Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan đại lộ nguyễn tất thành nha trang, khánh...

Tài liệu Giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan đại lộ nguyễn tất thành nha trang, khánh hòa

.PDF
24
50
117

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN NGỌC HÙNG GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐẠI LỘ NGUYỄN TẤT THÀNH NHA TRANG - KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ Hà Nội - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN NGỌC HÙNG KHÓA: 2013 - 2015 GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐẠI LỘ NGUYỄN TẤT THÀNH NHA TRANG - KHÁNH HÒA Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và Đô thị Mã số: 60.58.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. KTS. NGUYỄN XUÂN HINH Hà Nội - 2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quý thầy cô khoa đào tạo sau đại học, khoa quy hoạch trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, các thầy cô giáo trực tiếp đóng góp ý kiến quý báu qua các kỳ kiểm tra tiến độ; gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện tốt cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi chân thành cảm ơn TS. KTS Nguyễn Xuân Hinh người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này. Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, song trong quá trình thực hiện luận văn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp Một lần nũa tôi xin chân thành cám ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Ngọc Hùng MỤC LỤC Lời cám ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ ngữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình minh họa PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 Lý do lựa chọn đề tài: .............................................................................................. 1 Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................... 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................................... 2 Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................................ 2 Nội dung nghiên cứu: .............................................................................................. 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:................................................................. 3 Cấu trúc luận văn:.................................................................................................... 4 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 7 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐẠI LỘ NGUYỄN TẤT THÀNH ............................. 7 1.1. Khái quát về đại lộ Nguyễn Tất Thành trong phạm vi Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa ................................................................................... 7 1.1.1. Vị trí, phạm vi và ranh giới nghiên cứu: ................................................ 7 1.1.2. Vai trò và chức năng của đại lộ Nguyễn Tất Thành: ............................ 10 1.1.3. Tình hình lập và thực hiện quy hoạch. ................................................. 10 1.2. Điều kiện tự nhiên trong khu vực nghiên cứu: ....................................... 15 1.2.1. Địa hình: .................................................................................................. 15 1.2.2. Khí hậu, thủy văn. ................................................................................... 15 1.3. Hiện trạng về Kinh tế & Xã hội trong khu vực nghiên cứu ................... 17 1.4. Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan: ......................................... 23 1.5. Các vấn đề cần nghiên cứu: ..................................................................... 30 1.5.1. Đánh giá tổng hợp: .............................................................................. 30 1.5.2 Các vấn đề cần nghiên cứu: ................................................................. 31 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TỔ CHỨCKHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐẠI LỘ NGUYỄN TẤT THÀNH ........................... 33 2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 33 2.1.1. Cơ sở Lý thuyết về không gian kiến trúc cảnh quan ............................. 33 2.1.2. Cơ sở Lý thuyết về Thiết kế đô thị ....................................................... 34 2.1.3. Nhận dạng các nhân tố cấu thành không gian kiến trúc cảnh quan cho tuyến đường. ................................................................................................. 40 2.1.4. Những xu hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ................... 47 2.2. Cơ sở pháp lý ............................................................................................ 47 2.2.1. Các chủ trương, chính sách và định hướng phát triển........................... 47 2.2.2. Các văn bản quy phạm pháp luật ......................................................... 48 2.3. Các yếu tố tác động tới tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đại lộ Nguyễn Tất Thành .......................................................................................... 53 2.3.1. Yếu tố tự nhiên .................................................................................... 53 2.3.2. Yếu tố Kinh tế - Văn hóa – Xã hội. ...................................................... 55 2.3.3. Yếu tố công năng và thẩm mỹ ............................................................. 59 2.4. Các bài học kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới và tại Việt Nam .............. 64 2.4.1. Kinh nghiệm trên thế giới .................................................................... 64 2.4.2. Kinh nghiệm tại Việt Nam ................................................................... 67 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN.......................... CHO ĐẠI LỘ NGUYỄN TẤT THÀNH................................................................ 72 3.1. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc ......................................................... 72 3.1.1 Quan điểm: ........................................................................................... 72 3.1.2. Mục tiêu………………………………………………………………..72 3.1.3. Nguyên tắc: ......................................................................................... 72 3.2. Đề xuất các giải pháp tổ chức đô thị trên đại lộ Nguyễn Tất Thành, thành phố Nha Trang. ..................................................................................... 75 3.2.1. Phân vùng kiến trúc cảnh quan cho toàn tuyến: ................................... 75 3.2.2. Giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan cho các phân vùng cụ thể ......... 77 3.2.3. Tổ chức cảnh quan cho các không gian trống trên tuyến đường ........... 88 3.2.4. Tổ chức kiến trúc cảnh quan cho không gian cây xanh và mặt nước .... 94 3.2.5. Giải pháp tổ chức cảnh quan cho hạ tầng kỹ thuật và thiết bị đô thị ... 100 PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ .......................................................... 110 1. Kết luận ...................................................................................................... 110 2. Kiến nghị .................................................................................................... 111 CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT Viết tắt Cụm từ viết tắt BXD Bộ xây dựng KTCQ Kiến trúc cảnh quan QĐ - UBND Quyết định – Uỷ ban nhân dân QĐ - TTg Quyết định – thủ tướng TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam NTH Nông thôn hóa CGĐĐ Chỉ giới đường đỏ CGXD Chỉ giới xây dựng ĐTH Đô thị hóa KGCC Không gian công cộng KG Không gian DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu bảng, biểu Bảng 1.1. Bảng 2.1. Bảng 3.1. Tên bảng, biểu Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất Không gian hoạt động nghỉ ngơi của các nhóm tuổi Tiêu chuẩn trồng cây trên vỉa hè Trang 20 59 96 DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA Số hiệu hình Hình 1.1. Hình 1.2. Tên hình Vị trí khu vực nghiên cứu trên ảnh chụp vệ tinh Vị trí khu vực nghiên cứu trong Quy hoạch chung Thành phố Nha Trang đến năm 2025 Trang 7 8 Hình 1.3. Mối liên hệ Đại lộ Nguyễn Tất Thành Với khu vực 9 Hình 1.4. Hiện trạng sử dụng đất 21 Hình 1.5. Hiện trạng sử dụng đất của các dự án và quy hoạch 22 Hình 1.6. Công nghiệp đóng tầu 23 Hình 1.7. Công trình giáo dục 23 Hình 1.8. Công trình thương mại, tôn giáo và nhà ở 23 Hình 1.9. Hiện trạng cây xanh trên tuyến đường 25 Hình 1.10. Một số hình ảnh hiện trạng mặt nước 25 Hình 1.11. Sơ đồ hiện trạng tuyến đường và một số hình ảnh minh họa 26 Hình 1.12. Hiện trạng không gian mở tại các nút giao thông 27 Hình 1.13. Hiện trạng thu gom xử lý rác thải 28 Hình 1.14. Sơ đồ hiện trạng tuyến đường và các nút giao thông 29 Hình 2.1. Cây xanh có chức năng tạo bóng râm và thẩm mỹ 43 Hình 2.2. Công trình kiến trúc nhỏ 45 Hình 2.3. Đánh giá ảnh hưởng của nắng trên tuyến đường 55 Hình 2.4. Một số hình ảnh văn hóa lễ hội 57 Hình 2.5. Đại lộ Champs – Elysées (Pháp) 64 Hình 2.6. Đại lộ Avingada (Bacelona-Tây Ban Nha) 66 Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 2.7. Đường Tân Sơn Nhất-Bình Lợi 68 Hình 3.1. Giải pháp phân vùng kiến trúc cảnh quan 76 Hình 3.2. Vị trí cảnh quan khu trung tâm đô thị Phước Đồng 77 Hình 3.3. Tổ chức cảnh quan khu trung tâm 78 Hình 3.4. Hình ảnh minh họa không gian bên trong 78 Hình 3.5. Phối cảnh minh họa khu trung tâm 78 Hình 3.6. Vị trí cảnh quan khu vực phía Bắc cầu Bình Tân 79 Hình 3.7. Hình 3.8. Hình 3.9. Hình 3.10. Minh họa nút giao thông giữa đại lộ Nguyễn Tất Thành và đường Lê Hồng Phong Mặt cắt minh họa không gian và tổ chức cây xanh qua nút Tổ chức cảnh quan khu vực phía Bắc cầu Bình Tân Phối cảnh minh họa khu vực phía bắc cầu Bình Tân 80 81 81 81 Hình 3.11. Vị trí cảnh quan khu vực ven sông Tắc 82 Hình 3.12. Minh họa tổ chức không gian ven sông Tắc 83 Hình 3.13. Tổ chức cảnh quan khu vực ven sông Tắc 83 Hình 3.14. Hình 3.15. Hình 3.16. Hình 3.17 Mặt cắt minh họa không gian và tổ chức cây xanh vùng cảnh quan trường dậy nghề Bắc Hòn Ông Vị trí cảnh quan khu vực trường Dậy nghề Bắc Hòn Ông Tổ chức cảnh quan khu vực trường dậy nghề Bắc Hòn Ông Minh họa tuyến cảnh quan khu vực trường dậy nghề Bắc Hòn Ông 84 84 84 84 Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 3.18. Vị trí cảnh quan khu dân cư tập trung 86 Hình 3.19. Tổ chức cảnh quan khu dân cư tập trung 86 Hình 3.20. Minh họa tuyến cảnh quan khu dân cư tập trung 86 Hình 3.21. Mặt cắt minh họa không gian và tổ chức cây xanh khu dân cư tập trung 86 Hình 3.22. Cảnh quan khu ở 87 Hình 3.23. Vị trí cảnh quan khu giáp dự án Sông Lô 88 Hình 3. 24. Minh họa cảnh quan giáp khu dự án Sông Lô 88 Hình 3.25. Hình 3.26. Mặt cắt minh họa không gian và tổ chức cây xanh giáp khu dự án Sông Lô Hình ảnh minh họa không gian trống trên tuyến đường 88 91 Hình 3.27. Hình ảnh minh họa không gian quảng trường 91 Hình 3.28. Minh họa tổ chức không gian vỉa hè 92 Hình 3.29. Minh họa mẫu lát vỉa hè 94 Hình3.30. Minh họa tổ chức cây xanh công trình 95 Hình 3.31. Minh họa trồng cây trên đường phố và vỉa hè 97 Hình 3.32. Minh họa trồng cây trong khu ở 98 Hình 3.33. Minh họa không gian mặt nước ven sông 99 Hình 3.34. Không gian mặt nước nhỏ 99 Hình 3.35. Hình 3.36. Hình 3.37. Minh họa mạng lưới đường và nút giao thông trên đại lộ Nguyễn Tất Thành Hình ảnh minh họa cho các quảng trường giao thông Minh họa điểm dừng xe Bus kết hợp quán nghỉ 100 101 102 Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 3.38. Minh họa biển quảng cáo 105 Hình 3.39. Một số kiểu ghế ngồi nghỉ chân 106 Hình 3.40. Minh họa chiếu sang không gian công cộng 107 Hình 3.41. Minh họa chiếu sang không gian công trình 107 Hình 3.42. Một số thiết bị chiếu sang đường phố 108 Hình 3.43. Một số hình ảnh thùng rác công cộng 109 Hình 3.44. Một số nhình ảnh nhà vệ sinh công cộng phù hợp với cảnh quan 109 1 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do lựa chọn đề tài: Quy hoạch chung Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh hòa đến năm 2025 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tại Quyết định số 1369/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012. Cùng với việc triển khai quy hoạch phân khu các vùng phát triển mới, thành phố cũng đã tiến hành triển khai quy hoạch cải tạo, chỉnh trang các tuyến phố đã được xây dựng trước đây, để đảm bảo cho không gian kiến trúc cảnh quan của thành phố, cũng như hệ thống hạ tầng kỹ thuật được xây dựng phát triển hiện đại và đồng bộ. Trong đó Đại lộ Nguyễn Tất Thành là một trong những tuyến đường với vai trò là trục đường cửa ngõ phía Nam – cửa ngõ quan trọng nhất của Thành phố Nha Trang. Đại lộ Nguyễn Tất Thành nối trung tâm Thành phố Nha Trang, qua các cửa ngõ phía Nam thành phố với trung tâm khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh và với sân bay Cam Ranh. Tuy nhiên, kiến trúc tổng thể của tuyến đường và khu vực đã trải qua thời gian, cùng sự thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội nên nhiều khu vực trên tuyến phố đã xuất hiện một số công trình xây mới, xây chen hoặc cơi nới từ công trình cũ không đồng bộ chưa tạo dựng được không gian kiến trúc cảnh quan toàn tuyến đẹp, hiện đại xứng đáng là tuyến đường quan trọng của một đô thị loại 1 và là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Tỉnh Khánh Hòa. Chính vì vậy, luận văn chọn đề tài nghiên cứu giải pháp Tổ chức Kiến trúc cảnh quan Đại lộ Nguyễn Tất Thành nhằm tạo được không gian kiến trúc cảnh quan đẹp và có được nét đặc trưng riêng của tuyến đường cửa ngõ phía Nam vào thành phố, tạo được bộ mặt kiến trúc, cảnh quan phù hợp với những yêu cầu của thành phố đặt ra, giúp cho việc lưu thông, giao thông thuận lợi, khai thác tốt các chức năng và hiện trạng xây dựng trên trục đường, có kiến 2 trúc cảnh quan hiện đại, khang trang xứng tầm với một trục đường lớn của đô thị loại 1 trong thời kỳ phát triển mới. Mục tiêu nghiên cứu: - Khảo sát, đánh gía tổng hợp về kiến trúc, cảnh quan tuyến đường; - Tạo dựng được tuyến đường có kiến trúc, cảnh quan đẹp, hiện đại và xứng đáng với sự phát triển của thành phố; - Khai thác hiệu quả các lô đất hai bên tuyến đường; - Tạo điều kiện cho phát triển giao thông tốt, phù hợp với quy hoạch chung của Thành phố đã được phê duyệt. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: * Đối tượng nghiên cứu: + Không gian kiến trúc cảnh quan đại lộ Nguyễn Tất Thành. - Kiến trúc công trình; - Cây xanh mặt nước; - Sự phát triển hài hoà giữa các khu vực trên tuyến đường; - Tổ chức cảnh quan cho các hạ tầng kỹ thuật và thiết bị đô thị trên tuyến đường. * Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu giải pháp tổ chức kiến trúc, cảnh quan Trục đường giao thông và các đối tượng hiện có trên Đại lộ Nguyễn Tất Thành - Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa có quy mô 260,9 ha theo định hướng Quy hoạch chung của thành phố Nha Trang. - Về thời gian: Đến năm 2025. Phương pháp nghiên cứu: + Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp tiếp cận hệ thống: Đối tượng nghiên cứu là đại lộ Nguyễn Tất Thành được xem xét như một hệ thống bao gồm hệ thiên nhiên – xã hội, 3 có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đối với môi trường xung quanh là một hệ thống nhất. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa; - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, cộng đồng; - Phương pháp thực nghiệm, kiểm chứng; - Phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu, đề xuất; - Phương pháp SWOT. Nội dung nghiên cứu: - Điều tra khảo sát các đối tượng tạo lập không gian, cảnh quan tuyến phố; loại hình kiến trúc trên tuyến; các không gian trống; các công trình lịch sử văn hóa có giá trị; các tiện ích đô thị và hạ tầng kỹ thuật; - Tổng hợp những dự án quy hoạch của thành phố liên quan đến tuyến nghiên cứu theo quy hoạch; - Phân tích và đánh giá tổng hợp, đối chiếu so sánh trên cơ sở các kết quả khảo sát, điều tra trong khu vực đại lộ Nguyễn Tất Thành và khu vực lân cận để tìm ra các vấn đề cần nghiên cứu; - Nghiên cứu các cơ sở về pháp lý, cơ sở về lý thuyết không gian kiến trúc cảnh quan, các yếu tố tác động và những kinh nghiệm về thiết kế kiến trúc cảnh quan; - Đề xuất giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan tuyến đường tạo nên một trục đường đẹp và tiện ích cho đô thị. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: * Ý nghĩa thực tiễn: - Đưa ra được giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan trên trục đường có tính khả thi, đây là một công việc thực tiễn đang có nhu cầu; 4 - Làm cơ sở xây dựng mô hình về thiết kế đô thị, kiến trúc, cảnh quan nhằm hỗ trợ các dự án đầu tư, quản lý xây dựng không gian kiến trúc cảnh quan đại lộ Nguyễn Tất Thành. * Ý nghĩa khoa học: - Tổng hợp lại các kiến thức về tổ chức kiến trúc cảnh quan trục đường có tính khả thi. Cấu trúc luận văn: - Ngoài phần MỞ ĐẦU và KẾT LUẬN, luận văn có phần NỘI DUNG bao gồm 3 chương + Chương 1: Thực trạng quy hoạch tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đại lộ Nguyễn Tất Thành . + Chương 2: Cơ sở khoa học về tổ chức kiến trúc cảnh quan đại lộ Nguyễn Tất Thành. + Chương 3: Giải pháp tổ chức KTCQ đại lộ Nguyễn Tất Thành. Các thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong luận văn: + Không gian đô thị: Là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị. [15] + Kiến trúc đô thị: Là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị. [14] + Cảnh quan đô thị: là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè, đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị . [14] 5 + Kiến trúc cảnh quan: Là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên ngành khác nhau như quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc công trình, điêu khắc, hội họa,...nhằm giải quyết những vấn đề tổ chức môi trường nghỉ ngơi giải trí, thiết lập và cải thiện môi sinh, bảo vệ môi trường, tổ chức nghệ thuật kiến trúc. Kiến trúc cảnh quan bao gồm thành phần tự nhiên (địa hình, mặt nước, cây xanh, con nước và động vật, không trung) và thành phần nhân tạo (kiến trúc công trình, giao thông, trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật, tranh tượng hoành tráng trang trí). [2] + Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan: Là một hoạt động định hướng của con người nhằm mục đích tạo dựng, tổ hợp và liên kết các không gian chức năng trên cơ sở tạo ra sự cân bằng và mối quan hệ tổng hòa của hai nhóm thành phần tự nhiên và nhân tạo của Kiến trúc cảnh quan. [2] + Quy hoạch đô thị: Quy hoạch xây dựng đô thị là việc tổ chức không gian kiến trúc và bố trí công trình trên một khu vực lãnh thổ trong từng thời kỳ, làm cơ sở pháp lý cho việc chuẩn bị đầu tư xây dựng, quản lý xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. [16] + Thiết kế đô thị: Thiết kế đô thị là việc cụ thể hoá nội dung quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị về kiến trúc các công trình trong đô thị, cảnh quan cho từng khu chức năng, tuyến phố và các khu không gian công cộng khác trong đô thị. [15] + Không gian công cộng: - Không gian công cộng chuyên dụng: là không gian được thiết kế, quy hoạch, xây dựng và sử dụng với mục đích chỉ phục vụ cho một loại hình hoạt động công cộng nào đó. Ví dụ: không gian dịch vụ thương mại, không gian văn hóa, không gian thể dục thể thao, không gian vui chơi giải trí v.v… [2] 6 - Không gian công cộng hỗn hợp (không gian đa dạng): bao gồm những không gian như: quảng trường, công viên, vườn hoa, vườn dạo v.v… là những không gian công cộng đa dạng gồm nhiều chức năng sử dụng hỗn hợp và là không gian được sử dụng cho nhiều loại hình hoạt động như: thư giãn, vui chơi giải trí, đi dạo, nói chuyện, ăn uống v.v.. [2] + Cảnh quan đô thị: là hình ảnh con người thu nhận được qua không gian cảnh quan của toàn đô thị. Được xác lập bởi 3 yếu tố: Cảnh quan thiên nhiên, công trình xây dựng và hoạt động của con người trong đô thị... [2] + Kiến trúc đô thị: là hình ảnh con người cảm nhận được qua không gian vật thể của các đô thị: kiến trúc công trình, cây xanh, tổ chức giao thông, biển báo và tiện nghi đô thị... [2] THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất