Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan khu đô thị giao lưu thị trấn cầu diễn t...

Tài liệu Giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan khu đô thị giao lưu thị trấn cầu diễn thành phố hà nội (tt)

.PDF
20
130
140

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI LƯU NGỌC BÁCH GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ GIAO LƯU- THỊ TRẤN CẦU DIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội- 2013 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI LƯU NGỌC BÁCH KHÓA 2011 - 2013 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ GIAO LƯU- THỊ TRẤN CẦU DIỄN, HÀ NỘI. Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. LÊ HỒNG KẾ Hà Nội- 2013 Lời cảm ơn Luận văn được hoàn thành, ngoài những kiến thức tiếp thu trong quá trình đào tạo tại trường, nhwungx kinh nghiệm thực tế công tác và sự cố gắng nỗ lực của bản thân còn có sự tận tình chỉ bảo, truyền dạt tri thức quí báu của các thầy, các cô, sự tạo điều kiện giúp đỡ của các đồng nghiệp, sự động viên, khích lệ, chia sẻ của người thân. Đó thực sự là những yếu tố vô cùng quan trọng giúp tôi hoàn thành bản luận văn này. Với lòng biết ơn sâu sắc, trước hết tôi xin bầy tỏ lời cám ơn chân thành tới GS. TS. Lê Hồng Kế, người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã dành hết tâm huyết, thời gian và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu; tới các thầy cô giáo trong tiểu ban bảo vệ đã đóng góp những ý kiến quí báu trong quá trình hoàn thiện luận văn; tới Khoa Sau đại học Trường đại học Kiến trúc Hà Nội; tới các đồng nghiệp và người thân. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! 1 MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 4 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 4 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: ..................................................................... 6 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:...................................................................... 6 4. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu: ............................................................... 7 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 7 6. Các khái niệm cơ bản .......................................................................................... 7 7. Cấu trúc luận văn .............................................................................................. 11 B. PHẦN NỘI DUNG........................................................................................... 12 CHƢƠNG I: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KĐT GIAO LƢU- THỊ TRẤN CẦU DIỄN - HÀ NỘI ................................................. 12 1.1 Tổng quan chung tình hình một số khu đô thị mới tại Hà Nội. ...................... 12 1.1.1 Thực trạng kiến trúc cảnh quan tại một số khu đô thị mới tại Hà Nội .......... 12 1.1.2 Đánh giá quá trình quản lý thực hiện triển khai một số KĐT mới tại Hà Nội. .................................................................................................................. 18 1.2 Thực trạng kiến trúc cảnh quan KĐT Giao Lƣu ............................................. 20 1.2.1 Giới thiệu chung khu đô thị mới Giao Lƣu- Từ Liêm- Hà Nội ............... 20 1.2.2 Thực trạng đầu tƣ xây dựng và quản lý KĐT Giao Lƣu ......................... 23 1.2.3 Đánh giá chung về quản lý kiến trúc cảnh quan KĐT Giao Lƣu ............ 29 CHƢƠNG II : CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KĐT GIAO LƢU - THỊ TRẤN CẦU DIỄN - HÀ NỘI. ...................................... 32 2.1 Cơ sở lý thuyết để quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ........................... 32 2.1.1 Nội dung và đối tƣợng quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị : ................... 32 2.1.2 Giải pháp và mô hình quản lý kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới. .......... 34 2.1.3 Yếu tố tác động đến công tác quản lý kiến trúc cảnh quan KĐT. ........... 35 2. 2. Cơ sở pháp lý để quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan ......................... 38 2 2.2.1 Các văn bản pháp luật chung về quản lý khu đô thị ................................ 38 2.2.2 Văn bản pháp lý liên quan đến dự án khu đô thị Giao Lƣu – thị trấn Cầu Diễn - Hà Nội................................................................................................. 40 2.3 Kinh nghiệm trong công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tại một số khu đô thị ở Việt Nam và thế giới ............................................................. 41 2.3.1 Kinh nghiệm ở Việt Nam ......................................................................... 41 2.3.2 Kinh nghiệm trên thế giới ........................................................................ 43 2.4 Cộng đồng trong công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ................ 47 2.4.1 Khái niệm cộng đồng ............................................................................... 47 2.4.2 Đặc điểm cộng đồng dân cƣ ..................................................................... 47 2.4.3 Vai trò của cộng đồng trong quản lý kiến trúc cảnh quan ....................... 47 2.4.4 Phạm vi tham gia của cộng đồng: ............................................................ 48 2.5. Các yếu tố tác động đến quản lý không gian kiến trúc cảnh quan Khu đô thị Giao Lƣu .......................................................................................................... 48 2.5.1. Yếu tố tự nhiên ........................................................................................ 48 2.5.2. Yếu tố kinh tế - xã hội ............................................................................. 49 2.6. Định hƣớng cơ bản của thành phố Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050. ... 52 2.7. Bố cục quy hoạch KĐT Giao Lƣu- thị trấn Cầu Diễn - Hà Nội ...................... 53 CHƢƠNG III : GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ............... 55 KĐT GIAO LƢU – THỊ TRẤN CẦU DIỄN - HÀ NỘI. .................................... 56 3.1 Quan điểm và mục tiêu quản lý kiến trúc cảnh quan tại khu đô thị mới. ....... 56 3.1.1 Quan điểm. ............................................................................................... 56 3.1.2 Mục tiêu. .................................................................................................. 56 3.1.3 Nguyên tắc cơ bản trong quản lý kiến trúc cảnh quan ............................. 56 3.2. Giải pháp bổ sung quy chế quản lý kiến trúc cảnh quan khu đô thị Giao Lƣu. ....................................................................................................................... 57 3.2.1 Quy định chung khu đô thị Giao Lƣu: ..................................................... 57 3.2.2 Quy định đối với khu vực đã xây dựng.................................................... 59 3 3.2.3 Quy định đối với các công trình chƣa xây dựng ...................................... 59 3.2.4 Quy định với khu chung cƣ ...................................................................... 65 3.2.5 Quy định với khu nhà ở liền kề, biệt thự ................................................. 67 3.2.6 Quy định với khu cây xanh ...................................................................... 68 3.2.7 Quy định với trƣờng học, mẫu giáo, nhà trẻ ............................................ 68 3.3. Giải pháp về cơ chế chính sách ...................................................................... 70 3.3.1. Xây dựng chƣơng trình phát triển đô thị ................................................. 70 3.3.2. Chính sách về thu hút đầu tƣ và huy động nguồn lực ............................. 70 3.3.3 Về cơ chế, chính sách quản lý thực hiện và xử lý vi phạm ..................... 71 3.4. Giải pháp về mô hình bộ máy quản lý ........................................................... 72 3.4.1 Mô hình quản lý hiện nay ........................................................................ 72 3.4.2 Đề xuất mô hình quản lý mới ................................................................... 72 3.5. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý .............................................................. 73 3.5.1. Tổ chức bộ máy quản lý .......................................................................... 73 3.5.2. Nâng cao năng lực quản lý đô thị ........................................................... 74 3.5.3. Giải pháp tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý khu đô thị ... 74 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 77 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 80 4 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đƣợc Thủ tƣớng phê duyệt theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, việc thiết kế quy hoạch xây dựng trên địa bàn Hà Nội đƣợc đẩy mạnh cả chiều rộng và chiều sâu. Quy hoạch chi tiết các Quận, Huyện đƣợc đồng loạt triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị của Thành phố cũng nhƣ đáp ứng việc quản lý đô thị trên từng địa bàn. Huyện Từ Liêm với quỹ đất rộng và vị trí thuận lợi là cửa ngõ phía Tây Bắc thành phố Hà Nội nên đã tập trung rất nhiều dự án Khu đô thị lớn. Các khu vực dân cƣ mới xây dựng tập trung đồng bộ xuất hiện. Đất đai dần dần đƣợc đô thị hoá, thêm vào đó là sự gia tăng dân số, biến chuyển về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của cả đất nƣớc .v.v.. Để phục vụ cho việc phát triển đô thị, cụ thể hoá quy hoạch chi tiết các quận huyện đã đƣợc duyệt, khu vực xã Cổ Nhuế, thị trấn Cầu Diễn thuộc huyện Từ Liêm và phƣờng Mai Dịch thuộc quận Cầu Giấy hình thành khu đô thị “Thành phố giao lưu” Với ý tƣởng “Thành phố giao lưu” là một khu đô thị mới mang tính chất Giao Lƣu và hội nhập quốc tế bao gồm các khu văn phòng, khu nhà ở cao tầng, thấp tầng, trung tâm thƣơng mại, giao dịch quốc tế, trung tâm tài chính, trung tâm hội thảo, nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ. Từ năm 1996, đƣợc sự giúp đỡ của Đại sứ quán Thuỵ Sĩ tại Hà Nội, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, Bộ Xây dựng cùng nhiều ban ngành của Trung ƣơng và địa phƣơng, công tác chuẩn bị đầu tƣ dự án khu đô thị “Thành phố giao lưu” đã đƣợc “Công ty Giao lưu” (Thuỵ Sĩ) phối hợp với Công ty Liên doanh Xây dựng VIC và Công ty Phát triển Kỹ thuật Xây dựng thực hiện. Việc hình thành khu đô thị mới này, đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở của Thành phố Hà Nội trong những năm tới, phục vụ cho các nhu cầu nhà ở 5 của nhân dân cũng nhƣ tạo ra một khu vực có tính đặc thù, là nơi giao lƣu và tiếp nhận trình độ khoa học công nghệ cao của Thế giới về một số lĩnh vực và thu hút các nhà đầu tƣ Quốc tế, các khách du lịch hƣớng tới Hà Nội - Việt nam "là điểm đến của thiên niên kỷ mới". Tuy nhiên, giống nhƣ những KĐT mới khác, KĐT “Thành phố giao lưu” chƣa có những giải pháp đồng bộ quản lý quy hoạch kiến trúc cảnh quan KĐT khiến bộ mặt kiến trúc cảnh quan lộn xộn và buồn tẻ. Thực tiễn kiến trúc và cảnh quan nhìn chung còn có những điều bất cập. Công tác quản lý quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng đô thị chƣa đáp ứng đƣợc những yêu cầu của quá trình đô thị hoá đang diễn ra với tốc độ cao, bộ máy quản lý đô thị chƣa đủ năng lực theo kịp sự phát triển nhanh chóng của xã hội. Đầu tƣ phát triển dàn trải cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật, bên cạnh hệ thống đƣờng đƣợc mở rộng còn thiếu hệ thống cây xanh đƣờng phố, tiện nghi môi trƣờng; bộ mặt kiến trúc đƣờng phố tuy đã đƣợc cải thiện nhƣng vẫn còn lộn xộn, sắp đặt thiếu trật tự, thiếu sự hài hoà, việc sử dụng đất còn tuỳ tiện, tự phát là chính, không gian cảnh quan đƣờng phố thiếu đặc trƣng. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại nêu trên là do việc xây dựng và quản lý quy hoạch kiến trúc cảnh quan còn nhiều tồn tại bất cập. Để cải thiện công tác quản lý cho phù hợp với thời điểm hiện tại vì lợi ích tƣơng lai của toàn xã hội vẫn là một thách thức lớn với các ban ngành quản lý KĐT “Thành phố giao lưu”. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực hiện đề tài: “Giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan Khu đô thị Giao Lưu - thị trấn Cầu Diễn - Hà Nội” góp phần hoàn thiện quy hoạch kiến trúc cảnh quan của dự án tuân thủ theo yêu cầu quy hoạch đƣợc phê duyệt và tạo bộ mặt kiến trúc khang trang, hiện đại. Đồng thời giúp chủ đầu tƣ hoàn thiện trong công tác quản lý dự án. 6 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu nghiên cứu: - Đánh giá thực trạng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị Giao Lƣu. - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp mô hình quản lý kiến trúc cảnh quan KĐT Giao Lƣu với sự tham gia của cộng đồng theo hƣớng phát triển bền vững. - Góp phần cải thiện về đời sống cộng đồng và khai thác tối đa giá tri và hiệu quả không gian kiến trúc cảnh quan trong khu đô thị mới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt đƣợc mục tiêu trên, đề tài có những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Khảo sát thực trạng xây dựng và quản lý, tìm ra các bất cập trong công tác quản lý KĐT Giao Lƣu. - Điều tra xã hội học tại khu vực nghiên cứu từ đó tổng kết, phân tích những mặt đã làm đƣợc, chƣa làm đƣợc; xác định những mâu thuẫn, tồn tại, bất cập cần giải quyết để hoàn thiện kiến trúc theo hƣớng văn minh, hiện đại phục vụ tốt cho đời sống nhân dân. - Xây dựng các cơ sở khoa học và kinh nghiệm quản lý kiến trúc cảnh quan khu đô thị trong nƣớc và ngoài nƣớc. - Đề xuất các giải pháp cảnh quan, kiến trúc để đƣa ra mô hình quản lý xây dựng kiến trúc cảnh quan thích hợp với điều kiện hiện tại và tƣơng lai đồng thời làm cơ sở cho công tác quản lý đô thị - Tổ chức phƣơng thức thực hiện, cơ chế tài chính và triển khai. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống không gian kiến trúc cảnh quan và quản lý kiến trúc cảnh quan trong phạm vi KĐT Giao Lƣu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: 7 - Nghiên cứu quản lý kiến trúc cảnh quan một số KĐT liên quan trong khu vực Hà Nội. - Nghiên cứu quản lý kiến trúc cảnh quan KĐT Giao Lƣu. - Nghiên cứu một số vần đề về hạ tầng xã hội có liên quan. 4. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu: 4.1. Nội dung - Nghiên cứu thực trạng Quản lý kiến trúc cảnh quan các khu ĐTM Hà Nội và cụ thể trong KĐT Gao lƣu. - Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài. - Đề xuất giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan KĐT Giao Lƣu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp tiếp cận: Tiếp cận logíc, phân tích và tổng hợp so sánh đối chiếu định tính và định lƣợng và tiếp cận hệ thống. - Phƣơng pháp thu nhập thông tin: Tập hợp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu phi thực nghiệm, điều tra khảo sát tại địa phƣơng, phỏng vấn xử lý định lƣợng. - Phƣơng pháp phân tích suy luận: Bằng các kiến thức đã học, thực tế công tác và lý luận logíc để nghiên cứu vấn đề. - Phƣơng pháp chuyên gia. - Phƣơng pháp tiếp cận cộng đồng. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5.1. Ý nghĩa khoa học: Đƣa ra các giải pháp xây dựng hoàn chỉnh và quản lý kiến trúc cảnh quan KĐT Giao Lƣu. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn: Tạo lập môi trƣờng sống văn minh hiện đại cho các KĐT mới khai thác tối đa giá trị và hiệu quả vai trò nhà ở đô thị. 6. Các khái niệm cơ bản 6.1. Khái niệm về khu đô thị 8 Khu đô thị mới là khu xây dựng mới có chức năng tổng hợp hoặc chuyên đề đƣợc xây dựng tập trung theo dự án đầu tƣ phát triển hoàn chỉnh về nhà ở và các công trình khác, đồng bộ kết cấu hạ tầng kĩ thuật đƣợc bố trí với các khu đô thị hiện có hoặc khu đô thị mới đang hình thành, có ranh giới và chức năng xác định, phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt. Theo Nghị định 42/2009/NĐ-CP, một đơn vị hành chính để đƣợc phân loại là đô thị thì phải có các tiêu chuẩn cơ bản nhƣ sau: Chức năng đô thị là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kỉnh tế - xã hội của cả nƣớc hoặc một vùng lãnh thổ nhất định. - Quy mô dân số toàn đô thị đạt 4000 ngƣời trở lên. - Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của tùng loại đô thị và đƣợc tính trong phạm vi nội thành, nội thị, riêng đối với thị trấn thì căn cứ theo các khu phố xây dựng tập trung. - Tỳ lệ lao động phi nông nghiệp (tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động. - Đạt đƣợc các yêu cầu về hệ thống công trình hạ tầng đô thị (gồm hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật). - Đạt đƣợc các yêu cầu về kiến trúc, cảnh quan đô thị. - Đối với các đô thị ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì các tiêu chí đánh giá đƣợc nới lỏng hơn: quy mô dân số và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 50% tiêu chuẩn quy định, các tiêu chuẩn khác phải bảo đảm tối thiểu 70% mức tiêu chuẩn quy định so với các loại đô thị tƣơng đƣơng. Đối với một số đô thị tính chất đặc thù, tiêu chuẩn về quy mô dân số và mật độ 9 dân số tối thiểu phải đạt| 60% tiêu chuẩn quy định, các tiêu chuẩn khác phải đạt quy định so với các loại đô thị tƣơng đƣơng và bảo đảm phù hợp với tính chất đặc thù của mỗi đô thị. Các mô hình xây dựng đô thị: Mô hình khu ở phát triển bền vững đƣợc xác lập nhằm nâng cao đời sống nhân dân, đóng góp chung vào công cuộc phát triển đô thị bền vững (theo tiêu chí phát triển bền vững của hội nghị quốc tế Rio De Janeiro, Braxin làm mục tiêu phấn đấu). Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tầng bậc theo lý thuyết quy hoạch khu ở bền vững [Nguồn: Internet] Các khu dân cƣ ổn định, bền vững khi đáp ứng đƣợc 5 tiêu chí của phát triển đô thị bền vững chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trƣờng. Nếu thiếu một trong các tiêu chí trên dẫn đến thành phố không bền vững. Yếu tố chính sách là các chủ trƣơng, chính sách nhằm xây dựng và phát triển đô thị. Yếu tố kinh tế là vấn đề tài chính đô thị nhằm nâng cao mức sống vật chất của ngƣời dân, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đô thị. 10 Hình 1.2: Mô hình không gian công cộng trong một đơn vị ở hiện đại [Nguồn: Internet] 6.2. Khái niệm về kiến trúc cảnh quan khu đô thị Theo Hàn Tất Ngạn (1999) thì kiến trúc cảnh quan là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên ngành khác nhau nhƣ quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc công trình, điêu khắc, hội họa… nhằm giải quyết những vấn đề tổ chức môi trƣờng nghỉ ngơi giải trí, thiết lập và cải thiện môi sinh, bảo vệ môi trƣờng, tổ chức nghệ thuật kiến trúc. Kiến trúc cảnh quan bao gồm thành phần tự nhiên (địa hình, mặt nƣớc, cây xanh, con nƣớc và động vật, không trung) và thành phần nhân tạo (kiến trúc công trình, giao thông, trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật, tranh tƣợng hoành tráng trang trí). Mối tƣơng quan tỷ lệ về thành phần cùng quan hệ tƣơng hỗ giữa hai thành phần này luôn biến đổi theo thời gian, điều này làm cho cảnh quan kiến trúc luôn vận động và phát triển. Kiến trúc cảnh quan khu đô thị bao gồm : * Các không gian mở : Không gian bán riêng tƣ không gian bán công cộng (không gian tập thể) không gian kế cận ngôi nhà, không gian sinh hoạt 11 cộng đồng, không gian xã hội. + Đƣờng phố: Đƣờng ô tô, xe gắn máy, xe đạp, đi bộ. + Các vƣờn hoa công viên, vƣờn cảnh, tiểu cảnh... + Biên giới của khu ở, các lối vào nhà, hàng rào, tiện ích kỹ thuật. Nhiệm vụ Kiến trúc cảnh quan đáp ứng những nhu cầu chức năng, thẩm mỹ, môi trƣờng, kinh tế. * Các yếu tố của kiến trúc cảnh quan: + Yếu tố tự nhiên: Địa hình, mặt nƣớc, cây xanh. + Yếu tố nhân tạo : Kiến trúc trang thiết bị đô thị. * Điều lệ quản lý kiến trúc cảnh quan: về các mặt bằng tổng thể, chi tiết, xây dựng và phát triển, quản lý, hạ tầng kĩ thuật. Hình1.3 : Sơ đồ minh họa các thành phần của kiến trúc cảnh quan. kiÕn tróc c¶nh quan quy ho¹ch c¶nh quan quy ho¹ch c¶nh quan vïng quy ho¹ch c¶nh quan ®iÓm d.c- thiÕt kÕ c¶nh quan v-ên c«ng viªn s©n qu¶ng tr-êng ®-êng phè [Nguồn(8)] 7. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 5 phần và 3 chƣơng: A. Phần mở đầu B. Phần nội dung C. Kết luận và kiến nghị D. Danh mục tài liệu tham khảo E. Phụ lục THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 77 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Việc hình thành các khu ĐTM trong quá trình đô thị hóa đóng một vai trò rất quan trọng, nhằm tạo những hạt nhân kinh tế, thu hút lao động, tạo ra cho ngƣời dân một môi trƣờng sống tốt hơn. Việc hình thành các khu ĐTM là quá trình dài song song đó là quá trình đầu tƣ và quản lý, khai thác sử dụng và quản lý hành chính. Tuy nhiên trong các văn bản pháp luật hiện hành hiện nay chƣa điều tiết hết các vấn đề đang diễn ra trong quá trình đầu tƣ và phát triển khu đô thị mới, cần bổ sung thêm các văn bản pháp luật làm cơ sở cho việc triển khai đầu tƣ và phát triển ĐTM một cách thông thoáng và hiệu quả. Thực tế cho thấy việc quản lý kiến trúc cảnh quan các khu đô thị mới chƣa đƣợc quan tâm chú trọng nên việc xây dựng còn lộn xộn. Điều này gây ảnh hƣởng đến bộ mặt kiến trúc cảnh quan chung của toàn khu đô thị. Có nhiều nguyên nhân gây nên tinh trạng trên nhƣ : Sự lúng túng của Chủ đầu tƣ, kinh phí thực hiện dự án các khó khăn của chủ đầu tƣ thứ cấp, trình độ quản lý còn hạn chế. Nhận thức, quan niệm về quản lý kiến trúc cảnh quan cán phải đƣợc nhìn nhận là một vấn đề khoa học về quản lý, phải đƣợc đổi mới. Dựa trên các quy chế và định hƣớng phát triển của Chính phủ cũng nhƣ phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến KĐT Thành phố giao lƣuđồng thời học hỏi các kinh nghiệm quản lý của các nƣớc phát triển nhƣ Singapore, Hàn Quốc.... luận văn đề xuất các nhóm giải pháp : + Giải pháp về thiết kế kiến trúc cảnh quan đô thị + Giải pháp về thể chế chính sách + Giải pháp vé vấn đề xã hội + Giải pháp vẻ vấn đề quản lý xây dựng công trình 78 + Giải pháp quản lý có sự tham gia cộng đồng Nhằm quản lý kiến trúc cảnh quan KĐT Thành phố Giao Lƣu một cách có hiệu quả góp phần cải thiện vẻ đời sống cộng đồng và khai thác tối đa giá trị và hiệu quả không gian kiến trúc cảnh quan trong khu ĐTM. Ngoài ra luận văn còn tìm mô hình quản lý phù hợp giúp chủ đầu tƣ quản lý vân hành nói chung và quản lý kiến trúc cảnh quan nói riêng KĐT Thành phố giao lƣu. 2. Kiến nghị: Quản lý kiến trúc cảnh quan khu ĐTM ngày càng đóng vai trò quan trọng trong công tác phát triển các khu ĐTM, đặc biệt là trong thời kỳ chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để thực hiên mục tiêu đó cần: - Quản lý kiến trúc cảnh quan cần đƣợc các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo một các đồng bộ và yêu các các chù đầu tƣ nghiêm túc thực hiện. Tăng cƣờng hiệu lực chỉ đạo của Chính phủ, các bộ ngành đặc biệt là của UBND Thành phố Hà Nội. Đƣa ra việc thanh tra và giám sát liên ngành, có sự phối hợp quản lý giữa các cơ quan chức năng và Ban quản lý khu ĐTM. - Các cơ quan chuyên ngành hoàn thiện bổ sung các văn bản về quy định cho công tác quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị. Các văn bản này ghi rõ quyền và trách nhiệm các đối tƣợng liên quan và hƣớng đẫn cụ thể tránh tình trạng chung chung nhƣ hiện nay. - Đẩy mạnh việc ứng dụng các công nghệ mới trong thi công xây dựng cũng nhƣ việc sử dụng hiệu quả các phần mềm hệ thống khoa học kỹ thuật tiên tiến trong quản lý kiến trúc cảnh quan trong khu ĐTM. - Đào tạo nâng cao chuyên môn cho đội ngũ cán bộ xây dựng đô thị tại 79 địa phƣơng để cùng tham gia kiểm tra giám sát việc thực hiện xây dựng kiến trúc cảnh quan trong khu ĐTM. - Phải tuyên truyền giáo dục nâng cao trình độ dân trí, tổ chức cộng đồng tham gia vào thực hiện thiết kế quy hoạch và thiết kế đô thị trong khu ĐTM. Quy trình tham gia cộng đồng vào quản lý kiến trúc cảnh quan khu đô thị mói cần đƣợc cụ thể hoá bằng văn bản để khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong quản lý khu đô thị - Áp dụng thí điểm mô hình trong khu đô thị để rút ra kinh nghiệm điều chỉnh hoàn thiện và nhân rộng mô hình. 80 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Bộ Xây dựng (2004), Định hƣớng phát triển kiến trúc nhà ở đến năm 2020. 2. Bộ Xây dựng, Viện quy hoạch đô thị nông thôn, Chƣơng trình KC.ll, Đề tài KC.l 1-12 (1994), Xã hội học trong quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị, Nxb Xây dựng, tr. 26-33,55-83. 3. Chính phủ (1998), Quyết định số108/1998/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020. 4. Dự án quốc gia VIE/95/005 (1998), Quy hoạch và quản lý đô thị có sự tham gia của cộng dồng. 5. Nguyễn Việt Châu (1999), Tổ chức đơn vị ở trong cấu trúc đô thị, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, số 6/1999. 6. Vũ Cao Đàm (1998), Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học kỹ thuật 7. Nguyễn Vãn Đỉnh (2002), Những thành phần sinh hoạt tiện nghi ngoài căn hộ, Tạp chí Kiến trúc, số 1(93), tr.38-39. 8. Nguyễn Văn Đỉnh (2002), Tổ chức kiến trúc cảnh quan những không gian trống trong khu ở là biện pháp hoàn thiện môi trƣờng ở, Tạp chí Kiến trúc, số 4(96), 9. Nguyễn Phú Đức (2005), Hà Nội vui sao (các vấn đề về quy hoạch kiến trúc Hà Nội), NXB Hà Nội. 10. Lƣu Đức Hải, "Phát triển các khu ĐTM, nhìn từ công tác hoạch định chính sách", Cục phát triển Đô thị - Bộ Xây dựng. 11. Nguyễn Vãn Hải (2005), Giải pháp quy hoạch kiến trúc nhầm năng cao chất lƣợng không gian ở các khu Đô thị mới Hà Nội, Luận án Tiến sĩ kiến trúc, Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội. 12. Trần Thƣợng Duy Linh (2007), Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cộng đồng trong tổ hợp chung cƣ cao tầng tại Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ 81 kiến trúc, Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội. 13. Phạm Trọng Mạnh (1999), Khoa học quản lý, NXB Xây dựng. 14. Phạm Trọng Mạnh (2002), Quản lý đô thị, NXB Xây dựng. 15. Đào Ngọc Nghiêm (2008), "Thực trạng và yêu cầu mới để phát triển các khu ĐTM tại Hà Nội", Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội. 16. Kim Quảng Quân (2000), Thiết kế đô thị, NXB Xây dựng. 17. Lê Bích Thuận, "CTCC trong các khu ở tại Hà Nội", Viện nghiên cứu kiến trúc - Bộ Xây dựng. 18. Nguyễn Quốc Thông, Bài giảng Quy hoạch và Quản lý đô thị. 19. Lê Hồng Kế, Quy hoạch môi trƣờng đô thị và Phát triển đô thị Bền vững – Nhà Xuất Bản Xây dựng, Hà Nội, năm 2009. 20. Lê Hồng Kế, Thăng Long – Hà Nội, 1000 năm Đô thị hóa, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tháng 9 năm 2010. 21. Lê Hồng Kế, Quy hoạch Vùng Bền vững, một kinh nghiệm từ Glasgow, Vƣơng quốc Anh, số 14/2013, Tạp chí Quy hoạch Đô thị, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam. Nguyễn Thị Thanh Thủy (1997), Tổ chức và quản lý môi trƣờng cảnh quan đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội. 22. Lê Chính Trực, "Hệ thống không gian công cộng và cây xanh Hà Nội, đánh giá thực trạng và những giải pháp Quy hoạch", Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội. 23. Nguyên Anh Tuấn (2002), Quản lý khai thác sử dụng các công trình phục vụ công cộng trong một số khu ĐTM tại Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình, Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội. 24. Trang Web www.arcspace.com 25. Trang Web www.ashui.com 26. Trang Web www.greenspace.com 27. Trang Web www.google.com 28. Trang Web www.dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất