi tiếng vẽ, xe - GV đưa tiếng vẽ, yêu cầu HS phân tích, - HS phân tích, đánh vần (CN, lớp) đánh vần. +… Tiếng vẽ gồm có 2 âm, âm v đứng trước âm e đứng sau, dấu ngã trên âm e. Vờ - e - ve - ngã - vẽ. - GV viết mẫu chữ vẽ , vừa viết vừa mô tả + … âm t trước âm ô sau. quy trình viết: Đặt bút giữa ĐK 2 và ĐK 3 viết chữ v , từ điểm dừng bút của chữ v - Quan sát, lắng nghe. 10 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ đưa tiếp nối liền chữ e. Từ điểm dừng bút của chữ e lia bút lên đẫu chữ e viết dẫu ngã. Lưu ý: Vòng xoắn của chữ v hơi to một chút. - GV đưa tiếng xe, yêu cầu HS phân tích, - HS đọc (CN, lớp) đánh vần. +… Tiếng xe gồm có 2 âm, âm x đứng trước âm e đứng sau. xờ - e - xe. - GV viết mẫu chữ xe , vừa viết vừa mô tả quy trình viết: - Quan sát, lắng nghe. - Đặt bút dưới ĐK 2 viết chữ x, từ điểm dừng bút của chữ x, đưa bút viết tiếp chữ e. Ta được chữ xe. Lưu ý: Chữ x và chữ e phải liền nét với nhau. - Yêu cầu HS viết bảng con - HS viết bảng con 1 chữ xe, 1 chữ vẽ. - Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài - Nhận xét chữ viết của bạn. viết của bạn. - GV nhận xét, sửa lỗi. TIẾT 2 Hoạt động của GV HĐ3. Tô và viết: (Tiếp) b. Viết vở:(10 phút - Yêu cầu HS mở vở tập viết trang 21, nêu yêu cầu bài viết - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (vở và bút viết), nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cầm bút, để vở. - GV nêu từng lệnh để HS tập trung viết bài, GV quan sát, uốn nắn. Lưu ý HS: khi viết chữ x, 2 nét cong phải chạm lưng vào nhau. - Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn. - GV nhận xét, đánh giá chung. *Vận động giữa tiết HĐ4. Đọc câu:(10 phút) - GV đưa đoạn cần luyện đọc , yêu cầu HS đọc thầm. + Đoạn đọc có mấy câu? + Tìm tiếng có âm x, tiếng có âm v. - Yêu cầu HS phân tích, đánh vần về, Hoạt động của HS - 1-2 HS nêu: Tô 1 dòng chữ x,1 dòng chữ v, viết 1 dòng chữ x, 1 dòng chữ v, 1 dòng vở vẽ và 1 dòng chữ xe lu. - HS viết bài. - HS quan sát, nhận xét, đánh giá bài viết của bạn. - HS vận động. - Đọc thầm câu "Nghỉ hè, bố mẹ cho Hà về quê. Quê Hà là xứ sở của dừa." +… 2 câu. + Tiếng có âm đầu x là xứ. + Tiếng có âm đầu v là về. - HS đọc trơn, phân tích tiếng , đánh vần 11 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ xứ. (CN, nhóm, lớp) - GV đọc mẫu "Nghỉ hè,/ bố mẹ /cho Hà /về quê. Quê Hà /là xứ sở/ của dừa." - Lắng nghe. - Lưu ý HS nghỉ hơi sau dấu chấm, ngắt hơi sau dấu phẩy và giữa các cụm từ. - Yêu cầu HS đọc trơn từng câu, đoạn. - HS đọc (CN, nhóm, lớp) - Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp. * Tìm hiểu nội dung tranh - Cho HS quan sát tranh - Quan sát tranh, trả lời câu hỏi. + Tranh vẽ ai? + … bố, mẹ và Hà. + Hà được bố mẹ cho đi đâu? + … về quê. + Quê Hà có gì đặc biệt? + … là xứ sở của dừa. - GV tóm tắt nội dung tranh, giải thích xứ sở của dừa: noi trồng nhiều dừa (Bến Tre, Phú Yên) + Quê em ở đâu? - HS trả lời.. + Em có hay về quê không? Quê em có gì đặc biệt? - GDHS về tình cảm của con người đối - Lắng nghe. với quê hương. HĐ5. Nói: (10 phút) * Nói theo tranh: - GV giới thiệu chủ đề: Thành phố và nông thôn - Cho HS quan sát tranh , yêu cầu thảo luận nhóm câu hỏi về nội dung từng - Quan sát tranh , thảo luận, trả lời câu tranh. hỏi + Em thấy những gì trong mỗi bức tranh? - Gọi đại diện các nhóm nêu kết quả - Đại diện 2-3 nhóm báo cáo kết quả thảo luận. thảo luận: - GV nhận xét, chốt ý đúng. + Tranh 1: có nhiều nhà cao tầng, đường nhựa to, nhiêu xe cộ đi lại. + Tranh 2: có đường đất, trâu kéo xe, - Nêu câu hỏi để HS suy luận: ao hồ, người câu cá, đống rơm, … + Tranh 1 vẽ cảnh ở đâu?Tại sao em +… cảnh thành phố. biết. +… cảnh nông thôn. + Tranh 2 vẽ cảnh ở đâu?Tại sao em biết? * Liên hệ, giáo dục + Em đang ở thành phố hay nông - HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi: thôn? + Cuộc sống ở đó như thế nào? 12 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ - GDHS: Thành phố và nông thôn, mỗi - Lắng nghe. Ghi nhớ. nơi có một cuộc sống khác nhau, có những đặc trưn khác nhau, nhưng dù ở đâu thì đều có những đều thú vị. 3. Củng cố, dặn dò: (5 phút) + Hôm nay chúng ta học bài gì? + …. âm v, x - Yêu cầu HS tìm từ có âm v hoặc x, - 2-3 HS nêu từ và câu trước lớp. đặt câu với từ ngữ vừa tìm được. - Lớp phỏng vấn, nhận xét, đánh giá. - Gọi HS đọc lại bài (Nội dung 2 và 4) - 2-3 HS đọc bài. - Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS - Lắng nghe. - Nhắc HS thực hành giao tiếp ở nhà. -------------------------------------------------------------------------------------------------BÀI 28: Y y I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS nhận biết và đọc đúng âm y và các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có âm y; - Hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - Viết đúng các chữ y và các tiếng, từ ngữ chứa chữ y. 2. Kĩ năng: - Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm y có trong bài học. - Biết cách nói lời cảm ơn trong một số tình huống và cách thức cảm ơn. - Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa. 3. Thái độ: - Cảm nhận được tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè. 4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: - Năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ - Phẩm chất: Yêu quý những người thân trong gia đình, bạn bè và những người xung quanh mình. II. CHUẨN BỊ: 1. Kiến thức Tiếng Việt và đời sống: - Nắm vững đặc điểm phát âm của âm y; cấu tạo, quy trình và cách viết chữ ghi âm y và những quy định chính tả liên quan đến chữ y. - Năm vững quy ước chính tả đối với chữ y và I khi dùng đẻ ghi nguyên âm i; chữ y chỉ đi sau qu, chữ I đi sau các âm còn lại. Riêng đối với tên riêng thì dùng I hay y là theo đúng cách viết tên riêng đó. - Biết được sự khác biệt trong dùng từ chỉ quan hệ thân thuộc giữa các vùng miền. Từ dì ở cả 3 miền đều chỉ em gái của mẹ. Nhưng chị gái của mẹ, ở miền Trung và miền Nam đều gọi là di còn miền Bắc gọi là bác. 2. Đồ dùng: - GV: Máy tính, máy chiếu, hình ảnh trong bài học, bộ chữ - HS: Bộ thẻ cài, bảng con, phấn, sách vở. 13 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ 3. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: - Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, đóng vai, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, thảo luận nhóm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ôn và khởi động: (3 phút) - Gọi HS đọc nội dung trang 66, 67. - Kiểm tra viết âm x, v, vở vẽ, xe lu. - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS. 2. Bài mới: HĐ1. Nhận biết:(5 phút) - Cho HS quan sát tranh, hỏi: + Tranh vẽ cảnh gì? - GV vừa chỉ vừa đọc câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh. " Thời gian quý hơn vàng bạc." - GV đọc từng cụm từ, yêu cầu HS đọc theo. + Tiếng nào chứa âm y? - GV Trong câu trên tiếng quý, chứa âm y . Âm y được in màu đỏ; HĐ2. Đọc:(20 phút) a. Đọc âm y - Gắn thẻ chữ Y và y lên bảng, giới thiệu chữ Y in hoa và chữ y in thường. - GV đọc mẫu "y" - Yêu cầu HS đọc b. Đọc tiếng * Đọc tiếng mẫu quý - Yêu cầu HS lấy âm y gắn lên bảng cài, lấy âm qu gắn bên trái cạnh âm y, dấu sắc trên âm y. + Ta được tiếng gì? - GV đưa mô hình tiếng quy - 4-5 HS đọc trước lớp. - 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con. - Lớp nhận xét, đánh giá - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi + … hai bạn nhỏ và đồng hồ đang dắt tay nhau chạy tung tăng. - HS lắng nghe. - HS đọc theo từng cụm từ, cả câu. "Thời gian/ quý hơn/ vàng bạc." - 1 HS đọc tiếng quý - HS quan sát SGK. - Quan sát, lắng nghe. - Lắng nghe. - HS đọc (CN - nhóm - lớp) - Thực hành. + … được tiếng quý qu y quý - Yêu cầu HS phân tích, đánh vần, đọc trơn. + Tiếng quý có 2 âm. Âm qu đứng trước, âm y đứng sau, dấu sắc trên âm y. Quờ - y - quy- sắc - quý. Quý. * Ghép chữ cái tạo tiếng 14 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ - Yêu cầu HS ghép tiếng có chứa âm y - HS thực hành ghép chữ cái tạo tiếng , rồi đọc cho bạn bên cạnh nghe. đọc cho bạn nghe. VD: quy, quỳ, quý, quỷ,.... - Gọi HS trình bày trước lớp. 3-5 HS trình bày trước lớp, nêu cách ghép tiếng. - GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá. - Lớp phân tích, đánh vần, đọc trơn các tiếng bạn tìm được. * Đọc các tiếng trong SGK - GV đưa các tiếng: quy, quỹ, quý, quỳ, - HS đọc thầm quỵ, ý. + Những tiếng trên có điểm nào + … chưa âm y. chung? - Yêu cầu HS phân tích, đánh vần, đọc - HS đọc (CN- nhóm - lớp) trơn từng tiếng. c. Đọc từ ngữ: - GV đưa lần lượt từng tranh minh họa cho từng từ ngữ y tá, dã quỳ, đá quý, đặt câu hỏi cho HS nhận biết các sự vật trong tranh và nói tên sự vật trong tranh. GV đưa từ dưới tranh, HS phân tích, đánh vần tiếng có âm y sau đó đọc trơn cả từ. VD: Đưa tranh 1, hỏi: - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi. + Tranh vẽ ai? + … cô y tá. - GV đưa từ y tá. Yêu cầu HS đọc trơn - HS đọc(CN- nhóm - lớp) từ y tá. d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ - Yêu cầu HS đọc lại nội dung 2 trang - HS nối tiếp nhau đọc (CN - nhóm, 68 lớp). Vận động giữa giờ HĐ3. Tô và viết: a. Viết bảng: (7 phút) * Viết chữ ghi âm - GV đưa mẫu chữ y, hỏi: - HS quan sát. + Âm y gồm mấy nét? Là những nét + … gồm 3 nét: N1: Nét hất, N2: Móc nào? ngược (phải), N3: Khuyết ngược. + Chữ y cao mấy li, rộng mấy li? + … cao 5 li, 2 li trên, 3 li dưới. - GV viết mẫu, vừa viết vừa mô tả quy - Quan sát, lắng nghe. trình viết: - N1:Đặt bút trên ĐK 2 (trên) viết nét hất, đến ĐK 3 thì dừng lại. - N2: từ điểm dừng bút của N1, chuyển + … gồm 2 âm: Âm i và âm a. hướng bút để viết nét móc ngược (phải). - Quan sát, lắng nghe. - N3: Từ điểm dừng bút của N2, rê bút 15 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ thẳng lên ĐK 3 (trên) rồi chuyển hướng ngược lại để viết nét khuyết ngược (kéo dài xuống ĐK 4 phía dưới); dừng bút ở ĐK 2 (trên). - YCHS viết bảng con. - HS viết 2 lần chữ y - GV quan sát, nhận xét, uốn nắn, sửa lỗi. * Viết chữ ghi tiếng quý - GV đưa tiếng quý, yêu cầu HS phân + Tiếng quý gồm có 2 âm, âm qu đứng tích, đánh vần. trước âm y đứng sau, dấu sắc đặt trên đầu âm y. Quờ - y - quy - sắc - quý. - GV viết mẫu chữ quý , vừa viết vừa mô tả quy trình viết: Đặt bút dưới ĐK - Quan sát, lắng nghe. 2 viết chữ qu, từ điểm dừng bút của chữ qu viết tiếp chữ y. Từ điểm dừng bút của chữ y, lia bút lên trên đầu chữ y viết dấu sắc. Ta được chữ quý. - Yêu cầu HS viết bảng con - HS viết bảng con 2 chữ quý. - Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá - HS quan sát, nhận xét, đánh giá. bài viết của bạn. - GV nhận xét, sửa lỗi. TIẾT 2 Hoạt động của GV HĐ3. Tô và viết: (Tiếp) b. Viết vở: (10 phút) - Yêu cầu HS mở vở tập viết trang 22, nêu cầu bài viết. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (vở và bút viết) , nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cầm bút, để vở. - GV nêu từng lệnh để HS tập trung viết bài, GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS. Lưu ý HS nét nối giữa các con chữ và khoảng cách giữa các chữ trong từ . - Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn. - GV nhận xét, đánh giá chung. Vận động giữa tiết HĐ4. Đọc câu, đoạn:(10 phút) - GV đưa đoạn cần luyện đọc , yêu cầu HS đọc thầm. Hoạt động của HS - 1-2 HS nêu: Tô 1 dòng chữ y,viết 1 dòng chữ y, 1 dòng chữ y tá, 1 dòng đá quý. - HS viết bài. - HS quan sát, nhận xét, đánh giá bài viết của bạn. - HS vận động. - Đọc thầm "Mẹ và Hà ghé nhà dì Kha. Dì kể cho Hà nghe về bà. Hà chú ý nghe 16 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ dì kể." + Đoạn luyện đọc có mấy câu? Đọc + .. . 3 câu. HS đọc từng câu. từng câu. - Tìm tiếng có âm y. + …tiếng có âm y là ý. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp các câu - Lần lượt 3 HS đọc nối tiếp trong đoạn. - GV lưu ý HS ngắt hơi giữa các cụm từ. "Mẹ và Hà /ghé nhà dì Kha. Dì kể cho Hà nghe /về bà. Hà chú ý /nghe dì kể." - Gọi HSđọc cả đoạn. - HS đọc (CN - nhóm - lớp). - Tổ chức cho HS thi đọc đoạn trước - 3-5 HS thi đọc trước lớp lớp. - GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá. * Tìm hiểu nội dung tranh Cho HS quan sát tranh, hỏi: - Quan sát tranh, trả lời câu hỏi: + Tranh vẽ những ai? + .. Mẹ Hà, dì Kha và Hà. + Dì Kha đang làm gì? + … kể về bà cho Hà nghe. + Hà đang làm gì? + …. chăm chú nghe dì kể. + Người được gọi là dì có mối quan hệ + … em gái của mẹ. thế nào với em? - GV cho HS biết: Miền Trung và miền - Lắng nghe. Nam gọi chị gái và em gái của mẹ bằng di còn miền Bắc chỉ gọi em gái của mẹ bằng di, chị gái của mẹ gọi là bác. HĐ5. Nói: (10 phút) * Nói theo tranh: - GV giới thiệu chủ đề: Cảm ơn - GV đưa tranh 1, hỏi: - Quan sát tranh , trả lời câu hỏi: + Em nhìn thấy ai trong tranh? + … Nam và Hà đang đi học. + Bạn Nam đang làm gì? + … che ô cho Hà. + Em thử đoán xem bạn Hà sẽ nói gì + .. Hà sẽ nói lời cảm ơn Nam. với bạn Nam? - GV đưa tranh 2, hỏi: + Em thấy ai trong tranh? + …. ông bà và bạn nhỏ. + Bà đang làm gì? + … cho bé gói bánh. + Bạn nhỏ sẽ nói gì với bà? + … nói lời cảm ơn bà. + Quan sát 2 bức tranh, ánh mắt của người cảm ơn trong 2 bức tranh có gì - Quan sát tranh , trả lời câu hỏi: khác nhau?Theo em người nào có ánh + … Bạn nhỏ mắt phù hợp khi cảm ơn? + Cần ghi nhớ điều gì khi nói lời cảm + … thể hiện ánh mắt, cử chỉ, hành ơn? động chân thành. * Liên hệ, giáo dục - GDHS: Cần cảm ơn khi được người 17 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ khác giúp đỡ dù chỉ là việc nhỏ, cần thể hiện sự chân thành khi cảm ơn. - Lắng nghe 3. Củng cố, dặn dò: (5 phút) + Chúng ta vừa học bài gì? + …. âm y. - Yêu cầu HS tìm từ có âm y và nói 1 - 2-3 HS nêu từ và câu trước lớp. câu với từ ngữ vừa tìm được. - Lớp nhận xét, đánh giá. - Gọi HS đọc lại bài (Nội dung 2 và 4) - 2-3 HS đọc bài. - Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS - Lắng nghe. - Nhắc HS về nhà học bài, thực hành giao tiếp ở nhà. ----------------------------------------------------------------------------------------------------BÀI 29: LUYỆN TẬP CHÍNH TẢ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nắm vững các quy tắc chính tả để viết đúng các từ ngữ có chứa các âm giống nhau nhưng có chữ viết khác nhau, hay nhầm lẫn. 2. Kĩ năng: - Bước đầu có ý thức viết đúng chính tả. 3. Thái độ: - Tự giác, tích cực hợp tác trong học tập. 4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: - Năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ - Phẩm chất: Trung thực, chăm chỉ học tập. II. CHUẨN BỊ: 1. Kiến thức Tiếng Việt và đời sống: - Nắm vững các quy tắc chính tả của 3 trường hợp cơ bản: + Phân biệt c với k, đều là ghi âm "cờ" nhưng viết khác nhau. Khi đi với các nguyên âm i, e, ê thì viết là k (ca); khi đi với các nguyên âm còn lại thì viết là c (xê). + Phân biệt g với gh, g với gh đều ghi âm là "gờ" nhưng viết khác nhau. Khi đi với nguyen âm i, e, ê thì viết là gh (gờ kép); khi đi với các nguyên âm còn lại thì viết là g (gờ đơn. + Phân biệt ng với ngh, ng với ngh đều ghi âm là "ngờ" nhưng viết khác nhau. Khi đi với nguyen âm i, e, ê thì viết là ngh (ngờ kép); khi đi với các nguyên âm còn lại thì viết là ng (ngờ đơn). 2. Đồ dùng: - GV: Máy tính, máy chiếu, hình ảnh trong bài học, bộ chữ - HS: Bộ thẻ cài, bảng con, phấn, sách vở. 3. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: - Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, đóng vai, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, thảo luận nhóm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 18 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ TIẾT 1 Hoạt động của GV 1. Ôn và khởi động:(3 phút) - Tổ chức trò chơi "Truyền điện", mỗi HS nói 1 tiếng bắt đầu bằng âm c/k/, g/gh, ng/ ngh. Lớp phân tích, đánh vần tiếng bạn nêu. Với mỗi trường hợp, GV viết 1 từ lên bảng. - GV nhận xét, đánh giá. - Giới thiệu bài, ghi bảng. 2. Bài mới: HĐ1. Phân biệt c với k: (15phút) * Đọc tiếng: - GV đưa các tiếng trong SGK cô cư cò cá cổ cỡ cọ ki kề kế kẻ kỉ kẽ kệ cá cờ chữ kí - YC HS đọc trơn, phân tích, đánh vần từng tiếng, rồi đọc trơn tất cả các tiếng. * Trả lời câu hỏi: - Yêu cầu HS quan sát, hỏi: + Chữ k đi với những chữ nào? + Chữ c đi với những chữ nào? - GV đưa ra quy tắc chính tả: Khi đọc, ta nghe những tiếng có âm đầu giống nhau ví dụ cá, kí nhưng khi viết cần phân biệt c (xê) và k (ca). Khi đi với các nguyên âm i, e, ê thì viết là k (ca); khi đi với các nguyên âm còn lại thì viết là c (xê). * Thực hành: - Thực hành theo 4, 2 bạn đọc tiếng có âm c hoặc k, bên kia viết ra bảng con sau đó đổi lại. - GV quan sát, sửa lỗi. HĐ2. Phân biệt g với gh: (15phút) * Đọc tiếng: - GV đưa các tiếng trong SGK Ga gà gõ gỗ gù gừ Ghe gheei ghì ghé ghế ghẹ Gà gô ghế gỗ - YC HS đọc trơn, phân tích, đánh vần từng tiếng, rồi đọc trơn tất cả các tiếng. Hoạt động của HS - HS tham gia trò chơi. - Lắng nghe. - HS đọc thầm. - HS đọc CN - nhóm - lớp. Đánh vần: cờ - a - ca - sắc - cá. Cờ - i - ki - sắc - kí. - HS quan sát, trả lời câu hỏi. + ….i, e, ê. + … các chữ khác. - Lắng nghe. - HS thực hành theo nhóm.. - HS đọc thầm. - HS đọc CN - nhóm - lớp. Đánh vần: gờ - a - ga - huyền - gà. 19 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ gờ - ê - ghê - sắc - ghế. * Trả lời câu hỏi: - Yêu cầu HS quan sát, hỏi: + Chữ gh (gờ khép- gờ 2 chữ) đi với những chữ nào? + Chữ g (gờ đơn - gờ 1 chữ) đi với những chữ nào? - GV đưa ra quy tắc chính tả: Khi đọc, ta không phân biệt được g hay gh vì dụ gà với ghế ) nhưng khi viết cần phân biệt gh và g. Khi đi với các nguyên âm i, e, ê thì viết là gh; khi đi với các nguyên âm còn lại thì viết là g. * Thực hành: - Thực hành theo 4, 2 bạn đọc tiếng có âm g hoặc gh, bên kia viết ra bảng con sau đó đổi lại. - GV quan sát, sửa lỗi. - HS quan sát, trả lời câu hỏi. + ….i, e, ê. + … các chữ khác. - Lắng nghe. - HS thực hành theo nhóm.. TIẾT 2 Hoạt động của GV HĐ2. Phân biệt ng với ngh: (15phút) * Đọc tiếng: - GV đưa các tiếng trong SGK Ngô ngà ngừ ngủ ngõ ngự Nghe nghề nghé nghỉ nghệ Cá ngừ củ nghệ - YC HS đọc trơn, phân tích, đánh vần từng tiếng, rồi đọc trơn tất cả các tiếng. * Trả lời câu hỏi: - Yêu cầu HS quan sát, hỏi: + Chữ ngh (ngờ khép- ngờ 3 chữ) đi với những chữ nào? + Chữ ng (gờ đơn - gờ 2 chữ) đi với những chữ nào? - GV đưa ra quy tắc chính tả: Khi đọc, ta không phân biệt được ng hay ngh ví dụ nghi ngờ ) nhưng khi viết cần phân biệt ngh và ng. Khi đi với các nguyên âm i, e, ê thì viết là ngh; khi đi với các nguyên âm còn lại thì viết là ng. * Thực hành: - Thực hành theo 4, 2 bạn đọc tiếng có Hoạt động của HS - HS đọc thầm. - HS đọc CN - nhóm - lớp. Đánh vần: ngờ - ư - ngư - huyền - ngừ. Ngờ - ê - nghê - nặng - nghệ. - HS quan sát, trả lời câu hỏi. + ….i, e, ê. + … các chữ khác. - Lắng nghe. - HS thực hành theo nhóm.. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan