Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Giáo án hđgdngll_lớp 9_bộ 4...

Tài liệu Giáo án hđgdngll_lớp 9_bộ 4

.DOC
44
89
97

Mô tả:

Ngày soạn: 5/ 09/2013 Chủ điểm tháng 9: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG Tiết 1: BẦU CÁN BỘ LỚP - THẢO LUẬN VỀ NHIỆM VỤ CỦA HỌC SINH CUỐI CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ I-YÊU CẦU GIÁO DỤC: - Hiểu vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập và rèn luyện của lớp . Biết lựa chọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm và ý thức. - Hiểu nhiệm vụ và quyền của học sinh cuối cấp THCS. Tự xác định trách nhiệm bản thân phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó. - Biết sử dụng các biện pháp hợp lí, có hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ của năm học cuối cấp. - Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp. - GD kĩ năng điều chỉnh nhận thức, hành vi; KN suy nghĩ tích cực, KN đánh giá và tự đánh giá. II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1-Nội dung: - Tổng kết hoạt động của lớp năm học trước. - Bầu đội ngũ cán bộ lớp mới. - Nhiệm vụ và quyền của HS cuối cấp THCS, các biện pháp thực hiện. 2-Hình thức hoạt động: - Nghe báo cáo và thảo luận. - Bình bầu dưới hình thức biểu quyết. III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1-Phương tiện hoạt động: - Bản báo cáo kết quả hoạt động của lớp ở năm học trước và phương hướng hoạt động trong năm học cuối cấp. - Một số tiết mục văn nghệ. - Điều 13,28,29,31 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. - Một số câu hỏi thảo luận: Câu 1: Theo công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em, bạn thấy mình có những quyền gì? Câu 2: Là HS lớp 9, bạn thấy mình phải thực hiện tốt những nhiệm vụ gì? Câu 3: Bạn thấy tầm quan trọng của việc thực hiện tốt nhiệm vụ đó như thế nào? Câu 4: Để thực hiện tốt những nhiệm vụ đó cần biện pháp gì? - Chuẩn bị tiết mục văn nghệ 2-Tổ chức: * GVCN hội ý với cán bộ lớp: - Đánh giá kết quả hoạt động của lớp trong năm học qua. - Thống nhất phương hướng hoạt động trong năm học cuối cấp. - Phân công chuẩn bị cụ thể: + Viết tổng kết và phương hướng. + Người điều khiển chương trình + Thư kí: (TKL) + Phân công trang trí: tổ 2 IV- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: Người thực hiện Cả tập thể Người điều khiển Lớp trưởng Cả tập thể Người điều khiển Người điều khiển Cả tập thể GVCN Người điều khiển Cả tập thể Cán bộ lớp Các tổ Người điều khiển Người điều khiển Các tổ Lớp trưởng GVCN Nội dung Hoạt động khởi động Hát tập thể bài “Vui bước đến trường” Tuyên bố lý do: Các bạn thân mến! Một năm học đi qua, lớp chúng ta đã gặt hái được nhiều thành tích đáng kể, tuy nhiên vẫn còn một số công tác chưa hoàn thành đúng yêu cầu đề ra. Để năm học 2011 – 2012 đạt những thành tích tốt, hôm nay lớp ta tiến hành tổng kết những hoạt động của năm qua và đề ra phương hướng hoạt động cho năm học mới. Đó chính là nội dung của tiết sinh hoạt hôm nay. Hoạt động1: Nghe báo cáo và thảo luận - Đọc bản báo cáo tổng kết năm học 2010-2011 Đọc bản phương hướng năm học 2011-2021 - Thảo luận góp ý kiến nội dung vừa báo cáo. - Tóm tắt các ý kiến phát biểu. cho lớp biểu quyết về phương hướng hoạt động Hoạt động 2: Tổ chức bầu cán bộ lớp - Nêu thể lệ bầu cử - Cả lớp thảo luận về cách thức bầu. - Hướng dẫn chọn đội ngũ cán bộ - Chốt lại ý kiến chung của cả lớp và GVCN - Bầu cán bộ lớp. - Đội ngũ cán bộ lớp ra mắt, nhận nhiệm vụ và hứa quyết tâm thực hiện. - Đọc bản nhiệm vụ của HS. - Thảo luận những nhiệm vụ vừa nêu. Chương trình văn nghệ Trình bày các tiết mục văn nghệ mà tổ mình đã chuẩn bị. Hoạt động 3: Thảo luận về nhiệm vụ của học sinh cuối cấp THCS - Chúng ta là những HS cuối cấp, ngoài việc học tập và rèn luyện đạo đức để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan BH, chúng ta còn phải hiểu nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi chúng ta ở năm học cuối cấp này và phải tự xác định trách nhiệm của bản thân và phấn đấu hoàn thành trách nhiệm đó. Đó là yêu cầu, mục đích cần thảo luận tiếp trong tiết hoạt động này. - Nêu các câu hỏi thảo luận: ( Mục 1-III ) - Các tổ tiến hành thảo luận hoàn thành nội dung các câu hỏi đó. - Đại diện các tổ báo cáo kết quả thảo luận. Tổ khác góp ý, bổ sung. - Chốt lại vấn đề: Nhiệm vụ của HS lớp 9 là phải phát huy truyền thống của trường, cụ thể: + Phải hoàn thành chương trình các môn học có kết quả tốt. + Phải có đạo đức tốt. + Phải đỗ tốt nghiệp THCS. Phấn đấu vào trường công lập. Kết thúc hoạt động - Phát biểu ý kiến, nhận xét sự tham gia của HS - Nhận xét kết quả hoạt động. Cả tập thể Người điều khiển - Phân công chuẩn bị tiết sau: + Lựa chọn phương án tặng kỉ vật lưu niệm cho trường. + Giấy khổ lớn, bút màu, băng dính. + Chuẩn bị các tác phẩm thơ, dụng cụ vẽ và ý tưởng để vẽ. - Hát tập thể. - Người điều khiển nhận xét hoạt động và tuyên bố kết thúc hoạt động. Ngày soạn: 20 / 09 / 2013 Chủ điểm tháng 9: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG Tiết 2: THẢO LUẬN VỀ TẶNG KỈ VẬT LƯU NIỆM CHO TRƯỜNG – THI VIẾT, VẼ CA NGỢI TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG . I-YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp học sinh: - Hiểu ý nghĩa của tặng kỉ vật lưu niệm cho trường của học sinh cuối cấp THCS từ đó có tình cảm lưu luyến, gắn bó với trường, lớp, với thầy cô giáo và bạn bè; mong muốn để lại vật kỉ niệm cho trường. - Hiểu về truyền thống của lớp, của trường. - Tự hào, trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường. - Phát triển tư duy ngôn ngữ, kĩ năng viết, vẽ, giao tiếp, hợp tác. - GD kĩ năng tư duy sáng tạo; kĩ năng hợp tác làm việc theo nhóm; kĩ năng giải quyết vấn đề. II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1-Nội dung: - Lựa chọn phương án tặng kỉ vật lưu niệm cho trường. - Xây dựng kế hoạch thực hiện. - Ca ngợi truyền thống của lớp, của trường 2-Hình thức hoạt động: - Thảo luận, các tác phẩm văn học , vẽ đã chuẩn bị. - Xây dựng kế hoạch tặng kỉ vật lưu niệm cho trường. - Hình thức: thi vẽ, làm thơ, tổ chức trò chơi. III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1-Phương tiện hoạt động: - Bản dự thảo kế hoạch tặng kỉ vật lưu niệm cho trường. - Một số tiết mục văn nghệ. - Giấy khổ lớn, bút màu, băng dính. - Tổ 1 và 2: chuẩn bị các tác phẩm thơ. - Tổ 3 và 4: dụng cụ vẽ và ý tưởng để vẽ. 2-Về tổ chức: - Cán bộ lớp dự thảo kế hoạch. - GVCN góp ý kiến. - Mỗi HS tự dự kiến kế hoạch của mình. - Phân công người điều kiển chương trình: lớp trưởng, thư kí. - Chuẩn bị tiết mục văn nghệ: VTM - Phân công trang trí: tổ 4. - Phân công người điều khiển, ban giám khảo. IV- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: Người thực hiện Nội dung Hoạt động khởi động Cả lớp - Hát một bài hát tập thể. Người điều khiển - Tuyên bố lí do: Các bạn thân mến.Thế là 4 năm học đã trôi qua, chúng ta phải xa mái trường THCS thân yêu này. Để thể hiện tình cảm của tập thể lớp 9/3 đối với nhà trường, hôm nay lớp chúng ta tiến hành thảo luận tặng kỷ vật lưu niệm cho trường và hát về ngôi trường của chúng ta. - Giới thiệu đại biểu: Hoạt động 1: Thảo luận về tặng kỉ vật lưu niệm cho trường Người điều khiển - Giới thiệu đại diện các tổ lên trình bày tặng vật lưu niệm , đồng thời nêu ý nghĩa, tại sao chọn chọn kỉ vật đó của tổ mình. Các tổ - Các tổ lần lượt trình bày Cả lớp - Cả lớp thảo luận chọn một hình thức kỉ vật phù hợp với lớp, với Người điều khiển trường. -Lần lượt nêu từng câu hỏi: 1-Theo bạn việc để lại kỉ vật lưu niệm cho nhà trường đối với lớp cuối cấp có cần thiết không? Vì sao? 2-Trong tình hình thực tế của lớp và nhà trường, theo bạn lớp ta Tố 3, 4. cần xây dựng kỉ vật gì để lại cho nhà trường? Thư kí - Suy nghĩ tham gia phát biểu ý kiến. Lớp trưởng - Thư kí ghi biên bản Người điều khiển .- Thống nhất kỉ vật lưu niệm. - Lần lượt nêu các câu hỏi: 3-Để có kỉ vật lưu niệm cho nhà trường mà lớp ta đã chọn, chúng Tổ 1, 2. ta cần phải tiến hành những công việc gì? 4-Theo bạn lớp ta nên có kế hoạch, thời gian chuẩn bị như thế Lớp trưởng nào? - Nêu ý kiến của cá nhân mình. Các tổ - Báo cáo toàn diện phương án xây dựng. - Bổ sung ý kiến lần cuối và biểu quyết. Người điều khiển - Phân công công việc và tiến hành thực hiện kế hoạch. Các tổ - Trình bày các tiết mục văn nghệ. Hoạt động 2: Sáng tác theo chủ đề . - Cho các đội bốc thăm chủ đề. Người điều khiển - Đọc to chủ đề dự thi của đội mình, sau đó viết chủ đề của đội mình lên đầu bảng phần bảng của đội mình Các tổ .- Nhận giấy bút, bút, màu để viết, vẽ. Cả tập thể. - Qui định thời gian sáng tác và trình bày vào giấy. - Mỗi tổ một bức vẽ theo chủ đề đã chọn. Người điều khiển - Bàn bạc, phân công, khẩn trương xây dựng tác phẩm của đội Ban giám khảo mình. - Trong khi chờ đợi các đội trình bày, các tổ biểu diễn các tiết mục văn nghệ xen kẽ. GVCN Cả tập thể. Người điều khiển - Yêu cầu các đội trưng bày và trình bày tác phẩm của đội mình . - Ý kiến nhận xét. - Chấm điểm cho các đội. Kết thúc hoạt động: - Phát biểu ý kiến và động viên khuyến khích HS. - Đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm của từng HS làm cơ sở cho việc xếp loại hạnh kiểm. - Chuẩn bị tiết sau : + Mỗi HS 1 bản đăng kí thi đua cá nhân nộp cho tổ trưởng. + Mỗi tổ viết 1 bản đăng kí thi đua. + Lớp trưởng trên cơ sở của các tổ viết 1 bản đăng kí thi đua cho lớp. Nội dung: Chuyên cần; học bài, làm bài đầy đủ, xây dựng bài; kết quả học tập; tỉ lệ xếp loại; biện pháp thực hiện; chỉ tiêu. + Phân công trang trí: tổ 2 - Hát tập thể. - Người điều khiển nhận xét hoạt động và tuyên bố kết thúc hoạt động. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM THÁNG 9 STT Họ và tên Cá nhân T1 T2 Xếp loại Tổ T1 T2 GVCN T1 T2 Ngày soạn: 10/10/2013 Chủ điểm tháng 10: CHĂM NGOAN HỌC GIỎI LỄ ĐĂNG KÍ THI ĐUA HỌC TẬP TỐT – THI TÌM HIỂU THƯ BÁC HỒ Tiết 3: I-YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp học sinh: - Nắm vững các chỉ tiêu thi đua học tập tốt của lớp, và xác định chỉ tiêu phấn đấu của cá nhân trong năm học để đạt kết quả cao. -Ủng hộ các biện pháp thi đua học tập tốt của lớp, có động cơ học tập đúng đắn để vươn lên. - Rèn luyện phương pháp học tập tích cực, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Nhận thức được sự quan tâm của Bác Hồ về quyền được hưởng giáo dục của học sinh và thấm nhuần ý nghĩa những lời dạy trong thư của Bác. - Kính yêu Bác, trân trọng và biết ơn sự quan tâm của Bác dành cho các em. - Biết thực hiện lời dạy của Bác để học tập tốt, rèn luyện tốt. - GD kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện mục tiêu; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng lắng nghe tích cực. .II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1-Nội dung:. - Đưa ra các chỉ tiêu thi đua học tập và dự thảo chương trình hành động của lớp, các biện pháp thực hiện. - Các tổ và cá nhân đăng kí thi đua. - Những lời dạy của Bác thể hiện trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa tháng 9/1945. Và thư gửi ngành giáo dục ngày 16/10/1968 - Các quyền trẻ em được Bác Hồ quan tâm trong nội dung thư của Bác. - Một số tiết mục văn nghệ tạo không khí sôi nổi, đoàn kết. 2-Hình thức hoạt động: - Lễ đăng ký thi đua và văn nghệ. - Thi hỏi – đáp và thảo luận ý nghĩa những lời dạy trong thư của Bác. III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1-Phương tiện hoạt động: - Các bảng đăng kí thi đua (của cá nhân, tổ, lớp) với nội dung, chỉ tiêu, biện pháp cụ thể. - Hai lá thư của Bác. Điều 28,29 của công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. - Một số câu hỏi thảo luận thư Bác và đáp án - Phương tiện trang trí. 2-Về tổ chức: - GV nêu nội dung, yêu cầu và kế hoạch tổ chức hoạt động “Lễ giao ước thi đua”cho cả lớp. - Lớp trưởng yêu cầu mọi thành viên tìm đọc thư Bác Hồ gửi cho HS, gửi cho ngành GD. - Phân công chuẩn bị nội dung thi đua và chỉ tiêu phấn đấu. + Người điều khiển: Lớp phó học tập + Người hướng dẫn thảo luận: Lớp trưởng + Thư kí: thư kí lớp + Ban giám khảo: Tổ trưởng 4 tổ + Văn nghệ, trang trí, mua quà, mời đại biểu . IV- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: Người thực hiện Cả tập thể Người điều khiển Người điều khiển Cá nhân học sinh Tổ trưởng Nội dung Hoạt động khởi động - Hát tập thể. - Tuyên bố lý do: Tiết trước, lớp chúng ta đã nghe nhiều báo cáo kinh nghiệm học tập tốt. Lớp đã thảo luận sôi nổi để biến những kinh nghiệm đó thành phương pháp học tập bổ ích cho mỗi cá nhân học sinh. Trong tiết hoạt động hôm nay, lớp chúng mình sẽ cùng nhau đăng ký thi đua thảo luận về việc thực hiện những chỉ tiêu thi đua của mình để việc học tập của lớp nói chung và của mỗi người đạt được kết quả tốt nhất.Đồng thời tìm hiểu thư Bác Hồ gởi cho học sinh nhân ngày khai trường.. - Giới thiệu đại biểu (nếu có) - Giới thiệu chương trình hoạt động: + Giao ước thi đua + Đọc thư Bác. + Thảo luận kế hoạch hành động + Thông qua chương trình hành động. + Văn nghệ + GVCN phát biểu. Hoạt động 1: Lễ đăng kí thi đua học tập tốt a/ Giao ước thi đua - Nêu thể lệ giao ước thi đua: Mỗi cá nhân, mỗi tổ, lớp đều có bản giao ước thi đua. - Cá nhân đọc bản giao ước thi đua: + Học sinh học khá giỏi + Học sinh học yếu, kém. - Từng tổ đọc bản giao ước thi đua của tổ mình. - Các tổ và cá nhân nộp bản giao ước cho thư ký. Lớp trưởng Người HD thảo luận Cá nhân học sinh Người HD thảo luận Cả lớp Người điều khiển Lớp trưởng Người điều khiển Các tổ Ban giám khảo - Trình bày “Chương trình thi đua của lớp” b/ Thảo luận kế hoạch hành động - Lần lượt nêu các câu hỏi: + Trong các chỉ tiêu phấn đấu của lớp, các bạn thấy những chỉ tiêu nào phù hợp, những chỉ tiêu nào không? Tại sao? + Lớp, tổ, bản thân bạn có thể gặp những khó khăn gì trong việc thực hiện? Làm thế nào để khắc phục? + Lớp ta, tổ bạn và chính bản thân bạn có thể làm những việc gì để thực hiện những chỉ tiêu đề ra? - Tham gia thảo luận. - Tổng hợp các ý kiến. c/ Trò chơi: 1. Giải đáp ô chử: Ô chữ gồm 12 chữ cái.Đây là mục tiêu phấn đấu của thầy và trò . Hoạt động 2: Thi tìm hiểu thư Bác Hồ Cách mạng Tháng Tám thành công đem lại cho nhân dân ta độc lập tự do, trẻ em được đến trường...Ngay từ ngày khai giảng đầu tiên cho đến lúc trước khi đi xa, Bác Hồ đã luôn chăm lo quan tâm đến việc học tập tu dưỡng của học sinh.Trong buổi hoạt động hôm nay, lớp chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại lời dạy của Bác qua cuộc thi Tìm hiểu nội dung thư của Bác gửi cho học sinh và ngành Giáo dục. - Đọc thư của Bác a/ Thi hỏi đáp: - Nêu lần lượt các câu hỏi, tổ nào có tín hiệu trước sẽ được quyền trả lời trả lời đúng thì BGK ghi điểm, điểm ghi công khai trên bảng. Nếu sa hoặc chưa đầy đủ thì các đội khác có quyền bổ sung. - Thảo luận theo các câu hỏi: 1-Bác Hồ viết thư gửi HS cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào thời gian nào? +Tháng 9- 1945 2-Bác nhấn mạnh ý nghĩa trọng đại của nền giáo dục mới. Bạn hãy đọc lại lời thư ấy của Bác? + ...từ giờ phút này giở đi...hoàn toàn Việt Nam. + ...một nền giáo dục...sẵn có của các em. 3-Trong thư, Bác nói về vai trò trách nhiệm của học sinh, bạn hãy chỉ ra đoạn thư đó của Bác? + Sau 80 năm giời nô lệ...ở công học tập của các em. 4-Trong thư 1968, Bác căn dặn thầy trò về công tác chuyên môn và học tập như thế nào? + Dù khó khăn đến đâu...khoa học và kỹ thuật. 5-Quyền được hưởng giáo dục của các em thể hiện trong thư Bác như thế nào? + Quyền được hưởng giáo dục là quyền cơ bản trong sự hình thành phát triển tài năng và nhân cách cuả trẻ em. Trong thư Bác viết tháng 9 1945 thể hiện ở đoạn “một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em...năng lực sẵn có của các em.” - Lần lượt trả lời - Tổng kết điểm của từng tổ, thông báo kết quả đội đạt giải nhất, nhì, ba. Người điều khiển Cả lớp GVCN Cả lớp Người điều khiển Ngày soạn: 10/10/2013 - Trao quà cho các đội b/ Văn nghệ: - Mời lần lượt các tiết mục văn nghệ của mỗi tổ lên trình diễn - Vừa liên hoan vừa thưởng thức văn nghệ. Kết thúc hoạt động: - Nhận xét sự tham gia và sự hiểu biết của học sinh về những lời dạy của Bác, khen những tổ trả lời hay. Động viên HS cố gắng làm theo thư Bác. - Đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm của từng HS làm cơ sở cho việc xếp loại hạnh kiểm. - Dặn dò học sinh chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo: tìm một số câu hỏ khoa học xung quanh chúng ta. Mỗi tổ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để thi văn nghệ giữa các tổ. - Hát tập thể. - Người điều khiển nhận xét hoạt động và tuyên bố kết thúc hoạt động. Chủ điểm tháng 10: CHĂM NGOAN HỌC GIỎI Tiết 4: EM LÀ NHÀ KHOA HỌC – THI TÀI NĂNG VĂN NGHỆ I-YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp học sinh: * - Nâng cao quyền được phát triển khả năng về trí tuệ, vận dụng tri thức đã học để giải thích một số hiện tượng khoa học xảy ra trong tự nhiên, trong xã hội và trong đời sống. - Từ đó càng yêu thích các môn học, hăng say học tập, có thái độ học tập đúng đắn. * - Rèn luyện các kĩ năng tham gia vào hoạt động, phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của học sinh trong học tập và trong các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. - Thể hiện tài năng văn nghệ trước lớp với các thể loại: hát, ngâm thơ, kể chuyện ,tiểu phẩm. - Tạo không khí sôi nổi, tươi vui, yêu cuộc sống, yêu trường, yêu lớp. - Sẵn sàng tham gia các hội diễn, các hoạt động văn nghệ do nhà trường tổ chức. * - GD kĩ năng tư duy sáng tạo; kĩ năng suy nghĩ tích cực; kĩ năng đánh giá và tự đánh giá. II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1-Nội dung:. - Kiến thức một số môn học như: Toán, Lý, Hóa, Sinh... - Một số hiện tượng khoa học xảy ra trong tự nhiên và đời sống, các bài toán vui, câu đố có nội dung khoa học... - Các bài hát, bài thơ, truyện kể, tiểu phẩm... phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh. 2-Hình thức hoạt động: - Hái hoa kiến thức. - Một số tiết mục văn nghệ xen kẽ. - Thi trình diễn văn nghệ với các thể loại: đơn ca, song ca, tốp ca, đọc thơ, ngâm thơ, kể chuyện, diễn tiểu phẩm... III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1-Phương tiện hoạt động: - Câu hỏi, câu đố liên quan đến chủ đề cuộc thi. - Câu hỏi liên quan đến một số điều được ghi trong công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em. - Phiếu ghi các câu hỏi - Đáp án biểu điểm, quà tặng làm phần thưởng cho cuộc thi. - Một số tiết mục văn nghệ. - Một số nhạc cụ đơn giản: bộ phách, đàn ghi ta. 2-Về tổ chức: - 4 tổ, mỗi tổ chọn hai HS tham gia “Em là nhà khoa học” - Mời GV làm cố vấn. - Giáo viên chủ nhiệm nêu nội dung, yêu cầu của hoạt động “Thi tài năng văn nghệ” của lớp. - Động viên các cá nhân, tổ, nhóm đăng kí tiết mục tham gia dự thi. - Các cá nhân, nhóm tổ chức tập luyện. - Trang trí: tổ 3 - Phân công người điều khiển chương trình: Lớp phó Văn thể mỹ - Cử ban giám khảo. Ban giám khảo xây dựng thang chấm điểm. - Thư kí ghi điểm. - Chuẩn bị nhạc cụ. - Vui VN: đặt tên cho 4 tổ: Tổ 1- đội Tia sánh, Tổ 2 - đội Họa Mi, Tổ 3 - đội Sơn Ca, Tổ 4 - đội Hoa Học Trò. IV- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: Người thực hiện Nội dung Hoạt động khởi động Cả tập thể - Hát bài hát tập thể. Người điều khiển - Tuyên bố lý do: Chúng ta đã từng biết đến những tấm gương học sinh Việt Nam làm rạng rỡ Tổ quốc tại các kỳ thi quốc tế về Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học...Chúng ta cũng đã nghe nói đến những nhà khoa học trẻ Việt Nam có nhiều tìm tòi khám phá để có những phát minh nổi tiếng. Họ đã từng làm cho chúng ta cảm phục, họ luôn xứng đáng để chúng ta noi theo. Hôm nay, đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta sẽ gắng học tập để trở thành những nhà khoa học, cùng trao đổi những kinh nghiệm trong học tập, tạo nên một lớp học thân thiện, một môi trường giáo dục an Người điều khiển toàn. Đó là lý do của buổi sinh hoạt hôm nay. - Giới thiệu chương trình hoạt động: + Thi hiểu biết. + Vui văn nghệ. Người điều khiển Hoạt động 1: Thi hiểu biết Ngưới điều khiển Các đội tham gia Người điều khiển * Nêu thể lệ cuộc thi: Từng đội bốc thăm câu hỏi, cho 30 giây hội ý, đội đó trả lời, nếu đội đó trả lời chưa chính xác, chưa hay hoặc không trả lời thì các đội khác giành quyền trả lời. Mốc điểm mỗi câu hỏi là 10. Ban cố vấn quyết định câu trả lời nào là phù hợp và cho điểm. Thư ký ghi điểm công khai lên bảng. Cuối cùng, BGK sẽ tính tổng số điểm của từng đội, nếu điểm của hai đội bằng nhau thì sẽ có câu hỏi phụ. Và công bố đội đoạt giải. * Giới thiệu BGK và thư ký. * Tổ chức thi: Mỗi đội lần lượt lên bốc thăm câu hỏi rồi trả lời. Ban cố vấn nhận xét, ghi điểm. 1. Hằng ngày ta vẫn nhìn thấy kiến bò khắp nơi. Hễ gặp nhau là kiến lại chụm đầu vào nhau rồi mới đi tiếp. Bạn hãy giải thích vì sao? - Đó là tín hiệu phát hiện ra mồi và chúng muốn thông báo cho nhau cùng đi tha mồi. 2. Khi không may chạm vào con sâu rọm, bạn sẽ thấy ngứa và đau rát. TS? - Đó là nọc độc ở lông sâu rọm. 3. Số 0 sao lại gọi là số chẵn? - Trong số nguyên, số 0 không có bội số, mọi số tự nhiên đều là ước số của số 0. Số có số 0 cuối cùng đều chia hết cho 2, do đó số 0 là số chẵn. 4. Tại sao tàu thuyền lại nổi được? - Đó là do lực đẩy Ac-si-met và cấu tạo của vỏ tàu. 5. Tại sao thiếu nước, thực vật sẽ khô héo và chết? - Nước có vai trò to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của tế bào, nếu thiếu nước các tế bào sẽ không tồn tại và phát triển vì vậy cây sẽ khô héo và chết. 6. Tại sao khi sờ tay vào kim loại ta lại thấy lạnh? - Kim loại dẫn nhiệt tốt, hơi nóng ở da tay truyền nhiệt sang kim loại, tạo ra cảm giác lạnh khi sờ vào. 7. Tại sao một cái kim có thể nổi trên mặt nước? - Các phân tử nước hút nhau bằng một lực tĩnh điện, lực đó trên bề mặt nước còn mạnh hơn tạo ra một loại “rào chắn” vô hình gọi là “sức căng bề mặt”. Một vật nhẹ như cái kim có thể nổi được là vì vậy. 8. Tại sao con dơi bay trong đêm tối lại không đâm vào tường, vào cây? - Dơi có khả năng định vị âm thanh dội lại nhờ vào tai chứ không phải mắt. Nên khi gặp vật cản dơi sẽ chao người né đi hướng khác. 9. Toán học phát triển sớm nhất trên thế giới là ở nước nào? ( Trung Quốc) 10. Tại sao kim loại Natri có thể cháy trong nước? - Do Natri phản ứng với nước thì tỏa nhiệt. 11. Đỉnh cao của phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản Việt nam lãnh đạo là gì? ( - Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh ) 12. Đây là bản tuyên bố của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để nói với thế giới rằng: Nước Việt Nam là nước độc lập, tự do, dân chủ cộng hòa. ( - Bản Tuyên ngôn độc Người điều khiển lập ) * Tổng kết cuộc thi: Trao phần thưởng Các tổ Hoạt động2: Vui văn nghệ Mái trường là nơi học sinh chúng ta học tập, rèn luyện, quê BGK hương là nơi con người sinh ra, lớn lên, trưởng thành. Trong tiết hoạt động hôm nay, lớp ta sẽ tổ chức cuộc thi văn nghệ với những Người điều khiển bài hát, bài thơ, câu chuyện... về học tập và rèn luyện của mình, về mài trường thân yêu, về quê hương... Hi vọng, qua cuộc thi này, các bạn trong lớp thể hiện được tài năng văn nghệ của mình. những tiết mục văn nghệ đó là tình cảm gắn bó thắm thiết của BGK chúng ta đối với trường lớp, với quê hương. Thư kí * Thi biểu diễn văn nghệ: BGK - Nêu thể lệ cuộc thi. Tiêu chuẩn đánh giá về nội dung, phong cách, tác phong. sự hấp dẫn...thang điểm 10. GVCN - Mời đội Tia Sáng biểu diễn tiết mục của đội. - Lần lượt đến đội Họa Mi, đội Sơn Ca, đội Hoa Học Trò. - Ban giám khảo đánh giá ghi điểm cho từng đội. * Trò chơi âm nhạc: - Người điều khiển chương trình vẽ ô vuông lên bảng. Mỗi ô Cả lớp vuông đánh số thứ tự :1,2,3...tương ứng với một từ. Chọn ô nào Người điều khiển người dẫn chương trình ghi từ của ô đó lên bảng. Trong vòng 10 giây đội đó không hát được, các đội khác có quyền tham gia. Thang điểm 10. - Đội nào tham gia hát được bài hát gốc ghi được 50 điểm. - Cuối cùng thư ký công bố điểm của từng đội. - Tiến hành phát thưởng cho đội về nhất. Kết thúc hoạt động: - Nhận xét chung về quá trình chuẩn bị, tham gia dự thi của các tổ. - Nhận xét, đánh giá, động viên học sinh. - Đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm của từng HS làm cơ sở cho việc xếp loại hạnh kiểm. - Phổ biến kế họạch cho hoạt động tiếp theo: tổ chức lễ đăng ký:’’Tuần học tốt, tháng học tốt’’. Mỗi tổ sẽ hội ý để xây dựng kế họạch thi đua của tổ, làm thế nào để đưa phong trào học tập của lớp đi lên. - Hát tập thể. - Người điều khiển nhận xét hoạt động và tuyên bố kết thúc hoạt động. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM THÁNG 10 STT Họ và tên Cá nhân T1 T2 Xếp loại Tổ T1 T2 GVCN T1 T2 Chủ điểm tháng 11: Ngày soạn: 6/11/2013 TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO LỄ ĐĂNG KÍ TUẦN HỌC TỐT, THÁNG HỌC TỐT THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ TRUYỀN THỐNG “TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO” Tiết 5: I-YÊU CẦU GIÁO DỤC: * Giúp học sinh: - Nhận thức được ý nghĩa của tuần học tốt, tháng học tốt để lâp thành tích chào mừng Ngày Nhà giáo Việt nam 20-11. - Tích cực hưởng ứng lễ đăng kí thi đua. - Đoàn kết, giúp đỡ nhau thức hiện tốt kế hoạch thi đua. - Hiểu biết về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam. - Trân trọng, tự hào với truyền thống “Tôn sư trọng đạo” - Khắc sâu tình nghĩa thầy trò và công ơn đối với thầy cô giaó * GD KN đặt mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu; KN điều chỉnh nhận thức, hành vi. II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1-Nội dung: - Các chỉ tiêu học tập và rèn luyện của cá nhân, tổ, lớp. - Kế hoạch thi đua - Biện pháp thực hiện - Những kỉ niệm sâu sắc về tình cảm của HS với thầy cô giáo. - Những truyện kể, bài thơ, bài hát ca ngợi thầy cô giáo, ca ngợi tình nghĩa thầy trò 2-Hình thức hoạt động: - Trao đổi, thảo luận, kể chuyện, sinh hoạt văn nghệ III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1-Phương tiện hoạt động: - Chương trình hành động của cá nhân, tổ, lớp đã chuẩn bị trước. - Tư liệu HS sưu tầm được: các bài viết, truyện kể. bài thơ, bài hát, tranh ảnh... và những kỉ niệm về tình nghĩa thầy trò. - Câu hỏi để HS trao đổi, thảo luận.. 2-Về tổ chức: - GV định hướng xây dựng kế hoạch thi đua dựa trên đặc điểm, khả năng, điều kiện của lớp. - Học sinh: + Họp cán bộ lớp xây dựng kế hoạch thi đua của lớp, thảo luận kế hoạch của tổ dựa trên kế hoạch của lớp, HS xây dựng kế hoạch của cá nhân. + Nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc của cá nhân đối với thầy cô giáo. Tập một số bài hát, bài thơ ca ngợi tình nghĩa thầy trò + Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. + Phân công người dẫn chương trình: lớp phó kỉ luật + Thư kí: thư kí lớp + Trang trí lớp: tổ 3 IV- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: Người thực hiện Cả tập thể Người điều khiển Nội dung Hoạt động khởi động: - Hát một bài hát tập thể. - Tuyên bố lí do: Để việc học tập thành công, công lao của các thầy cô giáo là rất to lớn nhưng không thể thiếu việc học tập tích cực của mỗi học sinh. Trong tiết sinh hoạt hôm nay, lớp chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về tuần học tốt, tháng học tốt, đăng kí thi đua của mỗi cá nhân, chỉ tiêu phấn đấu của các tổ và Người điều khiển Người điều khiển HSinh thảo luận Người điều khiển Đại diện các tổ Lớp phó học tập Cả lớp Người điều khiển Lớp trưởng Học sinh giao ước thi đua với nhau. - Giới thiệu khách mời. - Giới thiệu chương trình hoạt động. Hoạt động 1: Thảo luận về tuần học tốt, tháng học tốt. - Hướng dẫn lớp thảo luận những câu hỏi: 1. Thế nào là tiết học tốt, tuần học tốt, tháng học tốt? * Một tiết học được coi là tốt nếu ta chuẩn bị tốt cho tiết học, tích cực tham gia thảo luận, hăng hái phát biểu ý kiến,Hiểu bài vận dụng tốt kiến thức của mình, giữ trật tự, kỉ luật theo sự điều khiển của thầy cô giáo.Tuần học tố gồm các tiết học tốt tạo nên.Tháng học tốt là nhờ nhiều tuần học tốt. 2. Tác dụng của những tiết học tốt, tuần học tốt, tháng học tốt là gì? * Nó giúp cho chúng ta chủ động trong học tập, nắm bài sâu hơn, tạo không khí học tập sôi nổi, nhờ đó kết quả học tập ngày càng được nâng cao. 3. Để có những tiết học tốt, tuần học tốt, tháng học tốt người học sinh cần phải làm gì? * Chúng ta cần phải ôn bài, làm bài tập trước khi đến lớp, chăm chú nghe thầy cô giáo giảng, giao nhiệm vụ; tích cực tự giác thực hiện nhiệm vụ của mình, tự tin trình bày suy nghĩ, kết quả bài làm của mình... - Tổng kết ngắn gọn những nội dung chính kết quả thảo luận. - Kể một tấm gương về chủ đề học tập. Hoạt động 2: Đăng kí tuần học tốt, tháng học tốt. - Để thực hiện kế hoạch đăng kí tuần học tốt, tháng học tốt cần có những biện pháp cụ thể: - Từng tổ lên trình bày kế hoạch thi đua của tổ mình. - Lớp phó học tập trình bày dự kiến kế hoạch thi đua của lớp. - Cả lớp thảo luận kế hoạch đăng kí phù hợp với khả năng của lớp. - Cả lớp thống nhất kế hoạch thực hiện Hoạt động 3: Thảo luận theo chủ đề truyền thống“Tôn sư trọng đạo” “Tôn sư trọng đạo” là truyền thống của dân tộc, vì thế mỗi chúng ta phả hiểu biết và phát huy truyền thống quý báu đó. Chúng ta trân trọng, tự hào về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta bởi đó là tính nhân văn là kho tàng văn hóa dân tộc. a. Thảo luận theo chủ đề truyền thống“Tôn sư trọng đạo” 1. Bạn hãy cho biết những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn...về người thầy giáo. * Không thầy đố mày làm nên. * Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. * Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy. * Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy. * Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây, Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu. * Khi nào em bé cỏn con. Bây giờ em đã lớn khôn thế này. Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy, Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao. 2. Bạn hãy kể về một người thầy, cô giáo cũ của mình. 3. Bạn nghĩ như thế nào trước sự so sánh “Học sinh thiếu thầy giáo như cây Học sinh GVCN Cả lớp Người điều khiển thiếu ánh Mặt Trời”. 4. Có nhà thơ ví “Cô giáo như mẹ hiền”, bạn có nghĩ như vậy không? 5. Bạn hãy đọc một bài thơ, bài hát về thầy cô giáo. 6. Bạn có biết tên những thầy cô giáo nào được đặt tên cho trường học đường phố ở địa phương mình? + Chu Văn An + Lê Quý Đôn + Phan Bội Châu + Nguyễn Trãi - Tổng kết nội dung thảo luận Văn nghệ - Trình bày các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị xen kẽ trong quá trình thảo luận . Kết thúc hoạt động - Nhận xét về sự chuẩn bị và ý thức tham gia thảo luận của cá nhân, của các tổ. - Ghi nhận sự đăng kí thi đua của từng cá nhân và tập thể lớp. Động viên các em thực hiện tốt kế hoạch của mình. Gợi ý các em về những biện pháp theo dõi, kiểm tra, đánh giá, đôn đốc việc thực hiện của các bạn. - Đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm của từng HS làm cơ sở cho việc xếp loại hạnh kiểm. - Phổ biến kế họạch cho hoạt động tiếp theo: + Chuẩn bị lời chúc mừng tập thể thầy cô giáo. + Phân công chuẩn bị các tư liệu để làm tập san hoặc báo tường của lớp. + Một số bài hát, bài thơ hoặc tiểu phẩm nói về thầy cô. - Hát tập thể. - Người điều khiển nhận xét hoạt động và tuyên bố kết thúc hoạt động Ngày soạn: 6/11/2013 Chủ điểm tháng 11: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO Tiết 6: TỔ CHỨC KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11 BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM I-YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp học sinh: * - Nhận thức được ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam 20-11. - Có thái độ trân trọng, yêu quí và luôn ghi nhớ công ơn các thầy cô giáo. - Biết lễ phép nghe lời thầy cô giáo. - Tích cực tham gia và phát huy tính sáng tạo trong hoạt động văn hoá,văn nghệ. * - GD kĩ năng đồng cảm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe tích cực. II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1-Nội dung: - Tóm tắt ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. - Vị trí vai trò của thầy cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và xây dựng phát triển đất nước. - Lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo của các thế hệ học sinh. - Một số tác phẩm nghệ thuật viết về người giáo viên. - Sáng tác tự biên tự diễn của học sinh. 2-Hình thức hoạt động: - Tặng hoa chúc mừng thầy cô giáo. - Trao đổi, thảo luận, tâm sự những kỉ niệm thầy trò. - Văn nghệ chúc mừng thầy cô giáo. III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1-Phương tiện hoạt động: - Bản tóm tắt ý nghĩa Ngày Nhà giáo Việt Nam. Lời chúc mừng thầy cô giáo. - Tập san của lớp. - Một số bài hát, bài thơ, hoặc tiểu phẩm. - Các tư liệu học sinh sưu tầm được. 2-Về tổ chức: - GVCN thông báo cho cả lớp nội dung và kế hoạch tổ chức hoạt động. - Cán bộ lớp và các tổ trưởng phân công chuẩn bị các công việc cụ thể: + Cử người dẫn chương trình: Tổ trưởng tổ 1 + Chuẩn bị lời chúc mừng và bản tóm tắt ý nghĩa ngày 20-11. + Hoa và tặng phẩm. + Mời đại biểu. + Phân công trang trí, kê bàn ghế: tổ 2 - Học sinh: + Đăng kí tiết mục biểu diễn. + Cán bộ lớp sắp xếp nội dung. + Luyện tập văn nghệ. + Thu thập các thàng tích để trưng bày trong triển lãm: thành tích học tập của lớp, của tổ, các cá nhân xuất sắc; sưu tầm về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam; các tác phẩm về nghệ thuật của nhà trường, về các thầy cô giáo. IV- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: Người thực hiện Nội dung Hoạt động khởi động: Cả tập thể - Hát một bài tập thể về thầy cô giáo: Bụi phấn. Người điều khiển - Tuyên bố lí do: Người điều khiển Lớp trưởng Đại diện học sinh Học sinh Thầy cô giáo Các tổ Thầy cô Học sinh Người điều khiển Người điều khiển Các tổ Đại diện các tổ GVCN Người điều khiển GVCN Hằng năm, cứ đến ngày 20-1, toàn xã hội lại có dịp nhìn lại, ghi nhận vai trò, công lao to lớn của các thầy cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, những người ngày đêm chăn lo cho việc học tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi học sinh. Ở trường ta, toàn thể học sinh đang ngày đêm chăm lo học tập, rèn luyện, tu dưỡng để càng xứng đáng hơn với sự tin cậy, mong muốn của thầy cô giáo. Ở những tiết sinh hoạt lớp trước, lớp ta đã có nhiều hoạt động thể hiện lòng tôn sư trọng đạo theo truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Hôm nay, lớp ta phối hợp với các bác, các cô,các chú trong ban phụ huynh học sinh cùng tổ chức lễ kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 để bày tỏ tình cảm kính trọng, biết ơn với các thầy cô giáo của mình. - Giới thiệu các thầy cô giáo đến dự. Hoạt động 1: Tổ chức kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11 Chúc mừng thầy cô giáo + Đọc tóm tắt lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam. + Đọc lời chúc mừng các thầy cô giáo. + Tặng hoa cho thầy cô giáo + Phát biểu về tâm tư tình cảm của mình đối với nghề nhà giáo, đối với học sinh. Văn nghệ chào mừng 20-11 + Biểu diễn các tiết mục văn nghệ như đã chuẩn bị. + Góp vui văn nghệ. + Phát biểu cảm tưởng về những kỉ niệm của mình với các thầy giáo, cô giáo trong 4 năm qua. + Phát biểu ý kiến, đại diện cho lớp bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo. Hoạt động 2: Triển lãm Tình cảm thầy trò là rất cao quý, ai cũng muốn thể hiện và có nhiều cách thể hiện khác nhau, điều đó phụ thuộc vào điều kiện khả năng, sở thích của mỗi người như : viết văn, làm thơ, vẽ tranh, chụp ảnh, ca hát, đọc thơ...Hôm nay, trong tiết hoạt động này, chúng ta sẽ tạo điều kiện cho mọi người biểu lộ tình cảm đó. - Giới thiệu cuộc triển lãm. - Trưng bày sản phẩm của tổ mình. - Thuyết trình các tác phẩm của tổ mình. + Tên gọi + Thể hiện nội dung gì? + Hình thức được trình bày. + Muốn gởi gắm điều gì. + Giới thiệu một tác phẩm tiêu biểu. Kết thúc hoạt động: - Nhận xét chung về kết quả và sự chuẩn bị của học sinh - Công bố kết quả và trao phần thưởng. - Cảm ơn sự hiện diện của thầy cô, chúc sức khoẻ thầy cô và đại biểu. - Đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm của từng HS làm cơ sở cho việc xếp loại hạnh kiểm. Cả lớp Người điều khiển - Phổ biến kế họạch cho hoạt động tiếp theo: + Mỗi tổ chuẩn bị hai tiết mục văn nghệ để biểu diễn. + Một số câu hỏi chuẩn bị cho “Hội vui học tập”. - Hát tập thể. - Người điều khiển nhận xét hoạt động và tuyên bố kết thúc hoạt động ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM THÁNG 11 STT Họ và tên Cá nhân T1 T2 Xếp loại Tổ T1 T2 GVCN T1 T2 Ngày soạn:4/ 12/2013 Chủ điểm tháng 12: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN Tiết 7: THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ: “THANH NIÊN PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA DÂN TỘC”. THI VĂN NGHỆ CA NGỢI TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC. I-YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp học sinh: * - Hiểu truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc. - Tự hào và tự xác định trách nhiệm phải học tập tốt để phát huy truyền thống đó. - Biết hát và tập sáng tác bài hát, bài thơ ca ngợi con người, quê hương , đất nước. - Yêu thích văn nghệ, phát triển tình cảm thẩm mỹ. - Tích cực tham gia văn nghệ của lớp, của trường. * - GD kĩ năng đồng cảm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe tích cực. II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1-Nội dung: - Truyền thống cách mạng kiên cường của quân và dân ta để giành độc lập tự do. - Các gương chiến đấu tiêu biểu. - Nhiệm vụ của học sinh lớp 9 đối với truyến thống cách mạng của dân tộc. - Ca ngợi truyền thống cách mạng, ca ngợi quê hương, đất nước. 2-Hình thức hoạt động: - Giới thiệu về truyền thống đấu tranh cách mạng. - Kể chuyện về gương chiến đấu của các anh hùng liệt sĩ. - Thảo luận về nhiệm vụ của học sinh lớp 9 đối với truyền thống cách mạng của dân tộc. - Thi hát, múa, ngâm thơ,kể chuyện, hoạt cảnh, tiểu phẩm… III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1-Phương tiện hoạt động: - Sưu tầm tài liệu về truyền thống đấu tranh cách mạng của quân và dân ta. - Các bài hát bài thơ ca ngợi con người, quê hương, đất nước. - Một số câu hỏi câu đố về tuyền thống cách mạng của quân và dân ta. - Biểu điểm, một số nhạc cụ (nếu có) 2-Về tổ chức: - Cán bộ lớp xây dựng chương trình hoạt động. - Phân công tìm hiểu truyền thống cách mạng của mỗi giai đoạn cho mỗi tổ. - Phân công: + Người điều khiển chương trình: Lớp trưởng: Nguyễn Thị Ngọc Luyến + Ban giám khảo: Nhật Huy, Hoàng Huy, Trinh. + Trang trí lớp: Tổ 3.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan