Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật bệnh viện đa khoa khu vực lục ngạn tỉnh bắc g...

Tài liệu Giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật bệnh viện đa khoa khu vực lục ngạn tỉnh bắc giang.

.PDF
119
71
80

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN VĂN MẪN GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC LỤC NGẠN TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội – 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN VĂN MẪN KHÓA: 2014-2016 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC LỤC NGẠN TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.PHẠM TRỌNG MẠNH Hà Nội – 2016 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Phạm Trọng Mạnh đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền thụ những kinh nghiệm, những phương pháp nghiên cứu trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn này. Và tôi xin trân trọng cảm ơn Quý thày cô đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn đến Ban giám hiệu; Khoa Sau đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tạo điều kiện và cung cấp những kiến thức, những tài liệu quý báu trong suốt quá trình tôi học tập và thực hiện luận văn. Cuối cùng tôi xin trân trọng cảm ơn Giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bắc Giang - Cơ quan nơi tôi đang công tác, Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, Bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn, cùng các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã giúp đỡ, tạo điều kiện và động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện luận văn này./. Hà Nội, tháng 6 năm 2016 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Văn Mẫn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Văn Mẫn DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Chữ viết tắt CTR Chất thải rắn UBND Ủy ban nhân dân BKĐK Bệnh viện đa khoa CĐHA Chẩn đoán hình ảnh HSCC Hồi sức cấp cứu YHCT Y học cổ truyền KSNK Kiểm soát nhiễm khuẩn CTYT Chất thải y tế BYT Bộ Y tế CTNH Chất thải nguy hại BV Bệnh viện CTYTNH Chất thải y tế nguy hại CTSH Chất thải sinh hoạt CTRYT Chất thải rắn y tế TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam HĐ Hợp đồng KT Kỹ thuật BH Bảo hành BTCT Bê tông cốt thép DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Nội dung Trang Bảng 1.1. Bảng khối lượng CTYT phát sinh hàng ngày tại bệnh viện 18 Bảng 2.1. Diện tích khu đất xây dựng bệnh viện đa khoa 27 Bảng 2.2 Giá trị của các thông số và các chất gây ô nhiễm 51 Bảng 2.3. Giá trị của hệ số K (về quy mô và loại hình cơ sở y tế) 53 Bảng 3.1. Yêu cầu tính năng kỹ thuật thiết bị khử khuẩn 85 Biểu 3.1 Chế độ báo cáo 96 DANH MỤC HÌNH ẢNH STT Nội dung Trang Hình 1.1. Phối cảnh tổng thể Bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn 8 Hình 1.2. Nhà mái tôn lắp dựng trên đường giao thông nội bộ 12 Hình 1.3. Nhà mái tôn lắp dựng trên sân bệnh viện 12 Hình 1.4. Để xe tràn ra lối ra vào cổng chính 13 Hình 1.5. Đường giao thông nội bộ xuống cấp 15 Hình 1.6. Rãnh thoát nước mặt không được bảo trì 15 Hình 1.7. Thu gom chất thải bệnh viện 20 Hình 1.8. Thùng đựng chất thải rắn y tế 21 Hình 1.9. Thùng đựng chất thải rắn sinh hoạt 22 Hình 1.10. Nhà chứa chất thải rắn sinh hoạt 22 Hình 1.11. Nhà xử lý chất thải rắn y tế 23 Hình 1.12. Bãi tro chất thải rắn y tế sau xử lý 24 Hình 1.13. Rãnh thu nước mặt (Nhà khoa Sản) với thực trạng bật tấm đan, nước đọng ô nhiễm. 25 Hình 1.14. Nhà điều hành và bể xử lý nước thải 26 Hình 1.15. Nước thải sau xử lý được đổ ra hồ nước của bệnh viện 26 Hình 2.1. Thùng và bao bì để chứa chất thải y tế 42 Hình 2.2. Thu gom chất thải y tế 44 DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Nội dung Trang Sơ đồ 3.1 Phương án quản lý chất thải rắn y tế 93 Sơ đố 3.2 Sơ đồ minh họa quản lý chất thải trong bệnh viện 98 MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Danh mục viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài 1 Mục đích nghiên cứu 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 Phương pháp nghiên cứu 2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2 Cấu trúc luận văn 3 NỘI DUNG 4 CHƯƠNG I 4 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC LỤC NGẠN Khái quát về bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn 4 1.1.1 Hệ thống bệnh viện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 4 1.1.2 Khái quát về Bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn 6 Thực trạng khai thác, sử dụng cơ sở vật chất của bệnh viện 7 1.1 1.2 1.2.1 Cơ sở vật chất của bệnh viện 7 1.2.2 Thực trạng khai thác, sử dụng 9 1.3 Thực trạng bảo trì công trình hạ tầng kỹ thuật 13 1.3.1 Vai trò của công tác bảo trì 13 1.3.2 Thực trạng công tác bảo trì công trình hạ tầng 14 1.4 Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế 15 1.4.1 Hệ thống quản lý chất thải rắn y tế 15 1.4.2 Phân loại chất thải rắn y tế nơi phát sinh 18 1.4.3 Thu gom chất thải rắn y tế 19 1.4.4 Vận chuyển chất thải rắn y tế 20 1.4.5 Lưu giữ chất thải rắn y tế 21 1.4.6 Xử lý chất thải rắn y tế 23 1.5 Thực trạng quản lý nước thải bệnh viện 24 1.5.1 Nguồn nước thải y tế phát sinh 24 1.5.2 Thực trạng hệ thống thu gom, xử lý 25 CHƯƠNG II 27 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC LỤC NGẠN 2.1 Cơ sở quản lý hạ tầng bệnh viện (Tổng mặt bằng bệnh viện) 27 2.1.1 Yêu cầu về khu đất xây dựng và bố cục tổng mặt bằng 27 2.1.2 Nội dung và giải pháp thiết kế tổng mặt bằng 29 2.1.3 Yêu cầu thiết kế hệ thống kỹ thuật 29 2.2 Bảo trì công trình hạ tầng kỹ thuật 30 2.2.1 Quy định chung về bảo trì công trình hạ tầng 30 2.2.2 Trình tự thực hiện bảo trì công trình hạ tầng 30 2.2.3 Quy trình bảo trì công trình xây dựng hạ tầng 31 2.2.4 Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hạ tầng 33 2.2.5 Thực hiện bảo trì công trình xây dựng hạ tầng 34 2.2.6 Quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình hạ tầng 36 2.2.7 Chi phí bảo trì 37 2.3 Cơ sở quản lý chất thải rắn y tế 39 2.3.1 Phân định chất thải rắn y tế 39 2.3.2 Phân loại chất thải y tế 40 2.3.3 Thu gom chất thải y tế 42 2.3.4 Lưu giữ chất thải y tế 44 2.3.5 Vận chuyển chất thải rắn y tế 46 2.3.6 Xử lý chất thải y tế nguy hại 48 2.3.7 Quản lý và vận hành thiết bị xử lý chất thải rắn y tế 48 2.3.8 Tác động của chất thải y tế đối với môi trường và sức khỏe cộng 49 đồng 2.4 Cơ sở quản lý nước thải y tế 50 2.4.1 Thành phần và các chỉ tiêu ô nhiễm của nước thải y tế 50 2.4.2 Quy định kỹ thuật các chất gây ô nhiễm trong nước thải y tế 51 2.4.3 Phương pháp xác định giá trị các thông số ô nhiễm trong 53 nước thải bệnh viện. 2.5 Cơ sở pháp lý 55 CHƯƠNG III 59 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HẠ TẦNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC LỤC NGẠN 3.1 Giải pháp khai thác hạ tầng kỹ thuật hiện trạng và định 59 hướng phát triển cơ sở hạ tầng. 3.1.1 Giải pháp khai thác hạ tầng hiện trạng 59 3.1.2 Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng 59 3.2 Giải pháp bảo trì công trình hạ tầng kỹ thuật 59 3.2.1 Nội dung cơ bản của công tác bảo trì công trình hạ tầng 60 3.2.2 Phân loại bảo trì 60 3.2.3 Xem xét, quyết định việc tiếp tục sử dụng đối với công trình hết 61 tuổi thọ thiết kế 3.2.4 Kế hoạch bảo trì công trình hạ tầng 63 3.2.5 Quản lý chất lượng công việc bảo trì 66 3.2.6 Nội dung cụ thể của công tác bảo trì 66 3.3 Giải pháp quản lý chất thải rắn 83 3.3.1 Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn 83 3.3.2 Nhà lưu trữ chất thải rắn 85 3.3.3 Bê tông cô lập rác thải sau xử lý 86 3.3.4 Phân loại thu gom, vận chuyển, lưu trữ chất thải 86 3.3.5 Nâng cao năng lực quản lý 90 3.3.6 Kế hoạch cải thiện các quy trình quản lý chất thải bệnh viện 92 3.4 Giải pháp quản lý nước thải y tế 99 3.4.1 Thu gom và xử lý nước thải 99 3.4.2 Quản lý vận hành hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện 100 3.5 Đổi mới cơ cấu tổ chức và định hướng phát triển bệnh viện 101 đến năm 2025. 3.5.1 Đổi mới cơ cấu tổ chức 101 3.5.2 Giải pháp công tác quản lý, nâng cao tính tự chủ và hiệu quả hoạt 101 động bệnh viện KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 102 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Về quy hoạch kinh tế trước đây Bắc Giang nằm trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, từ năm 2016 là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội. Bắc Giang hiện có 09 huyện và 01 thành phố, trong đó có 06 huyện miền núi và 01 huyện vùng cao (Sơn Động). Theo số liệu thống kê năm 2014, dân số toàn tỉnh Bắc Giang có trên 1,6 triệu người, bao gồm 21 thành phần dân tộc, trong đó có 20 thành phần dân tộc thiểu số với số dân là 200.538 người, chiếm 12,4% dân số toàn tỉnh. Đồng bào các dân tộc thiểu số cư trú tập trung ở 105 xã, thị trấn thuộc 6 huyện miền núi, vùng cao: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Tân Yên [32]. Trong thời gian khoảng 10 năm trở lại đây (2005-2015), được sự quan tâm của Trung ương. Ngành y tế tỉnh Bắc Giang được đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng chủ yếu là nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ để xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cho 09 bệnh viện tuyến huyện (Sơn Động, Lục Nam, Lạng Giang, Yên Dũng, Việt Yên, Tân Yên, Yên Thế, Hiệp Hoà, Bệnh viện đa khoa thành phố Bắc Giang) và 05 Bệnh viện tuyến tỉnh (Bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện Tâm Thần, Bệnh viện Sản Nhi, Bệnh viện Nội tiết). Đến nay, việc xây dựng đã cơ bản hoàn tất, việc đưa vào vận hành hiệu quả cơ sở vật chất đã được đầu tư là nhiệm vụ đặt ra đối với ngành y tế, trong đó việc vận hành, bảo trì hạ tầng kỹ thuật bệnh viện cần phải được trú trọng. Với cơ sở vật chất được Nhà nước đầu tư khá đồng bộ, cùng với đó, dân số trong huyện tương đối đông, với nhiều đồng bào dân tộc có trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế nên việc Quản lý hạ tầng kỹ thuật bệnh viện đa khu vực Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang trở lên rất cần thiết – Đây là lý do em chọn đề tài này để nghiên cứu. 2 2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng quản lý hạ tầng kỹ thuật bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. - Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất một số giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý Hạ tầng kỹ thuật bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn. - Phạm vi nghiên cứu: + Khai thác, sử dụng hạ tầng cơ sở vật chất của bệnh viện; + Bảo trì công trình hạ tầng kỹ thuật; + Quản lý chất thải rắn y tế; + Quản lý nước thải y tế. 4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập tài liệu; - Phương pháp nghiên cứu có chọn lọc các tài liệu và kế thừa kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học và các dự án khác có liên quan; - Phương pháp hệ thống hoá, phân tích, so sánh, tổng hợp để đưa ra các giải pháp Quản lý hạ tầng kỹ thuật bệnh viện. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Đưa ra các giải pháp khoa học để quản lý tốt hạ tầng kỹ thuật Bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn. - Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất hiện có để thông qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh phục vụ nhân dân; tạo môi trường bệnh viện trở nên xanh hơn, sạch 3 hơn, hạn chế tối đa các ổ dịch có thể được hình thành tại các bệnh viện, hạn chế lây lan các căn bệnh truyền nhiễm. 6. Cấu trúc luận văn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn có ba chương gồm có: - Chương I: Thực trạng công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật Bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn. - Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hạ tầng kỹ thuật Bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn. - Chương III: Đề xuất giải pháp Quản lý hạ tầng kỹ thuật Bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 103 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn luôn là điểm đến tin cậy cho các bệnh nhân. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, yêu cầu về công tác phục vụ bệnh nhân ngày càng cao đòi hỏi tư duy quản lý và điều hành của bệnh viện cũng khác trước. Quản lý và vận hành tốt hạ tầng kỹ thuật bệnh viện là điều vô cùng quan trọng về lâu về dài đối với việc đảm bảo chức năng và chăm sóc tốt cho bệnh nhân. Đó là cơ sở cho các quy trình bệnh viện tối ưu, góp phần giảm thiểu khối lượng công việc cho các nhân viên bệnh viện. Các nội dung về quản lý hạ tầng kỹ thuật bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn đã được nghiên cứu trong luận văn này và rút ra một số mặt còn hạn chế: - Quản lý và khai thác cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Chưa được bệnh viện thực hiện tốt, nguyên dân là do bệnh viện bị quá tải so với công suất thiết kế, sử dụng một số khoa phòng không đúng với công năng thiết kế ban đầu dẫn đến dây chuyền công năng (theo thiết kế) bị thay đổi, đồng thời bệnh viện đã tiến hành xây dựng một số công trình nhỏ mang tính tự phát không theo quy hoạch. - Công tác bảo trì công trình: Chưa được trú trọng, đến thời điểm hiện tại các hạng mục công trình của bệnh viện chưa được lập hồ sơ bảo trì. - Quản lý chất thải rắn: Vẫn còn những tồn tại như cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động thiếu hiệu quả, cơ sở hạ tầng (nhà chứa, đường xe đẩy...) ít được quan tâm nâng cấp, trang thiết bị (đồ bảo hộ lao động, xe đẩy, xe gom ...) không đủ đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng, chưa chú trọng công tác đào tạo và thiếu các quy định thưởng phạt cần thiết, các bước quản lý xử lý CTRYT làm chưa tốt, phân loại nhầm, vương vãi CTYT hoặc thất thoát CTYT ra ngoài cơ sở. - Công tác quản lý chất thải lỏng: Việc mở rộng cơ sở hạ tầng, đáp ứng nhu cầu khám, điều trị bệnh ngày càng tăng của bệnh viện dẫn đến lượng nước thải phát sinh 104 cũng tăng theo, vì vậy bệnh viện cần được đầu tư nâng cấp công suất xử lý của hệ thống, thực hiện sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng toàn bộ công trình xử lý theo đúng quy định. 2. Kiến nghị: - Đề nghị Ban giám đốc bệnh viện thực hiện xây dựng (cải tạo, xây mới) tuân theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không xây dựng tự phát làm ảnh hưởng đến mỹ quan, làm giảm hiệu quả sử dụng đất. Không tự ý thay đổi dây chuyền công năng theo thiết kế (đã được xây dựng) gây lãng phí chi phí đầu tư. - Lập hồ sơ bảo trì công trình theo hướng dẫn của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. - Đổi mới cơ cấu tổ chức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của bộ máy tổ chức quản lý và xử lý CTRYT trong bệnh viện.Tổ chức hoặc cử người tham dự các lớp tập huấn, hội thảo về quản lý CTRYT để bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho các nhân viên trực tiếp tham gia vào công tác quản lý CTRYT. Thực hiện tốt các quy định trong Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về quản lý chất thải rắn y tế. - Tăng cường công tác truyền thông đến nhân dân trong khu vực để người dân ngày một ý thức hơn trong việc bảo về môi trường và tài sản của bệnh viện mỗi khi đến khám. Đặt các biển báo dễ nhận biết, dễ hiểu để người dân dễ dàng sử dụng cơ sở vật chất của bệnh viện (đặc biết là người dân tộc). - Công tác tổ chức thực hiện đề án phát triển bệnh viện: Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn Bệnh viện xây dựng dự án về trình tự, thủ tục lập dự án đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, tập huấn...; định kỳ kiểm tra, đánh giá và tổng hợp kết quả thực hiện các nội dung của Đề án báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh. 105 Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện lồng ghép các nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, vốn các chương trình, dự án đầu tư cho Bệnh viện theo kế hoạch hàng năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn tiếp theo. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế tham mưu giúp UBND tỉnh cân đối bố trí kinh phí cấp cho bệnh viện theo kế hoạch hàng năm và 5 năm; kiểm tra việc tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn thực hiện Đề án. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về bảo vệ, phòng chống ô nhiễm môi trường. Sở Xây dựng: Phối hợp với các sở, ngành liên quan lập đồ án quy hoạch chi tiết mặt bằng xây dựng các công trình bệnh viện; hướng dẫn, lựa chọn thiết kế xây dựng cho phù hợp với tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng về xây dựng công trình Y tế. Sở Nội vụ: Phối hợp với Sở Y tế, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế bệnh viện theo cơ cấu vị trí việc làm theo lộ trình của Đề án. Bệnh viện Đa khoa khu vực Lục Ngạn: Xây dựng kế hoạch hàng năm về đầu tư cơ sở hạ tầng, kế hoạch mua sắm trang thiết bị trình Sở Y tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Xây dựng kế hoạch cụ thể về đào tạo cán bộ, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Điều chỉnh cơ cấu biên chế theo Đề án vị trí việc làm của từng năm trình Sở Y tế, Sở Nội vụ, Sở Tài chính phê duyệt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2004), TCVN 7380:2004. Lò đốt chất thai rắn y tếYêu cầu kỹ thuật. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015),Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT về Quản lý chất thải rắn nguy hại. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế (2015), Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT Quy định về quản lý chất thải rắn y tế. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Quy chuẩn QCVN 02:2012/BTNMT về lò đốt chất thải rắn y tế. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), QCVN 28:2010/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế. 6. Bộ Xây dựng (2004), TCXDVN 320:2004. Bãi chôn lấp chất thải nguy hại - Tiêu chuẩn thiết kế. 7. Bộ Xây dựng (2007), TCXDVN 365 : 2007 “Bệnh viện đa khoa- Hướng dẫn thiết kế”. 8. Bộ Y tế (1997), Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT về việc ban hành Quy chế bệnh viện. 9. Chính phủ (2015), Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. 10. Chính phủ (2015), Nghị định 18/2015/NĐ-CP về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. 11. Chính phủ (2014), Nghị định số 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải; 12. Chính phủ (2012), Nghị định 72/2012/NĐ-CP về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất