Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Tiểu học Giáo án kỹ năng sống...

Tài liệu Giáo án kỹ năng sống

.DOC
41
290
127

Mô tả:

kỹ năng sống
GIÁO ÁN KỸ NĂNG SỐNG Thời gian: 4 tiết Chuyên đề 1: RÈN KỸ NĂNG THIẾT LẬP MỤC TIÊU I. Mục tiêu học tập 1. Về kiến thức: Sau khi học xong nội dung trên góp phần giúp học sinh tìm hiểu và phân biệt được: Mục tiêu, mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. 2. Về kỹ năng: Thông qua bài học góp phần giúp học sinh có được cách đánh giá, nhìn nhận và thái độ học, sinh hoạt đúng đắn hơn. Biết thiết lập cho mình những mục tiêu phù hợp với năng lực bản thân. 3. Về thái độ: Giúp các em cố gắng phấn đấu, sống có lý tưởng hơn trong cuộc sống hàng ngày. II. Phương pháp, phương tiện 1. Phương pháp: Sử dụng kết hợp các phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề,… trong đó thuyết trình và đàm thoại được sử dụng chủ yếu. 2. Phương tiện Sử dụng chủ yếu tài liệu tham khảo, giáo án, bảng, phấn III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số 2. Giới thiệu bài mới (thay kiểm tra bài cũ) 3. Thực hiện bài học Hoạt động dạy và học Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Thời gian I. Dẫn nhập 510’ “Một cuộc sống tốt là một cuộc sống đã được hoạch định. Không phải ngẫu nhiên bạn tồn tại. Nếu bạn có thể bắt đầu khiến cho cuộc sống của bạn có chiều sâu, mục tiêu và mục đích, kết quả sẽ rất kinh ngạc” "Jim Rohn" Nghe - Hỏi: + Các em bao nhiêu tuổi? + Có em nào không có mơ ước, niềm đam mê hay mong muốn điều gì không? Suy nghĩ, trả lời + Em sẽ làm gì để đạt được những điều mà em muốn? + Theo các em những thứ mà các em đặt ra rồi cố gắng để đạt được đó gọi là gì? II. Giảng bài mới Đề cương bài gảng: 1. Mục tiêu là gì? - KL và chuyển ý Thuyết trình Mục tiêu là cái đích mà chúng ta muốn đạt tới trong một khoảng thời gian hoặc một công việc nào đó. - Giảng: Chúng ta sẽ dễ dàng đạt - Nghe được mục tiêu nếu chúng ta lập kế hoạch trước - Chúng ta chú ý đến hai loại mục tiêu: mục tiêu - Lưu ý ngắn hạn và mục tiêu dài + Mục tiêu ngắn hạn là mục tiêu hạn 35’ được đặt ra trong một khoảng thời gian ngắn, một ngày, một tuần hoặc nửa năm. VD: + Mục tiêu dài hạn là mục tiêu đặt ra cho một khoảng thời gian dài như một năm hoặc nhiều năm, VD: - Lấy ví dụ theo yêu cầu của Gv - KL - KL - Lấy ví dụ theo yêu của GV - Giảng + Kỹ năng đặt mục tiêu là khả năng của con người biết đề ra mục tiêu cho bản thân trong cuộc sống cũng như lập kế hoạc để thực hiện được mục tiêu đó. Muốn thiết lập được mục tiêu và có khả năng thành - Chú ý lắng nghe công cần phải có kỹ năng: - Lấy ví dụ + VD: 2. Tầm quan trọng của việc thiết lập mục tiêu - Để các bạn hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc đặt mục tiêu trong cuộc - Thuyết trình sống, tôi lấy ví dụ: + Bạn có thể hình dung mình đang xem 1 trận bóng đá. Và điều đặc biệt ở đây là trận bóng này hoàn toàn không có khung thành. Lúc này các cầu thủ trên sân chỉ có thể di chuyển, dắt bóng vòng vòng, thậm chí có thể có những pha phối hợp đẹp mắt, Những chúng ta thấy chắc chắn 1 điều 45’ - KL và chuyển ý - Nghe hiểu rằng, kết thúc trận đấu này sẽ không có đội nào dành chiến thắng, đơn giản vì khi không có khung thành, các cầu thủ sẽ không biết mình sẽ phải đá trái bóng vào đâu. + Cũng ví dụ trên đây, nếu chúng ta đặt 2 khung thành vào sân bóng, thì mọi chuyện lại trái ngược hoàn toàn, vì tất cả các cầu thủ trên sân đều biết mình cần phải làm gì, phải nỗ lực hết mình để đưa bóng vào khung thành của đối phương. Bởi đấy chính là mục tiêu của họ. Bạn có thể thấy, chiếc hung thành ở đây chính là động lực dẫn đường cho 1 trận đá banh. Tương tự như vậy, mục tiêu trong cuộc sống của chúng ta chính là cái dẫn đường, là kim chỉ nam nhằm giúp chúng ta chinh phục được những thử thách, đạt - Hỏi: được những mục tiêu trong cuộc sống. VD trên mang lại chúng ta thông điệp gì trong cuộc sống? - Suy nghĩ trả lời - KL Mục tiêu trong cuộc sống của chúng ta chính là cái dẫn đường, là kim chỉ nam nhằm giúp chúng ta chinh phục được những thử thách. Qua ví dụ trên đây, có thể bạn đã thấy được tầm quan trọng của mục tiêu: Mục tiêu là cái dẫn đường cho hành động của chúng ta trong cuộc sống. Mặc dù biết rõ tầm quan trọng của - Lưu ý - KL chuyển ý mục tiêu, thế nhưng tại sao rất nhiều người lại không đặt ra mục tiêu trong cuộc sống? 80’ 3. Phương pháp thiết lập mục tiêu * Lập kết hoạch cho tương lai Thuyết trình Hãy nghi đến tương lai của Giảng giải bạn.Tưởng tượng xem cuộc sống (Cũng có thể kết hợp đàm của bạn trong năm tới sẽ thế nào. thoại ) Hãy tự hỏi xem khi đó: - Bạn đang ở đâu? - Bạn đang làm gì? - Có thành tích gì không? - Có hối hận gì không? Tiếp tục hình dung cuộc sống của bạn trong những năm sau đó như thế nào và cũng tự đặt những câu hỏi tương tự. Giờ hãy nghĩ tới cuộc sống của bạn khi bạn được khoảng 27, 28 tuổi. Khi đó: - Bạn đã lập gia đình rồi chứ? - Bạn đang làm công việc gì? - Bạn có thỏa mãn với công việc và cuộc sống của mình hay không? - Bạn có bị tác động bởi hoàn cảnh sống hay không?  Bạn đã lập gia đình rồi chứ?  Bạn đang làm việc gì?  Liệu bạn có thể bị AIDS?  Liệu cuộc sống của bạn có bị tác động bởi rượu, bia hay chất kích thích? Cuối cùng hãy tưởng tượng là bạn đã có con khoảng 13-14 tuổi. - Bạn làm được gì cho chúng? - Bạn sẽ giáo dục chúng thế nào? - Bạn có lo ngại gì cho chúng?  Bạn lo ngại điều gì cho chúng?  Liệu HIV/AIDS có ảnh hưởng tới Chú ý nghe, hiểu cuộc sống của chúng? Xem xem bạn có thể đưa ra những quyết định gì (cả tốt cả xấu) Thuyết trình sẽ ảnh hưởng tới tương lai của bạn (cả tích cực lẫn tiêu cực). Hãy để Giảng giải những ước vọng và giấc mơ chỉ lối cho bạn tránh những hành vi bất lợi. Hiện giờ những quyết định nào bạn đưa ra có ảnh hưởng tới tương lai của bạn? Bạn đang làm gì để có thể đạt được các mục tiêu đề ra. Nghe, hiểu * Thiết lập mục tiêu ngắn hạn Đây là mục tiêu được đặt ra trong khoảng thời gian nửa năm VD: - Ngày hôm nay phải học thuộc một bài thơ hay giải một bài toán. - Tôi sẽ mua cái áo mới trong tháng tới,... Đặt ra mục tiêu ngắn hạn có thể giúp bạn lập kế hoạch để hoàn thành những công việc sẽ xảy ra trong tương lai gần. Khi bạn đề ra những mục tiêu thì hãy viết ra và lên kế hoạch làm thế nào để đạt được chúng như vậy bạn sẽ dễ dàng hoàn thành mục tiêu hơn. Ví dụ nếu mục tiêu của bạn là giành được điểm tốt trong kì thi hai tháng tới thì hãy ngồi xuống và ghi ra bạn sẽ chuẩn bị như Thuyết trình thế nào để có thể làm tốt bài thi. Bạn sẽ xắp xếp thời gian học như thế nào (hàng ngày hay tuần ba buổi...)? Bạn sẽ học ở đâu? Ai sẽ động viên bạn? Bạn sẽ học với thời gian bao lâu?... Nếu bạn thực hiện theo kế hoạch, có thể bạn sẽ làm tốt bài thi. Như vậy bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình. Nghe hiểu * Mục tiêu dài hạn Đây là mục tiêu được đặt ra và có thể hoàn thành trong một năm hoặc lâu hơn. Chẳng hạn như: - Tôi sẽ phải đi học để trở thành bác sĩ - Tôi sẽ lập gia đình và sinh con trong khoảng 10 năm tới... Mục tiêu dài hạn là những kế hoach giúp bạn đạt được ước mơ của mình. Khi bạn lập ra kế hoạch làm thế nào để đạt được mục tiêu bạn sẽ tránh được những hành vi có thể cản trở việc bạn đạt được ước mơ đó. Mục tiêu dài hạn được hoàn thành nhờ việc hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn. Ví dụ, nếu bạn muốn học ở một trường đại học uy tín bạn cần phải lập ra các kế hoach ngắn hạn để giành được điểm tốt ở trường, để sau này có thể làm tốt bài thi đại học và tránh xa các tệ nạn xã hội - cái có thể làm bạn mất cơ hội đặt chân vào cổng trường đại học. Nếu bạn Thuyết trình bỏ qua những việc mà bạn cần phải Giảng giải làm ngay từ bây giờ để thì có nghĩa (Kết hợp nêu vấn đề) bạn đang đánh mất cơ hội để thực hiện ước mơ của mình. Một người sáng suốt sẽ thực hiện theo cách, “Nỗ lực cho những gì đáng giá (làm)” Nếu bạn thực sự muốn giành được mục tiêu của mình thì bạn cần phải nỗ lực hết mình để giành được mục tiêu đó. * Xây dưng mục tiêu Có rất nhiều phương pháp xây dựng mục tiêu cho mỗi các nhân và phương pháp SMART được đánh giá là phương pháp xác định mục tiêu thông minh, khoa học. Nghe, hiểu Chúng ta cùng tìm hiểu xem thiết lập mục tiêu một cách SMART là như thế nào nhé! S – Specific: Càng cụ thể càng tốt Một mục tiêu “thông minh” đầu tiên phải được thiết kế một cách cụ thể, rõ ràng. mục tiêu càng cụ thể, rõ ràng càng chứng tỏ khả năng đạt được. Nhà giáo dục học nổi tiếng Jack Canfield trong quyển sách Những Nguyên Tắc thành công cho rằng “Một mục tiêu mơ hồ sẽ cho một kết quả mơ hồ mà thôi”. Một trong những cách người ta dùng để xác định một mục tiêu cụ thể là tưởng tượng về chúng. Chẳng hạn, mục tiêu trong 10 năm tới của tôi là mua một ngôi nhà đẹp, nhưng ngôi nhà này chưa cụ thể. Tôi nhắm mắt lại, hình dung ra ngôi nhà tôi đang ở sẽ to như thế nào? Màu sơn là gì? Có bao nhiêu phòng? Những vật dụng trang trí trong phòng gồm những gì? Xung quanh ngôi nhà sẽ được thiết kế ra sao?… Bạn càng hình dung ra rõ ràng mục tiêucủa mình, bạn càng biết chính xác những gì bạn cần làm để đạt được nó. M – Measurable: Đo lường được Nghĩa là mục tiêu phải được gắn liền với các con số. Nguyên tắc này đảm bảo mục tiêu của bạn có sức nặng, có thể cân, đo, đong, đếm được. Bạn biết được chính xác những gì mình cần đạt được là những gì, bao nhiêu. Chẳng hạn, bạn muốn có một nguồn tài chính ổn định, thì “ổn định” với bạn là như thế nào? Có thể là nguồn thu nhập của bạn là 10 triệu đồng/ tháng. Những con số tròn trĩnh mà bạn đặt ra cho mình cũng tựa như đòn bẩy nâng tinh thần, động lực của bạn lên cao để nỗ lực hết mình đạt được điều mình muốn. Nếu không, không những bạn không tạo cho mình niềm mong muốn cháy bỏng để tập trung vào mục tiêu, mà còn cảm thấy chán nản, không được khích lệ và dễ bỏ cuộc. A – Atainable: Tính khả thi Kim Lan, một người bạn của tôi có vóc dáng khá tròn trĩnh. Cô ấy cao 1m 57 trong khi nặng 60 kg. Trước sự ngại ngùng, lo lắng về cơ thể, Lan đưa ra chỉ tiêu giảm 10kg trong vòng 1 tháng. Bạn có thể nhận thấy đó thực sự là một mục tiêu không dễ thực hiện chút nào phải không? Tính khả thi cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng khi bạn đưa ra một mục tiêu. Nghĩa là bạn suy nghĩ về khả năng bản thân trước khi đề ra một chỉ tiêu quá xa vời nếu không muốn bỏ cuộc giữa chừng. Nhưng như vậy không có nghĩa là bạn chỉ lập cho mình một mục tiêu dễ dàng, đơn giản. Qúa dễ dàng làm cho bạn không cảm thấy thích thú và được thách thức. Vì thế, hãy biết lượng sức mình kèm theo một chút thách đố về sự kiên trì của bản thân, bạn nhé! R – Realistic: Tính thực tế Mục tiêu bạn thiết kế cho mình cũng không nên quá xa vời với thực tế, bạn có thể vận dụng đủ các nguồn lực để đảm bảo chúng sẽ đi đến nơi cần phải đến. Để làm được điều này, bạn hãy ngồi tính toán xem khả năng, vật chất, thời gian, nguồn hỗ trợ…xem bạn có thực hiện được mục tiêu không. Tôi từng nghe bạn tôi trong một phút ngẫu hứng, nói rằng cô ấy đề ra quyết tâm sẽ đi du lịch vòng quanh Trung Quốc trong năm. Tôi trông đợi được xem những bức ảnh đất nước Trung Hoa xinh đẹp đến những giây phút cuối năm mà chẳng thấy đâu cả. Đơn giản vì cô ấy chẳng thể đi du lịch vì kinh phí quá lớn trong khi tài chính của cô thì quá eo hẹp. Cô ấy đã không lường trước những khoản tiền lớn với giá vận chuyển, ăn uống, ngủ nghỉ, … T – Time bound: Cuộc hẹn - Yêu cầu học sinh thiết cho mục tiêu lập mục tiêu theo phương Giống như một cuộc hẹn, bất cứ pháp SMART một mục tiêu lớn nhỏ nào cũng cần được xác định một thời gian cụ thể. Nó tạo cho bạn một đường biên xác định thời điểm bạn bước lên đỉnh chiến thắng. Trong quá trình cố gắng, bạn biết được bạn đang đi đến đâu trong cuộc hành trình và kịp thời chấn chỉnh mức độ phấn đấu. Một vài VD về mục tiêu SMART: + Tôi sẽ thi đại học Bách Khoa và trở thành kỹ sư vào năm 24 tuổi + 5 năm nữa, thu nhập của tôi ít nhất là 100.000$/tháng + Tham gia các hội thảo ít nhất 1 tháng 1 lần về lĩnh vực mình quan tâm . + Tôi đọc 1 quyển sách/ tuần . + Mỗi tuần tôi sẽ “nghiên cứu” và làm thử một món ăn mới cho gia đình. Bạn có nhận thấy việc thiết kế mục tiêu cho bản thân là cả một nghệ thuật không? Nếu bạn xây dựng chúng dựa trên những ý tưởng trên đây, tôi tin rằng bạn chắc chắn thành công. Hơn nữa, khi bạn đạt được thành công với một mục tiêu nho nhỏ nào đó, chúng sẽ trở thành động lực và điểm tựa để bạn nỗ lực ở những mức độ cao hơn. Vì thế, hãy cố gắng từ những bước khởi đầu và kiên trì theo đuổi mục tiêu đến cùng bạn nhé! Làm theo yêu cầu của GV và đại diện trình bày về mục tiêu của mình. 5– 10’ III. Củng cố kiến thức và kết thúc bài 4. Hướng dẫn tự học IV. Rút kinh nghiệm Tài liệu tham khảo GIÁO ÁN KỸ NĂNG SỐNG Thời gian: 4 tiết Chuyên đề 2: KỸ NĂNG KIỀM CHẾ CẢM XÚC I. Mục tiêu học tập Giúp học sinh có khả năng kiềm chế được các tiêu cực trong giao tiếp và tương tác trong suộc sống, công việc, kiềm chế được sự nóng giân, biết cách giải tỏa tâm lý để mang đến các mối quan hệ công việc tốt nhất cho bản thân. II. Phương pháp, phương tiện 1. Phương pháp: Sử dụng kết hợp các phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề,… trong đó thuyết trình và đàm thoại được sử dụng chủ yếu. Trải nghiệm thực tế tình huống cảm xúc của cá nhận, giữa cá nhân với tập thể. 2. Phương tiện Sử dụng chủ yếu tài liệu tham khảo, giáo án, bảng, phấn III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ 3. Thực hiện bài học Hoạt động dạy và học Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Thời gian 1. Dẫn nhập Đưa ra vấn đề Bạn có bao giờ giận đến mức ném ngay một đồ vật trong phòng và sau đó hối hận vì mình đã Phối hợp với giáo không biết kiềm chế? viên Hoặc bạn từng bị bố mẹ mắng và buồn bã mấy tuần liền, không thể nào thoát khỏi tâm trạng u ám đó? 5 -10’ Bạn cho rằng, cảm xúc là thứ khó kiềm chế, kiểm soát được, nhưng bạn hoàn toàn có thể làm chủ cảm xúc của mình, và điều bạn cần là những KỸ NĂNG. 2. Giảng bài mới Đề cương bài gảng: 1. Tác hại của việc thiếu kiềm chế Thuyết trình cảm xúc. Kiểm soát cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và đối với người khác thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một các phù hợp. Con người có những trạng thái cảm xúc như: vui, buồn, sung sướng, tức giận, sợ hãi, đau khổ,… - Lưu ý 45’ Để kiểm soát được những cảm xúc - Tạo tình huống cho của tâm hồn cần phải có những kỹ các em trải nghiệm cảm xúc cá nhân năng, và phải được rèn luyện. - Hướng dẫn học sinh trao đổi xung quanh các tình huống - Kể câu chuyện: Cái đinh - Hướng dẫn học sinh tự rút ra tác hại của việc thiếu kiềm chế cảm xúc Tham gia các hoạt động do giáo viên tổ chức và hướng dẫn một cách tích cực, chủ động, - Kết luận Các cảm xúc bất ngờ thường kèm theo những biến đổi về mặt sinh lý và tâm lý, khi giận người ta sẽ mất khôn, khi vui người ta có thể thiếu cảnh giác… Những người thiếu kiềm chế cảm xúc có thể có những ứng xử ít được kiểm soát trước những thông tin, tình huống bất ngờ. Bất luận là cảm xúc tích cực hay cảm xúc tiêu cực, việc có nhửng ứng xử theo cảm xúc nhất thời đó có thể làm con người thiếu tỉnh táo lúc đó, và chính vậy ứng xử của họ có thể không phù hợp với các mục tiêu và giá trị vốn có của các mối quan hệ, làm hỏng quan hệ tình cảm thân thiện giữa hai bên, làm cho tình huống trở nên khó xử cả cho chính - Nghe - Lưu ý họ và cho người khác, có người gọi đó là những hành động cảm tính, thiếu cân nhắc.Những ứng xử xuất phát từ các cảm xúc nhất thời có thể trở thành những thói quen ứng xử không tích cực, làm giảm giá trị vốn có của bản thân và có thể làm hỏng việc, thậm chí có thể gây mâu thuẫn , xung đột, có những hành vi sai lệch, thiếu sót và gây hậu quả - Chuyển ý: nghiêm trọng… - Hướng dẫn học sinh 2. Chức năng của các loại cảm xúc thảo luận và tự rút ra Kl - Thảo luận với - Kl Chung nhau 30 – 35’ Giảng: Cảm xúc của bạn giúp bạn: - Nhận biết bạn là ai: những gì bạn thích, những gì bạn không thích và những gì bạn cần. - Hiểu và cảm thông với người khác - Giao tiếp rõ ràng và hiệu quả, xây dựng các mối quan hệ lành mạnh và bổ ích - Quyết đoán hơn: Có được quyết định dựa trên những điều quan trọng nhất với bạn. - Có động cơ và hành động để đạt được mục tiêu Với những người có khả năng nhận thức cảm xúc tốt, họ nhận ra và hiểu cảm xúc của riêng họ, họ sẽ tự động tìm thấy và đọc các tín hiệu không Lưu ý 5 tiết lời khi giao tiếp với người khác dễ dàng. Điều này giúp họ thành công hơn trong công việc và trong các mối quan hệ gia đình cũng như xã - Chuyển ý hội của họ 3. Luyện tập kiềm chế cảm xúc 8085’ Mỗi người lựa chọn cho mình những biện pháp riêng để kiềm chế cảm xúc. Trước hết chúng ta có thể luyện tập theo những cách sau: - Hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh. - Lánh đi chỗ khác là một cách tốt giúp chúng ta xoa dịu cơn giận ngay lúc đó khi không phải tiếp xúc với điều ấy nữa. Nếu luôn nghĩ mọi chuyện theo chiều hướng tích cực, chúng ta sẽ cảm thấy mọi người sống tốt với nhau, và nếu thường xuyên luyện tập thể dục, chúng ta cũng cảm thấy đỡ căng thẳng hơn. - Hãy tìm cách thư giãn và có những phút giây hưởng thụ phúc lợi cuộc đời. Chúng ta hãy nghe nhạc đi, những bản nhạc khiến tâm hồn mình thư thái nhất ấy. - Có thiện chí với các mối quan hệ, đặc biệt đối với các vấn đề nhạy cảm - Không quan trọng hóa vấn đề., mọi việc đều có thể xảy ra và đều có thể giải quyết - Không cố tình che dấu cảm xúc - Nghe của mình trong đời sống hàng ngày, hãy nói ra điều mình nghĩ, hãy sống đơn giản , đừng để bị áp lực quá lớn sẽ gây căng thẳng và dễ mất bình tĩnh . - Hãy quan tâm đến sự kiện xảy ra, đừng tấn công người khác , đừng suy diễn vấn đề theo khuynh hướng chủ quan của mình - Quan tâm đến mọi người , biết điểm yếu của mình và điểm yếu của người để tránh “đụng chạm” đến - Thuyết trình, giảng nhau giải - Hãy giải quyết sự tức giận bằng cách ngồi lại và cùng nhau phân tích vấn đề, rồi chúng ta sẽ tìm thấy được câu trả lời cho mình. - Đặc biệt cần lưu ý giữ tính mục tiêu trong bất kỳ tình huống nào, tránh gây xung đột không cần thiết - nghe - Có lối sống lành mạnh, hòa nhập với thiên nhiên - Rèn luyện kỹ năng điều khiển cơ thể, hít thở thật sâu khi đối diện với sự căng thẳng nào đó… III. Củng cố kiến thức và kết thúc bài - Kết luận 4. Hướng dẫn tự học 3- 5’ IV. Rút kinh nghiệm …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………… Tài liệu tham khảo GIÁO ÁN LÝ THUYẾT Thời gian: 12tiết Tên bài: Chuyên đề 3 HOẠT ĐỘNG DÃ NGOẠI THỰC TẾ I. Mục tiêu học tập Sau khi học xong nội dung trên góp phần rèn luyện cho các em những kỹ năng: + Rèn kỹ năng làm việc nhóm + Rèn kỹ năng tương tác, chia sẻ, lắng nghe + Rèn luyện vai trò lãnh đạo + Làm thế nào để thành công II. Phương pháp, phương tiện 1. Phương pháp: Sử dụng kết hợp các phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề,… trong đó thuyết trình và đàm thoại được sử dụng chủ yếu. 2. Phương tiện Sử dụng chủ yếu tài liệu tham khảo, giáo án, bảng, phấn III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ (3 – 5 phút) 3. Thực hiện bài học Hoạt động dạy và học Nội dung 1. Dẫn nhập Hoạt động của GV Những trải nghiệm thực tế bao giờ cũng mang lại cho chúng ta sự hứng khởi và dễ vào đầu hơn so với lý thuyết suông. Cho nên những hoạt động dã ngoại thực tế là không thể thiếu và rất thu hút đối với các bạn học sinh. Tuy nhiên, dã ngoại không thể tiến hành một mình mà không co những người bạn đồng hành. Để một chuyến dã ngoại đạt hiệu quả cao và đảm bảo độ an toàn cần Hoạt động của HS Thời gian 3- 5’ 2. Giảng bài mới Đề cương bài gảng: 1. Kỹ năng làm việc nhóm phải có những kỹ năng cơ bản
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan