Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố ninh bình, tỉnh ninh bìn...

Tài liệu Giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố ninh bình, tỉnh ninh bình.

.PDF
113
149
112

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI --------------------------- PHAN TRƯỜNG HUY GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH Hà Nội – 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI --------------------------- PHAN TRƯỜNG HUY KHÓA 2014-2016 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH Chuyên ngành: Quản lý đô thị & công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS.TRẦN THỊ HƯỜNG Hà Nội – 2016 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa học cũng như luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau đại học và các khoa, phòng, ban liên quan cùng tập thể cán bộ giảng viên của Nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian tác giả học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Trần Thị Hường, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và chỉ bảo tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin cảm ơn cơ quan, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành khóa học. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 6 năm 2016 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phan Trường Huy LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiêm cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, tháng 6 năm 2016 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phan Trường Huy MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu Danh mục hình ảnh MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 2 Các khái niệm (thuật ngữ) .................................................................................... 3 Cấu trúc của luận văn ........................................................................................... 4 NỘI DUNG ............................................................................................................ 5 CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH. ..................................................................................................................... 5 1.1. Giới thiệu chung về thành phố Ninh Bình ..................................................... 5 1.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 5 1.1.2. Hiện trạng kinh tế xã hội............................................................................ 7 1.1.3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật ...................................................................... 11 1.2. Thực trạng công tác quản lý phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý CTRSH trên địa bàn thành phố Ninh Bình.................................................... 14 1.2.1. Hiện trạng nguồn gốc, khối lượng và thành phần CTRSH ....................... 14 1.2.2. Hiện trạng công tác phân loại, thu gom, vận chuyển CTRSH................... 18 1.2.3. Thực trạng về công tác xử lý, tái chế và tái sử dụng CTRSH ................... 22 1.2.4. Những hạn chế của công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH.................................................................................................................. 24 1.3. Thực trạng công tác tổ chức quản lý CTRSH của thành phố Ninh Bình .. 25 1.3.1. Thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý CTRSH của thành phố Ninh Bình ...... 25 1.3.2. Thực trạng cơ chế chính sách quản lý CTRSH tại thành phố Ninh Bình .. 31 1.3.3. Tình hình xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CTRSH tại thành phố Ninh Bình......................................................................................... 31 1.4. Đánh giá chung ............................................................................................. 32 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀNTHÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH. ........................................................................................................ 35 2.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 35 2.1.1. Thành phần và đặc tính CTRSH trong đô thị ........................................... 35 2.1.2. Các quá trình chuyển hóa của CTRSH ..................................................... 36 2.1.3. Tác động của CTRSH đến sức khỏe, môi trường, kinh tế xã hội và mỹ quan của đô thị ...................................................................................................... 39 2.1.4. Các công nghệ xử lý CTRSH đô thị ......................................................... 43 2.1.5. Các nguyên tắc chung quản lý CTRSH đô thị .......................................... 46 2.1.6. Sự cần thiết của xã hội hóa và tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý CTRSH.............................................................................................................. 47 2.2. Cơ sở pháp lý ................................................................................................ 49 2.2.1. Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến quản lý CTRSH......................... 49 2.2.2. Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050............................................................................................................... 51 2.2.3. Định hướng phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch chung thành phố Ninh Bình ...................................................................................................................... 52 2.3. Dự báo CTRSH phát sinh tại thành phố Ninh Bình ................................... 56 2.3.1. Căn cứ lựa chọn tiêu chuẩn tính toán khối lượng ..................................... 56 2.3.2. Dự báo khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn thành phố Ninh Bình.. 57 2.4. Kinh nghiệm quản lý CTRSH của một số đô thị trên thế giới và Việt Nam57 2.4.1. Kinh nghiệm của các đô thị trên thế giới .................................................. 57 2.4.2. Kinh nghiệm của các đô thị ở Việt Nam .................................................. 63 2.4.3. Kinh nghiệm quản lý CTRSH có thể áp dụng cho thành phố Ninh Bình .. 65 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NINH BÌNH , TỈNH NINH BÌNH..... 67 3.1. Quan điểm và mục tiêu quản lý CTRSH thành phố Ninh Bình ................. 67 3.1.1. Quan điểm ............................................................................................... 67 3.1.2. Mục tiêu .................................................................................................. 67 3.2. Đề xuất các giải pháp quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Ninh Bình69 3.2.1. Giải pháp phân loại CTRSH tại nguồn ..................................................... 69 3.2.2. Giải pháp thu gom, vận chuyển CTRSH .................................................. 72 3.2.3. Giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế CTRSH ................................... 76 3.2.4. Giải pháp xử lý CTRSH........................................................................... 77 3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Ninh Bình ...................................................................................................... 80 3.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý ............................................................................ 80 3.3.2. Cơ chế chính sách quản lý ....................................................................... 87 3.3.3. Đầu tư và nâng cấp trang thiết bị và phương tiện ..................................... 89 3.3.4. Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ thực thi quản lý CTRSH . 90 3.4. Đề xuất thực hiện mô hình Xã hội hóa & Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CTRSH tại thành phố Ninh Bình .......................................................... 91 3.4.1. Đề xuất áp dụng mô hình Xã hội hóa ....................................................... 91 3.4.2. Mở rộng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế CTRSH phủ kín địa bàn thành phố với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.................................. 94 3.4.3. Tổ chức các hình thức vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng đối với quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế góp phần tham gia vào công tác quản lý CTRSH ....................................................................................... 97 3.5. Đề xuất giải pháp tài chính........................................................................... 98 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 100 Kết luận .............................................................................................................. 100 Kiến nghị ............................................................................................................ 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ BCL Bãi chôn lấp BCLHVS Bãi chôn lấp hợp vệ sinh BVMT Bảo vệ môi trường CTR Chất thải rắn CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt CTRYT Chất thải rắn y tế CTRCN Chất thải rắn công nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Số hiệu bảng, biểu Tên bảng biểu Trang Tổng hợp diện tích, dân số tại các Bảng 1.1 phường, xã trên địa bàn thành phố 8 Ninh Bình Bảng 1.2 Bảng 1.3 Bảng 1.4 Bảng 1.5 Bảng 1.6 Khối lượng CTRSH khu vực nội thành Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực ngoại thành Khối lượng CTRSH tại các khu công nghiệp Thành phần CTR sinh hoạt tại thành phố Ninh Bình (Đơn vị: %) Tổng hợp số điểm thu gom, phương tiện vận chuyển trên địa bàn thành phố 15 16 16 17 21 Tóm tắt chiến lược quốc gia về quản lý Bảng 2.1 tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn 51 đến năm 2050 Bảng 3.1 Lộ trình thực hiện phân loại CTR tại nguồn cho thành phố Ninh Bình 72 DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 1.1 Bản đồ hành chính thành phố Ninh Bình 5 Hình 1.2 Sơ đồ hiện trạng thoát nước thải, quản lý CTR và nghĩa trang 14 Hình 1.3 Rác thải được phân loại tại khu xử lý 18 Hình 1.4 Người dân nhặt rác tại khu chôn lấp 18 Hình 1.5 Nhân viên môi trường thu gom tại các tổ dân phố 20 Hình 1.6 Rác thải vứt bừa bãi ở lề đường 20 Hình 1.7 Nhân viên môi trường thu gom bằng xe đẩy tay 20 Hình 1.8 Xe chở rác 20 Hình 1.9 Hình 1.10 Hình 1.11 Hình 1.12 Bãi xe của Công ty Cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị thành phố Ninh Bình Điểm tập kết rác Lễ khánh thành khu xử lý CTR tại xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp Bãi chôn lấp CTR Sinh hoạt tại thung Quèn Khó 21 21 23 23 Điểm cẩu rác ở khu nhà 5 tầng Hình 1.13 (điểm giáp ranh giữa 3 phường Thanh Bình, 25 Bích Đào và Nam Bình) Hình 1.14 Sơ đồ tổ chức quản lý hành chính CTRSH trên địa bàn thành phố 26 Sơ đồ hoạt động của Hình 1.15 Công ty Cổ phần Môi trường và dich vụ đô thị 28 thành phố Ninh Bình Hình 1.16 Công ty Cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị thành phố Ninh Bình 29 Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 1.17 Xe đẩy tay bị han rỉ, xuống cấp 29 Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Hình 1.18 Môi trường và dịch vụ đô thị 30 thành phố Ninh Bình Hình 2.1 Sơ đồ nguồn phát sinh CTRSH 35 Hình 3.1 Hướng dẫn phân loại rác tại nguồn 70 Hình 3.2 Hệ thống thu gom rác thải của nhà cao tầng 74 Hình 3.3 Mô hình tổ chức đội VSMT tự quản 75 Hình 3.4 Mô hình thu gom và vận chuyển CTRSH trên địa bàn TP Ninh Bình 76 Đề xuất cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Cổ Hình 3.5 phần Môi trường và dich vụ đô thị 86 thành phố Ninh Bình Hình 3.6 Đề xuất mô hình quản lý CTRSH theo hướng xã hội hóa trên địa bàn thành phố Ninh Bình 92 1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển kinh tế ­ xã hội của đất nước, các đô thị cũng được mở rộng và phát triển nhanh chóng. Sự phát triển này một mặt góp phần tăng trưởng kinh tế, nhưng mặt khác lại tạo ra một lượng lớn chất thải rắn sinh hoạt gây ảnh hưởng tới môi trường vào cuộc sống của con người. Để đảm bảo phát triển các đô thị bền vững và ổn định, vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt phải được nhìn nhận một cách tổng hợp, không chỉ đơn thuần là việc tổ chức xây dựng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh cho một đô thị như phần lớn các dự án hiện nay đang được thực hiện mà cần phải được xem xét toàn diện ở trên diện rộng như vùng, liên đô thị… Mặt khác việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt muốn đạt hiệu quả tốt cũng phải đón đầu được sự phát triển chứ không chạy theo sự phát triển của các đô thị như hiện này. Thành phố Ninh Bình nằm ở vùng cực Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, có diện tích tự nhiên khoảng 46,99 km2, cách thủ đô Hà Nội 93km; là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hóa giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với rừng núi Tây Bắc, nằm gần các địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc với tuyến hành lang Hà Nội ­ Hải Phòng ­ Quảng Ninh, và nằm trong vùng duyên hải Bắc Bộ. Cùng với tiềm năng về công ­ nông ­ lâm nghiệp, thành phố Ninh Bình còn có thế mạnh phát triển đa dạng các loại hình du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng. Bên cạnh sự phát triển đó, thành phố Ninh Bình cũng đang đối mặt với các thách thức về bảo vệ môi trường, đặc biệt là vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Hiện tại toàn bộ CTRSH trên địa bàn thành phố Ninh Bình đều được thu gom và chuyển về cơ sở xử lý CTR đặt tại thành phố Tam Điệp với công nghệ xử lý chính là chôn lấp. Tổng lượng CTRSH được thu gom ước đạt 83% tổng lượng CTRSH phát sinh. Tuy nhiên, công tác phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh và phân loại tại nguồn, tái sử dụng, tái chế, giảm khối lượng CTRSH phải chôn lấp đảm bảo sự tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, sự an toàn về xã hội và môi trường chưa được quan tâm, áp dụng vào thực tế. Để góp phần phát triển đô thị bền vững, quản lý CTRSH có hiệu quả và tiết kiệm tài 2 nguyên, việc chọn đề tài nghiên cứu “ Giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình” là thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nhằm thực hiện tốt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 và Nghị định số 59/2007/NĐ­CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; Nghị định số 38/2015/NĐ­CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất thải và phế liệu. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Ninh Bình để từ đó đưa ra các đề xuất, giải pháp quản lý CTRSH nhằm xây dựng hệ thống quản lý CTRSH hiện đại, nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Ninh Bình. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt, hình thành lối sống thân thiện với môi trường. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Phạm vi nghiên cứu: Tại thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình (toàn bộ lãnh thổ hành chính của thành phố với diện tích 46,99km2, gồm có 11 phường và 03 xã). Phương pháp nghiên cứu ­ Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập tài liệu; ­ Phương pháp tổng hợp, dự báo, đánh giá; ­ Phương pháp kế thừa có chọn lọc các tài liệu và kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học và các dự án khác có liên quan; ­ Phương pháp hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp; ­ Phương pháp so sánh, đối chiếu; ­ Phương pháp chuyên gia. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Đề xuất các giải pháp trên cơ sở khoa học để quản lý CTRSH có hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội tại thành phố Ninh Bình. Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý (phân loại, thu gom, vận 3 chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý) CTRSH trên địa bàn thành phố Ninh Bình nhằm BVMT, phát triển đô thị bền vững. Đồng thời có thể áp dụng trong công tác quản lý CTRSH ở một số đô thị có điều kiện tương đồng. Các khái niệm (thuật ngữ) [7] ­ Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. ­ Chất thải thông thường là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại. ­ Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người. ­ Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. ­ Phân loại chất thải là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân định) trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản lý khác nhau. ­ Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển. ­ Tái sử dụng chất thải là việc sử dụng lại chất thải một cách trực tiếp hoặc sau khi sơ chế mà không làm thay đổi tính chất của chất thải. ­ Sơ chế chất thải là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật cơ ­ lý đơn thuần nhằm thay đổi tính chất vật lý như kích thước, độ ẩm, nhiệt độ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân loại, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý nhằm phối trộn hoặc tách riêng các thành phần của chất thải cho phù hợp với các quy trình quản lý khác nhau. ­ Tái chế chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để thu lại các thành phần có giá trị từ chất thải. ­ Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải. 4 ­ Cơ sở phát sinh chất thải là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải. ­ Chủ nguồn thải là các tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở phát sinh chất thải. ­ Khu công nghiệp là tên gọi chung cho khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp. ­ Cơ sở xử lý chất thải là cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải (kể cả hoạt động tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải). ­ Chôn lấp CTR hợp vệ sinh: là hoạt động chôn lấp phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung chính của luận văn có 03 chương: - Chương I: Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. - Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. - Chương III: Đề xuất giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 100 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận 1. Để góp phần phát triển độ thị bền vững, quản lý CTRSH có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên, việc chọn đề tài nghiên cứu “ Giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình” là thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nhằm thực hiện tốt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. 2. Luận văn đã nghiên cứu được các vấn đề trong công tác quản lý CTRSH tại thành phố Ninh Bình như: (1) điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ thuật của thành phố Ninh Bình (2) thực trạng công tác tổ chức quản lý, phân loại, thu gom, vận chuyền, tái chế và xử lý trên địa bàn thành phố Ninh Bình (3) các cơ sở lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Ninh Bình. Từ những kết quả nghiên cứu đó tác giả đưa ra nhưng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Ninh Bình như sau: ­ Đề xuất nhưng giải pháp quản lý trong công tác: phân loại CTRSH tại nguồn; thu gom, vận chuyển; giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế. ­ Đề xuất giải pháp xử lý CTRSH trên địa bàn thành phố Ninh Bình áp dụng công nghệ dùng CTRSH làm nguyên liệu trong quá trình sản xuất xi măng. ­ Đề xuất giải pháp về tổ chức quản lý; chính sách quản lý; đầu tư nâng cấp trang thiết bị và phương tiện; đào tạo và nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ thực thi quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Ninh Bình. ­ Đề xuất thực hiện mô hình Xã hội hóa & Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý CTRSH: áp dụng mô hình Xã hội hóa với nhiều thành phần kinh tế; mở rộng dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSH phủ kín địa bàn thành phố với sự tham gia của nhiều thành phần, tổ chức các hình thức vận động; tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế CTRSH. ­ Đề xuất các giải pháp về tài chính góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Ninh Bình. 101 Kiến nghị Trên cơ sở nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tác giả đưa ra một vài kiến nghị nhằm hi vọng có thể cải thiện hoạt động quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Ninh Bình, cụ thể như sau: 1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường về CTRSH của từng cấp, ngành, đặc biệt chú ý việc phân cấp và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể; tăng cường năng lực của bộ máy quản lý các cấp. 2. Tăng cường xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; huy động doanh nghiệp cộng đồng và các tổ chức chính trị ­ xã hội tham gia các hoạt động quản lý chất thải rắn. 3. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức BVMT cho các cán bộ quản lý môi trường ở các sở, huyện, xã, các tổ chức doanh nghiệp... 4. Tăng cường thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong quản lý CTRSH, có chế tài xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật; áp dụng có hiệu quả công cụ kinh tế và công cụ truyền thông… 5. Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng cho hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế chất thải rắn sinh hoạt nhằm đẩy mạnh và phát huy hiệu quả hoạt động phân loại rác thải tại nguồn ở các khu đô thị. 6. Tăng cường quản lý chặt chẽ đối với hoạt động nhập phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, tái chế; xử lý kiên quyết và nghiêm minh các hành vi vi phạm. 7. Đề nghị chỉ tiếp nhận các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh đảm bảo công nghệ tiên tiến, ít gây ô nhiễm môi trường. 8. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp cận, giới thiệu các nguồn vốn vay, tài trợ từ nước ngoài cho các dự án trên địa bàn tỉnh. 9. Đề nghị các đơn vị sản xuất, kinh doanh và dịch vụ hoạt động sản xuất trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt hoặc đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt hoặc cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1.] Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia). [2.] Bộ Tài chính (2014), Thông tư 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 về hướng dẫn về phí vệ sinh, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, Hà Nội. [3.] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2011 về chất thải rắn, Hà Nội. [4.] Bộ Xây dựng (2009), Báo cáo xây dựng chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025 tầm nhìn 2050, Hà Nội. [5.] Bộ Xây dựng (2012), Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch quản lý Chất thải rắn tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, Hà Nội. [6.] Chính phủ (2007), Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 quy định về quản lý chất thải rắn, Hà Nội. [7.] Chính phủ (2015), Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về Quản lý chất thải và phế liệu. [8.] Cục thống kê Ninh Bình (2014), Niêm giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2014, Ninh Bình. [9.] Lê Cường (2011), Quản lý CTRSH tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội theo hướng xã hội hóa, Luận văn thạc sỹ quản lý đô thị và công trình, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội khóa 2008 ­ 2011. [10.] Phạm Ngọc Đăng (2000), Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội. [11.] Phạm Hữu Giáp (2015), Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đến năm 2030, Luận văn thạc sỹ quản lý đô thị và công trình, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội khóa 2013 ­ 2015. [12.] Trần Thị Hường, Cù Huy Đấu (2009), Quản lý chất thải rắn đô thị, nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội. [13.] Trần Thị Ngọc Linh (2012), Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Nguyên theo hướng xã hội hóa , Luận văn thạc sỹ quản lý đô thị và công trình, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội khóa 2010­ 2012. [14.] Trần Hiếu Nhuệ (2001), Quản lý chất thải rắn, tập 1 chất thải rắn đô thị, nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội. [15.] Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, Hà Nội. [16.] Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình (2014), Báo cáo thực trạng các nguồn phát sinh CTRtrên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2014, Ninh Bình. [17.] Sở Xây dựng tỉnh Ninh Bình (2014), Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Ninh Bình. [18.] Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 về Phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội. [19.] UBND thành phố Đà Nẵng (2014), Quyết định số22/2014/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2014 quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng. [20.] UBND tỉnh Đồng Tháp (2015), Quyết định số07/2015/QĐ-UBND ngày 06 tháng 2 năm 2015 ban hành quy định thu phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, Đồng Tháp. [21.] UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2013), Quyết định số34/2013/QĐ-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2013 ban hành quy định thu mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế. [22.] UBND tỉnh Ninh Bình (2013), Quyết định số245/QĐ-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2013 phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, Ninh Bình. [23.] Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu (2007), Giáo trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt, Công ty Môi trường Tầm nhìn xanh.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất