Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Môi trường Giái pháp quản lý chất lượng thi công công trình trụ sở xí nghiệp thủy nông than...

Tài liệu Giái pháp quản lý chất lượng thi công công trình trụ sở xí nghiệp thủy nông thanh liêm, tỉnh hà nam

.PDF
130
81
73

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Luận văn Thạc sĩ kĩ thuật chuyên ngành Quản lý xây dựng với đề tài: “Giải pháp quản lý chất lượng thi công công trình trụ sở xí nghiệp thủy nông Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam” được hoàn thành với sự giúp đỡ của Phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học, Khoa Công trình, Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng - Trường Đại học Thủy lợi, cùng các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Học viên xin cám ơn chân thành đến Lãnh đạo công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh Hà Nam, thầy cô và cán bộ ở các cơ quan khác đã hết lòng giúp đỡ cho học viên hoàn thành Luận văn. Đặc biệt, học viên xin cám ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Trọng Tư đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho học viên trong quá trình thực hiện Luận văn này. Với thời gian và trình độ còn hạn chế, tác giả không thể tránh khỏi những thiếu sót và rất mong nhận được hướng dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, của đồng nghiệp. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực chưa được ai cống bố trong các công trình nghiên cứu nào trước đây và các thông tin trích trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 2018 TÁC GIẢ Đỗ Trọng Hiệp ii MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................... v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .................................................................vi MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG .................................................................................................. 3 1.1 Khái niệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng ............................................... 3 1.1.1 Khái niệm về chất lượng sản phẩm và chất lượng công trình xây dựng............ 3 1.1.2. Khái niệm, vai trò quản lý chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng công trình xây dựng .............................................................................................................. 7 1.2 Sự cần thiết của công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình ......................... 17 1.2.1 Thực trạng chất lượng công trình ở nước ta ................................................... 17 1.2.2 Vai trò của quản lý chất lượng công trình xây dựng ...................................... 22 1.2.3 Một số mô hình quản lý dự án ở nươc ta hiện nay ........................................... 22 1.3 Những nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình. .............................................................................................................................................. 25 1.3.1 Các vấn đề tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chất lượng xây dựng ....... 25 1.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý chất lượng công trình. .......................................................................................................................... 28 Kết luận chương I ............................................................................................................... 31 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG .................................................................................... 32 2.1 Quy định pháp lý trong quản lý chất lượng xây dựng công trình ........................... 32 2.1.1 Hệ thống văn bản pháp luật trong QLCL......................................................... 32 2.1.2. Quy chuẩn, tiêu chuẩn về QLCL công trình xây dựng:................................... 35 2.2 Nội dung quản lý chất dựng công trình lượng xây dân dụng ................................... 37 2.2.1 Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng ............................................................. 38 2.2.2 Quản lý chất lượng thiết kế công trình ............................................................. 40 2.2.3 Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình............................................ 42 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng công trình......................... 47 2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình ............................................ 47 2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng công trình ................ 49 iii 2.3.2.1 Công tác lựa chọn nhà thầu ......................................................................... 49 Kết luận chương 2 .............................................................................................................. 54 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH TRỤ SỞ XÍ NGHIỆP THỦY NÔNG THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM ........................................................................................................ 55 3.1 Giới thiệu chung về dự án Trụ sở xí nghiệp thủy nông Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam55 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên của vùng dự án. ................................................................. 55 3.1.2 Khái quát chung về dự án xây dựng Trụ sở xí nghiệp thủy nông Thanh Liêm 57 3.2 Thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình Trụ sở xí nghiệp thủy nông Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam ................................................................. 61 3.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý chất lượng .................................................................. 61 3.2.2. Yêu cầu quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công công trình trụ sở xí nghiệp thủy nông Thanh Liêm ............................................................................................... 64 3.3 Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng thi công công trình trụ sở xí nghiệp thủy nông Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. ............................................................ 72 3.3.1. Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý chất lượng ............................................ 72 3.3.2. Giải pháp tổ chức quản lý thi công của nhà thầu .......................................... 78 3.3.3 Giải pháp quản lý kiểm soát vật tư, vật liệu đầu vào....................................... 80 3.3.4 Giải pháp kiểm soát các máy móc, thiết bị thi công ........................................ 85 3.3.5 Giải pháp kiểm soát chất lượng thi công một số hạng mục chính ................... 89 Kết luận chương 3 ................................................................................................... 120 iv DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Các yếu tố tạo nên chất lượng công trình xây dựng ..........................5 Hình 1.2: Sơ đồ về quản lý chất lượng theo hệ thống ISO 9000:2000 ............10 Hình 1.3: Quy trình QLCLCTXD theo NĐ 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/201511 Hình 1.4: Công trình Hầm Hải Vân .................................................................18 Hình 1.5: Khu đô thị mới Sala, Quận 2, TP.HCM...........................................18 Hình 1.6: Sập giáo chống Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông & Đường lún, nứt cao tốc TP HCM - Trung Lương .......................................................19 Hình 1.7: Sự cố vỡ đập ở Gia Lai ....................................................................20 Hình 1.8: Sập cầu máng 3 – Công trình thủy lợi Sông Dinh 3 ........................20 Hình 1.9: Sập nhịp cầu Chợ Đệm ....................................................................21 Hình 1.10: Vỡ đường ống dẫn dòng thủy điện Sông Bung 2 ..........................21 Hình 1.11: Mô hình chủ đầu tư trực tiếp QLDA .............................................23 Hình 1.12: Mô hình chủ đầu tư thuê Tư Vấn QLDA.......................................24 Hình 1.13: Mô hình các chủ thể tham gia thi công công trình ........................25 Hình 2.1 Sơ đồ Mô hình QLCLCT xây dựng ở Việt Nam ..............................32 Hình 3.1 Mặt bằng thiết kế tầng 1, 2 ...............................................................59 Hình 3.2 Trục đứng nhà làm việc ....................................................................59 Hình 3.3 Mô hình quản lý chất lượng của Chủ đầu tư.....................................61 Hình 3.4 Mô hình tổ tư vấn giám sát ...............................................................64 Bảng 3.4 Mô hình Ban Quản lý dự án .............................................................74 Hình 3.5 Quan hệ giữa các bên trong quá trình thi công xây dựng công trình 78 Hình 3.6 Sơ đồ quản lý thi công của nhà thầu .................................................79 Hình 3.7 Sơ đồ kiểm tra chất lượng vật liệu đầu vào ......................................85 Hình 3.8 Sơ đồ quản lý chất lượng máy móc, thiết bị .....................................88 Hình 3.9 Mô hình máy ép No3 - 94 ..................................................................93 v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT BQLDA Ban quản lý dự án CĐT Chủ đầu tư CLCTXD Chất lượng công trình xây dựng QLDA Quản lý dự án QLNN Quản lý nhà nước TVGS Tư vấn giám sát TVTK Tư vấn thiết kế VLXD Vật liệu xây dựng ĐVTC Đơn vị thi công BTCT Bê tông cốt thép vi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Ngành xây dựng là một ngành sản xuất vật chất quan trọng, đóng góp vai trò quan trọng quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam trong những năm trở lại đây ngành Xây dựng đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng từ 20% đến 25%. Các doanh nghiệp, công ty xây dựng đang nắm lấy cơ hội để phát triển, và đang có những cuộc cạnh tranh khốc liệt. Một trong số những yếu tố cạnh tranh đó là chất lượng công trình. Để nâng cao chất lượng công trình xây dựng, nhất thiết phải có những đánh giá một cách toàn diện tình hình kiểm soát chất lượng công trình, để từ đó có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng công trình. Trong xây dựng chất lượng công trình xây dựng không những có liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình mà còn là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Luật Xây dựng 2014 được Quốc Hội Khóa XIII thông qua năm 2014, trong đó chất lượng công trình xây dựng cũng là nội dung trọng tâm, xuyên suốt. Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn Luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng đã được hoàn thiện theo hướng hội nhập quốc tế; những mô hình quản lý chất lượng công trình tiên tiến cùng hệ thống tiêu chí kỹ thuật cũng được áp dụng một cách hiệu quả. Đó cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài:“Giải pháp quản lý chất lượng thi công công trình Trụ sở làm việc xí nghiệp thủy nông Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam ”. 2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu: Đề xuất giải pháp nhằm quản lý chất lượng công trình xây dựng, áp dụng cho công trình Trụ sở xí nghiệp thủy nông Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Phạm vi không gian: nghiên cứu trong giai đoạn thi công xây dựng công trình. 1 3.Nội dung của luận văn: - Thực trạng quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Việt Nam hiện nay. Nêu ra các vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong quản lý chất lượng công trình xây dựng. - Phân tích nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại - Nghiên cứu cơ sở khoa học trong quản lý chất lượng - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các công trình xây dựng 4. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng và nội dung nghiên cứu trong điều kiện Việt Nam, đó là: Phương pháp khảo sát thực tế; Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, phân tích kế thừa nghiên cứu đã có; và một số phương pháp kết hợp khác. 5. Các kết quả dự kiến đạt được : - Tổng quan về chất lượng thi công xây dựng công trình - Hệ thống cơ sở lý luận về quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình. - Phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình hiện nay, qua đó đánh giá những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại, từ đó nghiên cứu giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tiễn để quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình, từ đó áp dụng vào dự án xây dựng trụ sở xí nghiệp thủy nông Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 1.1 Khái niệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng 1.1.1 Khái niệm về chất lượng sản phẩm và chất lượng công trình xây dựng 1.1.1.1 Khái niệm về chất lượng sản phẩm Khái niệm chất lượng sản phẩm đã xuất hiện từ lâu, ngày nay được sử dụng phổ biến và rất thông dụng hàng ngày trong cuộc sống cũng như trong sách báo. Bất cứ ở đâu hay trong tài liệu nào chúng ta đều thấy xuất hiện thuật ngữ chất lượng. Tuy nhiên hiểu như thế nào là chất lượng lại là vấn đề không đơn giản. Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về chất lượng. Mỗi cách tiếp cận xuất phát từ những góc độ và nhằm phục vụ những mục tiêu khác nhau. Để thực hiện chiến lược và các mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh của mình các doanh nghiệp đưa ra những quan niệm chất lượng xuất phát từ góc độ của người sản xuất, người tiêu dung, từ các đặc tính của sản phẩm hay từ đòi hỏi của thị trường. Căn cứ vào những đặc điểm chung từ các định nghĩa ta có thể phân thành các nhóm sau : Quan niệm chất lượng siêu hình cho rằng chất lượng là sự tuyệt vời và hoàn hảo nhất của sản phẩm. Đại diện cho cách tiếp cận này là Barbara Tuchman “ Chất lượng là sự tuyệt hảo của sản phẩm ”. Điều này hàm ý rằng sản phẩm chất lượng là những sản phẩm tốt nhất. Khi nói đến sản phẩm có chất lượng người ta nghĩ ngay tới những sản phẩm đã nổi tiếng và được thừa nhận rộng rãi. Quan niệm này mang tính triết học, trừu tượng chỉ có ý nghĩa đơn thuần trong nghiên cứu.(1) Quan niệm chất lượng xuất phát từ các thuộc tính của sản phẩm cho rằng chất lượng được phản ánh bởi các tính chất đăc trưng vốn có của sản phẩm phản ánh công dụng của sản phẩm đó. Trong từ điển tiếng việt phổ biến định nghĩa “ Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật làm cho sự vật này phân biệt với sự vật khác”. Khái niệm này thể hiện tính khách quan của chất lượng. Chất lượng sản phẩm 3 phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của các đặc tính của nó. Theo quan niệm của các nhà sản xuất thì chất lượng là sự đảm bảo đạt được và duy trì một tập hợp các tiêu chuẩn, quy cách hoặc yêu cầu đã được đặt ra từ trước. Những sản phẩm sản xuất ra có các tiêu chí, thước đo phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn đặt ra là sản phẩm có chất lượng. Chẳng hạn như một công trình xây dựng có chất lượng khi hoàn thành đạt được đúng như những tiêu chuẩn đã được phê duyệt trong bản vẽ thiết kế về công năng, kích thước kiểu dáng, và những thông số an toàn..Quan niệm này giúp đưa ra hệ thống tiêu chuẩn khách quan để đo lường đánh giá chất lượng sản phẩm.(2) (1) (2) Nguồn:GS.TS.Nguyễn Đình Phan. TS Đặng Ngọc Sự (2012), Quản trị chất lượng, nhà XB ĐHKTQD Trong nền kinh tế thị trường, người ta đưa ra rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Những khái niệm chất lượng này xuất phát và gắn bó chặt chẽ với các yếu tố cơ bản của thị trường như nhu cầu, cạnh tranh, giá cả…Có thể gọi chúng dưới một nhóm chung là quan niệm “ Chất lượng hướng theo thị trường”. Đại diện cho các quan niệm này là những khái niệm chất lượng sản phẩm của các chuyên gia quản lý chất lượng hàng đầu thế giới như Philipp Crosby, Eward, Deming, Juran,..vv Để giúp cho hoạt động quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp được thống nhất, dễ dàng, tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa ( ISO) đưa ra định nghĩa về chất lượng trong bộ tiêu chuẩn ISO9000 như sau “ Chất lượng là mức độ mà một tập hợp các tính chất đặc trưng của thực thể có khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hay tiềm ẩn”. Theo TCVN 5814-1994: Chất lượng là tổng hợp các đặc tính của một vật thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó có khả năng thoả mãn nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn. 4 1.1.1.2 Những khái niệm có liên quan đến sản phẩm xây dựng Sản phẩm đầu tư xây dựng là các công trình xây dựng hoàn chỉnh (bao gồm cả việc lắp đặt thiết bị công nghệ bên trong). Sản phẩm đầu tư xây dựng là kết tinh của các thành quả khoa học - công nghệ và tổ chức sản xuất của toàn xã hội ở một thời kỳ nhất định. Nó là một sản phẩm có tính chất liên ngành, trong đó những lực lượng tham gia chế tạo sản phẩm chủ yếu: Chủ đầu tư, các doanh nghiệp nhận thầu xây lắp; các doanh nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng; các doanh nghiệp sản xuất các yếu tố đầu vào cho dự án như thiết bị công nghệ, vật tư thiết bị xây dựng, các doanh nghiệp cung ứng, các tổ chức dịch vụ ngân hàng và tài chính, các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan. Sản phẩm xây dựng của các doanh nghiệp xây dựng chỉ bao gồm phần kiến tạo các kết cấu xây dựng làm chức năng bao che, nâng đỡ và phần lắp đặt các thiết bị máy móc cần thiết của công trình để đưa chúng vào hoạt động. Công trình xây dựng là sản phẩm của công nghệ xây lắp, được tạo thành bởi vật liệu xây dựng, thiết bị công nghệ và gắn liền với mặt đất hay mặt nước. 1.1.1.3 Chất lượng công trình xây dựng Thông thường, xét từ góc độ bản thân sản phẩm xây dựng và người thụ hưởng sản phẩm xây dựng, chất lượng công trình được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản sau: công năng, độ tiện dụng; tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật; độ bền vững, tin cậy; tính thẩm mỹ; an toàn trong khai thác, sử dụng; tính kinh tế và đảm bảo về thời gian( thời gian phục vụ của công trình). Chất lượng công trình xây = dựng An toàn Bền vững Kỹ thuật Mỹ thuật + Quy chuẩn Tiêu chuẩn Quy phạm PL Hợp đồng Hình 1.1: Các yếu tố tạo nên chất lượng công trình xây dựng 5 Rộng hơn, chất lượng công trình xây dựng còn có thể và cần được hiểu không chỉ từ góc độ của bản thân sản phẩm và người thụ hưởng sản phẩm xây dựng mà còn cả trong quá trình hình thành sản phẩm xây dựng đó với các vấn đề liên quan. Một số vấn đề cơ bản trong đó là : - Chất lượng công trình xây dựng được hình thành ngay từ trong các giai đoạn đầu tiên của quá trình đầu tư xây dựng công trình đó. Nghĩa là vấn đề chất lượng xuất hiện và cần được quan tâm ngay từ trong khi hình thành ý tưởng về xây dựng công trình, từ khâu qui hoạch, lập dự án, đến khảo sát, thiết kế, thi công đến giai đoạn khai thác, sử dụng và rỡ bỏ công trình sau khi đã hết thời hạn phục vụ… thể hiện ở chất lượng của các sản phẩm trung gian như chất lượng qui hoạch xây dựng, chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình, chất lượng các dự toán, bản vẽ thiết kế… - Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của nguyên vật liệu, cấu kiện; chất lượng của các công việc xây dựng riêng lẻ, của các bộ phận, hạng mục công trình. -Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định nguyên vật liệu, cấu kiện mà còn ở quá trình hình thành và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ công nhân, kỹ sư lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng. -Vấn đề an toàn không chỉ là trong khâu khai thác, sử dụng đối với người thụ hưởng công trình mà còn là cả trong giai đoạn thi công xây dựng đối với đội ngũ công nhân, kỹ sư xây dựng. -Tính thời gian không chỉ thể hiện ở thời hạn công trình có thể phục vụ mà còn thời hạn phải hoàn thành, đưa công trình vào khai thác, sử dụng. 6 -Tính kinh tế không chỉ thể hiện ở số tiền quyết toán công trình chủ đầu tư phải chi trả mà còn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho các nhà thầu thực hiện các hoạt động và dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát,thiết kế,thi công xây dựng.. -Vệ sinh và bảo vệ môi trường. 1.1.2. Khái niệm, vai trò quản lý chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng công trình xây dựng 1.1.2.1 Khái niệm về quản lý chất lượng Chất lượng không tự nhiên mà có, nó là kết quả của sự tác động của hàng loạt các yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong muốn, cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này. Hoạt động có phối hợp của một tổ chức nhằm định hướng và kiểm soát về chất lượng được gọi là quản lý chất lượng. Theo ISO 9000 “ Quản lý chất lượng là những hoạt động của các chức năng chung của quản lý, bao gồm các việc xác định chính sách chất lượng, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ chất lượng.” 1.1.2.2 Vai trò của quản lý chất lượng Khi nói đến tầm quan trọng của quản lý chất lượng trong nền kinh tế ta không thể không nghĩ đến hiệu quả kinh tế mà nó mang lại. Quản lý chất lượng giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý và quản trị kinh doanh. Theo quan điểm hiện đại thì quản lý chất lượng chính là quản lý mà có chất lượng, là quản lý toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Quản lý chất lượng giữ một vị trí then chốt đối với sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. a) Đối với nền kinh tế quốc dân: Hoạt động quản lý chất lượng đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế tiết kiệm được lao động cho xã hội do sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, sức lao động, công cụ lao động, tiền vốn… Nâng cao chất lượng có ý nghĩa 7 tương tự như tăng sản lượng mà lại tiết kiệm được lao động. Nâng cao chất lượng sản phẩm cũng làm cho nền kinh tế được phát triển cả về chất và lượng. Từ đó tạo đòn bẩy cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển một cách bền vững. b) Đối với khách hàng : khi có hoạt động quản lý chất lượng, khách hàng sẽ được thụ hưởng những sản phẩm hàng hóa dịch vụ có chất lượng tốt hơn với chi phí thấp hơn. c) Đối với doanh nghiệp : Quản lý chất lượng là cơ sở để tạo niềm tin cho khách hàng; giúp doanh nghiệp có khả năng duy trì và mở rộng thị trường làm tăng năng suất, giảm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Trong cơ chế thị trường, cơ cấu sản phẩm, chất lượng sản phẩm hay giá cả và thời gian giao hàng là yếu tố quyết định rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp mà các yếu tố này phụ thuộc rất lớn vào hoạt động quản lý chất lượng. Chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Tầm quan trọng của quản lý chất lượng ngày càng được nâng cao, do đó chúng ta phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý chất lượng, đặc biệt là trong các tổ chức. 1.1.2.3 Quản lý chất lượng theo hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000. Đây là một hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO là tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá Quốc tế ra đời tại Anh năm 1946 có trụ sở ở Geneve, ngôn ngữ sử dụng là Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Tây Ban Nha. - Lĩnh vực hoạt động rất rộng lớn bao gồm các lĩnh vực văn hoá, khoa học kỹ thuật, kinh tế, môi trường, quản lý hành chính ... 8 - Năm 1971 mới đưa ra được định nghĩa chất lượng về sản phẩm hàng hoá và dịch vụ: Chất lượng là tổng hoà các đặc trưng, đặc tính của sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn quy chuẩn, đáp ứng yêu cầu của thiết kế được duyệt (Tức là ý nguyện của khách hàng). + Đặc trưng là biểu hiện bề ngoài + Đặc tính là biểu hiện tính chất vốn có của sản phẩm. - ISO 9000 là tiêu chuẩn thứ 9000 của tổ chức ISO có tên gọi là : "Tiêu chuẩn và hệ thống quản lý chất lượng". Bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng đầu tiên ra đời năm 1987 sau đó được bổ sung sửa đổi tương đối liên tục và mỗi lần sửa đổi bổ sung thì được gọi là một phiên bản. Các phiên bản được ra đời ở các năm 1987; năm 1994; năm 2000. Hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000-2000 có 4 hệ thống con cơ bản, đó là: + Trách nhiệm lãnh đạo + Quản lý nguồn lực + Quá trình sản xuất + Đo lường, phân tích và cải tiến. Bốn hệ thống con này có tác động qua lại với nhau, thể hiện ở sơ đồ sau: 9 Cải tiến liên tục về chất lượng Khách hàng Khách hàng Trách nhiệm lãnh đạo Quản lý nguồn lực Đo lường, phân tích và cải tiến Yêu cầu Chế tạo sản phẩm Sản phẩm Đầ u Thoả mãn ra Quan hệ giữa các hệ thống Quan hệ gia tăng giá trị Dòng thông tin Hình 1.2: Sơ đồ về quản lý chất lượng theo hệ thống ISO 9000:2000 Hệ thống này không đưa ra một tiêu chuẩn riêng cho một quá trình, một sản phẩm cụ thể mà chỉ tạo ra khuôn khổ, chuẩn mực chung cho công tác quản lý chất lượng, coi phòng ngừa là quan trọng, thông qua phát hiện sai sót, duy trì chất lượng trong suốt quá trình thiết kế, sản xuất, sử dụng ... Hướng vào quản lý chất lượng toàn bộ TQM thông qua chương trình hoá, qua trình hoá, văn bản hoá mọi hoạt động của doanh nghiệp. Đi thẳng vào tác nhân chi phối chất lượng (Quy tắc 4M), đó là: + Nhân tố con người: Con người được biểu hiện ở năng lực, phẩm chất, ý thức và tinh thần hợp tác. + Nhân tố phương pháp: Là phương pháp công nghệ, phương pháp tổ chức quản lý, điều kiện áp dụng các phương pháp quản lý trong sản xuất kinh doanh thường được đánh giá qua hiệu quả, tính linh hoạt, tính thích nghi. 10 + Nhân tố máy móc thiết bị dùng cho sản xuất, dùng cho quản lý: Thể hiện tính năng, trình độ hiện đại, tương thích với yêu cầu chất lượng ngày càng cao. Nhân tố nguyên vật liệu và phương pháp cung ứng: Chất lượng vật liệu phương pháp cung cấp có đúng yêu cầu và kịp thời gian. - Tạo dựng đủ các điều kiện để mọi thành viên tự kiểm soát hoạt động của bản thân hướng vào chất lượng và hiệu quả sản xuất: Tạo dựng điều kiện bằng cách đào tạo tay nghề, ý thức trách nhiệm, môi trường hoạt động ... - Làm cho mọi người nhập thân vào hành trình chế tạo sản phẩm, tự kiểm tra và chịu trách nhiệm về quá trình sản xuất, về từng chi tiết sản phẩm. - Có điều kiện cải tiến chất lượng liên tục. 1.1.2.4 Quản lý chất lượng công trình xây dựng Quản lý chất lượng công trình xây dựng là nhiệm vụ của tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình hình thành nên sản phẩm xây dựng bao gồm: Chủ đầu tư, nhà thầu, các tổ chức và cá nhân có liên quan trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, quản lý và sử dụng công trình. Theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 thì hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng xuyên suốt các giai đoạn từ khảo sát, thiết kế, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng. CÔNG TÁC CÔNG TÁC CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUẢN LÝ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CHẤT CHẤT KHẢO SÁT LƯỢNG LƯỢNG THI XÂY DỰNG THIẾT KẾ CÔNG CÔNG TÁC BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH Hình 1.3: Quy trình QLCLCTXD theo NĐ 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 11 Rộng hơn chất lượng công trình xây dựng không chỉ từ gốc độ của bản thân sản phẩm và người hưởng thụ sản phẩm xây dựng mà còn cả trong quá trình hình thành sản phẩm xây dựng đó với các vấn đề liên quan khác. Một số vấn đề cơ bản đó là: Chất lượng công trình xây dựng cần được quan tâm ngay từ khâu hình thành ý tưởng về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, đến khảo sát, thiết kế, thi công,…đến giai đoạn khai thác sử dụng. Chất lượng công trình xây dựng thể hiện ở chất lượng quy hoạch xây dựng, chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình, chất lượng khảo sát, chất lượng thiết kế ... Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của nguyên vật liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các bộ phận, hạng mục công trình. Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình thành và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ công nhân, kỹ sư lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng. Vấn đề an toàn không chỉ là trong khâu khai thác, sử dụng đối với người thụ hưởng công trình mà cả trong giai đoạn thi công xây dựng đối với đội ngũ công nhân, kỹ sư xây dựng… Vấn đề môi trường cần được chú ý không chỉ từ gốc độ tác động của dự án tới các yếu tố môi trường mà còn cả các tác động theo chiều ngược lại, tức là tác động của các yếu tố môi trường tới quá trình hình thành dự án. * Công tác quản lý chất lượng xây dựng ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam - Quản lý chất lượng xây dựng ở Pháp 12 Nước Pháp đã hình thành một hệ thống pháp luật tương đối nghiêm ngặt và hoàn chỉnh về quản lý giám sát và kiểm tra chất lượng công trình xây dựng. Ngày nay, nước Pháp có hàng chục công ty kiểm tra chất lượng công trình rất mạnh, đứng độc lập ngoài các tổ chức thi công xây dựng. Pháp luật của Cộng hòa Pháp quy định các công trình có trên 300 người hoạt động, độ cao hơn 28m, nhịp rộng hơn 40 m, kết cấu cổng sân vườn ra trên 200 m và độ sâu của móng trên 30 m đều phải tiếp nhận việc kiểm tra giám sát chất lượng có tính bắt buộc và phải thuê một công ty kiểm tra chất lượng được Chính phủ công nhận để đảm đương phụ trách và kiểm tra chất lượng công trình. Ngoài ra, tư tưởng quản lý chất lượng của nước Pháp là “ngăn ngừa là chính”. Do đó, để quản lý chất lượng các công trình xây dựng, Pháp yêu cầu bảo hiểm bắt buộc đối với các công trình này. Các hãng bảo hiểm sẽ từ chối bảo hiểm khi công trình xây dựng không có đánh giá về chất lượng của các công ty kiểm tra được công nhận. Họ đưa ra các công việc và các giai đoạn bắt buộc phải kiểm tra để ngăn ngừa các nguy cơ có thể xảy ra chất lượng kém. Kinh phí chi cho kiểm tra chất lượng là 2% tổng giá thành. Tất cả các chủ thể tham gia xây dựng công trình bao gồm chủ đầu tư, thiết kế, thi công, kiểm tra chất lượng, sản xuất bán thành phẩm, tư vấn giám sát đều phải mua bảo hiểm nếu không mua sẽ bị cưỡng chế. Chế độ bảo hiểm bắt buộc đã buộc các bên tham gia phải nghiêm túc thực hiện quản lý, giám sát chất lượng vì lợi ích của chính mình, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và của khách hàng. - Quản lý chất lượng xây dựng ở Mỹ Quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật Mỹ rất đơn giản vì Mỹ dùng mô hình 3 bên để quản lý chất lượng công trình xây dựng. Bên thứ nhất là các nhà thầu (thiết kế, thi công…) tự chứng nhận chất lượng sản phẩm của mình. Bên thứ hai là khách hàng giám sát và chấp nhận về chất lượng sản phẩm có phù hợp với tiêu chuẩn các yêu cầu đặt hàng hay không. Bên thứ ba là một tổ chức tiến hành 13 đánh giá độc lập nhằm định lượng các tiêu chuẩn về chất lượng phục vụ cho việc bảo hiểm hoặc giải quyết tranh chấp. Giám sát viên phải đáp ứng tiêu chuẩn về mặt trình độ chuyên môn, có bằng cấp chuyên ngành; chứng chỉ do Chính phủ cấp; kinh nghiệm làm việc thực tế 03 năm trở lên; phải trong sạch về mặt đạo đức và không đồng thời là công chức Chính phủ. - Quản lý chất lượng xây dựng ở Liên bang Nga Luật xây dựng đô thị của Liên bang Nga quy định khá cụ thể về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Theo đó, tại Điều 53 của Luật này, giám sát xây dựng được tiến hành trong quá trình xây dựng, cải tạo, sửa chữa các công trình xây dựng cơ bản nhằm kiểm tra sự phù hợp của các công việc được hoàn thành với hồ sơ thiết kế, với các quy định trong nguyên tắc kỹ thuật, các kết quả khảo sát công trình và các quy định về sơ đồ mặt bằng xây dựng của khu đất. Giám sát xây dựng được tiến hành đối với đối tượng xây dựng. Chủ xây dựng hay bên đặt hàng có thể thuê người thực hiện việc chuẩn bị hồ sơ thiết kế để kiểm tra sự phù hợp các công việc đã hoàn thành với hồ sơ thiết kế. Bên thực hiện xây dựng có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan giám sát xây dựng nhà nước về từng trường hợp xuất hiện các sự cố trên công trình xây dựng. Việc giám sát phải được tiến hành ngay trong quá trình xây dựng công trình, căn cứ vào công nghệ kỹ thuật xây dựng và trên cơ sở đánh giá xem công trình đó có bảo đảm an toàn hay không. Việc giám sát không thể diễn ra sau khi hoàn thành công trình. Khi phát hiện thấy những sai phạm về công việc, kết cấu, các khu vực kỹ thuật công trình, chủ xây dựng hay bên đặt hàng có thể yêu cầu giám sát lại sự an toàn các kết cấu và các khu vực mạng lưới bảo đảm kỹ thuật công trình sau khi loại bỏ những sai phạm đã có. Các biên bản kiểm tra các công việc, kết cấu và các khu vực mạng lưới bảo đảm kỹ thuật công trình được lập chỉ sau khi đã khắc phục được các sai phạm. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan