Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan phố trần thái tông quận cầu g...

Tài liệu Giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan phố trần thái tông quận cầu giấy hà nội

.PDF
28
94
119

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ------------------------- VŨ KHÁNH SƠN GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHỐ TRẦN THÁI TÔNG – QUẬN CẦU GIẤY – HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ------------------------- VŨ KHÁNH SƠN KHÓA: 2011 - 2013 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHỐ TRẦN THÁI TÔNG – QUẬN CẦU GIẤY – HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.KTS. HOÀNG VĨNH HƯNG Hà Nội - 2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Khoa Đào tạo sau đại học – Trường đại học Kiến Trúc Hà Nội, sự tận tình giảng dạy của các thầy cô trong suốt khóa học. Tôi chân thành cảm ơn và bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS. TS. KTS Hoàng Vĩnh Hưng đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian thực hiện luận văn và cung cấp nhiều thông tin khoa học có giá trị để luận văn này được hoàn thành. Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người đã luôn ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn. Mặc dù tôi đã cố gắng hoàn thiện luận văn này bằng tất cả khả năng của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn ! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Vũ Khánh Sơn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Vũ Khánh Sơn DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Tên đầy đủ CĐT Chủ đầu tư HTKT Hạ tầng kỹ thuật KGKTCQ Không gian kiến trúc cảnh quan NXB Nhà xuất bản QHC Quy hoạch chung QHCT Quy hoạch chi tiết QHĐT Quy hoạch đô thị BQLDA Ban quản lý dự án UBND Ủy ban nhân dân GPXD Giấy phép xây dựng TW Trung ương QLXD Quản lý xây dựng DANH MỤC HÌNH MINH HỌA Số hiệu Tên hình Trang Hình 1.1 Kiến trúc các công trình nhà dân thiếu chọn lọc 14 Hình 1.2 Vị trí phố Trần Thái Tông trong Tp Hà Nội 16 Hình 1.3 Thực trạng mật độ xây dựng khu vực 17 Hình 1.4a Ảnh cảnh quan lộn xộn trên phố Trần Thái Tông 21 Hình 1.4b Thiếu không gian cho các hoạt động buôn bán 21 Hình 1.5 Tòa nhà Cung Trí thức 22 Hình 1.6 Viện Huyết học – Truyền máu TW 23 Hình 1.7 Tòa nhà PVI Tower của tập đoàn Dầu Khí 24 Hình 1.8 Tòa nhà Mobifone 25 Hình 1.9 Hệ thống quản lý và điều khiển giao thông 27 Hình 1.10 Hệ thống biển quảng cáo treo không theo quy định 31 Hình 1.11 Tình trạng nhà dân tự ý xây dựng phát nát KGKTCQ 37 Hình 1.12a Thiếu không gian bán hàng 39 Hình 1.12b Thiếu diện tích gửi xe công cộng 39 Hình 2.1 Lý thuyết Kevin Lynch ( tuyến ) 43 Hình 2.2 Một góc cảnh quan Đô thị tại Trung Quốc 66 Hình 2.3 Cây xanh ở Singapore được quy hoạch khắp mọi nơi 67 Hình 2.4 Thành phố Kuala Lumpur 70 Hình 2.5 Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè hôm nay... 71 Hình 2.6 Kiến trúc cảnh quan dọc bờ sông Hàn 73 Hình 3.1 Bản đồ phân vùng quản lý KGKTCQ Trần Thái Tông 79 Hình 3.2 Khu vực quản lý cấm bán hàng rong 81 Hình 3.3 Khu vực kết hợp giao thông chính – giao thông đi bộ 82 Hình 3.4 Minh họa sử dụng khoảng lùi 83 Hình 3.5 Giải pháp đa dạng cho mặt đứng 85 Hình 3.6 Minh họa đặt biển quảng cáo 87 Hình 3.7 Vị trí khu vực KV- 1A, KV – 1B 87 Hình 3.8 Vị trí khu vực KV- 2A, KV- 2B 88 Hình 3.9a Quy định độ nhô mặt bên của công trình nhà ở thấp tầng 89 Hình 3.9b Độ nhô mặt đứng đối với một số mẫu liền kề ( đơn vị: m) 89 Hình 3.10 Vị trí khu vực KV- 3A, KV- 3B 91 Hình 3.11 Thiết kế lối đi dành cho người khuyết tật 92 Hình 3.12 Sử dụng gạch lát vỉa hè và nắp hố ga thẩm mỹ 93 Hình 3.13a Quy định trồng cây xanh hè phố 95 Hình 3.13b Mô tả hình thức bố trí gốc cây 95 DANH MỤC BẢNG, BIỂU Số hiệu bảng, biểu Bảng 1.1 Bảng 1.2 Bảng 1.3 Tên bảng, biểu Bảng cơ cấu sử dụng đất khu vực nghiên cứu Bảng thống kê các đường phố chính giao cắt với phố Trần Thái Tông trong khu vực nghiên cứu Bảng tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 quận Cầu Giấy Trang 18 20 21 Bảng 2.2a Bảng các chỉ tiêu để QLXD trong các ô đất công cộng 56 Bảng 2.2b Bảng các chỉ tiêu để QLXD trong các ô đất nhà ở 57 Bảng 2.2c Bảng các chỉ tiêu để QLXD trong các ô đất công viên 58 Bảng 2.2d Bảng xác định các chỉ tiêu về tuyến đường và quảng trường 59 Bảng 3.1 Bảng thống kê chỉ số CPI trong các giai đoạn 2005-2009 97 Bảng 3.2 Thành phần lực lượng quản lý xây dựng phường 99 DANH MỤC SƠ ĐỒ Số hiệu Nội dung sơ đồ Trang Sơ đồ A Cấu trúc luận văn 5 Sơ đồ B Quan hệ giữa chủ thể, đối tượng và mục tiêu quản lý 7 Sơ đồ C Tổ chức bộ máy quản lý đô thị quận Cầu Giấy 32 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1 Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. ...........................................................................3 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................3 Nội dung nghiên cứu .................................................................................................4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................4 Cấu trúc luận văn ......................................................................................................5 Một số khái niệm cơ bản ...........................................................................................5 PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................9 CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHỐ TRẦN THÁI TÔNG ......................................9 1.1. Thực trạng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường trên địa bàn Hà Nội .................................................................................................................9 1.1.1.Thực trạng kiến trúc cảnh quan và công tác quản lý đường phố trên địa bàn Tp Hà Nội ............................................................................................................................................................ 9 1.1.2 Những vấn đề chung về quản lý KGKTCQ các tuyến đường trên địa bàn Hà Nội ..... 14 1.2. Thực Trạng công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan phố Trần Thái Tông - Tp Hà Nội............................................................................................16 1.2.1. Vị trí phố Trần Thái Tông .................................................................................................. 16 1.2.2. Thực trạng công tác sử dụng đất và các hoạt động xây dựng trên phố Trần Thái Tông Tp Hà Nội. ...................................................................................................................................... 17 1.2.3. Bộ máy tổ chức thực hiện công tác quản lý KGKTCQ trên phố Trần Thái Tông....... 32 1.2.4. Sự tham gia của cộng đồng dân cư vào công tác quản lý KGKTCQ phố Trần Thái Tông - Tp Hà Nội. ......................................................................................................................... 34 1.3. Các vấn đề cần giải quyết trong công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan phố Trần Thái Tông - Tp Hà Nội. ......................................................37 1.3.1. Vấn đề cơ sở pháp lý........................................................................................................... 37 1.3.2. Vấn đề về kiến trúc cảnh quan tuyến phố ......................................................................... 38 1.3.3. Sự tham gia của cộng đồng ................................................................................................ 41 CHƯƠNG II : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHỐ TRẦN THÁI TÔNG .........................43 2.1. Cơ sở lý thuyết ..................................................................................................43 2.1.1. Lý thuyết tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đường phố ...................................... 43 2.1.2. Nội dung quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đường phố....................................... 46 2.2. Cơ sở pháp lý ....................................................................................................47 2.2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật ......................................................................................... 47 2.2.2. Quy hoạch chi tiết 1/500 tuyến phố Trần Thái Tông ...................................................... 51 2.3. Các cơ sở thực tiễn. ..........................................................................................60 2.3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................................... 60 2.3.2. Yếu tố về kinh tế - xã hội.................................................................................................... 62 2.3.3. Ý thức chấp hành pháp luật của chủ công trình ............................................................... 65 2.4. Kinh nghiệm quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ................................66 2.4.1. Kinh nghiệm nước ngoài: Trung Quốc, Singapore, Malaysia........................................ 66 2.4.2. Kinh nghiệm trong nước : Tp Hồ Chí Minh, Tp Đà Nẵng ............................................. 71 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRẦN THÁI TÔNG ......................................................................76 3.1. Quan điểm, mục tiêu quản lý KGKTCQ phố Trần Thái Tông ...................76 3.1.1. Quan điểm :.......................................................................................................................... 76 3.1.2. Mục tiêu :.............................................................................................................................. 76 3.2. Nguyên tắc quản lý không gian kiến trúc cảnh quan phố Trần Thái Tông. ...................................................................................................................................77 3.3. Các giải pháp chung về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan phố Trần Thái Tông. ................................................................................................................78 3.3.1 Giải pháp phân vùng không gian kiến trúc cảnh quan đường phố................................. 78 3.3.2. Giải pháp quản lý công trình kiến trúc .............................................................................. 82 3.3.3. Giải pháp quản lý khu vực công cộng............................................................................... 87 3.3.4. Giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng ................................................................................... 91 3.3.5. Giải pháp quản lý cây xanh ................................................................................................ 95 3.3.6. Giải pháp kiện toàn tổ chức và quy trình quản lý............................................................. 99 3.3.7. Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý KGKTCQ tuyến phố Trần Thái Tông. ........................................................................................................................... 104 PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ......................................................................107 KẾT LUẬN ............................................................................................................107 KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................108 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Các đường phố được ra đời, phát triển gắn liền với sự lớn mạnh của đô thị. Với chức năng vừa là giao thông vừa là giao tiếp, bao quanh đường phố là các công trình kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật… các đường phố đã chất chứa trong mình những không gian kiến trúc cảnh quan góp phần quan trọng tạo nên diện mạo cho đô thị. Các đường phố vành đai ngoài ra còn mang nhiệm vụ đầu nối các điểm quận, huyện với trung tâm thành phố và các tỉnh thành khác, giảm tải cho giao thông trung tâm đô thị. Trong hơn 20 năm qua, các đô thị lớn Việt Nam đã diễn ra quá trình đô thị hóa nhanh, nhiều đường phố mới được xây dựng, các đường phố mới được mở rộng, cải thiện đáng kể khả năng giao thông của đô thị. Tuy nhiên, với nhiều đường phố mới KGKTCQ chưa được quản lý một cách hiệu quả. Thiếu các công cụ quản lý, năng lực cán bộ quản lý chưa cao đã dẫn đến hiện trạng kiến trúc cảnh quan trên các đường phố mới mở lộn xộn, manh mún, nhiều khi cản trở và làm giảm năng lực giao thông của đường phố. Phố Trần Thái Tông thuộc đường Vành đai 2,5 của thành phố Hà Nội là một trường hợp như vậy. Phố Trần Thái Tông thuộc đường Vành đai 2,5 là một trong những phố huyết mạch của phía Tây Thủ đô, với nhiệm vụ kết nối đô thị, các phố xuyên tâm, các quận huyện ngoại thành với trung tâm thủ đô, giảm tải cho đường Vành đai 2 và Vành đai 3. Tuy nhiên sự phát triển nóng vội dẫn đến sự lộn xộn và thiếu kiểm soát của chính quyền và sự tham gia của cộng đồng sinh sống dọc hai bên phố. Các doanh nghiệp, người dân thiếu tự giác trong việc chấp hành đúng các quy định xây dựng, quy định thiết kế kiến trúc cảnh quan của nhà nước dọc hai bên phố. Cùng với sự thay đổi kiến trúc cảnh quan là sự phát triển của loại hình dịch vụ thuộc thành phần kinh tế không chính quy gây ra nhiều vấn đề gay cấn về quản lý đô thị vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị, an toàn giao thông và trật tự an ninh xã hội. Bộ mặt phố và đặc biệt là kiến trúc cảnh quan bị ảnh hưởng xấu. Các cấp chính quyền 2 giải quyết riêng lẻ, chưa đồng bộ và thiếu kiên quyết. Đặc biệt có sự tham gia của cộng đồng còn ít chưa có hiệu quả cao, chưa huy động nguồn lực của cộng đồng trong việc quản lý kiến trúc cảnh quan. Mặt khác công tác lập đồ án quy hoạch quản lý xây dựng vùng theo quy hoạch còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng kiến trúc cảnh quan lộn xộn. Công tác thiết kế đô thị, kiến trúc cảnh quan của phố Trần Thái Tông chưa được quan tâm. Vì vậy công tác lập quy hoạch quản lý xây dựng, quản lý kiến trúc cảnh quan cần được đổi mới đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng. Cần phải có cái nhìn sâu hơn, cụ thể hơn về cộng đồng dân cư dọc hai bên phố để đưa ra những giải pháp hiệu quả trong công cuộc xây dựng đất nước văn minh giầu đẹp hơn. Phố Trần Thái Tông là một trong những phố trọng điểm của phía Tây thủ đô. Tuy nhiên cũng giống một số phố trọng điểm khác ở nước ta, chưa có giải pháp thiết kế đồng bộ quản lý kiến trúc cảnh quan dọc hai bên phố khiến cho bộ mặt kiến trúc cảnh quan lộn xộn, buồn tẻ, không có điểm nhấn. Nguyên nhân dẫn tới những sự tồn tại nêu trên là do việc xây dựng và quản lý kiến trúc cảnh quan còn nhiều tồn tại bất cập ... Do vậy để cải thiện công tác quản lý cho phù hợp với hiện tại và lợi ích tương lai của toàn xã hội là một thách thức lớn đối với ban quản lý của thành phố hà nội, thiếu sự tham gia của cộng đồng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực hiện đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHỐ TRẦN THÁI TÔNG QUẬN CẦU GIẤY - TP HÀ NỘI” là cần thiết và cấp bách, góp phần hoàn thiện kiến trúc cảnh quan của đường phố, tạo bộ mặt kiến trúc khang trang, hiện đại và góp phần nâng cao năng lực giao thông của đường phố. Mục tiêu nghiên cứu:  Đề xuất giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan phố Trần Thái Tông - Quận Cầu Giấy - Tp Hà Nội, nhằm nâng cao chất lượng kiến trúc cảnh quan, gìn giữ cảnh quan phố và góp phần nâng cao năng lực giao thông đường phố trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ hiện nay. 3  Phân tích đánh giá thực trạng và các nội dung quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đường phố.  Đưa ra một số giải pháp hoàn thiện về công cụ pháp lý, tổ chức quản lý thực hiện không gian kiến trúc cảnh quan phố Trần Thái Tông- Tp Hà Nội Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.  Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu quản lý kiến trúc cảnh quan dọc phố Trần Thái Tông thuộc địa phận phường Dịch Vọng Hậu quận Cầu Giấy với chiều dài phố Trần Thái Tông khoảng 2 km (từ đường Xuân Thủy - Cầu Giấy đến đường Dương Đình Nghệ giao Trần Thái Tông) và chiều sâu tối thiểu 2 bên phố là 50m phố Trần Thái Tông thuộc phường Dịch Vọng Hậu quận Cầu Giấy - Tp Hà Nội. Những ô đất mặt phố Trần Thái Tông có chiều sâu sâu hơn lớp đường gần nhất thì lấy hết phạm vi lô đất đó (như hồ nước, cây xanh...).  Đối tượng nghiên cứu ; Công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan các phố nói chung và phố Trần Thái Tông- quận Cầu Giấy- Tp Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu:  Phương pháp thu nhập thông tin: Tập hợp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu phi thực nghiệm, điều tra khảo sát tại địa phương, phỏng vấn sử lý định lượng.  Phương pháp tiếp cận: Tiếp cận logic, phân tích và tổng hợp so sánh đối chiếu định tính và định lượng và tiếp cận hệ thống.  Phương pháp chuyên gia.  Phương pháp phân tích suy luận: Bằng các kiến thức đã học, thực tế công tác và lý luận logic để nghiên cứu vấn đề. 4 Nội dung nghiên cứu  Tổng quan thực trạng công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đường phố tại các đô thị Việt Nam nói chung Tp Hà Nội nói riêng.  Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan phố Trần Thái Tông -quận Cầu Giấy- Tp Hà Nội  Xây dựng các cơ sở khoa học về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan dọc tuyến để nghiên cứu sau này có thể áp dụng vào thực tế.  Đề xuất giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan dọc phố Trần Thái Tông - quận Cầu Giấy- Tp Hà Nội trên cơ sở QHCT cảnh quan 2 bên phố, quy hoạch chi tiết quận Cầu Giấy ...và các văn bản pháp lý liên quan khác . Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:  Ý nghĩa khoa học: Đề xuất các giải pháp khoa học để quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đường phố phù hợp với thực tiễn phát triển đô thị của Việt Nam.  Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn thiện không gian kiến trúc cảnh quan phố Trần Thái Tông - Tp Hà Nội. Xây dựng giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh đường phố, kết nối các khu đô thị mới với các khu chức năng đô thị khác, thu hút đầu tư tạo sự phát triển khu vực đô thị phía Tây thủ đô Hà Nội.  Làm công cụ quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý kiến trúc cảnh quan dọc tuyến.  Xây dựng bộ máy quản lý có sự tham gia của cộng đồng. 5 Cấu trúc luận văn: Sơ đồ A: cấu trúc luận văn TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MỞ ĐẦU NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI CẤU TRÚC LUẬN VĂN KHÁI NIỆM THUẬT NGỮ CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHỐ TRẦN THÁI TÔNG NỘI THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KGKTCQ TUYẾN ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KGKTCQ PHỐ TRẦN THÁI TÔNG CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KTCQ PHỐ TRẦN THÁI TÔNG DUNG CHƯƠNG II : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH NGHIÊN QUAN PHỐ TRẦN THÁI TÔNG CỨU KINH NGHIỆM QUẢN CƠ SỞ LÝ THUYẾT CƠ SỞ PHÁP LÝ CÁC CƠ SỞ THỰC TIỄN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN CHƯƠNG III : ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHỐ TRẦN THÁI TÔNG NGUYÊN QUAN ĐIỂM TẮC QL KGKTCQ PHỐ MỤC TIÊU TRẦN THÁI TÔNG KẾT LUẬN & CÁC KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ CÁC KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP CHUNG VỀ QL KGKTCQ PHỐ TRẦN THÁI TÔNG 6 *Một số khái niệm cơ bản Cảnh quan đô thị Là môi trường nhân tạo và là hình ảnh con người thu nhận được qua tiếp xúc với không gian đô thị. Cảnh quan đô thị bao gồm: Cảnh quan thiên nhiên, công trình xây dựng và hoạt động của con người. + Cảnh quan thiên nhiên: Là trạng thái hoàn cảnh tự nhiên sẵn có của đô thị là núi sông, mặt nước, địa hình, địa mạo, điều kiện khí hậu và những đặc trưng hoàn cảnh đô thị chịu ảnh hưởng của những yếu tố đó.[24] + Công trình xây dựng: Là hình ảnh chủ yếu của đô thị, bao gồm các kiến trúc cũ và mới của đô thị, đường viền đô thị hình thành bởi quần thể kiến trúc, các không gian công cộng và các tác phẩm nghệ thuật trong môi trường đô thị.[24] + Hoạt động của con người: Là phản ánh cuộc sống hàng ngày của người dân đô thị, thông qua nội dung sử dụng lối sống, phong tục tập quán của địa phương. Việc tổ chức tổng hợp và vận dụng một cách hợp lý 3 yếu tố nói trên có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến chất lượng hình ảnh đô thị và môi trường đô thị. Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan + Quản lý: Là một khái niệm rộng bao gồm nhiều lĩnh vực, các nhà kinh tế thiên về quản lý nền sản xuất xã hội, các nhà luật học thiên về quản lý nhà nước, các nhà điều khiển học thiên về quản lý hệ thống. Không có quản lý chung chung mà bao giờ cũng gắn với một lĩnh vực hoặc một ngành nhất định. Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên khách thể nhằm đạt được mục tiêu trước ( xem sơ đồ B ). Dù quản lý trong lĩnh vực nào, người quản lý phải tuân thủ một số nguyên tắc là các quy tắc chuẩn mực, chỉ đạo trong quá trình quản lý, đó là: Nguyên tắc mục tiêu; Nguyên tắc thu hút tham gia tập thể; Nguyên tắc thích ứng, linh hoạt; Nguyên tắc khoa học, hợp lý; Nguyên tắc phối hợp hoạt động của các bên có liên quan đến quản lý. 7 Sơ đồ B: Quan hệ giữa chủ thể, đối tượng và mục tiêu quản lý Chủ thể quản lý Mục tiêu quản lý Đối tượng quản lý Kiến trúc cảnh quan (KTCQ): Là không gian vật thể đô thị được xác định bởi các yếu tố cấu thành gồm: Nhà, công trình kỹ thuật, công trình nghệ thuật, quảng cáo và không gian công cộng. KTCQ là hoạt động định hướng của con người để tạo lập môi trường cân bằng, tổng hòa giữa thiên nhiên và hoạt động của con người và các không gian vật thể được xây dựng. KTCQ được thực hiện thông qua hai lĩnh vực là quy hoạch cảnh quan và thiết kế cảnh quan. Hai nội dung này được thực hiện lồng ghép trong đồ án QHĐT. Quản lý KGKTCQ : Là một trong những nội dung của công tác quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị, nó góp phần tạo lập hình ảnh cấu trúc không gian của đô thị, kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo, xác lập trật tự đô thị, nhằm nâng cao chất lượng sống. Cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng + Cộng đồng: Là một nhóm người đặc trưng sống ở một khu vực địa lý được ghi rõ, có văn hóa và lối sống chung, có sự thống nhất hành động chung để theo đuổi cùng mục đích. + Sự tham gia của cộng đồng: Là một quá trình mà cả chính phủ và cộng đồng cùng có trách nhiệm cụ thể và thực hiên các hoạt động để tạo ra dịch vụ đô thị cho tất cả mọi người. Yếu tố quan trọng nhất của sự tham gia cộng đồng là những 8 người mà lợi ích của họ sẽ chịu ảnh hưởng của dự án phải được tham gia vào tiến trình quyết định dự án. Văn hóa đô thị, lối sống đô thị: Là tổng thể các giá trị vật chất, tinh thần và cả các hoạt động văn hóa nhằm tôn vinh, làm sản sinh, truyền bá và thực hành các giá trị chân, thiện, mỹ, nhằm làm giầu tính người trong đới sống đô thị. Văn hóa đô thị là một thực thể tồn tại khách quan trong mối quan hệ với đời sống thành thị, nó bao hàm các yếu tố văn hóa tĩnh (sản phẩm văn hóa vật thể, các thiết chế văn hóa...) và các yếu tố văn hòa động ( bao gồm cách thức sản xuất, hình thức sinh hoạt văn hóa của dân cư đô thị ) như phong tục tập quán, lễ hội, sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, các hoạt động khoa học, giáo dục, văn hóa, thể thao....và thông qua các phương thức sinh hoạt cùng những biểu hiện của nó mà chúng ta có thể xác định lối sống, nếp sống của các giai tầng dân cư đô thị. Văn hóa đô thị có mối quan hệ hữu cơ với sụ phát triển chung của kinh tế - xã hội đô thị, nó bị tác động, chi phối, ảnh hưởng của kinh tế đô thị.[36] THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất