Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp thiết kế đô thị tuyến phố lý thái tổ lê thái tổ thành phố bắc ninh (...

Tài liệu Giải pháp thiết kế đô thị tuyến phố lý thái tổ lê thái tổ thành phố bắc ninh (tt)

.PDF
31
156
121

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN TRỌNG TUẤN GIẢI PHÁP THIẾT KẾ ĐÔ THỊ TUYẾN PHỐ LÝ THÁI TỔ - LÊ THÁI TỔ THÀNH PHỐ BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ Hà Nội – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI _____________________ NGUYỄN TRỌNG TUẤN KHÓA: 2012 – 2014 GIẢI PHÁP THIẾT KẾ ĐÔ THỊ TUYẾN PHỐ LÝ THÁI TỔ - LÊ THÁI TỔ THÀNH PHỐ BẮC NINH Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị Mã số: 60.58.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGÔ THÁM Hà Nội – 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, đặc biệt thầy giáo PGS. TS Ngô Thám đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Để có kết quả nghiên cứu này tôi vô cùng biết ơn sự quan tâm, động viên giúp đỡ của gia đình tôi trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học của tôi. Cuối cùng tôi xin chân thành cám ơn những người bạn, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt nhất luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Trọng Tuấn MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các hình vẽ, đồ thị Danh mục các bảng, biểu MỞ ĐẦU ........................................................... Error! Bookmark not defined. Lý do chọn đề tài ............................................ Error! Bookmark not defined. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................. Error! Bookmark not defined. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................. Error! Bookmark not defined. Nội dung nghiên cứu ...................................... Error! Bookmark not defined. Phương pháp nghiên cứu ................................ Error! Bookmark not defined. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........ Error! Bookmark not defined. Một số khái niệm............................................ Error! Bookmark not defined. Cấu trúc luận văn ........................................... Error! Bookmark not defined. NỘI DUNG ....................................................... Error! Bookmark not defined. Chương 1: Thực trạng thiết kế đô thị tuyến phố Lý Thái Tổ - Lê Thái Tổ ........................................................................... Error! Bookmark not defined. thành phố Bắc Ninh.......................................... Error! Bookmark not defined. 1.1. Khái quát quá trình phát triển của Thành phố Bắc Ninh. ................ Error! Bookmark not defined. 1.2. Thực trạng thiết kế đô thị tại thành phố Bắc NinhError! Bookmark not defined. 1.2.1. Thực trạng thiết kế đô thị của một số đường phố chính tại thành phố Bắc Ninh: ................................................................................................ Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Nhận xét chung ......................................................... Error! Bookmark not defined. 1.3. Thực trạng thiết kế đô thị tuyến phố Lý Thái Tổ - Lê Thái Tổ ....... Error! Bookmark not defined. 1.3.1. Vị trí và giới hạn nghiên cứu tuyến phố Lý Thái Tổ - Lê Thái Tổ. ...............Error! Bookmark not defined. 1.3.2. Thực trạng các công trình kiến trúc. ....................... Error! Bookmark not defined. 1.3.3. Thực trạng giao thông............................................... Error! Bookmark not defined. 1.3.4. Thực trạng về mật độ xây dựng, tầng cao. ............ Error! Bookmark not defined. 1.3.5. Thực trạng về không gian công cộng, hệ thống cây xanh và các tiện ích đô thị. ................................................................................................ Error! Bookmark not defined. 1.3.6. Thực trạng về hạ tầng kỹ thuật. ............................... Error! Bookmark not defined. 1.4. Các vấn đề cần nghiên cứu. ..................... Error! Bookmark not defined. Chương 2 : Cơ sở khoa học của việc thiết kế đô thị tuyến phố Lý Thái Tổ – Lê Thái Tổ thành phố Bắc Ninh. .................. Error! Bookmark not defined. 2.1. Cơ sở pháp lý cho việc thiết kế đô thị tuyến phố Lý Thái Tổ - Lê Thái Tổ ....................................................................... Error! Bookmark not defined. 2.2. Một số lý thuyết về thiết kế đô thị, hình ảnh đô thịError! Bookmark not defined. 2.2.1. Lý luận hình ảnh đô thị của Kevin Lynch. ............ Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Lý luận không gian đô thị của Roger Trancik. ..... Error! Bookmark not defined. 2.3. Các yếu tố tác động đến việc thiết kế đô thị tuyến phố Lý Thái Tổ - Lê Thái Tổ........................................................... Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Điều kiện tự nhiên. .................................................... Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Điều kiện kinh tế – xã hội. ....................................... Error! Bookmark not defined. 2.3.3. Yếu tố cộng đồng...................................................... Error! Bookmark not defined. 2.3.4. Các định hướng phát triển quy hoạch trên địa bàn thành phố Bắc Ninh. .......Error! Bookmark not defined. 2.4. Kinh nghiệm về thiết kế đô thị tại một số tuyến phố trên thế giới và Việt Nam. .............................................................. Error! Bookmark not defined. 2.4.1. Kinh nghiệm Thế giới. ............................................. Error! Bookmark not defined. 2.4.2. Kinh nghiệm Việt Nam. .......................................... Error! Bookmark not defined. Chương 3 : Một số giải pháp thiết kế đô thị tuyến phố Lý Thái Tổ – Lê Thái Tổ thành phố Bắc Ninh ........................... Error! Bookmark not defined. 3.1. Quan điểm. .............................................. Error! Bookmark not defined. 3.2. Nguyên tắc. ............................................. Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Nguyên tắc chung. .................................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Nguyên tắc thiết kế đô thị cho tuyến phố Lý Thái Tổ – Lê Thái Tổ. ..............Error! Bookmark not defined. 3.3. Giải pháp thiết kế đô thị tuyến phố Lý Thái Tổ - Lê Thái Tổ, thành phố Bắc Ninh. ....................................................... Error! Bookmark not defined. 3.3.1. Đề xuất tổng thể......................................................... Error! Bookmark not defined. 3.3.2. Đề xuất về công trình................................................ Error! Bookmark not defined. 3.3.3. Đề xuất về giải pháp hạ tầng kỹ thuật..................... Error! Bookmark not defined. 3.3.4. Đề xuất về cây xanh, không gian mở..................... Error! Bookmark not defined. 3.3.5. Đề xuất về trang thiết bị đô thị................................. Error! Bookmark not defined. 3.3.6. Đề xuất giải pháp về quản lý. .................................. Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ....................................................... Error! Bookmark not defined. KIẾN NGHỊ...................................................... Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO. ...... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu hình Hình 1.1 Hình 1.2 Hình 1.3 Hình 1.4 Hình 1.5 Hình 1.6 Hình 1.7 Hình 1.8 Hình 1.9 Hình 1.10 Hình 1.11 Hình 1.12 Hình 1.13 Hình 1.14 Hình 1.15 Hình 1.16 Hình 1.17 Hình 1.18 Hình 1.19 Tên hình vẽ, đồ thị Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh- Nguồn: Atlas tỉnh Bắc Ninh Bản đồ quy hoạch chung du lịch và dịch vụ Nguồn: QH chung Tinh BN Vị trí tuyến phố Lý Thái Tổ - Lê Thái Tổ (Nguồn:Bản đồ quy hoạch chung thành phố Bắc Ninh) Sơ đồ phân đoạn khu vực nghiên cứu Ảnh hiện trạng công trình hành chính tại đoạn 1 Tượng đài vua Lý Thái Tổ Thư viện tỉnh Bắc Ninh Các công trình thương mại, vui chơi, ngân hàng trong đoạn 2 Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tỉnh Bắc Ninh. Nhà văn hóa thiếu nhi tỉnh Bắc Ninh. Các công trình nhà ở, dịch vụ hỗn hợp.Phân đoạn 3 Khu nhà ở thu nhập thấp Cát Tường . Khu nhà ở HUD Khu nhà ở hiện trạng Sơ đồ hiện trạng mặt cắt giao thông Hình ảnh tầng cao tuyến phố Lý Thái Tổ - Lê Thái Tổ Hình ảnh công viên Nguyên Phi Ỷ Lan Hình ảnh đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ Hiện trạng cây xanh tuyến phố Hình 1.20 Hình 1.21 Hình 1.22 Hình 2.1 Hình 2.2 Hình 2.3 Hình 2.4 Hình 2.5 Hình 2.6 Hình 2.7 Hình 2.8 Hình 2.9 Hình 2.10 Hình 2.11 Hình 2.12 Hình 2.13 Hình 2.14 Hình 2.15 Hình 2.16 Hình 3.1 Hình 3.2 Hình 3.3 Hình 3.4 Hình 3.5 Hình 3.6 Hình 3.7 Hình 3.8 Hình 3.9 Hình 3.10 Hình 3.11 Hình 3.12 Hình 3.13 Hình 3.14 Hình 3.15 Hình 3.16 Hình 3.17 Hình 3.18 Hình 3.19 Hiện trạng thùng rác Ảnh hiện trạng hạ tầng tuyến phố Ảnh hiện trạng cột điện Minh họa yếu tố lưu tuyến[13] Minh họa yếu tố mảng, khu vực [13] Minh họa yếu tố cạnh biên[13] Minh họa yếu tố nút [13] Minh họa yếu tố điểm nhấn [13] Mối liên hệ, tác động giữa các yếu tố Tuyến phố Towanda, Pennsylvania, Mỹ Tuyến phố Washington, Hoboken, Mỹ Các công trình và không gian đô thị được bảo tồn nguyên vẹn trên tuyến phố Hill, Thorndon, Wellington, Newzelang Phố cổ Sawara, tỉnh Chi Ba, Nhật Bản Phố cổ Kawagoa, Nhật Bản Tuyến phố khu đô thị Phú Mỹ Hưng - TP. Hồ Chí Minh Trục cảnh quan tại Vũng Tàu Không gian trống giữa các tòa nhà Cảnh quan tuyến phố đô thị Ciputra Tuyến Hàng Đào ngày xưa và nay Sơ đồ mặt đứng cải tạo và nhịp điệu kiến trúc Mặt bằng cảnh quan tuyến phố Mặt bằng cảnh quan phân đoạn 1 Mặt cắt điển hình vỉa hề phân đoạn 1 Phối cảnh minh họa vỉa hè – Phân đoạn 1 Chi tiết vỉa hè cây xanh – Phân đoạn 1 Mặt cắt dọc giữa hay dải phân cách Mặt bằng cảnh quan phân đoạn 2 Hình ảnh phối cảnh khu nhà thương mại Phối cảnh nút giao thông Ngã 6 Mặt cắt điển hình vỉa hè phân đoạn 2 Mặt bằng cảnh quan phân đoạn 3 Phối cảnh khu nhà thu nhập thấp và khu HUD Ảnh minh họa mặt bằng – phối cảnh vỉa hè phân doạn 3 Vỉa hè cải tạo- (phân doạn 3 ) Hình ảnh vỉa hè có lối đi người tàn tật Ảnh minh họa 1góc ngã tư tuyến phố Ảnh minh họa họng cứu hỏa Xây dựng mới hệ thống cung cấp nước uống trực tiếp tại các Hình 3.20 Hình 3.21 Hình 3.22 Hình 3.23 Hình 3.24 Hình 3.25 Hình 3.26 Hình 3.27 Hình 3.28 Hình 3.29 Hình 3.30 Hình 3.31 Hình 3.32 Hình 3.33 Hình 3.34 điểm công cộng Hình ảnh minh họa nắp ga nước nghệ thuật Cây xanh trục đường Cây xanh liên kết vỉa hè và công trình Cây xanh trong công viên – vườn hoa Cây xanh trồng trong dải phân cách Ảnh phối cảnh khu quảng trường Ảnh minh họa quảng trường sau khi cải tạo Ảnh minh họa ghế ngồi công cộng Ảnh minh họa thùng rác Ảnh minh họa nhà vệ sinh công cộng Ảnh chiếu sáng khu vực quảng trường sau khi cải tạo Ảnh minh họa đèn chiếu sáng công cộng Ảnh minh họa đèn trang trí Ảnh minh họa giải pháp ánh sáng nhiều tầng (hệ thống đèn trang trí) Minh họa một số vị trí đặt biển quảng cáo DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên hình vẽ, đồ thị Bảng1.1 Bảng1.2 Bảng1.3 Bảng1.4 Bảng đánh giá hiện trạng các tuyến đường Mật độ xây dựng và tầng cao phân đoạn 1 Mật độ xây dựng và tầng cao phân đoạn 2 Mật độ xây dựng và tầng cao phân đoạn 3 1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Trong định hướng phát triển không gian thành phố Bắc Ninh, trục đường trung tâm Lý Thái Tổ- Lê Thái Tổ đóng vai trò một trục đường trung tâm quan trọng của Thành phố. Với chiều dài khoảng 4,0 km, mặt cắt rộng 53,0 m là trục đường chính của thành phố Bắc Ninh giao cắt với các trục đường phụ và đường giao thông đối ngoại của Thành phố. Đây là trục đường xương sống của một trục đô thị trung tâm hiện đại trong tương lai khi được gắn kết với trục đường H ở phía Tây Bắc Thành phố, thành một hệ đường trung tâm khép kín trong tổ chức không gian kiến trúc đô thị toàn thành phố. Tạo lập không gian kiến trúc cảnh quan không chỉ đối với thành phố Bắc Ninh hiện nay mà còn là trục cảnh quan đặc biệt đối với thành phố Bắc Ninh trực thuộc Trung ương trong tương lai. Thực tế triển khai các dự án phát triển đô thị trên trục đường Lý Thái Tổ- Lê Thái Tổ đã hình thành lên được các chức năng chính trên từng đoạn đường như: Tuyến đường Lý Thái Tổ từ đoạn đường Kinh Dương Vương đến ngã 6 đã hình thành các Trụ sở cơ quan hành chính cấp Tỉnh; tiếp đến Từ ngã 6 đến Ngã 4 giao với đường Nguyễn Trãi hình thành khu Thương mại - dịch vụ và ngân hàng, tài chính... Nối tiếp trục đường Lê Thái Tổ từ ngã 4 Nguyễn Trãi đến ngã 4 đường tỉnh 295B được hình thành các công trình hỗn hợp gắn kết khu nhà ở dịch vụ, bên cạnh đó còn có một số dãy nhà ở hiện trạng hiện hữu trên tuyến đường cần phải chỉnh trang phù hợp với cảnh quan chung của tuyến đường... Với ý nghĩa và tầm quan trọng như đã nêu ở trên, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản số 2629/UBND-XDCB ngày 18/12/2012 về việc chỉnh trang đô thị, thay thế cây xanh, thiết kế đô thị tuyến đường Lý Thái Tổ và Lê Thái Tổ, 2 thành phố Bắc Ninh. Hiện nay trên tuyến đường Lý Thái Tổ và Lê Thái Tổ đã thực hiện đầu tư xây dựng các công trình dọc theo hai bên tuyến đường; còn một số dự án đang thực hiện và chưa thực hiện đầu tư xây dựng công trình; ngoài ra còn có hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên toàn tuyến còn chưa được thực hiện đồng bộ làm ảnh hưởng đến không gian kiến trúc cảnh quan của toàn bộ tuyến đường. Một trong những giải pháp để thực hiện mục tiêu là triển khai thiết kế đô thị nhằm tạo dựng được hình ảnh đặc trưng, nổi bật, hấp dẫn cho trục đường Trung tâm của thành phố Bắc Ninh; đặc biệt là khu vực nằm hai bên của tuyến đường Lý Thái Tổ và Lê Thái Tổ gắn với yếu tố chỉnh trang các công trình hiện hữu và định hướng phát triển các công trình mới tạo điểm nhấn cho đô thị. Đặc biệt biệt để làm cơ sở hướng dẫn, kiểm soát, phát triển đồng bộ, toàn diện ngay từ hoạt động triển khai lập các dự án đầu tư. Chính vì vậy, luận văn chọn đề tài nghiên cứu giải pháp thiết kế đô thị tuyến phố Lý Thái Tổ - Lê Thái Tổ, nhằm đưa ra được giải pháp thiết kế đô thị một tuyến phố, tạo được bộ mặt kiến trúc, cảnh quan phù hợp với những yêu cầu của thành phố đặt ra, khai thác tốt các chức năng và hiện trạng xây dựng trên tuyến phố chính của thành phố, có kiến trúc cảnh quan hiện đại, khang trang xứng tầm với một tuyến phố lớn của thành phố trong thời kỳ phát triển mới. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Tạo dựng được tuyến phố có kiến trúc cảnh quan đẹp xứng đáng là tuyến đường chính của thành phố Bắc Ninh trên cơ sở khai thác tối đa các điều kiện tự nhiên, hiện trạng, phù hợp với các quy hoạch đã được phê duyệt. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: - Không gian, kiến trúc, cảnh quan tuyến Lý Thái Tổ- Lê Thái Tổ. 3 - Hình thức kiến trúc công trình trên tuyến phố. - Tầng cao các loại công trình với tư cách là các điểm nhấn. - Không gian cây xanh, vườn hoa, đường dạo, cây xanh giao thông. - Tiện ích trang thiết bị đô thị. * Phạm vi nghiên cứu: Trục đường giao thông và các công trình có số nhà gắn với tuyến phố Lý Thái Tổ- Lê Thái tổ , thành phố Bắc Ninh. Không gian: trong phạm vi 50 - 150m, từ tim đường về 2 phía. Được giới hạn điểm đầu là nút giao cắt với QL 1A cũ, điểm cuối là nút giao cắt với đường Kinh Dương Vương (trung tâm văn hóa Kinh Bắc). Thời gian: Thời gian áp dụng đến năm 2030. Nội dung nghiên cứu Điều tra khảo sát các công trình tạo lập không gian tuyến phố, loại hình kiến trúc trên tuyến, các không gian trống. Tổng hợp những dự án quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật mới của thành phố trên tuyến nghiên cứu theo quy hoạch điều chỉnh, mở rộng. Thu thập các kết quả đã nghiên cứu của các dự án trong khu vực và các tài liệu, các kết quả, công bố liên quan đến nội dung đề tài luận văn. Phân tích và đánh giá tổng hợp, đối chiếu so sánh trên cơ sở các kết quả khảo sát, điều tra trong khu vực tuyến phố Lý Thái Tổ - Lê Thái Tổ, thành phố Bắc Ninh và khu vực lân cận. Đề xuất giải pháp thiết kế đô thị tuyến phố với các thành tố tạo dựng lên không gian cảnh quan kiến trúc của tuyến phố. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu từ thực tế + Điều tra khảo sát thực địa + Quan sát, ghi chép qua thực địa 4 + Lấy ý kiến và tư vấn chuyên gia - Phương pháp thu thập số liệu gián tiếp + Thu thập tài liệu về cải tạo, chỉnh trang, thiết kế đô thị qua sách, báo, tài liệu và các đề tài có liên quan trong và ngoài nước. + Tổng hợp phân tích kết quả điều tra, khảo sát và những tài liệu liên quan. - Phương pháp tổng hợp: Đề xuất các giải pháp, kết luận và kiến nghị. - Dựa trên các văn bản pháp quy + Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng của Bộ xây dưng. + Các văn bản khác có liên quan. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài * Ý nghĩa thực tiễn: - Đưa ra được giải pháp thiết kế đô thị tuyến phố có tính khả thi, đây là một công việc thành phố đang đòi hỏi. - Đề xuất giải pháp thiết kế đô thị tuyến phố trên cơ sở khoa học mang tính khả thi có thể áp dụng cho tuyến phố. - Làm cơ sở tham khảo để triển khai các dự án đầu tư, quản lý xây dựng không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố Lý Thái Tổ- Lê Thái Tổ trước tình hình mới. * Ý nghĩa khoa học: Đưa ra được những giải pháp thiết kế đô thị có cơ sở khoa học để chỉnh trang kiến trúc cảnh quan của tuyến phố nhằm giải quyết tốt vấn đề giao thông của tuyến phố, kiến trúc cảnh quan của tuyến phố văn minh hiện đại phù hợp với quy hoạch. Giải pháp nghiên cứu đề xuất cho tuyến phố Lý Thái Tổ- Lê Thái Tổ là tài liệu tham khảo cho công việc cải tạo các tuyến đường của thành phố Bắc Ninh. Góp phần bổ sung lý luận thiết kế đô thị các tuyến phố chính. 5 Một số khái niệm *Thiết kế đô thị: Thiết kế đô thị được nhiều tác giả định nghĩa theo nhiều góc độ khác nhau: Theo Castells: “ Thiết kế đô thị (Urban Design) là những giải pháp biểu trưng (Symbolic) để thể hiện bằng những ý nghĩa đô thị (Urban meaning) đã được chấp nhận bằng những hình thức đô thị thích hợp (urban form)” Theo Ross King: “Thiết kế đô thị là quy trình sản suất có mục đích của những ý nghĩa đô thị, qua việc tổng hợp và liên kết tất cả các mối liên hệ giữa thành phần và không gian.” Theo hiệp hội thiết kế đô thị Mỹ (UDG) thì thiết kế đô thị là việc sáng tạo ra hình thức đô thị liên quan đến không gian 3 chiều dành cho con người sống, làm việc và vui chơi. Năm 1960 Kevin Lynch đã định nghĩa : “Thiết kế đô thị là sự sáng tạo thẩm mỹ về không gian kiến trúc cảnh quan của thành phố để tạo nên đặc trưng riêng biệt của từng đô thị, mối quan hệ giữa hình dạng của các khu vực đô thị so với sự cảm nhận của cộng đồng trong từng yếu tố tạo lên hình ảnh của đô thị.” Giáo trình giảng dậy Thiết kế đô thị của trường đại học kiến trúc Toulouse (Pháp) đã định nghĩa: “ Thiết kế đô thị được hiểu là hình thức đô thị được thiết kế để sự phát triển của đô thị không diễn ra một cách tự phát mà có trật tự, tuân thủ theo một phương án.” Qua một số định nghĩa nêu trên Thiết kế đô thị được hiểu như sau: Thiết kế đô thị là một chuyên ngành thiết kế nhằm gắn kết giữa chuyên ngành Quy hoạch xây dựng đô thị và thiết kế kiến trúc công trình. Đối tượng thiết kế là hình thức đô thị được hình thành trên cở sở các yếu tố không gian, kiến trúc và tỷ lệ được xác định bởi các thành phần của hình ảnh đô thị: lưu tuyến (Path), khu vực hoặc mảng (Distric), cạnh biên (Edge) 6 nút (Node), điểm nhấn (Landmark) được nhận biết bởi quá trình quan sát của con người. Vai trò của thiết kế đô thị là xác lập cơ sở cho quá trình tạo lập hình thức đô thị và kiểm soát sự phát triển của đô thị theo một bản thiết kế đã được cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền phê duyệt. *Cấu trúc đô thị: Cấu trúc đô thị là tổng thể các yếu tố cấu thành đô thị và mối quan hệ giữa chúng với nhau. Cấu trúc đô thị kiến tạo lên hình thức đô thị. * Hình thức đô thị: + Hình thức: Quan điểm 1: Hình thức đối lập với nội dung. Hình thức và nội dung là một cặp phạm trù triết học. Quan điểm 2: Hình thức là thực thể khách quan thể hiện nội dung. Hình thức và nội dung là một thể thống nhất. + Tiếp cận hình thức: Đối với nghệ thuật: Hình thức là sự cảm nhận bằng trường thị giác thuần túy của con người. Đối với kiến trúc: con người chuyển động trong không gian, quan sát và lĩnh hội bằng cảm giác và thị giác, qua đó con người có thể nhận biết được cấu trúc của hình thức. + Các yếu tố cấu thành hình thức đô thị: Hình thức đô thị được xác lập trên cơ sở 3 yếu tố: - Không gian: là khoảng trống ba chiều được giới hạn bới hình khối các yếu tố nhân tạo (công trình kiến trúc) và yếu tố tự nhiên, trong đó con người có thể hoạt động. - Các yếu tố tạo hình: bao gồm các công trình xây dựng và các yếu tố tự nhiên giữ chức năng giới hạn không gian. 7 - Tỷ lệ tương quan: mối quan hệ về quy mô giữa công trình với một chuẩn mực chọn trước (Đối với kiến trúc hiện đại, chuẩn mực đó là con người) và không gian được cảm nhận bởi con người trong quá trình quan sát. * Hình ảnh đô thị Các yếu tố nhân tạo, tự nhiên được sắp xếp theo một trật tự nhất định sự cảm nhận bởi con người tạo nên hình ảnh đô thị. Theo Kevin Lynch, hình ảnh đô thị là bố cục đô thị được cảm nhận bởi con người bao gồm 5 yếu tố: Lưu tuyến, Khu vực hoặc mảng, Cạnh biên, Nút, Điểm nhấn. * Thiết kế đô thị đường phố chính: Đường phố chính là thành phần không thể thiếu của cấu trúc đô thị, gắn liền với quy hoạch tổng thể đô thị, thường bao gồm các chức năng như sau: - Về giao thông: + Đảm bảo liên hệ giao thông (gồm cả giao thông động và tĩnh) thuận tiện, nhanh chóng, an toàn. Theo TCVN 4449: 1987, đường phố chính đô thị là đường nắm trong phạm vi giới hạn xây dựng đô thị do các cơ quan đô thị quản lý, hai bên đường có các công trình kiến trúc bố trí liên tục, được phân thành 2 cấp: + Đường phố chính cấp 1: Giao thông liên tục, liên hệ giữa các khu nhà ở, khu công nghiệp và các trung tâm công cộng nối với đường cao tốc trong phạm vi đô thị, tổ chức các cao độ, độ dốc tính toán tối đa 100km/h. + Đường phố chính cấp 2: Giao thông có điều khiển, liên hệ trong phạm vi đô thị giữa các khu nhà ở, khu công nghiệp và các trung tâm công cộng nối với đường phố chính cấp 1, tổ chức giao nhau cùng cao độ, tốc độ tính toán tối đa là 80km/h. - Về công năng: + Là trục bố trí mạng lưới đường ống kỹ thuật ngầm và hệ thống kỹ 8 thuật nổi như đèn cao áp, biển báo giao thông. + Là trục bố trí các công trình kiến trúc dân dụng, công nghiệp... các dải cây xanh đường phố, tiểu cảnh... hai bên đường. + Tổ chức thu hút các hoạt động văn hóa, xã hội... phục vụ đời sống con người trong đô thị. + Hướng thông gió, lấy sáng cho đô thị. - Về mỹ quan: Là sơ sở hình thành bộ khung sườn của hình thức đô thị. - Về lịch sử: Những đường phố trong giai đoạn lịch sử trước là đường phố chính của đô thị, đến giai đoạn sau không đạt tiêu chuẩn đường phố chính (chủ yếu là về cấp đường phố) nhưng các công trình phải xin cấp phép của cơ quan quản lý đô thị cấp thành phố. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 5 phần và 3 chương Phần mở đầu. Phần nội dung. Kết luận và kiến nghị. Tài liệu tham khảo. Phụ Lục 9 CẤU TRÚC LUẬN VĂN Lý do chọn đề tài PHẦN MỞ ĐẦU Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Một số khái niệm Cấu trúc luận văn CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG THIẾT KẾ ĐÔ CHƯƠNG I THỊ TUYẾN PHỐ LÝ THÁI TỔ - LÊ THÁI TỔ PHẦN NỘI DUNG THÀNH PHỐ BẮC NINH CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC CHƯƠNG II THIẾT KẾ ĐÔ THỊ TUYẾN PHỐ LÝ THÁI TỔ – LÊ THÁI TỔ THÀNH PHỐ BẮC NINH CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CHƯƠNG III ĐÔ THỊ TUYẾN PHỐ LÝ THÁI TỔ – LÊ THÁI KIẾN NGHỊ PHẦN KẾT LUẬN, TỔ THÀNH PHỐ BẮC NINH KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất