Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp thiết kế đô thị tuyến phố nguyễn khoái, hai bà trưng hà nội (đoạn từ...

Tài liệu Giải pháp thiết kế đô thị tuyến phố nguyễn khoái, hai bà trưng hà nội (đoạn từ nút giao phố trần hưng đạo nguyễn khoái đến nút giao phố trần khát chân nguyễn khoái)

.PDF
35
517
66

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI VŨ THÀNH NHƠN GIẢI PHÁP THIẾT KẾ ĐÔ THỊ TUYẾN PHỐ NGUYỄN KHOÁI HAI BÀ TRƯNG – HÀ NỘI (ĐOẠN TỪ NÚT GIAO PHỐ TRẦN HƯNG ĐẠO – NGUYỄN KHOÁI ĐẾN NÚT GIAO PHỐ TRẦN KHÁT CHÂN – NGUYỄN KHOÁI) LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ Hà Nội - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI VŨ THÀNH NHƠN KHÓA: 2013 - 2015 GIẢI PHÁP THIẾT KẾ ĐÔ THỊ TUYẾN PHỐ NGUYỄN KHOÁI HAI BÀ TRƯNG – HÀ NỘI (ĐOẠN TỪ NÚT GIAO PHỐ TRẦN HƯNG ĐẠO – NGUYỄN KHOÁI ĐẾN NÚT GIAO PHỐ TRẦN KHÁT CHÂN – NGUYỄN KHOÁI) Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị Mã số: 60.58.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRÚC ANH Hà Nội - 2015 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo cùng các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Trúc Anh - Người thầy đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt qua trình thực hiện Luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và các thầy cô, các anh chị Phòng Sau đại học, Khoa Quy hoạch đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu, hoàn thành Luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia, nơi tôi công tác đã luôn ủng hộ, chia sẻ và động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô đã cho những đóng góp quý báu trong những lần kiểm tra tiến độ nghiên cứu đề tài, các thầy cô trong Hội đồng chấm Luận văn đã tận tình chỉ bảo, góp ý để hoàn thiện Luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, người thân đã cổ vũ, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện Luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 1 năm 2016 HỌC VIÊN Vũ Thành Nhơn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Vũ Thành Nhơn MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ Lý do chọn đề tài. .................................................................................................... 1 Mục đích nghiên cứu. .............................................................................................. 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ........................................................................... 2 Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................................ 2 Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài.................................................................. 3 Các khái niệm (thuật ngữ) sử dụng trong Luận văn.................................................. 3 Cấu trúc luận văn..................................................................................................... 4 A. NỘI DUNG..................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN PHỐ NGUYỄN KHOÁI - TP. HÀ NỘI (ĐOẠN TỪ NÚT GIAO PHỐ TRẦN HƯNG ĐẠO - NGUYỄN KHOÁI ĐẾN NÚT GIAO PHỐ TRẦN KHÁT CHÂN – NGUYỄN KHOÁI). ................................................................................. 5 1.1. Vài nét về thiết kế đô thị tuyến phố. .............................................................. 5 1.1.1. Thiết kế đô thị và các khái niệm về thiết kế đô thị. ........................................ 5 1.1.2. Thiết kế đô thị tuyến phố. .............................................................................. 7 1.1.3. Thiết kế đô thị tuyến phố tại Hà Nội. ............................................................. 8 1.2. Những bất cập và thách thức khi làm thiết kế đô thị tuyến phố cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng. .................................................................................... 10 1.3. Khái quát chung về tuyến phố nghiên cứu. .................................................. 13 1.3.1 Vị trí và ranh giới thiết kế............................................................................ 13 1.3.2 Sự hình thành và phát triển của tuyến phố qua các giai đoạn lịch sử. .......... 19 1.4. Thực trạng thiết kế đô thị tuyến phố nghiên cứu. ......................................... 20 1.4.1. Thực trạng sử dụng đất tuyến phố................................................................ 20 1.4.2. Thực trạng kiến trúc công trình và hình thái đô thị. ..................................... 22 1.4.3. Thực trạng cây xanh cảnh quan và không gian mở. ..................................... 29 1.4.4. Thực trạng giao thông và các liên kết giao thông khu vực thiết kế. .............. 30 1.4.5. Thực trạng về điều kiện tự nhiên, địa hình ................................................... 32 1.4.6. Thực trạng các hoạt động ngày và đêm ở tuyến phố .................................... 32 1.4.7. Thực trạng chiếu sáng thẩm mỹ đô thị ......................................................... 33 1.4.8. Thực trạng các biển quảng cáo và tiện ích trang thiết bị đường phố ............. 33 1.4.9. Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác. ................................................. 34 1.5. Một số dự án, quy hoạch có liên quan.......................................................... 35 1.6. Tổng hợp các vấn đề cần nghiên cứu. .......................................................... 41 1.6.1 Những tồn tại và bất cập tại tuyến phố nghiên cứu. ..................................... 41 1.6.1 Các vấn đề cần nghiên cứu giải quyết. ......................................................... 44 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC THIẾT KẾ ĐÔ THỊ TUYẾN PHỐ NGUYỄN KHOÁI - TP. HÀ NỘI (ĐOẠN TỪ NÚT GIAO PHỐ HƯNG ĐẠO – NGUYỄN KHOÁI ĐẾN NÚT GIAO TRẦN KHÁT CHÂN – NGUYỄN KHOÁI) ............. 45 2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 45 2.1.1. Cơ sở lý thuyết về thiết kế đô thị ................................................................. 45 2.1.2. Lý luận hình ảnh đô thị của Kevin Lynch .................................................... 54 2.1.3. Lý luận không gian đô thị của Roger Trancik .............................................. 56 2.1.4. Các xu hướng chính của thiết kế đô thị hiện nay. ......................................... 59 2.2. Cơ sở pháp lý .............................................................................................. 60 2.2.1. Các văn bản pháp lý. ................................................................................... 60 2.2.2. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm. ......................................................... 62 2.3. Các cơ sở thực tiễn ảnh hưởng tới việc thiết kế đô thị tuyến phố ................. 63 2.3.1 Kinh nghiệm trên Thế Giới. ......................................................................... 63 2.3.2. Kinh nghiệm tại Việt Nam. .......................................................................... 65 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thiết kế đô thị tuyến phố nghiên cứu ............ 68 2.4.1. Điều kiện tự nhiên, môi trường tự nhiên. ..................................................... 68 2.4.2. Điều kiện môi trường nhân tạo .................................................................... 70 2.4.3. Điều kiện văn hóa - xã hội – lịch sử............................................................. 70 2.4.4. Điều kiện khoa học - kinh tế. ....................................................................... 72 2.4.5. Tác động của cộng đồng. ............................................................................. 73 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ ĐÔ THỊ TUYẾN PHỐ NGUYỄN KHOÁI (ĐOẠN TỪ NÚT GIAO PHỐ TRẦN HƯNG ĐẠO – NGUYỄN KHOÁI ĐẾN NÚT GIAO PHỐ TRẦN KHÁT CHÂN– NGUYỄN KHOÁI) – HÀ NỘI ........... 74 3.1. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc thiết kế đô thị tuyến phố. ..................... 74 3.1.1. Quan điểm. .................................................................................................. 74 3.1.2. Mục tiêu. ..................................................................................................... 75 3.1.3. Nguyên tắc thiết kế. ..................................................................................... 76 3.2 Đề xuất các nhóm giải pháp thiết kế đô thị tuyến phố Nguyễn Khoái, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội (Đoạn từ nút giao phố Trần Hưng Đạo – Nguyễn Khoái đến nút giao phố Trần Khát Chân – Nguyễn Khoái) .................................... 77 3.2.1. Giải pháp tổng thể. ...................................................................................... 77 3.2.2. Giải pháp thiết kế đô thị các khu chức năng............................................... 100 3.2.3. Một số vấn đề khác.................................................................................... 115 B. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 117 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1. 1 Vị trí tuyến đường trong quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 [18] Hình 1. 2 Ranh giới nghiên cứu [18] Hình 1. 3 Sơ đồ mối quan hệ khu vực thiết kế với các khu vực xung quanh. Hình 1. 4 Vị trí tuyến đường nghiên cứu trong định hướng giao thông công cộng Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.[18] Hình 1. 5 Lịch sử phát triển của tuyến phố qua các thời kỳ Hình 1. 6 Vị trí nghiên cứu trong quy hoạch chi tiết quận Hai Bà Trưng năm 2000 [21] Hình 1. 7 Hiện trạng sử dụng đất Hình 1. 8 Hiện trạng các nhà dân tự xây Hình 1. 9 Bệnh viện 108 Hình 1. 10: Bệnh viện Hữu Nghị Hình 1. 11 Trường trung học cơ sở Lương Yên Hình 1. 12 Tòa nhà Kim khí Thăng Long Hình 1. 13 Xí nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu Hình 1. 14 Hiện trạng chiều cao các công trình trong khu vực thiết kế Hình 1. 15 Sơ đồ cấu trúc đô thị Hình 1. 16 Một số hình ảnh hiện trạng Hình 1. 17 Cây xanh thiếu và phân bố không đồng đều trên tuyến phố Hình 1. 18 Mặt cắt hiện trạng khu dân cư tuyến đường Nguyễn Khoái Hình 1. 19 Hoạt động ban ngày trên tuyến phố Hình 1. 20 Hoạt động về đêm trên tuyến phố Hình 1. 21: Minh họa hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và tiện ích đô thị Hình 1. 22 Bản đồ định hướng quy hoạch nội đô trong QHCXD Thủ đô Hà Nộ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050[19] Hình 1. 23 Bản đồ sử dụng đất Quy hoạch phân khu H1-4 TP.Hà Nội[20] Hình 1. 24 Bản đồ sử dụng đất đồ án “Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố dọc đê Sông Hồng”[16] Hình 2. 1 Quảng trường piazza San Marco ở Venice (Italia), Khu thể thao văn hóa Lâm Đồng (Việt Nam), Khu nhà ở Hồng Kông. [1] Hình 2. 2 Quy chuẩn thiết kế và hình dạng công trình kiến trúc (built form) [1] Hình 2. 3 Quy chuẩn thiết kế và hình dạng công trình kiến trúc (built form) [1] Hình 2. 4 Thiết kế đô thị với giao thông [1] Hình 2. 5 Hệ thống không gian mở [1] Hình 2. 6 Sử dụng đất hỗn hợp [1] Hình 2. 7 phân đợt đầu tư [1] Hình 2. 8 Các quản lý phát triển [1] Hình 2. 9 Các quy chuẩn, quy phạm sử dụng đất cho từng khu Hình 2. 10 Tuyến phố Hill, Thordon, Wellington, Newzeland Hình 2. 11 Trung tâm thành phố Sapa Hình 2. 12 Cảnh quan tuyến phố Tràng Tiền – TP. Hà Nội xưa và nay Hình 3. 1 Giải pháp thiết kế đô thị tổng thể tuyến phố Hình 3. 2 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Hình 3. 3 Minh họa công trình điểm nhấn trên tuyến phố Hình 3. 4 Sơ đồ minh họa đề xuất nhịp điệu tầng cao tuyến phố Hình 3. 5 Mặt bằng phân khu cây xanh trên tuyến đường Hình 3. 6 Minh họa một đoạn phố tổ chức cây xanh có Boulevard Hình 3. 7 Giải pháp cây xanh đường phố chính (nguồn internet) Hình 3. 8 Minh họa tổ chức kiến trúc cảnh quan một không gian trống Hình 3. 9 Minh họa trang trí kiến trúc nhỏ trong không gian trống Hình 3. 10: Đề xuất các hướng tuyến cảnh quan giao thông kết nối hai bên tuyến phố Hình 3. 11 Minh họa nhà chờ xe bus tự động Hình 3. 12 Đường đi bộ kết hợp lối đi cho người khiếm thị Hình 3. 13 Đường đi bộ được lựa chọn cho tuyến phố Hình 3. 14 Hình ảnh minh họa giá để xe đạp Hình 3. 15 Minh họa đèn chiếu sáng có gắn biển quảng cáo Hình 3. 16 Minh họa vị trí biển quảng cáo trên mặt đứng công trình Hình 3. 17 Mặt bằng phân khu chức năng trên tuyến phố Hình 3. 18 Sơ đồ phân khu thiết kế cho tuyến phố Hình 3. 19 Sơ đồ minh họa thiết kế đô thị phân đoạn 1 Hình 3. 20 Minh họa bảo tồn các hình thức kiến trúc công trình bệnh viện 108 và Hữu Nghị Hình 3. 21 Thay đổi màu sơn tăng tính hấp dẫn cho người đi bộ Hình 3. 22 Mặt cắt phân đoạn 1 Hình 3. 23 Minh họa giải pháp tổ chức giao thông Boulevard Hình 3. 24 Mặt bằng tổng chức không gian kiến trúc cảnh quan phân đoạn 1 Hình 3. 25 Sơ đồ minh họa thiết kế phân đoạn 2 Hình 3. 26 Mặt cắt phân đoạn 2 Hình 3. 27 Các công trình trên phân đoạn 2 Hình 3. 28 Mặt bằng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan phân đoạn 2 Hình 3. 29 Sơ đồ minh họa thiết kế phân đoạn 3 Hình 3. 30 Minh họa chiều cao công trình nhà ở tự xây dựng Hình 3. 31 Giải pháp sử dụng đất không đủ điều kiện xây dựng Hình 3. 32 Mặt bằng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan phân đoạn 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. 1 Bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất Bảng 1. 2 Hiện trạng chiều cao và độ tuồi công trình công trình DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT UBND: Ủy ban nhân dân QHĐT: Quy hoạch đô thị MĐXD: Mật độ xây dựng TCTĐ: Tầng cao tối đa TKĐT: Thiết kế đô thị 1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài. Tuyến phố Nguyễn Khoái là một trong những tuyến phố giao thông quan trọng đáp ứng nhu cầu lưu thông vận tải của đường liên khu vực thành phố, là thành phần quan trọng trong cấu trúc tổ chức kiến trúc cảnh quan kết nối tổng thể không gian hai bên sông Hồng. Nhằm tạo dựng hình ảnh bộ mặt khu vực nội đô lịch sử bằng việc tổ chức đường bao tuyến phố có nhịp điệu, điểm nhấn; Coi trọng các điểm nhìn từ cầu Chương Dương và Vĩnh Tuy. Đồng thời cải tạo, chỉnh trang, thiết kế đô thị tuyến phố, khai thác hiệu quả quỹ đất, tạo điều kiện sống và môi trường đô thị, đảm bảo góp phần xây dựng thủ đô văn hiến, văn minh hiện đại. Cách làm chỉnh trang tuyến phố theo các dự án ngân sách của thành phố cho thấy cần có các nghiên cứu chuyên sâu về cách thức mở rộng, giải pháp đền bù, liên kết tạo dựng không gian công cộng theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững Trước đây, đồ án quy hoạch chi tiết 1/2000 quận Hai Bà Trưng có đưa tuyến đường Nguyễn Khoái (Đoạn từ nút giao phố Trần Hưng Đạo – Nguyễn Khoái đến nút giao phố Trần Khát Chân – Nguyễn Khoái) vào ranh giới quy hoạch, tuy nhiên đồ án này chưa nghiên cứu giải pháp thiết kế đô thị khu vực này. Việc chưa có được một giải pháp thiết kế đô thị đã làm phát sinh nhiều vấn đề sau khi được đưa vào sử dụng bắt đầu từ năm 2000 như hệ thống giao thông còn khó tháo gỡ, kết nối dân cư trong đê và ngoài đê chưa được chú trọng, một số công trình công cộng và hạ tầng kỹ thuật đã xuống cấp, việc bảo vệ cảnh quan môi trường cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Ngoài chức năng lưu thông phương tiện cơ giới, thì tuyến phố chưa có được đặc trưng riêng. 2 Chính vì vậy, việc nghiên cứu giải pháp thiết kế đô thị tuyến phố Nguyễn Khoái (Đoạn từ nút giao phố Trần Hưng Đạo – Nguyễn Khoái đến nút giao phố Trần Khát Chân – Nguyễn Khoái) là cần thiết và ý nghĩa. Mục đích nghiên cứu. Đề xuất giải pháp thiết kế đô thị nhằm tạo dựng hình ảnh tuyến phố hiện đại, khang trang, có đặc trưng. Xác định không gian mở của tuyến phố góp phần xây dựng hình ảnh Thủ đô Hà Nội. Đảm bảo phù hợp với đồ án quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, hài hòa với cảnh quan khu vực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, đảm bảo vệ sinh môi trường, góp phần bảo tồn di sản cũng như tạo môi trường sống tốt nhất cho người dân đô thị. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. a. Đối tượng nghiên cứu: Tuyến phố Nguyễn Khoái – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội (Đoạn từ nút giao phố Trần Hưng Đạo – Nguyễn Khoái đến nút giao phố Trần Khát Chân – Nguyễn Khoái). b. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu này được thực hiện trong phạm vi từ tim đường 50m đến 150m về phía dãy nhà số lẻ trong đê và hết lớp nhà đầu tiên dãy nhà số chẵn phía ngoài đê thuộc ranh giới quận Hai Bà Trưng - Hà Nội, được giới hạn từ điểm đầu là nút giao phố Trần Hưng Đạo – Nguyễn Khoái đến điểm cuối là nút giao phố Trần Khát Chân – Nguyễn Khoái. c. Phạm vi thời gian: Đến năm 2030. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp tiếp cận hệ thống: Đề tài nghiên cứu tuyến phố trên các phương diện khác nhau: kiến trúc, quy hoạch, kinh tế, văn hóa, lịch sử, xã hội… - Phương pháp phi thực nghiệm: khảo sát thực địa. 3 - Phương pháp thống kê, thu thập tài liệu. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu lịch sử. - Phương pháp điều tra cộng đồng. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. - Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài. - Ý nghĩa thực tiễn: + Đưa ra được giải pháp thiết kế đô thị tuyến phố có tính khả thi. + Làm cơ sở tham khảo để triển khai các dự án đầu tư, quản lý xây dựng không gian kiến trúc cảnh quan các tuyến phố ở Hà Nội trước tình hình mới hiện nay. - Ý nghĩa khoa học: + Nghiên cứu lý luận để cải tạo, chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố, đề xuất những phương án thiết kế đô thị hợp lý để tuyến phố trở thành phố có đặc thù riêng. + Nghiên cứu lý luận lựa chọn vị trí xây dựng các công trình cao tầng, công trình điểm nhấn, không gian trống, tạo diện mạo, làm đẹp đô thị. + Nghiên cứu làm rõ hơn các vấn đề thiết kế đô thị của tuyến phố. Các khái niệm (thuật ngữ) sử dụng trong Luận văn. - Thiết kế đô thị: + Thiết kế đô thị là việc cụ thể hóa nội dung quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị về kiến trúc các công trình trong đô thị, cảnh quan cho từng khu chức năng, tuyến phố và các khu không gian công cộng khác trong đô thị[15]. - Cảnh quan đô thị: + Cảnh quan đô thị là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè , 4 đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị[15]. - Kiến trúc đô thị: + Kiến trúc đô thị là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị[15]. - Không gian đô thị: + Không gian đô thị là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị[15]. Cấu trúc luận văn. Ngoài phần MỞ ĐẦU và KẾT LUẬN, luận văn bao gồm 3 chương: - Chương 1: Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố Nguyễn Khoái (Đoạn từ nút giao phố Trần Hưng Đạo - Nguyễn Khoái đến nút giao phố Trần Khát Chân – Nguyễn Khoái) – Hai Bà Trưng - Hà Nội. - Chương 2: Cơ sở khoa học thiết kế đô thị tuyến phố Nguyễn Khoái (Đoạn từ nút giao phố Trần Hưng Đạo - Nguyễn Khoái đến nút giao phố Trần Khát Chân – Nguyễn Khoái) – Hai Bà Trưng – Hà Nội. - Chương 3: Giải pháp thiết kế đô thị tuyến phố Nguyễn Khoái (Đoạn từ nút giao phố Trần Hưng Đạo - Nguyễn Khoái đến nút giao phố Trần Khát Chân – Nguyễn Khoái) – Hai Bà Trưng – Hà Nội. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 117 B. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận. Qua những nghiên cứu của luận văn có thể kết luận những vấn đề sau: - Dưới sự tác động chung của phát triển, thời kỳ kinh tế thị trường, sức ép dân số, nhất là tác động nhiều chiều của toàn cầu hóa, các tuyến phố tại Hà Nội đang phải chịu những biến đổi sâu sắc về mọi mặt. Việc thiết kế đô thị đô thị đặc trưng của mỗi tuyến phố là việc làm cấp thiết cần thực hiện ngay và ý nghĩa thực tiễn của công tác này là rất lớn. - Đề tài đã khái quát tình hình thiết kế đô thị tuyến phố Nguyễn Khoái (Đoạn từ nút giao phố Trần Hưng Đạo tới nút giao phố Trần Khát Chân – Nguyễn Khoái), đánh giá được những yếu tố khách quan và chủ quan. Đồng thời, cũng phân tích những cơ sở khoa học, thực tiễn cho việc thiết kế đô thị tuyến phố. Đề tài cũng tổng kết được các nguyên tắc chung về chỉ tiêu quy hoạch, các nguyên tắc về bố cục cảnh quan, tạo dựng hình ảnh tuyến phố, làm phong phú thêm phương án thiết kế đô thị cho tuyến phố. - Mỗi chi tiết, yếu tố hay mỗi một công trình, một không gian đô thị trên tuyến đều là thành phần quan trọng trong việc tạo nên hình ảnh đô thị đặc trưng cho tuyến phố, cho khu vực. Mỗi công trình lại thuộc sở hữu của những thành phần khác nhau, của những tập thể và cá nhân cụ thể với trình độ, thành phần và những nhận thức khác nhau nên tác động của cộng đồng, của mỗi người dân trong toàn quá trình của công tác cải tạo tuyến phố là rất lớn. - Trong khoa học nghiên cứu thiết kế đô thị tuyến phố, việc nghiên cứu của tổng thể các vấn đề liên quan như lịch sử, văn hóa, xã hội, nhân văn và xây dựng các ý tưởng phục vụ tối đa có tính chất then chốt. - Để đảm bảo sự phát triển hài hòa, bền vững và tạo hình ảnh đô thị đặc trưng của tuyến phố Nguyễn Khoái (Đoạn từ nút giao phố Trần Hưng Đạo tới nút giao phố Trần Khát Chân – Nguyễn Khoái), cần quan tâm: 118 + Xác định được những không gian đô thị mang bản sắc riêng, những hình ảnh đặc trưng của tuyến phố. + Tổ chức cải tạo, tôn tạo và xây mới các không gian trên tuyến theo hướng tăng diện tích công cộng, cây xanh công viên, bãi đỗ xe phát triển đồng bộ trên các mặt kinh tế - văn hóa - môi trường sống. + Quan tâm đúng mức để khuyến khích đầu tư, phát triển kinh tế tạo nên động lực và điều kiện để người dân sinh sống và làm việc trong khu vực để có thể đảm bảo cuộc sống hài hòa với việc gìn giữ các giá trị và hình ảnh đặc trưng của tuyến phố. + Mở rộng các tuyến đường ngang theo quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các quận đảm bảo tầm nhìn cho phương tiên giao thông tại các nút giao. + Các trang thiết bị trên toàn tuyến, đèn đường, đèn giao thông, biển hiệu, quảng cáo, các chi tiết trang trí... khi được sử dụng đều tuân thủ các quy định chặt chẽ, mang dáng dấp của thời kỳ phát triển thành phố phù hợp với không gian và đặc trưng của tuyến. - Kết hợp hiệu quả và hợp lý công tác xây dựng tuyến phố với việc hoàn thiện các nhân tố tạo hình cơ bản của tuyến phố như: nút, cột, cạnh biên, mảng và tuyến... để tạo nên một tuyến phố đẹp, có vị trí và vai trò quan trọng trong đô thị. Kiến nghị. * Về quản lý kiến trúc - Tuyến phố Nguyễn Khoái (Đoạn từ nút giao phố Trần Hưng Đạo tới nút giao phố Trần Khát Chân – Nguyễn Khoái), là tuyến phố thuộc khu phố cũ có kiến trúc thể hiện sự liên tục qua các thời kỳ từ kiến trúc Pháp cho đến thời kỳ bao cấp và đặc biệt là sau thời kỳ đổi mới. Các công trình trên tuyến phố này đã tạo ra cho Hà Nội một giá trị đặc trưng của thời kỳ phát triển và hội nhập. 119 - Cần phải có quy chế duy tu, bảo dưỡng đồng bộ các yếu tố tạo nên kiến trúc đô thị, bao gồm cả cây xanh, các hạ tầng kỹ thuật khác như giao thông, điện nước. - Cần phải tổ chức giao thông hợp lý để khai thác giao thông công cộng như giao thông ngầm. - Cần quan tâm và đầu tư trong việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng cán bộ ngành xây dựng, đội ngũ kiến trúc sư, nhà hoạch định đô thị để có cái nhìn mới mẻ và quan điểm đột phá trong khâu thiết kế cũng như ý tưởng trong việc quản lý, phê duyệt các đô án quy hoạch trên tuyến phố và triển khai dự án thiết kế đô thị. * Về chính sách - Tuyến đóng góp vai trò tạo nên bộ khung cho đô thị nên mỗi tuyến phố, cụm các tuyến phố là sự kết hợp tất cả các tuyến phố trong đô thị. Vì vậy, cần có các chính sách phát triển đồng bộ và kết hợp, hỗ trợ lẫn nhau cho tuyến phố. - Các chính sách quản lý phát triển tổng thể, chi tiết, khuyến khích, hỗ trợ đầu tư, phát triển kinh tế cho tuyến nghiên cứu và khu vực lân cận. - Các quy định cụ thể trong việc quản lý xây dựng, quy hoạch, kiến trúc, thiết kế đô thị trong khu vực, trên tuyến phố đảm bảo giữ gìn đặc trưng và bản sắc của toàn tuyến, hài hòa với bản sắc chung trong cả khu vực. - Các chính sách phải thu hút sự tham gia và quyết định của cộng đồng trong toàn bộ quá trình thực hiện các công tác phát triển tuyến phố nhất là các công tác thiết kế đô thị và quản lý tuyến phố cần được thực hiện với sự phối hợp của người dân. * Về tổ chức thực hiện - Chính quyền cơ sở cấp phường là cơ quan quản lý thực hiện theo hướng dẫn của cấp quận và các quy định chung của Thành phố. 120 - Thực hiện quy hoạch theo đúng Quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 điều chỉnh theo Quyết định 1259/QĐ - TTg ngày 26/7/2011 của thủ tướng Chính phủ và Quy hoạch chi tiết quận Hai Bà Trưng - Thành phố Hà Nội. - Đẩy mạnh hơn nữa sự tham gia và giám sát của cộng đồng dân cư; đồng thời công khai công tác thiết kế đô thị trên cơ sở lấy ý kiến của cộng đồng dân cư. - Thành lập Ban quản lý các dự án về thiết kế đô thị cho tuyến phố và khu vực lân cận. * Phương hướng phát triển của đề tài nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu mới đầu chỉ có tính chất đề xuất các giải pháp, cần phải nghiên cứu sâu hơn một số vấn đề: - Khảo sát khoa học, điều tra toàn diện thông qua phiếu ý kiến của người dân và tư vấn của chuyên gia. Sau đó là quá trình thống kê, tổng hợp, lập bảng, sơ đồ phân tích đánh giá để từ đó lựa chọn phương án tối ưu, các đề xuất có thể áp dụng ngay và thực tế. - Làm một trong những phương án tham khảo để so sánh và phân tích cho việc lựa chọn các giải pháp thiết kế đô thị tuyến phố Nguyễn Khoái (Đoạn từ nút giao phố Trần Hưng Đạo tới nút giao phố Trần Khát Chân – Nguyễn Khoái).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất