Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại quận tây hồ, thành phố hà nội...

Tài liệu Giải pháp quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại quận tây hồ, thành phố hà nội

.PDF
20
95
72

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI HỒNG ANH TIẾN GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội – 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI HỒNG ANH TIẾN KHÓA 2016 - 2018 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý đô thị và Công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ ANH DŨNG XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2018 i LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến quý thầy cô trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Đồng thời tôi cũng gửi lời cám ơn đến Ban Giám hiệu nhà trường, Khoa Sau đại học đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa học. Xin chân thành gửi lời cảm ơn tới cơ quan nơi tôi công tác, cùng các đồng chí, đồng nghiệp và gia đình, đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Thầy giáo, PGS.TS. Lê Anh Dũng đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn . Trân trọng cảm ơn. Hà Nội, tháng 01 năm 2018 Hồng Anh Tiến ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên. Tác giả Hồng Anh Tiến iii MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn i Lời cam đoan ii Mục lục iii Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt vi Danh mục hình vẽ vii Phần I: MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài 1 * Mục đích nghiên cứu 2 * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 * Phương pháp nghiên cứu 2 * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 * Cấu trúc luận văn 3 Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1. Giới thiệu chung về Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội 4 1.1.1. Lịch sử thành lập Quận Tây Hồ 4 1.1.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 4 1.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội 7 1.2. Thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội 11 1.2.1. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng 11 iv 1.2.2. Nội dung công tác quản lý DAĐTXD tại Quận Tây Hồ 18 1.3. Đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Quận Tây Hồ 34 1.3.2. Ưu điểm 34 1.3.3. Nhược điểm 35 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẨU TƯ XÂY DỰNG TẠI QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý các DAĐTXD 39 2.1.1. Vai trò của đầu tư xây dựng và quản lý DAĐTXD 39 2.1.2. Các hình thức và mô hình tổ chức quản lý DAĐTXD 40 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý DAĐTXD 47 2. 2. Cơ sở pháp lý và thực tiễn trong quản lý DAĐTXD tại Quận Tây Hồ 50 2.2.1. Hệ thống văn bản của nhà nước, Thành phố Hà Nội về quản lý DAĐTXD 50 2.2.2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội đến năm 2020 định hướng đến năm 55 2030 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI QUẬN TÂY HỒ 3.1. Giải pháp quản lý các DAĐTXD tại quận Tây Hồ 68 3.1.1. Xây dựng hệ thống văn bản về quản lý DAĐTXD trên địa bàn Quận Tây Hồ 3.1.2. Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch các DAĐTXD gắn với định hướng phát triển kinh tế xã 68 v hội của Quận Tây Hồ 68 3.1.3. Đổi mới kế hoạch hoá và chủ trương đầu tư các DAĐTXD trên địa bàn Quận Tây Hồ 71 3.1.4. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư 74 3.1.5. Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu 75 3.1.6. Thực hiện nghiêm ngặt công tác giám sát thi công xây dựng công trình 75 3.1.7. Tăng cường kiểm tra giám sát có sự tham gia của cộng đồng 3.1.8. Tăng cường quản lý dự án sau đầu tư 77 78 3.2. Giải pháp đổi mới cơ cấu tổ chức, hình thức quản lý và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ làm công tác quản lý DAĐTXD 78 3.3.1. Đổi mới cơ cấu tổ chức ban quản lý dự án Quận 78 3.3.2. Đào tạo lại cán bộ làm công tác quản lý các 79 DAĐTXD 3.3.3. Nâng cao trách nhiệm của cán bộ làm công tác quản lý DAĐTXD 80 3.3.4. Đầu tư trang thiết bị và phương tiện hiện đại phục vụ công tác quản lý DAĐTXD KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81 85 Kết luận 85 Kiến nghị 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 88 vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT BCH : Ban Chỉ huy CTXD : Công trình xây dựng DAĐTXD : Dự án đầu tư xây dựng GPMB : Giải phóng mặt bằng HĐND : Hội đồng Nhân dân HTKT : Hạ tầng kỹ thuật KT-XH : Kinh tế - xã hội MN : Mầm non MTVS : Môi trưởng vệ sinh NĐ - CP : Nghị định chính phủ NXB : Nhà xuất bản PCCC : Phòng cháy chữa cháy QCXD : Quy chuẩn xây dựng QĐ : Quyết định QLDA : Quản lý dự án QLĐT : Quản lý đô thị TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TĐC : Tái định cư TH : Trung học THCS : Trung học cơ sở TP : Thành phố vii UBND : Ủy ban Nhân dân VSMT : Vệ sinh môi trường XD : Xây dựng XDCB : Xây dựng cơ bản DANH MỤC HÌNH VẼ Tên Nội dung Trang Hình 1.1. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Tây Hồ 6 Hình 1.2. Đường Võ Chí Công qua quận Tây Hồ 9 Hình 1.3. Cầu Nhật Tân đi vào hoạt động góp phần thúc đẩy sự phát triển giao thương của quận Tây Hồ 9 Hình 1.4. Cơ cấu tổ chức Ban QLDA quận Tây Hồ trước ngày 01/03/2017 13 Hình 1.5. Cơ cấu tổ chức Ban QLDA quận Tây Hồ sau ngày 01/03/2017 15 Hình 3.1. Sơ đồ quy trình QLDA đầu tư trên iBom 80 Hình 3.2. Kế hoạch về trình tự thủ tục QLDA trên CPM 81 Hình 3.3. Kế hoạch tiến độ QLDA trên CPM 81 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài Trong những năm đầu gần đây, sự phát triển của nền kinh tế đã kéo theo tốc độ đô thị hóa tăng lên nhanh chóng rõ nét nhất là các Thành phố lớn, tiêu biểu là Thủ đô Hà Nội và các Thành phố như Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Tây Hồ là Quận lớn thứ 4 về diện tích đất tự nhiên của Thành phố Hà Nội, sau Quận Long Biên, Tây Hồ và Hoàng Mai. Quận có khoảng 2.401 ha trong tổng số hơn 17.878 ha (chiếm 13,4% diện tích đất khu vực nội thành Hà Nội). Theo định hướng phát triển của thủ đô Hà Nội, toàn bộ Quận Tây Hồ thuộc khu vực phát triển của Thành phố trung tâm, có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực vốn tài chính, nguồn nhân lực và khoa học công nghệ để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Quận nói riêng và của Hà Nội nói chung. Quận Tây Hồ có điều kiện môi trường thiên nhiên ưu đãi. Nổi bất với Hồ Tây rộng khoảng 526 ha được coi là lá phổi của Thành phố. Từ xa xưa, Hồ Tây đã giữ một vị trí quan trọng về du lịch nhờ vào vị trí giao thông thuận lợi. Quận Tây Hồ có tốc độ đô thị hoá nhanh, mạnh, các dự án xây dựng ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn quy mô. Công tác QLDA đầu tư xây dựng trên địa bàn Quận ngày càng trở nên quan trọng, đòi hỏi nhiều hơn sự quan tâm, đầu tư các nguồn nhân lực, trình độ, năng lực quản lý và mang thiết bị hiện đại. Nhận được quan tâm đúng mức của chính quyền Thành phố Hà Nội và Quận Tây Hồ với hệ thống văn bản pháp quy của nhà nước, các bộ ngành hữu quan và của UBND Thành phố Hà Nội, công tác QLDA đầu tư xây dựng trên địa bàn Quận Tây Hồ đã đạt được những thành công đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thay đổi bộ mặt đô thị của quận theo hướng hiện đại, văn minh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. 2 Tuy nhiên công tác QLDA đầu tư xây dựng trên địa bàn quận vẫn còn bộc lộ một số yếu điểm cần chấn chỉnh khắc phục, cải thiện trong thời gian tới có thể nêu ra một số vấn đề như sau: Công tác giải phóng mặt bằng chậm, thời gian duyệt giá kéo dài, làm chậm tiến độ dự án, tăng tổng mức đầu tư lên rất nhiều, chất lượng chương trình chưa đảm bảo, công tác quản lý sau đầu tư chưa được chú trọng đúng mức làm một số công trình xuống cấp nhanh sau khi đưa vào sử dụng… Để khắc phục các vấn đề trên, cần có nghiên cứu, đánh giá, phân tích nguyên nhân để tìm ra giải pháp tổng thể, chi tiết cho từng vấn đề. Chính vì vậy, đề tài "Giải pháp quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội" là thực sự cần thiết nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng nói chung tại Quận Tây Hồ nói riêng. * Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội. - Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý các dự án đầu tư xây dựng. - Phạm vi nghiên cứu: Một số vấn đề về quản lý dự án điểm và cơ cấu tổ chức. * Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, thu thập tài liệu. 3 - Phương pháp nghiên cứu có chọn lọc các tài liệu và kế thừa kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học và các dự án khác có liên quan. - Phương pháp hệ thống hóa, phân tích so sánh, tổng hợp để đưa ra các giải pháp quản lý các dự án đầu tư xây dựng cho phù hợp. * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Đưa ra các giải pháp trên cơ sở khoa học để quản lý hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng. - Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội nhằm góp phần xây dựng Quận Tây Hồ trở thành một Quận có cơ sở hạ tầng hiện đại, văn minh theo định hướng chung về phát triển của thủ đô Hà Nội. * Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn có 3 chương: - Chương 1: Thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội - Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội - Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Quận Tây Hồ. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận (1) Quản lý các DAĐTXD công trình là một trong những công tác quan trọng của các địa phương trên toàn quốc, đặc biệt tại các địa phương đang trong quá trình đô thị hoá mạnh mẽ. Đây là lĩnh vực phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực chuyên môn. Nếu quản lý tốt các DAĐTXD công trình sẽ giúp việc sử dụng nguồn lực vốn, tài nguyên, nhân lực một cách có hiệu quả. Ngược lại, nếu quản lý không tốt sẽ gây thất thoát nguồn lực của Nhà nước và nhân dân. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội là cần thiết. (2) Theo định hướng phát triển của thủ đô Hà Nội đến năm 2020, toàn bộ quận Tây Hồ thuộc khu vực phát triển của Thành phố trung tâm. Quận có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực vốn tài chính, nguồn nhân lực và khoa học công nghệ để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế – xã hội của quận nói riêng và của Hà Nội nói chung. Vì vậy, trên bàn quận có nhiều DAĐTXD công trình đã, đang và sẽ được triển khai, sử dụng nguồn lực rất lớn của Nhà nước và của nhân dân. (3) Hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến lĩnh vực quản lý DAĐTXD công trình, từ trung ương đến Thành phố Hà Nội và quận Tây Hồ đã được ban hành khá đầy đủ. Tuy nhiên, số lượng văn bản nhiều nhưng việc thực hiện tương đối khó khăn, phức tạp do tính thiếu nhất quán, đồng bộ và tính ổn định lâu dài. (4) Quản lý tốt các DAĐTXD công trình đòi hỏi đội ngũ cán bộ thực hiện phải có trình độ chuyên môn vững vàng, ý thức trách nhiệm cao cùng với sự trợ giúp của các thiết bị, máy móc hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin với các phần mềm quản lý đầu tư xây dựng chuyên dụng. 83 (5) Công tác quản lý các DAĐTXD trên địa bàn quận Tây Hồ được Thành phố và quận quan tâm, coi trọng, chỉ đạo thực hiện một cách quyết liệt, và đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, công tác quản lý các DAĐTXD trên địa bàn quận Tây Hồ vẫn còn một số bất cập cần giải quyết, tháo gỡ hoặc đổi mới liên quan đến công tác quy hoạch đầu, sự bất cấp của văn bản pháp quy, năng lực cán bộ chưa đáp ứng tốt yêu cầu công việc… (6) Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý các DAĐTXD trên địa bàn quận Tây Hồ, tác giả đề xuất 10 biện pháp đồng bộ: (i) Xây dựng hệ thống văn bản về quản lý DAĐTXD trên địa bàn quận Tây Hồ; (ii) Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch các dự án đầu tư xây dựng gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của quận Tây Hồ; (iii) Đổi mới kế hoạch hóa và chủ trương đầu tư các DAĐTXD trên địa bàn quận Tây Hồ; (iv) Nâng cao chất lượng thẩm định DAĐTXD; (v) Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu; (vi) Thực hiện nghiêm ngặt công tác giám sát thi công xây dựng công trình, có sự tham gia của cộng đồng; (vii) Tăng cường QLDA sau đầu tư; (viii) Đổi mới cơ cấu tổ chức Ban QLDA quận Tây Hồ; (ix) Nâng cao trách nhiệm của cán bộ làm công tác QLDA đầu tư xây dựng; (x) Đầu tư trang thiết bị và phương tiện hiện đại phục vụ công tác DAĐTXD. 2. Kiến nghị (1) Đối với Chính phủ và các cơ quan trung ương: Công tác xây dựng hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến lĩnh vực quản lý DAĐTXD công trình cần được chú trọng. Các văn bản cần phải được xây dựng một cách nhất quán, đồng bộ và có tính ổn định lâu dài, thuận lợi trong việc vận dụng thực hiện trong thực tế. (2) Đối với UBND Thành phố Hà Nội: 84 - Cần điều chỉnh quy hoạch phân khu trên cơ sở nghiên cứu kỹ quy hoạch cũ và hiện trạng thực tế, loại bỏ các vùng chồng lấn, tạo thuận lợi cho công tác triển khai thực hiện DAĐTXD trên địa bàn quận Tây Hồ. - Cần ban hành văn bản quy định rõ ràng về giá đất ở trong chi trả tiền đền bù GPMB, trên cơ sở tỉ lệ phần trăm của giá thị trường và khung giá đất được quy định, tránh tình trạng thời gian duyệt giá bị kéo dài làm chậm tiến độ dự án, tăng tổng mức đầu tư lên rất nhiều, gây khó khăn cho ngân sách. (3) Đối với UBND quận Tây Hồ: - Cần thúc đẩy nhanh công tác GPMB các DAĐTXD công trình trên địa bàn quận để việc thực hiện các dự án được thuận lợi. - Cần ban hành hướng dẫn thực hiện Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng để thực hiện trên địa bàn quận. (4) Đối với Ban QLDAĐTXD quận Tây Hồ - Cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đi đôi với việc học tập và quán triệt tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII tập trung đề cập đến công tác tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống biểu hiện suy thoái về chính trị và đạo đức của cán bộ, đảng viên. - Năng động và sáng tạo trong việc tham mưu cho UBND quận và cấp trên trong việc đề ra các cơ chế, chính sách liên quan đến QLDAĐTXD công trình, đổi mới cơ cấu tổ chức của Ban QLDA để thực hiện nhiệm vụ một cách có hiệu quả. 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Quy hoạch đô thị. 2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Xây dựng. 3. Chính phủ (2005), Quyết định số 80/2005/NĐ-CP ngày 18/4/2005 về ban hành quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng. 4. Bộ Xây dựng (1987), Quy hoạch xây dựng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4449:1987. 5. Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn Quy hoạch Xây dựng Việt Nam và Hướng dẫn lập, thẩm định quản lý dự án quy hoạch mẫu hợp đồng tư vấn quản lý dự án năm 2008, NXB Lao động, Hà Nội 6. Bộ Xây dựng (2013), Hướng dẫn mới nhất về luật xây dựng, đấu thầu Nghiệp vụ quản lý dự án, giám sát thi công và xử lý vi phạm về xây dựng, NXB Lao động, Hà Nội. 7. Bộ Xây dựng (2013), Hướng dẫn mới nhất về luật xây dựng, đấu thầu nghiệp vụ quản lý dự án, giám sát thi công và xử lý vi phạm về xây dựng, NXB Lao động, Hà Nội. 8. Bộ Xây dựng (2013), Hướng dẫn xác định và công bố chỉ số giá xây dựng 2013 quy định mới nhất về quyết toán dự án, quản lý chi phí dự án, chi phí đầu tư, quy đổi chi phí đầu tư xây dựng, NXB Lao động, Hà Nội. 9. UBND Thành phố Hà Nội (2009), Quy hoạch trách nhiệm trong công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản và tất toán tài khoản tại hệ thống Kho bạc Nhà nước Thành phố đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách 86 nhà nước của Thành phố Hà Nội (Ban hành kèm theo Quyết định số 101/2009/QĐ-UBND ngày 23/09/2009 của UBND Thành phố Hà Nội). 10. UBND Thành phố Hà Nội (2010), Quy định cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng công trình theo giấy phép xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Ban hành kèm theo quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 20/01/2010 của UBND Thành phố Hà Nội). 11. UBND Thành phố Hà Nội (2011), Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 12. UBND Thành phố Hà Nội (2011), Quy định một số nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn Nhà nước do UBND Thành phố Hà Nội quản lý (Ban hành kèm theo quyết định số 02/2011/QĐ-UBND ngày 10/01/2011 của UBND Thành phố Hà Nội). 13. UBND Thành phố Hà Nội (2013), Quy định một số nội dung về quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 02/2011/QĐ-UBND ngày 10/01/2011 của UBND Thành phố Hà Nội). 14. UBND Thành phố Hà Nội (2013), Quy định một số nội dung về quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Ban hành kèm theo quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 21/05/2012 của UBND Thành phố Hà Nội). 15. UBND Thành phố Hà Nội (2013), Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 10/01/2013 về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dự án ngân sách nhà nước năm 2014. 16. Viện nghiên cứu và đào tạo quản lý (2007), Quản lý chất lượng dự án, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội. 87 17. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Tây Hồ (2017), Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2017 và kế hoạch thực hiện năm 2018. 18. Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội. 19. Thái Bá Cẩn (2009), Giáo trình phân tích và quản lý dự án đầu tư, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 20. Lê Anh Dũng (2005), Lập kế hoạch quản lý dự án, NXB Xây dựng Hà Nội. 21. Lê Anh Dũng (2008), Giáo trình môn học Lập và quản lý các dự án đầu tư xây dựng, NXB Xây dựng, Hà Nội. 22. Nguyễn Văn Đáng (2003), Quản lý dự án xây dựng, NXB Tổng hợp Đồng Nai, Đồng Nai. 23. Bùi Mạnh Hùng (2006), Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 24. Nguyễn Duy Long, Đào Thị Xuân Lan (2009), Bài giảng quản lý dự án xây dựng, Trường ĐH Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh. 25. “Quy hoạch chi tiết quận Tây Hồ tỷ lệ 1/2000”, , xem 13/11/2017. 26. Website cổng thông tin điện tử một số cơ quan, đơn vị: Chính phủ Việt Nam: www.chinhphu.gov.vn UBND Thành phố Hà Nội: www.hanoi.gov.vn Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội: www.hapi.gov.vn Sở Xây dựng Hà Nội: www.soxaydung.hanoi.gov.vn 88 Sở Công thương Hà Nội: www.congthuonghn.gov.vn Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội: www.qhkt.hanoi.gov.vn Cổng thông tin điện tử Quận Tây Hồ: http://tayho.hanoi.gov.vn Và một số website khác.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất