Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp tổ chức không gian dọc sông nhuệ hà nội đoạn từ cầu kiến hưng đến cầu ...

Tài liệu Giải pháp tổ chức không gian dọc sông nhuệ hà nội đoạn từ cầu kiến hưng đến cầu hữu hòa

.PDF
24
104
124

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI LÙ THANH TÙNG GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN DỌC SÔNG NHUỆ HÀ NỘI ĐOẠN TỪ CẦU KIẾN HƯNG ĐẾN CẦU HỮU HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ Hà Nội – 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI LÙ THANH TÙNG KHÓA: 2014-2016 GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN DỌC SÔNG NHUỆ HÀ NỘI ĐOẠN TỪ CẦU KIẾN HƯNG ĐẾN CẦU HỮU HÒA Chuyên ngành : Quy hoạch vùng và đô thị Mã số : 60.58.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. HOÀNG VĨNH HƯNG Hà Nội – 2016 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn trực tiếpPGS.TS. KTS.Hoàng Vĩnh Hƣng, người đã giúp đỡ, chỉ bảo cho tôi một cách tận tình trong quá trình nghiên cứu đề tài cũng như thực hiện luận văn. Cảm ơn các thầy cô trong hội đồng khoa học đã trao đổi, góp ý cho luận văn của tôi.Cám ơn toàn thể giảng viên, cán bộ khoa sau đại học trường đại học Kiến Trúc Hà Nội đã hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cơ quan, ban ngành đã tạo điều kiện, hỗ trợ tôi các tài liệu phục vụ cho nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè tôi, những người đã ủng hộ, giúp đỡ tôi để có thể dành nhiều thời gian cho học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 3 năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Giải pháp tổ chức không gian dọc sông Nhuệ Hà Nội đoạn từ cầu Kiến Hưng đến cầu Hữu Hòa” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi.Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lù Thanh Tùng MỤC LỤC Lời cám ơn Lời cam đoan MụcMục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các hình vẽ, đồ thị lục MỞ ĐẦU ..................................................................................................... ..1 Lý do chọn đề tài .................................................................................. ..1 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. ..3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... ..3 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... ..3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................ ..4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. ..4 Các khái niệm (thuật ngữ) trong luận văn ............................................. ..5 NỘI DUNG ................................................................................................. ..7 CHƢƠNG I: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN DỌC SÔNG NHUỆ ĐOẠN TỪ CẦU KIẾN HƢNG ĐẾN CẦU HỮU HÒA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................................................. ..7 1.1. Giới thiệu chung .......................................................................... ..7 1.1.1. Vị trí và mối liên hệ ................................................................... ..7 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ............................................... ..9 1.2. Thực trạng không gian dọc sông Nhuệ đoạn từ cầu Kiến Hƣng đến cầu Hữu Hòa, thành phố Hà Nội ................................................ 11 1.2.1. Không gian công cộng ................................................................ 11 1.2.2. Kiến trúc nhà ở ........................................................................... 12 1.2.3 Cây xanh và không gian mở ....................................................... 15 1.2.4. Các công trình hạ tầng xã hội...................................................... 17 1.3. Thực trạng hệ thống hạ tầng kĩ thuật. ........................................ 17 1.3.1. hệ thống giao thông. ................................................................... 17 1.3.2. hệ thống cấp điện. ....................................................................... 18 1.3.3. hệ thống cấp nước. ...................................................................... 19 1.3.4. hệ thống thoát nước. ................................................................... 20 1.4. Các dự án đang triển khai trong khu vực .................................. 20 1.5. Những vấn đề cần giải quyết ....................................................... 23 1.5.1. Đánh giá chung ........................................................................... 23 1.5.2. Những vấn đề cần nghiên cứu ..................................................... 26 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN DỌC SÔNG NHUỆ ĐOẠN TỪ CẦU KIẾN HƢNG ĐẾN CẦU HỮU HÒA ................................................................................................. 29 2.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................... 29 2.1.1. Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng ................ 29 2.1.2. Định hướng quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Nhuệ đoạn từ cầu Kiến Hưng đến cầu Hữu Hòa trong tổng thể quy hoạch chung thành phố Hà Nội .................................................................................................. 31 2.2. Cơ sở lý luận ................................................................................ 35 2.2.1. Một số quan điểm về tổ chức không gian đô thị hiện nay............ 35 2.2.2. Những nguyên tắc, giải pháp tổ chức không gian đô thị .............. 44 2.3. Các yếu tố tác động đến không gian đô thị dọc sông Nhuệ ....... 51 2.3.1. Các yếu tố tự nhiên ..................................................................... 51 2.3.2. Các yếu tố về kinh tế và xã hội ................................................... 54 2.3.3. Các yếu tố văn hóa – lịch sử ....................................................... 56 2.3.4.Nhu cầu của cộng đồng dân cư đô thị .......................................... 57 2.4. Bài học kinh nghiệm .................................................................... 59 2.4.1. Kinh nghiệm tổ chức không gian đô thị dọcsông một số nước trên thế giới ................................................................................................. 59 2.4.2. Kinh nghiệm tổ chức không gian đô thị dọcsông ở Việt Nam ..... 66 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN DỌC SÔNG NHUỆ ĐOẠN TỪ CẦU KIẾN HƢNG ĐẾN CẦU HỮU HÒA ............... 74 3.1. Quan điểm và mục tiêu................................................................ 74 3.1.1. Quan điểm .................................................................................. 74 3.1.2. Mục tiêu ..................................................................................... 75 3.2. Giải pháp tổ chức không gian dọc sông Nhuệ đoạn từ cầu Kiến Hƣng đến cầu Hữu Hòa ..................................................................... 76 3.2.1. Cơ cấu, phân khu chức năng ....................................................... 76 3.2.2. Quy hoạch sử dụng đất ............................................................... 80 3.2.3. Tổ chức các khu nhà ở ................................................................ 81 3.2.4. Tổ chức các khu công cộng......................................................... 83 3.2.5. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ..................................... 88 3.2.6. Các giải pháp về hạ tầng kỹ thuật ..................................................... 105 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ...................................................................... 107 Kết luận ...................................................................................................... 107 Kiến nghị ................................................................................................... 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ KT-XH Kinh tế xã hội KTCQ Kiến trúc cảnh quan QH Quy hoạch QHC Quy hoạch chung QHCT Quy hoạch chi tiết QHPK Quy hoạch phân khu HĐND Hội đồng nhân dân KĐT Khu đô thị TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA Số Số hiệu hình Tên hình trang Hình 1.1 Vị trí khu vực nghiên cứu[20] 8 Đầu nguồn dòng Sông Nhuệ(đứng chụp từ Cống 9 Hình 1.2 Liên Mạc nhìn ra Sông Hồng). [21] Bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên 11 Hình 1.3 cứu[16] Hình 1.4 Hiện trạng nhà ở hai bờ sông[24] 12 Hình 1.5 Hiện trạng nhà ở hai bên bờ sông 14 Hình 1.6 Hiện trạng cây xanh hai bên bờ sông[24] 16 Trường tiểu học Kiến Hưng – Trường trung học cơ Hình 1.7 sở Kiến Hưng[24] 17 Hình 1.8 Đường giao thông liên xã Mậu Lương[23] 18 Hình 1.9 Hình ảnh trạm biến áp hiện trạng[24] 18 Hình 1.10 Phối cảnh tổng thể khu đô thị Xa La[25] 21 Hình 1.11 Hình ảnh khu đô thị Xa La[25] 21 Bản đồ quy hoạch và phối cảnh khu đô thị Đại 22 Hình 1.12 Thanh[26] Hình 1.13 Hình ảnh khu đô thị Đại Thanh[26] 23 Hình ảnh hiện trạng cây xanh, mặt nước sông 25 Hình 1.14 Nhuệ[21] Bản đồ quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội 32 Hình 2.1 đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050[27] Định hướng không gian khu vực nghiên cứu trong 34 Hình 2.2 quy hoạch phân khu GS[16] Hình 2.3 Sơ đồ minh họa tầng bậc hệ thống không gian[2] 37 Hình 2.4 Mối liên hệ giữa 3 loại lý luận TKĐT[10] 39 Hình 2.5 Minh họa về lưu tuyến[10] 42 Hình 2.6 Minh họa về khu vực[10] 42 Hình 2.7 Minh họa về cạnh biên[10] 43 Hình 2.8 Minh họa về nút[10] 43 Hình 2.9 Minh họa về cột mốc[10] 44 Hình 2.10 Minh họa góc nhìn và tầm nhìn rõ[8] 45 Hình 2.11 Hình ảnh sông Hàn – Seoul về đêm[22] 59 Lễ hội dưới chân cầu Banpo, cây cầu nổi tiếng với 60 Hình 2.12 đài phun nước Cầu Vồng Ánh Trăng[22] Hình 2.13 Cầu Olympic[22] 61 Hình 2.14 Lễ hội pháo hoa bên sông Hàn[22] 61 Hình 2.15 Đại lộ Olympic dọc sông[22] 61 Hình 2.16 Công viên sông Hàn[22] 61 Cây cầu biểu tượng nước Anh bắc qua sông 62 Hình 2.17 Thames[22] Tòa nhà marina bay sands bên bở sông 63 Hình 2.18 Singapore[22] Hình 2.19 Cảnh quan hai bên bờ sông Singapore[22] 64 Hình 2.20 Cầu quay sông[28] 67 Hình 2.21 Cầu Rồng[28] 67 Hình 2.22 Không gian cảnh quan bên bờ sông Hàn[28] 68 Hình 2.23 Cầu Tràng Tiền- biểu tượng thành phố Huế[29] 69 Hình 3.1 Sơ đồ phân tích trục cây xanh dọc sông Nhuệ 78 Sơ đồ hệ thống không gian sông Nhuệ đoạn từ cầu 79 Hình 3.2 Kiến Hưng đến cầu Hữu Hòa[8] Định hướng không gian khu vực nghiên cứu trong 80 Hình 3.3 quy hoạch phân khu GS[16] Sơ đồ phân tích điểm nhìn trong khu vực nghiên 81 Hình 3.4 cứu Hình ảnh minh họa tổ chức không gian nhà ở dọc 82 Hình 3.5 sông[28] Hình 3.6 Hình ảnh minh họa biệt thự ven sông[29] 83 Hình ảnh minh họa kiến trúc trường học hiện 83 Hình 3.7 đại[22] Hình 3.8 Hình ảnh minh họa công viên cây xanh[22] 84 Minh họa cho khu vực nghỉ ngơi trong công 85 Hình 3.9 viên[22] Minh họa cho thảm cỏ, đường dạo trong công 86 Hình 3.10 viên[22] Hình 3.11 Hình ảnh minh họa không gian quảng trường[22] 88 Hình 3.12 Hình ảnh minh họa đài phun nước[22] 88 Hình 3.13 Trồng cây thủy sinh làm sạch nước sông[24] 89 Hình 3.14 Nhà máy xử lý nước thải[24] 90 Hình 3.15 Minh họa hoạt động du thuyền trên sông (Venice-Ý) 91 Hình 3.16 Bến du thuyến trên sông Hàn – Đà Nẵng[28] 91 Hình 3.17 Hình ảnh bến thuyền trên sông[29] 91 Minh họa bến du thuyền ở Smådalarövägen – Thụy 92 Hình 3.18 Điển[29] Hình 3.19 Cầu đi bộ trên sông Thames – Anh[29] 92 Hình 3.20 Cầu đi bộ Cần Thơ[29] 93 Hình 3.21 Dự án bờ kè suối Nậm la – Tp Sơn La[24] 94 Minh họa cầu London Bridge – Arizona và Cầu 96 Hình 3.22 Memorial Bridge – Hoa Kỳ[29] Hình 3.23 Minh họa cho hình thức lan can cầu[29] 96 Minh họa cho hình thức chiếu sáng cầu vào ban 97 Hình 3.24 đêm[29] Minh họa trồng cây ven sông Zhangjiagang – 98 Hình 3.25 China[22] Hình 3.26 Minh họa tổ chức cây xanh ven sông[22] 98 Hình 3.27 Minh họa cho việc tổ chức đường dạo ven sông[22] 99 Hình 3.28 Minh họa công trình điểm nhấn ven sông[22] 102 Hình 3.29 Khoảng lùi tạo không gian đi bộ rộng[29] 103 Hình 3.30 Hình ảnh trạm biến áp hiện đại[29] 105 Hình 3.31 Minh họa về chiếu sáng giao thông đô thị 106 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Sông Nhuệ bắt đầu từ cống Liên Mạc, lấy nước từ sông Hồng trong địa phận quận Bắc Từ Liêm (thành phố Hà Nội) và điểm kết thúc của nó là cống Phủ Lý khi hợp lưu vào sông Đáy gần thành phố Phủ Lý (tỉnh Hà Nam). Sông chảy qua các đơn vị hành chính gồm: các quận: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông; các huyện: Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên của thành phố Hà Nội; huyện Duy Tiên của tỉnh Hà Nam và cuối cùng đổ vào sông Đáy ở khu vực thành phố Phủ Lý. Diện tích lưu vực của nó khoảng 1.075 km² (phần có đê bao bọc). Ngoài ra, nối sông Đáy với sông Nhuệ còn có các sông nhỏ như sông La Khê (qua quận Hà Đông), sông Tô Lịch, sông Vân Đình, sông Duy Tiên, sông Ngoại Độ v.v... Sông Nhuệ là nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh trên lưu vực, lại nằm ở hữu ngạn sông Hồng, nên có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, tác động đến đời sống của khoảng 11,2 triệu người trong khu vực. Tuy nhiên, hiện nay các tác động tích cực của sông Nhuệ hầu như không còn, nước sông đoạn chảy qua Hà Nội nhiều nơi đã chuyển sang mầu đen, bốc mùi khó chịu và là nơi ẩn tàng nhiều loại côn trùng, vi trùng gây bệnh. Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp chưa qua xử lý của hàng nghìn cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Hà Nội là nguyên nhân hàng đầu của tình trạng ô nhiễm. Cuối năm 2008, trước tình hình ô nhiễm trên hệ thống sông Nhuệ và ảnh hưởng của đợt mưa lớn bất thường gây ngập úng nghiêm trọng trên địa bàn thành phố Hà Nội gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường và cảnh quan đô thị, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan liên 2 quan triển khai các dự án cải tạo, khôi phục hệ thống sông Nhuệ và xây dựng các trạm bơm Yên Sở, Yên Nghĩa, cụm công trình đầu mối Liên Mạc… nhằm đảm bảo nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt, phát triển kinh tế – xã hội và cải thiện môi trường vùng ven sông, đồng thời nâng cao khả năng tiêu thoát nước cho trung tâm TP. Hà Nội khi xảy ra mưa lớn. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện các dự án đến nay còn chậm, tình trạng ô nhiễm môi trường các sông Nhuệ – Đáy chưa được cải thiện, việc tiêu thoát nước cho TP. Hà Nội khi xảy ra mưa lớn chưa đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch và quản lý đô thị dọc sông Nhuệ còn nhiều bất cập. Tình trạng vi phạm hành lang sông diễn ra phức tạp, cơi nới nhả ở, xây dựng nhà tạm trái phép trong khu vực hành lang bảo vệ đê, lấn chiếm cả lòngsông, trong khi đó việc ngăn chặn, xử lý của cơ quan chức năng đang gặp nhiều khó khăn. Hảnh lang cây xanh dọc trục sông cũng chưa được quan tâm đúng mức, cây xanh đô thị chưa có, một số đoạn cây được trồng nhưng chưa theo quy hoạch, gây mất mỹ quan. Trong thời gian qua, hai khu đô thị mới mọc lên dọc hai bờ sông, trong phạm vi nghiên cứu là khu đô thị Xa La và khu đô thị Đại Thành nhưng chưa kết nối được không gian đô thị giữa hai khu đô thị với đât ở làng xã xung quanh, gây ra sự lộn xộn, chia cắt không gian, mất mỹ quan đô thị. Ngoài ra lượng nước thải chưa xử lý của các khu đô thị này xả xuống sông Nhuệ cũng làm tăng thêm mức độ ô nhiễm của sông Nhuệ. Thực trạng nhức nhối này gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng không những đến cảnh quan đô thị, công tác quản lý trật tự xây dựng dọc hai bên sông mà còn đến cả việc tiêu thoát nước của dòng sông. 3 Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu “Giải pháp tổ chức không giandọc sông Nhuệ Hà Nội đoạn từ cầu Kiến Hƣng đến cầu Hữu Hòa” là rất cần thiết vàcấp bách. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác địnhcác vấn đề bất cập trong tổ chức không gian đô thị dọc sông Nhuệ đoạn từ cầu Kiến Hưng đến cầu Hữu Hòa, đề xuất giải pháp tổ chức không gian dọc tuyến sông trong phạm vi nghiên cứu 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Không gian đô thị hai bên bờ sông Nhuệ đoạn từ cầu Kiến Hưng đến cầu Hữu Hòa, gồm các yếu tố vật thể nhân tạo, tự nhiên (các yếu tố kiến trúc, cây xanh, mặt nước…) 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Khu vực hai bên bờ sông Nhuệ đoạn từ cầu Kiến Hưng đến cầu Hữu Hòa có chiều dài khoảng 3km thuộc một phần quận Hà Đông và Huyện Thanh Oai. Thời gian:Nghiên cứu trong bối cảnh phù hợp với quy hoạch chung của thành phố Hà Nộiđến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, thu thập số liệu, tư liệu, các thông tin trên cơ sở đo đạc thực tế, sách báo, mạng internet, nhằm nắm băt thông tin tổng quát liên quan đến tổ chức không gianhai bên bờ sông Nhuệ đoạn từ cầu Kiến Hưng đến cầu Hữu Hòa. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp. 4 Phương pháp điều tra xã hội học, là cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài, tạo cái nhìn trực quan với thực tế về nhu cầu sở thích quan niệm của các cá nhân, cộng đồng đang sinh sống và làm việc quanh khu vực hai bên bờ sông Nhuệ đoạn từ cầu Kiến Hưng đến cầu Hữu Hòa. Phương pháp tiếp cận hệ thống, tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ, nhiều phương diện khác nhau: kiến trúc, quy hoạch, văn hóa, lịch sử, xã hội…; Phương pháp chuyên gia: làm cơ sở khoa học và lý luận chính xác chuyên sâu, phân tích đề tài theo từng chuyên môn cụ thể. Phương pháp dự báo, nhằm nắm bắt trước xu hướng phát triển không gian hai bên bờ sông Nhuệ đoạn từ cầu Kiến Hưng đến cầu Hữu Hòa để đề xuất giải pháp quy hoạch phù hợp cho hiện tại và tương lai. 5. Nội dung nghiên cứu Xác định yếu tố tạo lập nên không gian đô thị hai bên bờ sông Nhuệ đoạn từ cầu Kiến Hưng đến cầu Hữu Hòa. Điều tra, kháo sát thực trạng tổ chức không gian và công tác quản lý. Tìm hiểu những kinh nghiệm tổ chức và quản lý không gian đô thị ven sông của trong nước và quốc tế. Xây dựng cơ sở khoa học, đưa ra các quan điểm, nguyên tắc chung để tổ chức và quản lý không gian trục sông. Đề xuất những giải pháp tổ chức không gian hai bên bờ sông Nhuệ đoạn từ cầu Kiến Hưng đến cầu Hữu Hòa. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề xuất các giải pháp tổ chức không gian làm cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị hai bên bờ sông Nhuệ đoạn từ cầu Kiến Hưng đến cầu Hữu Hòa; 5 Trên cơ sở tính khả thi của để tài, có thể áp dụng làm mô hình cho nhiều khu vực khác có điều kiện địa lý tương tự trong các đô thị cả nước; 7. Các khái niệm (thuật ngữ) trong luận văn Không gian: là khoảng không được hình thành do quan hệ ngoại vật và con người nhận thức ra nó bằng các giác quan (chủ yếu là thị giác). Song không gian kiến trúc là không gian có giới hạn, ổn định. Không gian tĩn với khung bao của nó. Đó là không gian bị giới hạn bởi nền và tường. [2] Không gian đô thị:là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp¬ đến cảnh quan đô thị.[13] Không gian mở: là không gian bên ngoài công trình, được giới hạn bởi mặt đứng của các công trình kiến trúc (kiến trúc lớn), mặt đất, bầu trời và các vật giới hạn không gian khác như: cây xanh, mặt nước, địa hình v.v…[2] Cảnh quan: là không gian chứa đựng vật thể nhân tạo, thiên nhiên và những hiện tượng xảy ra trong quá trình tác động giữa chúng với nhau và giữa chúng với bên ngoài.[8] Cảnh quan thiên nhiên: là một bộ phận của bề mặt trái đất có những đặc điểm riêng về địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai, động thực vật.[8] Cảnh quan văn hóa: là một bộ phận của cảnh quan nhân tạo nhưng hình thức của nó phù hợp với môi trường sống của con người (như điểm dân cư, vùng nghỉ ngơi, công viên…)[8] Cảnh quan đô thị: là một bộ phận của cảnh quan văn hòa và là bộ phận quan trọng nhất với mức độ nhân tạo hóa cao nhất, đáp ứng môi trường sông hiện đại của con người. Cảnh quan đô thị là sự tổng hòa của thiên nhiên và nhân tạo, là sự cảm nhận về mặt thẩm mỹ bằng thị giác của con người khi quan sát môi trường đô thị và sinh hoạt đôi thị.[13] 6 Môi trường kiến trúc cảnh quan: là sự hình thành bởi các yếu tố không gian trống và các yếu tố cảnh quan, trong đó gồm yếu tố cảnh quanthiên nhiên như: cây xanh, địa hình, mặt nước và các yếu tố cảnh quan nhântạo do con người tạo ra như các tác phẩm kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuậttạo hình hoành tráng – trang trí.[8] Kiến trúc cảnh quan(KTCQ): Theo PTS. KTS Hàn Tất Ngạn, "KTCQ là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên ngành khác nhau như quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc công trình, điêu khắc, hội họa, … nhằm giải quyết những vấn đề tổ chức môi trường nghỉ ngơi giải trí, thiết lập và cải thiện môi sinh, bảo vệ môi trường, tổ chức nghệ thuật kiến trúc". KTCQ bao gồm thành phần tự nhiên (địa hình, mặt nước, cây xanh, con nước và động vật, không trung) và thành phần nhân tạo (kiến trúc công trình, giao thông, trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật, tranh tượng hoành tráng trang trí). Mối tương quan tỷ lệ về thành phần cùng quan hệ tương hỗ giữa hai thành phần này luôn biến đổi theo thời gian, điều này làm cho cảnh quan kiến trúc luôn vận động và phát triển.[8] Tổ chức không gian KTCQ: là một hoạt động định hướng của con người nhằm mục đích tạo dựng, tổ hợp và liên kết các không gian chức năng trên cơ sở tạo ra sự cân bằng và mối quan hệ tổng hòa của hai nhóm thành phần tự nhiên và nhân tạo của KTCQ.[8] Quy hoạch cảnh quan: là việc tổ chức không gian chức năng trên một phạm vi rộng mà trong đó chứa đựng các mối quan hệ tương hỗ của các thành phần chức năng, hình khối và môi trường của thiên nhiên và nhân tạo. Thiết kế cảnh quan là hoạt động sáng tạo môi trường vật chất, không gian bao quanh con người đáp ứng nhu cầu sử dụng, vệ sinh môi trường và thẫm mỹ.[8] THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 107 PHẦN III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Sông Nhuệ là một tài nguyên cảnh quan vô cùng quý giá của thành phốHà Nội, đóng vai tròquan trọng về nhiều mặt của thành phố, là trục kết nối nhiều chức năng đa dạng của đô thị. Trục này có chức năng hòa hợp đô thị với không gian ven sông. Sông Nhuệ Khu vực nghiên cứu thuộc địa phận quận Hà Đông, đoạn từ cầu Kiến Hưng đến cầu Hữu Hòa cũng đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của người dân cũng như cảnh quan đô thị. Luận văn đã khái quát, đánh giá được những vấn đề về thực trạng tổ chức không gian dọc sông Nhuệ đoạn từ cầu Kiến Hưng đến cầu Hữu Hòa. Phân tích những cơ sở khoa học cho việc tổ chức cảnh quan, các điều kiện tự nhiên, kinh tế văn hóa xã hội, các nguồn động lực chính...Đồng thời tổng kết được các nguyên tắc chung về quy hoạch, quy luật bố cục cảnh quan, các nguyên tắc tổ chức không gian nhằm làm phong phú thêm phương án tố chức không gian đô thị dọc sông. Ngoài ra luận văn còn khái quát được tổng quan tình hình tổ chức không gian dọc sông của các đô thị trên thế giới để có cái nhìn đa chiều, áp dụng kinh nghiệm cho không gian dọc sông Nhuệ.Tổng hợp nhiều khía cạnh khác nhau, từ đó đề xuất các nguyên tắc chung, các giải pháp tổ chức không gian có thể áp dụng cho khu vực nghiên cứu. Đây là đề tài nói lên ý nghĩa tầm quan trọng của các yếu tố không gian đô thị, cảnh quan của một dòng sông trong đô thị do đó còn đánh thức giá trị tiềm năng du lịch, tiềm năng cảnh quan mà địa phương sẵn có để chính quyền có định hướng trong việc phát triển đô thị có yếu tố cảnh quan, làm sinh động thêm hình ảnh thành phố.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất