Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Tiểu học Giáo án đạo đức lớp 2 cả năm_cktkn_bộ 7...

Tài liệu Giáo án đạo đức lớp 2 cả năm_cktkn_bộ 7

.DOC
68
126
140

Mô tả:

Đạo đức 2. Ngày sọan: Ngày dạy: MÔN : ĐẠO ĐỨC TUẦN 1 BÀI :HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (Tiết 1) I. Mục đích yêu cầu. Kiến thức. Học sinh hiểu biết các biểu hiện cụ thể và ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.. Kĩ năng : Thực hiện một số hoạt động học tập, sinh hoạt đúng giờ ở trên lớp và ở nhà.Lập kế hoạch thời gian biểu cho việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. Thái độ . Đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ. - Không đồng tình với các bạn học tập, sinh hoạt không đúng giờ. II. Chuẩn bị Giáo viên : Dụng cụ phục vụ chơi sắm vai cho HĐ2 tiết 1. - Phiếu giao việc cho hoạt động 1, 2 tiết 2. - Học sinh : Vở BT Đạo đức 2. III. Cá`c họat động dạy chủ yếu 1Ổn định : Hát 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập của học sinh 3 Bài mới : Họat động của giáo viên *Giới thiệu bài : Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến - Chia nhóm và giao cho mỗi nhóm Bày tỏ ý kiến về việc làm trong một tình huống: Việc làm nào đúng, viêc làm nào sai? Tại sao đúng (sai)? Tình huống 1: - Trong giờ học Toán, cô giáo đang hướng dẫn cả lớp làm BT. Bạn Lan tranh thủ làm BT Tiếng Việt, còn bạn Tùng vẽ máy bay trên vở nháp. Tình huống 2: - Cả nhà đang ăn cơm vui vẻ, riêng bạn Dương vừa ăn cơm vừa xem truyện Họatđộng của học sinh -T hảo luận theo các tình huống. - Việc làm của hai bạn Lan và Tùng là sai. Vì nếu không chú ý nghe cô hướng dẫn sẽ không hiểu bài ảnh hưởng tới kết quả học tập. - Việc làm của Dương là sai. Vì vừa ăn vừa xem truyện có hại cho sức khoẻ. - Giáo viên kết luận: - Đại diện nhóm lên trình bày + Đang giờ học Toán mà Lan, Tùng ngồi kết quả thảo luận. làm việc khác không chú ý nghe cô hướng - Các nhóm nhận xét bổ sung. dẫn sẽ không hiểu bài ảnh hưởng tới kết - HS nghe, ghi nhớ. 1 Ghi chú Lập được thời gian biểu hàng ngày phù hợp với bản thân Đạo đức 2 Hòang Thị Thiệm Họat động của giáo viên quả học tập. Như vậy trong giờ học, các em sẽ không làm tròn bổn phận, trách nhiệm của các em, chính điều đó làm ảnh hưởng đến quyền được học tập của các em. Lan và Tùng nên cùng làm BT Toán vớI các bạn. + Vừa ăn vừa xem truyện có hại cho sức khoẻ. Dương nên ngừng xem truyện và cùng ăn cơm với cả nhà. Kết luận: Làm 2 việc cùng một lúc không phải là học tập ,sinh hoạt đúng giờ. Hoạt động 2: Xử lý tình huống. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm lựa chọn cách ứng xử phù hợp và chuẩn bị đóng vai. Tình huống 1: Ngọc đang ngồi xem chương trình TV rất hay. Mẹ nhắc Ngọc đã đến giờ đi ngủ. - Theo em bạn Ngọc có thể ứng xử như thế nào? Em hãy lựa chọn giúp Ngọc cách ứng xử phù hợp. Vì sao cách ứng xử đó là phù hợp? Tình huống 2: Đầu giờ HS xếp hàng vào lớp. Tịnh và Lai đi học muộn, khoác cặp đứng ở cổng trường. Tịnh rủ bạn: ”Đằng nào cũng bị muộn rồi. Chúng mình đi mua bi đi!” Họatđộng của học sinh -Hai HS đọc lại. Chia nhóm cử nhóm trưởng và nhận tình huống. + Ngọc nên tắt TV đi ngủ đúng giờ để đảm bảo sức khoẻ không làm mẹ lo lắng. Kết luận: Mỗi tình huống có thể có nhiều cách ứng xử. Chúng ta nên biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhất. Hoạt động 3: Giờ nào việc nấy. + Bạn Lai nên từ chối đi mua bi và khuyên bạn không nên bỏ học đi làm việc khác. - Đại diện các nhóm lên diễn lại các tình huống. - Nhận xét và giải thích cách xử lý. GV giao nhiệm vụ thảo luận cho từng nhóm. Nhóm 1: Buổi sáng em làm những việc gì? Nhóm 2: Buổi trưa em làm những việc gì? - Hai HS nhắc lại. - Các nhóm HS thảo luận. 2 Ghi chú Đạo đức 2 Hòang Thị Thiệm Họat động của giáo viên Nhóm 3: Buổi chiều em làm những việc gì? Nhóm 4: Buổi tối em làm những việc gì? Kết luận: Cần sắp xếp thời gian hợp lý để đủ thời gian học tập, vui chơi, làm việc nhà và nghỉ nghơi. Họatđộng của học sinh - Ghi ra giấy theo mẫu những việc cần làm. Ghi chú - Đại diện các nhóm dán lên bảng lớp và trình bày. -Trao đổi, nhận xét bổ sung giữa các nhóm. -HS đọc câu: Giờ nào việc nấy. IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ. -Yêu cầu HS về nhà tự xây dựng thời gian biểu của mình và thực hiện theo đúng thời gian biểu. - Nhận xét tiết học. *. Điều chỉnh bổ sung ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Ngày sọan: Ngày dạy: TUẦN 2. MÔN : ĐẠO ĐỨC BÀI :HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (Tiết 2) I. I. Mục đích yêu cầu. Kiến thức. Học sinh hiểu biết các biểu hiện cụ thể và ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.. Kĩ năng : Thực hiện một số hoạt động học tập, sinh hoạt đúng giờ ở trên lớp và ở nhà.Lập kế hoạch thời gian biểu cho việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. Thái độ . Đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ. - Không đồng tình với các bạn học tập, sinh hoạt không đúng giờ. II. Chuẩn bị - Giáo viên :Dụng cụ phục vụ chơi sắm vai cho HĐ2 tiết 1. - Phiếu giao việc cho hoạt động 1, 2 tiết 2. - Học sinh : Vở BT Đạo đức 2. III. Các họat động dạy chủ yếu 3 Đạo đức 2 Hòang Thị Thiệm 1Ổn định : Hát 2. Kiểm tra bài cũ : 3 Bài mới : Họat động của giáo viên Hoạt động1: Thảo luận cặp đôi để đưa ra những ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ và tác hại của việc học tập, sinh hoạt không đúng giờ giấc. - Ghi nhanh một số ý của HS lên bảng. - GV tổng kết. + Ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giấc là đảm bảo cho các em có một sức khỏe tốt để yên tâm học tập sinh hoạt. Học tập sinh hoạt đúng giờ còn giúp các em biết sắp xếp công việc một cách hợp lý, đạt hiệu quả cao trong công việc. Họatđộng của học sinh - HS thảo luận cặp đôi. - Một số cặp HS đại diện lên trình bày: 1 HS nêu ích lợi, 1 HS nêu tác hại. - HS cả lớp nhận xét, bổ sung. - HS nghe ghi nhớ. + Tác hại của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giấc là ảnh hưởng đến sức khỏe làm cho cơ thể,tinh thần không tập trung,do đó kết quả học tập không cao. - Kết luận: Học tập, sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khỏe và việc học tập của bản thân em. Hoạt động 2: Những việc cần làm Để học tập, sinh hoạt đúng giờ. -Yêu cầu các nhóm HS thảo luận và ghi ra giấy những việc cần làm để học tập sinh hoạt đúng giờ theo mẫu GV phát. - 5 HS nhắc lại. - Các nhóm HS thảo luận. - Ghi ra giấy theo mẫu những việc cần làm. Ví dụ: - Những việc cần làm để học tập đúng giờ: + Lập thời gian biểu. + Lập thời khóa biểu. + Thực hiện đúng thời gian biểu. + Ăn, nghỉ, học kết hợp đúng giờ giấc. - Đại diện các nhóm dán lên bảng và trình bày. - Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm. -GV kết luận: Việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giấc giúp chúng ta học tập kết quả hơn. Vì 4 Ghi chú Đạo đức 2 Hòang Thị Thiệm Họat động của giáo viên vậy học tập và sinh hoạt đúng giờ giấc là việc làm cần thiết. Hoạt động 3: Trò chơi ”Ai đúng, ai sai”. - Phổ biến cách chơi: + Cử 2 đội chơi (mỗi đội 3 HS) đội Xanh và đội Đỏ. + Ở mỗi lượt chơi, sau khi nghe giáo viên đọc tình huống, đội nào giơ tay trước sẽ được trả lời. Nếu đúng sẽ được 5 điểm. Nếu sai phải nhường cho đội kia trả lời. Họatđộng của học sinh + Đội thắng cuộc là đội ghi được điểm cao nhất. - GV cho HS chơi thử. - GV tổ chức cho HS chơi. - GV nhận xét cách chơi và tinh thần chơi của mỗi đội. Câu hỏi tình huống - Câu 1: Mẹ giục Nam học bài. Nam bảo mẹ: ”Mẹ cho con xem hết chuơng trình TV này đã. Còn học bài tí nữa con thức khuya một chút để học cũng được” - Theo em bạn Nam nói thế đúng hay sai? Vì sao? - Câu 2: Bà của Hoa lâu lắm mới lên chơi. Đã đến giờ học bài nhưng Hoa vẫn chưa ngồi vào bàn học vì còn mải chơi với bà. Nếu em là Hoa em có làm như bạn không? Vì sao? - Câu 3: Bạn Lan nói: Học tập, sinh hoạt đúng giờ là phải tuân theo đúng giờ giấc từng phút từng giây không được làm khác. Bạn Lan nói thế có đúng không? Vì sao? 5 Ghi chú Đạo đức 2 Hòang Thị Thiệm Ngày sọan: Ngày dạy: TUẦN 3. MÔN : ĐẠO ĐỨC BÀI 2: BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI (Tiết 1) I. MỤC TIÊU. Kiến thức. :Khi có lỗi thì nên nhận lỗi và sửa lỗi. Có như thế mới là người dũng cảm, trung thực, mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. - Kĩ năng : Nhận và sửa lỗi khi mắc lỗi. - Nhắc bạn nhận và sửa lỗi khi mắc lỗi. - Thái độ Ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi. - Không đồng tình với các bạn mắc lỗi mà không biết nhận lỗi và sửa lỗi. II. CHUẨN BỊ. - Nội dung câu chuyện “Cái bình hoa”. - Phiếu thảo luận nhóm của hoạt động 2 tiết 1 và tiết 2. - Dụng cụ phục vụ trò chơi của tiết 2. - Nội dung các ý kiến cho hoạt động 3 tiết 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. III. Các họat động dạy chủ yếu 1Ổn định : Hát 2. Kiểm tra bài cũ : 3 Bài mới : Họat động của giáo viên Hoạt động 1: Tìm hiểu và phân tích truyện”Cái bình hoa”. - Yêu cầu các nhóm theo dõi câu chuyện và xây dựng phần kết của câu chuyện. - Kể chuyện Cái bình hoa với kết cục mở: từ đầu đến ”Ba tháng trôi qua, không ai còn nhớ đến chuyện cái bình hoa vỡ.” Họatđộng của học sinh - Các nhóm HS theo dõi câu chuyện. - Các nhóm HS thảo luận và xây dựng phần kết của câu chuyện. - Ví dụ: + Vôva quên luôn chuyện làm vỡ cái bình. + Vôva vẫn day dứt và nhờ mẹ mua một cái bình cho cô… - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Trao đổi, nhận xét, bổ sung cho phần kết của các nhóm. 6 Ghi chú Đạo đức 2 Hòang Thị Thiệm Họat động của giáo viên - Kể nốt đoạn cuối của câu chuyện Họatđộng của học sinh - Các nhóm HS tiếp tục thảo luận và trả lời câu hỏi. - Yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận theo các ý sau: + Qua câu chuyện em thấy cần làm gì sau khi mắc lỗi? + Nhận và sửa lỗi đem lại tác dụng gì? - Kết luận: Trong cuộc sống, ai cũng có thể mắc lỗi, nhất là các em ở lứa tuổi nhỏ. Nhưng điều quan trọng là biết nhận lỗi và sửa lỗi. Biết nhận lỗi và sửa lỗi thì sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ. - Giáo viên quy định cách bày tỏ ý kiến và thái độ của mình: Nếu tán thành thì vẽ mặt trời màu đỏ. Nếu không tán thành thì vẽ mặt trời màu xanh. Nếu không đánh giá được thì ghi số 0. - Giáo viên lần lượt đọc từng ý kiến: + Người nhận lỗi là người dũng cảm. + Nếu có lỗi chỉ cần tự sửa lỗi, không cần nhận lỗi. + Nếu có lỗi chỉ cần nhận lỗi không cần sủa lỗi. + Cần nhận lỗi cả khi mọi người không biết mình có lỗi. + Cần xin lỗi khi mắc lỗi với bạn bè và em bé. + Chỉ cần xin lỗi những người quen biết. -Kết luận: Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ giúp em mau tiến bộ và được mọi người quý mến. IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ. - HS bày tỏ ý kiến và giải thích lý do. - Việc làm này là đúng: người nhận lỗi là người dũng cảm, trung thực. - Việc làm này là cần thiết nhưng chưa đủ vì có thể làm cho người khác bị nghi oan là đã phạm lỗi. - Việc làm này chưa đúng vì đó sẽ là lời nói suông, cần sửa lỗi để mau tiến bộ. - Việc làm này là đúng. - Việc làm này là đúng vì trẻ em cũng cần được tôn trọng như người lớn. -Việc làm này là sai. Cần xin lỗi cả người quen lẫn người lạ khi mình có lỗi. 7 Ghi chú Đạo đức 2 - Hòang Thị Thiệm Sưu tầm các câu chuyện kể hoặc tự liên hệ bản thân và những người thân trong gia đình những trường hợp nhận và sửa lỗi. Chuẩn bị kể lại một trường hợp em đã nhận và sủa lỗi hoặc người khác đã nhận và sủa lỗi với em. Ngày sọan: Ngày dạy: TUẦN 4 MÔN : ĐẠO ĐỨC BÀI 2: BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI (Tiết 2) I. MỤC TIÊU. - Kiến thức. :Khi có lỗi thì nên nhận lỗi và sửa lỗi. Có như thế mới là người dũng cảm, trung thực, mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. Kĩ năng : . - Nhận và sửa lỗi khi mắc lỗi. - Nhắc bạn nhận và sửa lỗi khi mắc lỗi. Thái độ tình cảm. - Ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi. - Không đồng tình với các bạn mắc lỗi mà không biết nhận lỗi và sửa lỗi. II. CHUẨN BỊ. - Nội dung câu chuyện “Cái bình hoa”. - Phiếu thảo luận nhóm của hoạt động 2 tiết 1 và tiết 2. - Dụng cụ phục vụ trò chơi của tiết 2. - Nội dung các ý kiến cho hoạt động 3 tiết 1. III. Các họat động dạy chủ yếu 1Ổn định : Hát 2. Kiểm tra bài cũ : 3 Bài mới : Họat động của giáo viên Hoạt động 1: Liên hệ thực tế. Họatđộng của học sinh - Năm HS kể trước lớp. - Mời một số em lên kể những câu chuyện về mắc lỗi và sửa lỗi của bản thân em và những người trong gia đình em. - HS cả lớp nhận xét xem bạn đưa ra cách sửa lỗi như thế đã đúng chưa. 8 Ghi chú Đạo đức 2 Họat động của giáo viên - Yêu cầu nhận xét sau mỗi tình huống HS đưa ra. - Khen những em trong lớp đã biết nhận lỗi và sửa lỗi. - Nhận xét về sự chuẩn bị BT ở nhà của HS cả lớp. - Yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi sau: Việc làm của các bạn trong mỗi tình huống sau đúng hay sai? Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. + Tình huống 1: Vân viết chính tả bị điểm xấu vì em nghe không rõ do tai kém, lại ngồi bàn cuối. Vân muốn viết đúng Nhưng không biết làm thế nào. - Theo em Vân nên làm gì? Đề nghị, yêu cầu người khác giúp đỡ, hiểu và thông cảm có phải là việc nên làm không? Tại sao? + Tình huống 2: Dương bị đau bụng nên ăn cơm không hết xuất. Tổ em bị chê. Các bạn trách Dương dù Dương đã nói lý do. - Việc làm đó đúng hay sai? Dương nên làm gì? - Kết luận: + Cần bày tỏ ý kiến của mình khi bị người khác hiểu nhầm. + Nên lắng nghe để hiểu người khác không trách nhầm lỗi cho bạn. + Biết thông cảm, hướng dẫn và giúp đỡ bạn bè sửa lỗi mới là bạn tốt. Hoạt động 3: Trò chơi ghép đôi. GV phát cho 2 dãy HS mỗi dãy 5 tấm bìa ghi các câu tình huống và các cách ứng xử. Dãy HS còn lại cùng với GV làm ban giám khảo. -Giáo viên nhận xét và phân thắng bạ Hòang Thị Thiệm Họatđộng của học sinh - Các nhóm HS thảo luận. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Theo em Vân nên bày tỏ ý kiến của mình cho cô giáo để cô hiểu và sắp xếp chỗ ngồi cho hợp lý. - Theo em Dương nên báo cáo với cô giáo bảo mẫu ngay khi bị đau bụng để tổ không bị chê. - HS chia làm 2 tổ thi đua chơi. - HS nhận xét. 9 Ghi chú Đạo đức 2 Hòang Thị Thiệm Trò chơi Tình huống Mượn vở của bạn và sơ ý làm rách. 1 ngay bài Cách ứng xử Nhận lỗi với cô giáo và làm a tập Lỡ hẹn đi đá bóng với bạn. 2 b Nhận lỗi với bạn. Mải chơi với bạn,quên chưa nhà. Quét nhà thì mẹ về. 3 c Xin lỗi mẹ và lấy chổi quét Quên chưa làm bài tập về nhà. 4 d Xin lỗi và dán lại trả bạn. Sơ ý làm giây mực ra áo bạn. thích 5 e Nhận lỗi với bạn gái và giải lý do. Quên chưa học thuộc bài mua cô giáo giao. 6 Làm gãy thước kẻ của bạn. thuộc 7 g Xin lỗi bạn và xin bố mẹ đền cho bạn. h Nhận lỗi với cô giáo và học ngay bài tập. Đáp án : 1-d , 2-e , 3-c , 4-a , 5-b , 6-h , 7-g. 10 Đạo đức 2 Hòang Thị Thiệm Ngày sọan: Ngày dạy: TUẦN 5. MÔN : ĐẠO ĐỨC BÀI 3:GỌN GÀNG NGĂN NẮP. (Tiết 1) I. MỤC TIÊU. Kiến thức. Giúp HS biết được: - Biểu hiện của việc gọn gàng ngăn nắp. - Ích lợi của việc sống gọn gàng ngăn nắp. Hành vi.Thực hiện sống gọn gàng ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt. Thái độ Yêu mến đồng tình với những bạn sống gọn gàng ngăn nắp. II. CHUẨN BỊ. - Bộ tranh thảo luận nhóm HĐ2 tiết 1. - Dụng cụ diễn kịch HĐ1 tiết 1. - Vở bài tập Đạo đức. III. Các họat động dạy chủ yếu 1Ổn định : Hát 2. Kiểm tra bài cũ : 3 Bài mới : Họat động của giáo viên Họatđộng của học sinh Hoạt động 1: Hoạt cảnh: Đồ dùng để ở đâu Kịch bản: - Dương đang chơi bi thì Trung gọi: Dương ơi đi học thôi! - Dương: Đợi tí! tớ lấy cặp sách đã. - Dương loay hoay tìm mà không thấy. - Trung (có vẻ sốt ruột): Sao lâu thế! Thế cặp sách của ai trên bệ cửa sổ kia? - Dương (vỗ vào đầu): À! Tớ quên. Hôm qua tớ đi đá bóng, tớ để tạm đấy. - Dương (mở cặp sách): Sách Toán đâu rồi? Hôm qua tớ vừa làm bài tập cơ mà. Cả hai cùng loay hoay tìm quanh nhà và hú gọi: - Sách ơi! Sách ở đâu? Sách ời! Hãy ới lên một tiếng đi! - Trung (giơ hai tay): Các bạn ơi! Chúng mình nên khuyên Dương như thế nào đây? - Giáo viên chia nhóm và giao kịch bản. - Cho học sinh câu hỏi thảo luận. + Vì sao bạn Dương lại không tìm thấy cặp và sách vở? + Hoạt cảnh trên em rút ra điều gì? - Một nhóm trình bày hoạt cảnh. 11 Ghi chú Đạo đức 2 Hòang Thị Thiệm Họat động của giáo viên Họatđộng của học sinh Kết luận: Tính bừa bãi của bạn Dương khiến nhà cửa lộn xộn làm bạn mất nhiều thời gian tìm kiếm sách vở đồ dùng khi cần đến. Do đó các em nên rèn luyện thói quen gọn gàng ngăn nắp trong sinh hoạt. Hoạt động 2: Phân tích truyện: Chuyện xảy ra trước giờ học Yêu cầu các nhóm hãy chú ý nghe câu truyện và thảo luận để trả lời câu hỏi: 1. Tại sao cần phải ngăn nắp gọn gàng? 2. Nếu không ngăn nắp gọn gàng thì sẽ gây ra hậu quả gì? - Hai nhóm thảo luận theo câu hỏi. - Vì tính bừa bãi lộn xộn của bạn Dương. - Rèn luyện thói quen gọn gàng ngăn nắp trong sinh hoạt. - Giáo viên kể câu chuyện. - Tổng kết các ý kiến của các nhóm. Kết luận: Tính bừa bãi khiến nhà cửa lộn xộn làm mất nhiều thời gian tìm kiếm sách vở và đồ dùng khi cần. Do đó các em nên giữ thói quen ngăn nắp gọn gàng trong sinh hoạt. - Hai HS nhắc lại. - Chú ý nghe câu truyện. - Bốn nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi. - Vì : Khi lấy các thứ chúng ta sẽ không mất nhiều thời gian. Ngoài ra ngăn nắp gọn gàng sẽ giúp chúng ta giữ gìn được đồ đạc bền đẹp. - Nếu không ngăn nắp gọn gàng thì đồ đạc sẽ lộn xộn, mất nhiều thời gian để tìm. Không ngăn nắp còn làm cho nhà cửa bề bộn,bẩn thỉu. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. - Trao đổi nhận xét bổ sung giữa các nhóm. - Hoạt động3: Xử lý tình huống. Chia lớp thành 3 nhóm. Phát mỗi nhóm 1 tờ giấy nhỏ có ghi tình huống và phiếu thảo luận. Nhóm 1 tình huống 1: Hà đang thu dọn sách vở và đồ dùng học tập để đi chơi thì bạn đến rủ đi chơi. Nếu là Hà em làm thế nào? Nhóm 2 tình huống 2: Bé Nga đã đi học lớp 1 rồi nhưng luôn vứt - Phân công nhóm trưởng, thư ký đồ dùng sách vở lung tung làm cả nhà nhiều và tiến hành thảo luận. phen vất vả vì bé không tìm thấy sách vở khi giờ đi học đã đến.Nếu là anh, chị của Nga em làm thế nào? - Hà cần thu xếp gọn sách vở,đồ Nhóm 3 tình huống 3: dùng gọn gàng rồi mới đi chơi. Ngọc được giao nhiệm vụ thu xếp gọn chăn chiếu sau giò nghỉ trưa ở lớp. Nhưng ngủ dậy là Ngọc chạy ngay ra sân chơi. Là bạn 12 Ghi chú Đạo đức 2 Hòang Thị Thiệm Họat động của giáo viên của Ngọc em sẽ làm gì? - Gọi từng nhóm trình bày ý kiến. - Giáo viên cùng HS nhận xét và kết luận về cách xử lý đúng. Họatđộng của học sinh Ghi chú - Chị nên khuyên Nga phải để đồ dùng ngăn nắp gọn gàng.Đồng thời tập cho Nga thói quen này bàng cách những ngày đầu 2 chị em cùng nhau xếp gọn sách vở. - Em nên khuyên Ngọc phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và cùng làm việc với Ngọc. - Đại diện các nhóm trình bày cách xử lý của nhóm mình. IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ. - Sưu tầm các câu chuyện kể hoặc tự liên hệ bản thân và những người thân trong gia đình về những việc sống ngăn nắp gọn gàng. Chuẩn bị một trò chơi ngăn nắp gọn gàng. Ngày sọan: Ngày dạy: TUẦN 6 MÔN : ĐẠO ĐỨC BÀI 3: GỌN GÀNG NGĂN NẮP. TIẾT 2 I. MỤC TIÊU. Kiến thức. Giúp HS biết được: - Biểu hiện của việc gọn gàng ngăn nắp. - Ích lợi của việc sống gọn gàng ngăn nắp. Hành vi.Thực hiện sống gọn gàng ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt. Thái độ Yêu mến đồng tình với những bạn sống gọn gàng ngăn nắp. II. CHUẨN BỊ. - Bộ tranh thảo luận nhóm HĐ2 tiết 1. - Dụng cụ diễn kịch HĐ1 tiết 1. - Vở bài tập Đạo đức. III. Các họat động dạy chủ yếu 1Ổn định : Hát 2. Kiểm tra bài cũ : 3 Bài mới : 13 Đạo đức 2 Hòang Thị Thiệm Họat động của giáo viên Hoạt động 1: Tự liên hệ bản thân. -Yêu cầu vài HS lên kể về cách giữ gọn gàng ngăn nắp góc học tập và nơi sinh hoạt hàng ngày của mình. + Em đã giữ gọn gàng ngăn nắp chưa? + Em làm những việc gì để thực hiện gọn gàng ngăn nắp? + Đã có lúc nào em không thực hiện gọn gàng ngăn nắp? Khi đó chuyện gì đã xảy ra? -Giáo viên khen những HS đã biết giữ gọn gàng ngăn nắp góc học tập và nơi sinh hoạt. - Giáo viên nhắc nhở những HS chưa biết giữ gọn gàng ngăn nắp góc học tập và nơi sinh hoạt. Hoạt động 2: Trò chơi gọn gàng ngăn nắp. Chia lớp thành 4 nhóm.Phân không gian hoạt động cho từng nhóm.Giáo viên yêu cầu HS lấy đồ dùng,sách vở,cặp sách của tất cả các bạn trong nhóm để lên bàn không theo thứ tự và tổ chức chơi theo 2 vòng. +Vòng 1: Thi xếp lại bàn học tập. Nhóm nào xếp nhanh gọn gàng nhất thì thắng cuộc. +Vòng 2: Thi lấy nhanh đồ dùng theo yêu cầu.Giáo viên yêu cầu HS các nhóm cử 1 bạn mang đồ dùng lên.Thư ký ghi kết quả của các nhóm.Nhóm nào mang đồ dùng lên đầu tiên được tính điểm.Kết thúc cuộc chơi nhóm nào có điểm cao nhất nhóm đó thắng cuộc. Hoạt động3: Kể chuyện :”Bác Hồ ở Păc Bó”. -Giáo viên kể chuyện “ Bác Hồ ở Pắc Bó” cho cả lớp nghe. -Giáo viên hỏi: +Câu chuyện này kể về ai với nội dung gì? Họatđộng của học sinh +Qua câu chuyện này ,em học tập được điều gì ở Bác Hồ? 14 Ghi chú Đạo đức 2 Hòang Thị Thiệm Họat động của giáo viên +Em có thể đặt những tên gì cho câu chuyện này? -Giáo viên nhận xét các câu trả lời của HS. -Yêu cầu HS đọc và ghi nhớ. Họatđộng của học sinh -5 HS đại diện lên kể. -Cả lớp nhận xét bạn đã thực sự gọn gàng ngăn nắp chưa.Nếu chưa thì nêu ý kiến giúp bạn thực hiện gọn gàng ngăn nắp. -4 nhóm thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. -4 nhóm cùng thi đua xếp nhanh các đồ dùng học tập trong không gian của nhóm mình. -Cả nhóm thực hiện trò chơi tiếp sức. 15 Ghi chú Đạo đức 2 Hòang Thị Thiệm Họat động của giáo viên Họatđộng của học sinh Ghi chú -Cả lớp chú ý lắng nghe và nhớ câu chuyện. -Câu chuyện kể về tác phong gọn gàng ngăn nắp của Bác Hồ trong mọi công viêc và sinh hoạt. -Tính ngăn nắp gọn gàng. -HS đọc câu ghi nhớ: Bạn ơi chỗ học,chỗ chơi Gọn gàng,ngăn nắp ta thời chớ quên Đồ chơi sách vở đẹp bền Khi cần khỏi mất công tìm kiếm lâu. IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ: -Thưc hành lối sống ngăn nắp gọn gàng trong sinh hoạt hàng ngày. -Học thuôc câu ghi nhớ. -Chuẩn bị bài Chăm làm việc nhà. Ngày sọan: Ngày dạy: TUẦN 7 MÔN : ĐẠO ĐỨC BÀI 4:CHĂM LÀM VIỆC NHÀ. TIẾT 1 I. MỤC TIÊU: Kiến thức:Trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng và sức lực của mình. -Chăm làm việc nhà là thể hiện tình yêu thương của em với ông bà ,cha mẹ. Hành vi: Tự giác tích cực tham gia làm việc nhà giúp đỡ ông bà ,cha mẹ. Thái độ: -Học sinh có thái độ không đồng tình với hành vi chưa chăm làm việc nhà. II. CHUẨN BỊ. -Nội dung bài thơ: Khi mẹ vắng nhà. 16 Đạo đức 2 -Bộ tranh nhỏ làm việc theo nhóm HĐ2 tiết 1. -Phiếu thảo luận HĐ1 tiết 2. Hòang Thị Thiệm III. Các họat động dạy chủ yếu 1Ổn định : Hát 2. Kiểm tra bài cũ : 3 Bài mới : Họat động của giáo viên Họatđộng của học sinh Hoạt động 1: Phân tích bài thơ:Khi mẹ vắng nhà của Trần Đăng Khoa. -Hai HS đọc lại bài thơ. -Đọc diễn cảm bài thơ : Khi mẹ vắng nhà. -Phát phiếu thảo luận nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi trong phiếu. 1.Bạn nhỏ đã làm gì khi mẹ vắng nhà? 1. Bạn nhỏ luộc khoai,cùng chị giã gạo,thổi cơm,nhổ cỏ vườn,quét sân và quét cổng. 2.Thông qua những việc đã làm,bạn nhỏ muốn bày tỏ tình cảm gì với mẹ. 3.Theo em,mẹ bạn nhỏ sẽ nghĩ gì khi thấy các công việc mà bạn nhỏ đã làm? -Các nhóm thảo luận. 2. Bạn nhỏ muốn thể hiện tình yêu thương đối với mẹ của mình. 3. Theo nhóm em,khi thấy các công việc mà bạn nhỏ đã làm,mẹ đã khen bạn.Mẹ sẽ cảm thấy vui mừng phấn khởi. -Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. -Trao đổi,nhận xét bổ sung giữa các nhóm. -HS nghe và ghi nhớ. Kết luận: Bạn nhỏ làm các việc nhà vì thương mẹ,muốn chia sẻ nỗi vất vả với mẹ.Việc làm của bạn mang lại niềm vui và sự hài lòng cho mẹ.Chăm làm việc nhà là một đức tính tốt mà chúng ta nên học tập. Hoạt động 2: Trò chơi: Đoán xem bạn đang làm gì. -Giáo viên chia 3 nhóm chơi,phát cho mỗi nhóm 1 bộ tranh,yêu cầu các nhóm nêu tên việc làm mà các bạn nhỏ trong tranh đang làm. -HS thảo luận theo nhóm. -Đại diện nhóm lên trình bày. -Trao đổi nhận xét bổ sung giữa các nhóm. -Tranh 1: Cảnh một em gái đang cất quần áo phơi trên dây ngoài sân. -Tranh 2: Cảnh 1 em bé trai đang dùng bình nhỏ tưới nước cho hoa,chocây trong vườn trước nhà. -Tranh 3: Cảnh 1 bé trai đang vãi thóc cho gà ăn ở sân. -Tranh 4: Cảnh 1 em bé gái đang nhặt 17 Ghi chú Đạo đức 2 Hòang Thị Thiệm Họat động của giáo viên Họatđộng của học sinh Ghi chú rau phụ giúp mẹ nấu cơm(mẹ đang đứng xào nấu trong bếp). -Tranh 5: Cảnh 1 em gái đang rửa cốc chén. -Tranh 6: Cảnh 1 em trai đang lau bàn ghế. -Hỏi các em có thể làm được những việc đó không? Kết luận: Chúng ta nên làm những việc nhà phù hợp với khả năng của bản thân Hoạt động3: Tự liên hệ bản thân. -Yêu cầu một số HS kể về những công việc nhà mà em đã tham gia. -HS tự kể. -Cả lớp nghe bổ sung và nhận xét những công việc nhà như thế đã phù hợp với khả năng của mình chưa?Đã giúp đỡ ông bà,cha mẹ chưa? -Trao đổi nhận xét của HS cả lớp. -Giáo viên tổng kết các ý kiến của HS. -Kết luận:Ở nhà các em nên giúp đỡ ông bà,cha mẹ làm các công việc phù hợp với khả năng của bản thân mình. IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ: -Làm vở BT Đạo đức. -Thực hành giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà. -Nhận xét tiết học. Ngày sọan: Ngày dạy: TUẦN 8 MÔN : ĐẠO ĐỨC BÀI 4: CHĂM LÀM VIỆC NHÀ. TIẾT 2. Kiến thức:Trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng và sức lực của mình. -Chăm làm việc nhà là thể hiện tình yêu thương của em với ông bà ,cha mẹ. Hành vi: Tự giác tích cực tham gia làm việc nhà giúp đỡ ông bà ,cha mẹ. Thái độ: -Học sinh có thái độ không đồng tình với hành vi chưa chăm làm việc nhà. 18 Đạo đức 2 II. CHUẨN BỊ. -Nội dung bài thơ: Khi mẹ vắng nhà. -Bộ tranh nhỏ làm việc theo nhóm HĐ2 tiết 1. -Phiếu thảo luận HĐ1 tiết 2. Hòang Thị Thiệm III. Các họat động dạy chủ yếu 1Ổn định : Hát 2. Kiểm tra bài cũ : 3 Bài mới : Họat động của giáo viên Họatđộng của học sinh Hoạt động 1: Xử lý tình huống. -Các nhóm HS thảo luận,chuẩn bị đóng vai xử lý tình huống. -Yêu cầu các nhóm thảo luận sau đó đóng vai,xử lý tình huống ghi trong phiếu. -Tình huống 1: Lan đang phải giúp mẹ trông em thì các bạn đến rủ đi chơi.Lan sẽ làm gì? -Tình huống 2: Mẹ đi làm muộn chưa về.Bé Lan sắp đi học mà chưa ai nấu cơm cả.Nan phải làm gì bây giờ? -Tình huống 3: Ăn cơm xong,mẹ bảo Hoa đi rửa bát.Nhưng trên Tivi đang chiếu phim hay.Bạn hãy giúp Hoa đi. -Lan không nên đi chơi mà ở nhà trông em giúp mẹ.Hẹn các bạn dịp khác đi chơi cùng. -Nan có thể giúp mẹ đặt trước nồi cơm,nhặt rau giúp mẹ để khi mẹ về mẹ có thể nhanh chóng nấu xong cơm kịp cho bé Lan đi học. -Bé Hoa nên rửa bát rồi mới vào xem phim tiếp. -Đại diện các nhóm lên đóng vai và trình bày kết quả thảo luận. -Trao đổi,nhận xét bổ xung giữa các nhóm. -Kết luận: Khi được giao làm bất cứ công việc nhà nào em cần phải hoàn thành công việc đó rồi mới làm những công việc khác. Hoạt động 2: Điều này đúng hay sai? -Phổ biến cách chơi: Giáo viên nêu lần lượt từng ý kiến Yêu cầu HS giơ hình vẽ khuôn mặt theo quy ước.Mặt cười-đúng, Mặt mếu-không đúng. a. Làm việc nhà là trách nhiệm của người lớn trong gia đình. b.Trẻ em không phải làm việc nhà. c. Cần làm tốt việc nhà khi có mặt cũng như khi vắng mặt người lớn. d. Tự giác làm những việc nhà phù hợp với khả năng là yêu thương cha mẹ. e. Trẻ em có bổn phận làm những việc nhà phù hợp với khả năng của mình. -Chia lớp thành 4 nhóm chơi. -Mặt mếu. -Mặt mếu. -Mặt cười. -Mặt cười. -Mặt cười. Hoạt động 3: 19 Ghi chú Đạo đức 2 Hòang Thị Thiệm Họat động của giáo viên Họatđộng của học sinh Thảo luận cả lớp. -Nêu các câu hỏi cho HS tự nhình nhận đánh giá sự tham gia làm việc nhà của bản thân. 1.Ở nhà em đã tham gia làm những công việc gì? Kết quả của những công việc đó ra sao? -Suy nghĩ và trao đổi cặp đôi. -Đại diện một số HS trình bày trước lớp. -Quét nhà,lau nhà,rửa bát chén… Sau khi quét nhà em thấy nhà cửa sạch sẽ,Sau khi lau nhà em thấy nhà cửa thoáng mát. 2. Những công việc đó do bố mẹ em phân công hay em tự giác làm? -Những công việc đó do em tự giác làm. 3. Trước những công việc em đã làm bố mẹ em tỏ thái độ như thế nào? 4. Em có mong muốn được tham gia vào làm những công việc nhà nào? Vì sao? -Bố mẹ em rất hài lòng.Bố mẹ khen em. -Gấp quần áo,trông em giúp đỡ mẹ. Kết luận: Hãy tìm những việc nhà phù hợp với khả năng và bày tỏ nguyện vọng muốn được tham gia Của mình đối với cha mẹ. IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ: -Làm vở BT Đạo đức. -Thực hành giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà. -Nhận xét tiết học. 20 Ghi chú
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan