Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới an hưng, phường dương nội, quậ...

Tài liệu Giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới an hưng, phường dương nội, quận hà đông, thành phố hà nội (tt)

.PDF
29
26
71

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI VƯƠNG TIẾN TRUNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ MỚI AN HƯNG, PHƯỜNG DƯƠNG NỘI, QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH Hà Nội - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI VƯƠNG TIẾN TRUNG KHÓA 2012-2014 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ MỚI AN HƯNG, PHƯỜNG DƯƠNG NỘI, QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý đô thị & công trình Mã số: 60.58.01.06 Luận văn thạc sĩ Quản lý đô thị & công trình NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. HOÀNG VĂN HUỆ Hà Nội - 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo là giảng viên Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã giảng dạy, giúp tôi thu nhận những kiến thức quý báu về chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình trong thời gian học tập tại Trường, đặc biệt là thầy giáo GS. TS. Hoàng Văn Huệ đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để luận văn được hoàn thành. Tôi cũng chân thành cảm ơn tới Lãnh đạo Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội, người thân đã tạo điều kiện về thời gian, cung cấp tài liệu trong suốt thời gian tác giả làm luận văn tốt nghiệp. Tuy đã cố gắng hết mình, nhưng nội dung Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ của hội đồng và đồng nghiệp để Luận văn được hoàn thiện, góp phần nhỏ bé vào việc cải thiện công tác quản lý đô thị, đặc biệt là quản lý hạ tầng kỹ thuật các khu đô thị mới tại Hà Nội. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 HỌC VIÊN Vương Tiến Trung LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 HỌC VIÊN Vương Tiến Trung MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục hình vẽ MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài......................................................................................1 Mục đích nghiên cứu................................................................................2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................2 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................3 Cấu trúc luận văn......................................................................................3 NỘI DUNG Chương 1. Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại dự án Khu đô thị mới An Hưng, phường Dương Nội, quận Hà Đông thành phố Hà Nội................................................................................................5 1.1 Một số thuật ngữ và định nghĩa..................................................5 1.1.1 Khu đô thị mới.........................................................................5 1.1.2 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị..............................................5 1.1.3 Quản lý hệ thống hạ tầng kĩ thuật đô thị..................................7 1.1.4 Xã hội hóa và giám sát cộng đồng...........................................8 1.1.5 Chủ đầu tư cấp I và chủ đầu tư cấp II………………………..8 1.2 Giới thiệu chung về quận Hà Đông - Thành phố Hà Nội……..9 1.2.1 Vị trí địa lý...............................................................................9 1.2.2 Điều kiện tự nhiên..................................................................11 1.3 Công tác quản lý hệ thống hạ tầng kĩ thuật các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội....................................12 1.3.1 Sự hình thành và phát triển các khu đô thị mới tại quận Hà Đông thành phố Hà Nội..........................................................................12 1.3.2 Đánh giá chung công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong các khu đô thị mới tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội………..13 1.3.3 Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kĩ thuật các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội..................18 1.4 Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới An Hưng, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội...........................................................................................................19 1.4.1 Sự hình thành và phát triển của Khu ĐTM An Hưng phường Dương Nội quận Hà Đông......................................................................19 1.4.2 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Khu đô thị mới An Hưng phường Dương Nội, quận Hà Đông........................................................20 1.4.3 Thực trạng quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới An Hưng, phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.........................23 1.4.4 Đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới An Hưng, phường Dương Nội, quận Hà Đông….41 1.5 Tình hình nghiên cứu liên quan................................................42 1.5.1 Các đề tài nghiên cứu.............................................................42 1.5.2 Các dự án quản lý hạ tầng được triển khai………………….42 1.5.3 Một vài luận văn Thạc sỹ về quản lý HTKT Khu ĐTM tại Hà Nội...........................................................................................................43 1.5.4 Những nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan...............43 1.6 Các vấn đề cần giải quyết trong luận văn.................................44 Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới An Hưng, phường Dương Nội, quận Hà Đông ………………………………………………………………….45 2.1 Cơ sở lý luận trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị……………………………………………………………………….45 2.1.1 Vai trò và đặc điểm, nội dung của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị……………………………………………………………………45 2.1.2 Các yêu cầu cơ bản về kỹ thuật đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới phục vụ cho công tác quản lý……………………48 2.1.3 Nội dung quản lý HTKT Khu ĐTM An Hưng……………..55 2.1.4 Các yêu cầu, nguyên tắc và hình thức thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống HTKT đô thị…………………………………………57 2.2 Cơ sở pháp lý trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới An Hưng, phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội……….65 2.2.1 Hệ thống văn bản pháp quy có liên quan đến hạ tầng kỹ thuật đô thị……………………………………………………………………65 2.2.2 Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hà Nội đến năm 2020……………………………………………..……66 2.3 Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới trên thế giới và trong nước………………………………….69 2.3.1 Kinh nghiệm quản lý của các nước trên thế giới…………..69 2.3.2 Kinh nghiệm quản lý trong nước…………………………...72 Chương 3. Đề xuất một số giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới An Hưng, phường Dương Nội, quận Hà Đông……….78 3.1 Giải pháp kỹ thuật…………………………………………….78 3.1.1 Rà soát cốt cao độ và khớp nối đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới với các khu liền kề………………………………78 3.1.2 Đề xuất về quản lý hệ thống đường dây, đường ống kỹ thuật, thu gom rác thải, cấp nước, thoát nước………………………………...80 3.2 Đề xuất điều lệ quản lý, mô hình tổ chức quản lý và lập kế hoạch tổ chức thực hiện dự án khu đô thị mới An Hưng………………86 3.2.1 Điều lệ quản lý Khu đô thị mới An Hưng…………………..86 3.2.2 Đề xuất mô hình tổ chức quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới An Hưng………………………………………………97 3.2.3 Đề xuất lập kế hoạch tổ chức thực hiện dự án Khu đô thị mới An Hưng……………………………………………………………....100 3.2.4 Tăng cường phối hợp giữa chính quyền, chủ đầu tư và người dân sinh sống tại khu đô thị…………………………………………...101 3.3 Xã hội hoá quản lý dịch vụ hạ tầng kỹ thuật và nâng cao vai trò giám sát cộng đồng trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới An Hưng………………………………………………………….104 3.3.1 Xã hội hóa quản lý dịch vụ hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới An Hưng………………………………………………………………104 3.3.2 Nâng cao vai trò của giám sát cộng đồng trong quản lý hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới………………………………………….106 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận.................................................................................................108 Kiến nghị...............................................................................................109 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BQLDA Ban quản lý dự án BXD Bộ xây dựng CĐT Chủ đầu tư CTR Chất thải rắn CTXD Công trình xây dựng DAXD Dự án xây dựng GĐ Giai đoạn GT Giao thông GS Giám sát HTKT Hạ tầng kỹ thuật HTGT Hạ tầng giao thông KĐTM Khu đô thị mới NĐ - CP Nghị định – Chính phủ NXB Nhà xuất bản QCXDVN Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QĐ Quyết định TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên TK Thiết kế TT Thông tư TTg Thủ tướng TKBV Thiết kế bản vẽ UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu Tên bảng, biểu Trang bảng Bảng 1.1 Quy hoạch sử dụng đất Khu đô thị mới An Hưng 21 Bảng 1.2 Bảng thống kê mạng lưới đường 26 Bảng 1.3 Bảng thống kê sử dụng nước 29 Bảng 1.4 Bảng thống kê chỉ tiêu cấp điện tổng hợp 33 Bảng 2.1 Quy định về các loại đường trong đô thị 49-50 Bảng 2.2 Nhu cầu cấp nước sinh hoạt 51 Bảng 2.3 Hành lang bảo vệ lưới điện cao áp theo chiều rộng 52 Bảng 2.4 Hành lang bảo vệ lưới điện cao áp theo chiều cao 53 Bảng 2.5 Hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm theo chiều 53 rộng DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu Tên hình Trang hình Hình 1.1 Bản vẽ quy hoạch sử dụng đất quận Hà Đông 10 Hình 1.2 Phối cảnh tổng thể Khu đô thị mới An Hưng 22 Hình 1.3 Bản vẽ quy hoạch sử dụng đất khu đô thị mới An Hưng 22 Hình 1.4 Bản vẽ định hướng phát triển giao thông Khu đô thị 24 mới An Hưng Hình 1.5 Mặt cắt điển hình đường chính Khu đô thị mới An 25 Hưng Hình 1.6 Mặt cắt điển hình đường liên khu vực Khu đô thị mới 25 An Hưng Hình 1.7 Mặt cắt điển hình đường khu vực và tiểu khu Khu đô 26 thị mới An Hưng Hình 1.8 Đường giao thông đang thi công tại Khu ĐTM An 27 Hưng Hình 1.9 Bản vẽ quy hoạch cấp nước Khu đô thị mới An Hưng 28 Hình 1.10 Sơ đồ nguồn cấp nước sạch cho Khu ĐTM An Hưng 29 Hình 1.11 Hệ thống cấp nước, thoát nước đang thi công tại 30 KĐTM An Hưng Hình 1.12 Bản vẽ quy hoạch thoát nước Khu đô thị mới An Hưng 31 Hình 1.13 Bản vẽ quy hoạch cấp điện Khu đô thị mới An Hưng 33 Hình 1.14 Hệ thống cấp điện và thông tin liên lạc đang thi công 34 tại KĐTM An Hưng Hình 1.15 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban quản lý dự án 38 KĐTM An Hưng Hình 1.16 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban giám sát cộng 40 đồng Hình 2.1 Mối quan hệ trong cơ cấu tổ chức 59 Hình 2.2 Mô hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến 62 Hình 2.3 Mô hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến-tham mưu 63 Hình 2.4 Mô hình quản lý theo cơ cấu chức năng 63 Hình 2.5 Mô hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến-chức năng 64 Hình 2.6 Khu đô thị mới kiểu mẫu Phú Mỹ Hưng 73 Hình 2.7 Khu đô thị mới Nam Thành phố Hồ Chí Minh 76 Hình 2.8 Khu đô thị mới Linh Đàm 77 Hình 3.1 Chi tiết Tuynel kỹ thuật điển hình 81 Hình 3.2 Hệ thống Tuynel kỹ thuật Thành phố Tokyo, Nhật Bản 82 Hình 3.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức BQL hệ thống hạ tầng kỹ thuật 98 khu đô thị mới An Hưng SƠ ĐỒ CẤU TRÚC LUẬN VĂN Mở đầu Chương 1: Thực trạng công tác QL hệ thống HTKT Khu ĐTM An Hưng, 1.1 Một số thuật ngữ và định nghĩa 1.2 Giới thiệu chung về quận Hà Đông - Thành phố Hà Nội 1.3 Công tác quản lý hệ thống hạ tầng kĩ thuật các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội 1.4 Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới An Hưng, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. 1.5 Tình hình nghiên cứu liên quan 1.6 Các vấn đề cần tập trung giải quyết Néi dung Chương 2: Cơ sở lý luận & thực tiễn trong công tác QL hệ thống HTKT Khu ĐTM An Hưng 2.1 Cơ sở lý luận trong quản lý hệ thống HTKT ĐT Chương 3: Đề xuất một số giải pháp QL hiệu quả hệ thống HTKT Khu ĐTM An Hưng 3.1 Giải pháp kỹ thuật 2.2 Cơ sở pháp lý trong quản lý HTKT Khu ĐTM An Hưng, Dương Nội, Hà Đông 2.3 Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý hạ tầng kĩ thuật khu đô thị mới trên thế giới và trong nước 3.2 Đề xuất phương hướng, cơ chế chính sách, mô hình nhằm nâng cao hiệu quả QL hệ thống HTKT Khu ĐTM An Hưng 3.3 Xã hội hóa QL dịch vụ HTKT và nâng cao vai trò của GS cộng đồng trong QL hệ thống HTKT Khu ĐTM An Hưng Kết luận và Kiến nghị 1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, trên cả nước có hàng loạt các khu đô thị mới được hình thành cùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đã tạo nên bước phát triển x©y dùng khá nhanh góp phần hình thành nên bộ mặt đô thị đổi mới, từng bước nâng cao chất lượng đô thị, cải thiện đời sống của người dân, tạo lập một nền tảng phát triển đô thị bền vững. Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, là đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế; là một trong những thành phố đã và đang được triển khai nghiên cứu đầu tư xây dựng nhiều khu đô thị mới nhất trên cả nước. Quận Hà Đông trước tháng 10 năm 2008 là thủ phủ của tỉnh Hà Tây cũ, nay quận Hà Đông trở thành một trong mười quận nội thành của Thủ đô Hà Nội với diện tích 4.832,64ha, dân số hiện nay là 175.689 người, gồm 17 phường trực thuộc. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, Hà Đông với vị trí là quận nội thành nằm ở phía Tây thủ đô tốc đô thị hoá hiện nay đang diễn ra với tốc độ vô cùng nhanh chóng, hình thành hàng loạt các dự án khu đô thị mới đang được đầu tư xây dựng tại đây như: Khu đô thị mới Văn Phú, Khu đô thị mới Văn QuánYên Phúc, Khu đô thị mới Dương Nội, Khu đô thị mới Văn Khê... nhằm thúc đẩy quá trình đô thị hóa quận Hà Đông. Khu đô thị mới An Hưng có quy mô 29,45 ha, nằm trong địa giới quản lý hành chính của phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội; Nơi đây có vị trí rất thuận lợi, đặc biệt là mối liên hệ vùng với các quận, huyện khác của thành phố Hà Nội thông qua hệ thống hạ tầng giao thông gồm nhiều tuyến đường quan trọng mang ý nghĩa chiến lược của Hà Nội như đường Lê Văn Lương kéo dài, đường Lê Trọng Tấn, đường vành đai 4, đường Ngô Thì Nhậm… Theo quy hoạch, Khu đô thị mới An Hưng sẽ được thiết kế với không 2 gian kiến trúc hiện đại, hệ thống cơ sở hạ tầng tiên tiến theo tiêu chuẩn đô thị loại I. Trên thực tế, nhiều dự án xây dựng khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông nói chung và Khu đô thị mới An Hưng nói riêng đã và tương lai sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật. Tại một số dự án khu đô thị mới, ví dụ như khu đô thị mới Văn Quán-Yên Phúc, khu đô thị mới Xa La… chủ đầu tư chưa bàn giao được, hoặc bàn giao xong một số hạng mục công trình nhưng do công tác quản lý chưa được chú trọng dẫn đến chất lượng ngày càng đi xuống, không còn được như trước gây nhiều bức xúc cho xã hội.Việc đấu nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào khu đất dự án khu đô thị mới là rất khó khi bản thân hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong các khu dân cư cũ tiếp giáp khu đô thị mới còn yếu kém, chưa hoàn thiện. Do vậy, vấn đề quản lý hạ tầng kỹ thuật là vấn đề hết sức nóng bỏng, khiến nhiều nhà quản lý, nhà chuyên môn đang phải nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và hiệu quả. Chính vì vậy, đề tài" Giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới An Hưng, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội" là thực sự cần thiết nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý kỹ thuật hạ tầng cho các khu đô thị mới nói chung và Khu đô thị mới An Hưng, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội nói riêng. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở về hiện trạng và thực tiễn quản lý hệ thống HTKT các khu đô thị mới ở nước ta, đặc biệt là ở TP Hà Nội và quận Hà Đông, đề xuất một số giải pháp kỹ thuật và quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới An Hưng, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới. 3 - Phạm vi nghiên cứu: Khu đô thị mới An Hưng, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập tài liệu; - Phương pháp nghiên cứu có chọn lọc các tài liệu và kế thừa kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học và các dự án khác có liên quan; - Phương pháp hệ thống hoá, phân tích, so sánh, tổng hợp để đưa ra các giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới cho phù hợp. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. - Ý nghĩa khoa học: Giải pháp kỹ thuật như rà soát cao độ xây dựng, tổng hợp hệ thống đường ống, đường dây kỹ thuật, điều lệ quản lý, cơ cấu tổ chức và kế hoạch thực hiện tổ chức quản lý HTKT khu đô thị mới An Hứng, phường Dương Nội, quận Hà Đông, TP Hà Nội được xây dựng trên cơ sở đánh giá hiện trạng, và thực tiễn quản lý về hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới có thể bổ sung làm phong phú lý luận quản lý HTKT khu đô thị mới. - Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới An Hưng nhằm xây dựng một khu đô thị mới hài hoà với thiên nhiên, môi trường, hạ tầng đồng bộ và hiện đại, mang đặc thù riêng cho khu vực. Cấu trúc luận văn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn có ba chương gồm có: - Chương 1: Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại dự án xây dựng Khu đô thị mới An Hưng, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. 4 - Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới An Hưng, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. - Chương 3: Đề xuất một số giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới An Hưng, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 108 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận (1). Hiện nay công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật tại các khu đô thị mới là vô cùng cần thiết, nhiều khu đô thị mới đưa vào sử dụng đã xuất hiện sự bất cập của hạ tầng kỹ thuật trong khu đô thị mới hoặc không khớp nối với hạ tầng kỹ thuật xung quanh. Đề tài “Giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới An Hưng, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội” là một đề tài mang tính thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới An Hưng nói riêng và các khu đô thị mới trên địa bàn Hà Đông nói chung. (2). Công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới mang tính đặc thù, đa ngành, phức tạp và có tầm quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị của nhân dân và phát triển kinh tế vĩ mô, cũng như trong phân loại cấp bậc đô thị. Việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo đồng bộ, đáp ứng nhu cầu xã hội, đảm bảo mục tiêu về môi trường và thỏa mãn nhu cầu sử dụng cho người dân trong khu đô thị. Để quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật cần phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận từ chính quyền địa phương, chủ đầu tư cho tới cộng đồng dân cư sống trong đó. (3). Để quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới An Hưng có hiệu quả, trong luận văn này tác giả luận văn đề xuất ba nhóm giải pháp đồng bộ bao gồm: Giải pháp quản lý kỹ thuật; Điều lệ quản lý và mô hình tổ chức quản lý hạ tầng kỹ thuật; Giải pháp xã hội hoá quản lý dịch vụ hạ tầng kỹ thuật và nâng cao vai trò giám sát cộng đồng trong quản lý hạ tầng kỹ thuật. Đặc biệt việc đề xuất giải pháp thành lập ban quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo ra một hệ thống quản lý chuyên môn hoá là đầu nối chặt chẽ của các cơ quan quản lý của nhà nước, các cơ quan chuyên ngành, các bên tham gia dự án với chính quyền sở tại và người dân. Ban quản lý là một bộ 109 phận giúp đỡ, kiểm tra và hướng dẫn thực hiện đúng theo văn bản pháp luật, các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành. Kiến nghị §ể công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới được hiệu quả hơn, tôi kiến nghị: (1). Đối với nhà nước và các cơ quan ban ngành: - Cần có nghiên cứu, rà soát thực trạng công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật các khu đô thị mới hiện nay, từ đó ban hành bổ sung hoàn thiện hoặc thay thế những cơ chế, chính sách cũ không phù hợp. - Xây dựng cơ chế chính sách xã hội hóa hợp lý, theo hình thức cùng chia sẻ lợi ích – trách nhiệm, để huy động tối đa nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài (kể cả nguồn vốn ODA, FDI, huy động nguồn vốn từ người dân) đầu tư xây dựng mạng lưới các trục, tuyến chính hạ tầng kỹ thuật đô thị làm cơ sở để thực hiện đấu nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào dự án các khu đô thị mới. (2). Đối với chủ đầu tư các dự án đô thị mới cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác đầu tư, quản lý, vận hành và bảo trì hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị mới theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật để đảm sử dụng có hiệu quả.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất