Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Môi trường Giải pháp nâng cấp và quản lý mạng lưới cấp nước đáp ứng tốc độ đô thị hóa khu v...

Tài liệu Giải pháp nâng cấp và quản lý mạng lưới cấp nước đáp ứng tốc độ đô thị hóa khu vực quận 2 thành phố hồ chí minh

.PDF
178
164
86

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI HUỲNH TUẤN ANH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CẤP VÀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC ĐÁP ỨNG TỐC ĐỘ ĐÔ THỊ HÓA KHU VỰC QUẬN 2 - TPHCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI, NĂM 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI HUỲNH TUẤN ANH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CẤP VÀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC ĐÁP ỨNG TỐC ĐỘ ĐÔ THỊ HÓA KHU VỰC QUẬN 2 - TPHCM Chuyên ngành: Mã số: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng 60-58-02-10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. VÕ ANH TUẤN HÀ NỘI, NĂM 2018 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy TS. Võ Anh Tuấn. Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn rõ ràng và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2018 Học viên Huỳnh Tuấn Anh i LỜI CẢM ƠN Trước hết, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Thủy Lợi – Cơ sở 2, bộ môn Cấp thoát nước và Quý Thầy Cô đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Võ Anh Tuấn, người Thầy đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu để giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện luận văn này bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được những đóng góp quý báu của Quý Thầy Cô và các bạn. Trân trọng./. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................................ iii DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ vii DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ............................ viii MỞ ĐẦU ............................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................2 4. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................2 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ..........................................................3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .............................................................................................4 1.1 Tình hình quản lý cấp nước đô thị .....................................................................4 1.1.1 Tình hình về lưu lượng, áp lực, chất lượng nước và khó khăn trong công tác quản lý cấp nước đô thị .........................................................................................4 1.1.2 1.2 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị .........................6 Tình hình quản lý cấp nước TPHCM ..............................................................10 1.2.1 Tổng quan về Tổng công ty cấp nước Sài Gòn ..........................................10 1.2.2 Tổng quan về mạng lưới cấp nước .............................................................13 1.2.3 Các công tác vận hành quản lý mạng lưới .................................................20 1.3 Tổng quan về hệ thống cấp nước quận 2 .........................................................33 1.3.1 Hiện trạng hệ thống cung cấp nước Quận 2 ..............................................33 1.3.2 Tình hình quản lý cấp nước tại Quận 2......................................................35 1.4 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan...........................................................36 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CẤP VÀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC ................................37 2.1 Cơ sở lý thuyết về mô hình thủy lực ................................................................37 2.2 Cơ sở lý thuyết tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước .................................40 2.3 Cơ sở dữ liệu đề xuất giải pháp nâng cấp và quản lý mạng lưới cấp nước ..44 2.3.1 Định hướng quy hoạch quận 2 ...................................................................44 2.3.2 Tình hình đô thị hóa quận 2 ........................................................................46 2.3.3 Nhu cầu sử dụng nước sạch quận 2 ...........................................................47 iii CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CẤP VÀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC ĐÁP ỨNG TỐC ĐỘ ĐÔ THỊ HÓA KHU VỰC QUẬN 2 .............................51 3.1 Các bước thực hiện giải pháp nâng cấp và quản lý mạng lưới cấp nước.....51 3.2 Tính toán khả năng cung cấp nước ..................................................................52 3.3 Giả lập và mô phỏng thủy lực mạng lưới ........................................................55 3.4 Lựa chọn phương án cấp nước tối ưu ..............................................................56 3.5 Đề xuất các giải pháp tối ưu hóa quản lý mạng lưới cấp nước .....................67 3.5.1 Giải pháp về quy hoạch mạng lưới cấp nước .............................................68 3.5.2 Giải pháp về kỹ thuật trong cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp nước khu vực quận 2 69 3.5.2.1 Đối với mạng lưới đường ống cấp nước hiện hữu ........................................71 3.5.2.2 Đối với mạng lưới đường ống cấp nước xây mới .........................................72 3.5.3 Nghiên cứu ứng dụng một số công nghệ hiện đại vào mạng lưới cấp nước quận 2 73 3.5.3.1 Ống cấp nước ................................................................................................73 3.5.3.2 Van ................................................................................................................74 3.5.3.3 Đồng hồ .........................................................................................................76 3.5.3.4 Công nghệ tự động hoá .................................................................................79 3.5.4 nước Các giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý và khai thác mạng lưới cấp 91 3.5.4.1 Cải tạo mạng lưới đường ống .......................................................................91 3.5.4.2 Phát triển, mở rộng và nâng cao công suất cấp nước của mạng lưới, lắp đặt đồng hồ nước nhằm tăng lượng nước tiêu thụ ...........................................................91 3.5.4.3 Tăng cường quản lý mạng lưới hiện hữu ......................................................91 3.5.4.4 Xây dựng trung tâm điều hành và kiểm soát mạng lưới ...............................92 3.5.4.5 Liên kết, đào tạo kỹ thuật ..............................................................................92 3.5.4.6 Công tác tuyên truyền vận động ...................................................................93 KẾT LUẬN ......................................................................................................................94 1. Kết luận ..................................................................................................................94 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn .......................................................94 3. Những tồn tại và hướng phát triển của luận văn ...............................................95 4. Kiến nghị ................................................................................................................95 CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................97 PHỤ LỤC .........................................................................................................................98 iv DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco)................................ 10 Hình 1.2 uy mô cấp nước của SAWACO qua các năm .............................................. 11 Hình 1.3 Thống kê các chủng loại ống cấp nước trên mạng lưới cấp nước TP.HCM….12 Hình 1.4 Hệ thống mạng lưới cấp nước và nhà máy nước của TPHCM ....................... 13 Hình 1.5 Hệ thống cấp nước SAWACO ........................................................................ 14 Hình 1.6 Vị trí cần quan trắc chất lượng nước ................................................................ 21 Hình 1.7 Nguyên lý hoạt động của hệ thống .................................................................. 22 Hình 1.8 Tủ quan trắc chất lượng nước online ............................................................... 23 Hình 1.9 Màn hình hiển thị có pH, nhiệt độ, Clo và độ đục ........................................... 23 Hình 1.10 Quan trắc chất lượng nước tại Công ty CPCN Phú Hòa Tân ........................ 24 Hình 1.11 Mô hình DMA .............................................................................................. 25 Hình 1.12 Cấu trúc cơ sở của hệ thống .......................................................................... 29 Hình 1.13 Mạng lưới cấp nước Quận 2 ......................................................................... 32 Hình 2.1 Bảng đồ quy hoạch quận 2 đến năm 2025 ....................................................... 41 Hình 3.1 Biểu đồ dùng nước theo giờ trong ngày dùng nước lớn nhất .......................... 51 Hình 3.2 đoạn ống P3 được mô phỏng trong Epanet...................................................... 52 Hình 3.3 Áp lực nước trong giờ dùng nước lớn nhất, mạng lưới hiện trạng, lưu lượng sử dụng theo quy hoạch ...................................................................................................... 53 Hình 3.4 Hình 3.4 Chạy thủy lực MLCN theo PA2 ....................................................... 55 Hình 3.5 Áp lực MLCN theo phương án tổng hợp ........................................................ 56 Hình 3.6 Hệ thống GIS hiện hữu của công ty cổ phần cấp nước Thủ Đức .................... 66 Hình 3.7 Mạng lưới cấp nước được cập nhật trên GIS của công ty cổ phần cấp nước Thủ Đức ................................................................................................................................. 66 Hình 3.8 Hệ thống SCADA hiện hữu của công ty cổ phần cấp nước Thủ Đức ............ 67 Hình 3.9 Lưu lượng ban đêm thể hiện trên hệ thống SCADA của công ty cổ phần cấp nước Thủ Đức ................................................................................................................. 67 Hình 3.10 Ống Gang ...................................................................................................... 71 Hình 3.11 Ống HDPE ..................................................................................................... 71 Hình 3.12 Van điều áp thông minh ................................................................................ 72 Hình 3.13 Van xả khí ..................................................................................................... 72 Hình 3.14 Giao diện phần mềm ARI AvCAD ............................................................... 73 v Hình 3.15 Đồng hồ sử dụng hộ gia đình ...................................................................... 73 Hình 3.16 Đồng hồ cỡ lớn .............................................................................................. 74 Hình 3.17 Mô phỏng sơ đồ hoạt động của đồng hồ điện từ ........................................... 74 Hình 3.18 Mô phỏng quản lý áp lực bằng đồng hồ Isomag ........................................... 75 Hình 3.19 Đồng hồ siêu âm kẹp ngoài ........................................................................... 76 Hình 3.20 Datalogger Sofrel LS ..................................................................................... 77 Hình 3.21 Giao diện sử dụng datalogger Sofrel ............................................................ 78 Hình 3.22 Mô phỏng hoạt động của hệ thống giám sát từ xa ........................................ 79 Hình 3.23 Mô phỏng hệ thống DMA ............................................................................. 80 Hình 3.24 Mô hình hệ thống I2O ................................................................................... 81 Hình 3.25 Sơ đồ áp lực mạng lưới I2O .......................................................................... 82 Hình 3.26 Lắp đặt hệ thống I2O ngoài hiện trường ....................................................... 83 Hình 3.27 Giao diện hoạt động của phần mềm I2O ....................................................... 84 Hình 3.28 Cấp độ triển khai ........................................................................................... 85 Hình 3.29 Cấu tạo cơ bản của hệ thống I2O .................................................................. 86 Hình 3.30 Các tiện ích của hệ thống I2O ....................................................................... 87 vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng1.1 Các công ty phân phối nước TP.HCM ............................................................. 18 Bảng 1.2 Bảng tổng hợp chiều dài và đường kính ống của khu vực quận 2 .................. 33 Bảng 1.3 Số lượng đồng hồ và sản lượng nước sử dụng quận 2 tháng 7/2017 .............. 33 Bảng 2.1 Dân số quận 2 từ năm 2011-2016 ................................................................... 43 Bảng 2.2 Diện tích và dân số Quận 2 (tính đến 01/12/2016) ......................................... 44 Bảng 2.3 tổng hợp lưu lượng .......................................................................................... 46 Bảng 3.1 Lưu lượng theo giờ ngày dùng nước lớn nhất ................................................ 40 Bảng 3.2 chiều dài và đường kính ống hiện hữu quận 2 ................................................. 56 Bảng 3.3 tổng hợp các đoạn ống cần thay thế theo 2 phương án ................................... 56 Bảng 3.4 chiều dài tăng hơn của phương án 5 so với phương án 2 ............................... 63 Bảng 3.5 Tổng chiều dài và đường kính ống cải tạo theo phương án 2 ......................... 63 Bảng 3.6 Tổng chiều dài và đường kính ống cải tạo theo phương án 5 ......................... 63 vii DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ DMA District Metered Area – Cụm cấp nước được kiểm soát DMZ District Metered Zone – Vùng cấp nước được kiểm soát ĐHN Đồng hồ nước FASEP Dự án FASEP No.649 HTCN Hệ thống cấp nước IWA International Water Association: Hiệp hội Nước Quốc tế m3/ngđ Mét khối / ngày đêm MLCN Mạng lưới cấp nước NMN Nhà máy nước NKDT Nước không doanh thu PA Phương án QLDA Quản lý dự án SAWACO Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn trách nhiệm hữu hạn MTV TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TTN Thất thoát nước TTTT Thất thoát thất thu TTVH Thất thoát vô hình TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Uỷ ban nhân dân WHO World Health Organization – Tổ chức Y tế Thế giới viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước có vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế và duy trì cuộc sống cho con người, điều kiện cần thiết cho sự sống còn của tất cả các sinh vật trên trái đất. Tuy nhiên, nếu một số chỉ tiêu chất lượng nước vượt ngưỡng có thể gây ra nguy cơ nhiễm bệnh đối với con người. Chẳng hạn nước có độ pH thấp, vị chua làm hư thực phẩm, gây ngứa da; vi sinh cao (vi khuẩn ecoli và coliform) gây ra tiêu chảy, thương hàn, kiết lỵ; nước có hàm lượng sắt cao, nhiễm phèn có mùi tanh, làm mất mùi vị thực phẩm làm đầy hơi khó tiêu, ngứa da; mangan cao sẽ dẫn đến bệnh tim mạch; clorua cao làm cho huyết áp tăng, sỏi thận; amoni cao chứng tỏ nước bị ô nhiễm từ phân rác hữu cơ là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư… Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở những nước mà phần lớn dân số không đảm bảo được cấp nước an toàn, nguy cơ bệnh về đường ruột, bệnh tiêu chảy là rất lớn. Bartram J (2005) cho rằng 88% tổng số ca tiêu chảy là do sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh. Bệnh tiêu chảy là nguyên nhân chính gây tử vong của 2,2 triệu người, trên tổng số 3,4 triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến nước [1]. Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang đối mặt với áp lực tăng dân số rất lớn, điều này dẫn tới việc gia tăng các yêu cầu cơ bản trong cuộc sống của người dân, trong đó nhu cầu dùng nước sạch là nhu cầu cơ bản nhất trong việc duy trì đời sống bảo vệ sức khoẻ và đáp ứng điều kiện sinh hoạt cho con người. Quận 2 có 11 phường với tổng diện tích 50 Km2, theo quy hoạch phát triển của thành phố trong tương lai gần, quận 2 sẽ trở thành một khu trung tâm hành chính, kinh tế, thương mại, tổng hợp mới của thành phố với diện tích 737 ha, có hầm Thủ Thiêm và nhiều cầu bắt qua sông Sài Gòn nối quận 2 với các quận nội thành, nên có tốc độ đô thị hóa nhanh, mạnh mẽ, làm gia tăng dân số, các công trình công cộng, thương mại… một cách nhanh chóng. Kéo theo đó là nhu cầu sử dụng nước tăng nhanh mạng luới cấp nước không đủ đáp ứng kịp. Do đó cần phải có giải pháp tổng thể cung cấp nước kịp 1 thời, liên tục, đảm bảo chất lượng, áp lực nước cho khu vực và tiến đến sử dụng nước tại vòi. Từ thực tế đó, đề tài “giải pháp nâng cấp và quản lý mạng lưới cấp nước đáp ứng tốc độ đô thị hóa nhanh chóng tại khu vực quận 2 - TPHCM” là hết sức cần thiết và có ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo an toàn cấp nước, đáp ứng đủ nhu cầu về lưu lượng áp lực, chất lượng nước cho hiện tại và tương lai, đảm bảo an toàn sức khoẻ của người dân trong khu vực nghiên cứu. 2. Mục tiêu của đề tài Đưa ra các giải pháp tối ưu hóa để nâng cấp và quản lý mạng lưới cấp nước quản lý chất lượng nước trên mạng lưới đáp ứng nhu cầu dùng nước hiện tại và tương lai phù hợp tốc độ đô thị hóa tại khu vực quận 2 – TPHCM. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các giải pháp nâng cấp và quản lý mạng lưới cấp nước theo hướng hiện đại, bền vững. - Phạm vi nghiên cứu là mạng lưới cấp nước tại khu vực quận 2, thành phố Hồ Chí Minh. 4. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước, thu thập các số liệu về chất lượng nước, lưu lượng, áp lực khu vực quận 2; - Phân tích mạng lưới cấp nước hiện hữu, có đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu sử dụng nước cho hiện tại và tương lai hay không? Đủ áp lực hay không? Đảm bảo chất lượng nước hay không? Để từ đó đưa ra phương án nâng cấp, cải tạo, thay thế, đi ống song song, hay đấu nối từ nguồn khác vào... - Chạy mô hình thủy lực cho hệ thống mạng lưới phân phối nước sạch khu vực quận 2; giả lập mô hình trong các điều kiện khác nhau để đưa ra giải pháp tối ưu hóa hệ thống cấp nước; - Phân tích đánh giá các phương án; 2 - Đề xuất các giải pháp để nâng cao việc quản lý mạng lưới cấp nước từ quy hoạch, tổ chức quản lý, kỹ thuật, thiết kế, nâng cấp, cải tạo và đề xuất áp dụng công nghệ, theo dõi kiểm soát chất lượng nước trên mạng lưới. - Kết luận và kiến nghị. 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận - Tiếp cận cơ sở lý thuyết khoa học, nghiên cứu các tài liệu, các bài báo khoa học… đã được công bố; - Tiếp cận thực tế: khảo sát, nghiên cứu, thu thập các số liệu; - Tiếp cận các phương pháp nghiên cứu mới trên thế giới. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp kế thừa: kế thừa sử dụng các thành tựu khoa học tiến bộ ở Việt Nam và thế giới, cụ thể sử dụng phương pháp kế thừa trong luận văn là tiếp tục kế thừa và phát huy hệ thống GIS, SCADA đang sử dụng tại Công ty CPCN Thủ Đức vào trong công tác vận hành và quản lý mạng lưới cấp nước quận 2; - Phương pháp phân tích định lượng: đưa ra các phương án cải tạo mạng lưới cấp nước từ đó phân tích định lượng lựa chọn phương án tối ưu hóa; - Phương pháp thu thập và đánh giá thông tin: thu thập số liệu về dân số, MLCN quận 2 (chiều dài, đường kính, vật liệu ống, cao trình đặt ống…), từ đó phân tích đánh giá số liệu; - Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích các phương án nâng cấp cải tạo mạng lưới cấp nước tối ưu từ đó tổng hợp lựa chọn phương án tối ưu nhất; - Phương pháp mô hình toán mô phỏng thủy lực mạng lưới: sử dụng phần mềm thủy lực Epanet để đánh giá MLCN hiện hữu có đáp ứng được nhu cầu cấp nước cho quá đô thị hóa quận 2 hay không, từ đó chạy thủy lực lại mạng lưới, tính toán đường kính ống cấp nước để cải tạo nâng cấp MLCN đáp ứng tốc độ đô thị hóa quận 2. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan quản lý cấp nước đô thị 1.1.1 Tổng quan về lưu lượng, áp lực, chất lượng nước và khó khăn trong công tác quản lý cấp nước đô thị Tính đến năm 2016, cả nước có khoảng 100 doanh nghiệp cung cấp nước sạch, quản lý vận hành trên 500 hệ thống cấp nước tại các đô thị với tổng công suất cấp nước đạt hơn 7 triệu m3/ngày đêm; tỷ lệ dân cư thành thị được cung cấp nước qua hệ thống cấp nước tập trung đạt hơn 80%, tỷ lệ thất thoát, thất thu bình quân khoảng 25,5%, mức sử dụng nước sinh hoạt bình quân đạt 105 lít/người/ngàyđêm [2]. Mạng lưới đường ống cấp nước: Tổng chiều dài đường ống làm nhiệm vụ truyền tải và phân phối nước trên toàn bộ hệ thống cấp nước trong cả nước vào khoảng 15.000 km. Trong đó có tới trên 30% đã được lắp đặt trên 30 năm [2]. Ống cũ mục là vấn đề lớn nhất hiện nay của mạng lưới cấp nước các đô thị. Mạng lưới cấp nước hiện tại đáp ứng được 80% nhu cầu dùng nước. Nhiều đường ống vẫn tiếp tục xuống cấp và hư hỏng. Tình trạng đục đấu trái phép đường ống vẫn chưa chấm dứt. Thêm vào đó, mạng lưới đường ống xây dựng trước đây phần lớn chưa có quy hoạch hợp lý, đồng bộ còn chồng chéo qua một số giai đoạn nâng cấp, cải tạo. Chất lượng ống không đồng đều, nhiều tuyến ống cũ đã xuống cấp nghiêm trọng xen kẽ với các đường ống mới lắp đặt, gây khó khăn cho công tác quản lý. Thiết bị kỹ thuật sử dụng trên mạng lưới còn thiếu và lạc hậu. Các thiết bị trên mạng lưới như: van xả khí, van xả cặn, họng cứu hoả, gối đỡ, van khoá, đồng hồ khu vực còn thiếu và chưa đảm bảo chất lượng, lạc hậu. Các thiết bị điều khiển từ xa chưa được tăng cường, nên việc quản lý mạng lưới hầu hết mang tính chất thủ công. Chưa có nhiều giải pháp hữu hiệu trong quản lý và vận hành tự động hoá mạng lưới cấp nước. Công suất thiết kế của một số nơi chưa phù hợp với thực tế: Nhiều nơi thiếu nước, nhưng cũng có đô thị thừa nước, không khai thác hết công suất, như tại một số thị xã chỉ khai thác khoảng 15-20% công suất thiết kế. 4 Áp lực nước: Chỉ có một số ít đô thị hiện nay cung cấp nước cho người dân đảm bảo áp lực và lưu lượng cho 24 giờ trong ngày. Còn lại, đa số các đô thị áp lực trong mạng lưới mới đạt được cấp nước cho tầng 1, còn các tầng cao phải sử dụng bơm và bồn. Chất lượng nước: Chất lượng nước cấp của các nhà máy nước hiện nay tuân thủ theo QCVN 01:2009/BYT với tổng số 109 chỉ tiêu xét nghiệm. Ngoài Hà Nội và Hồ Chí Minh, các tỉnh/thành phố khác chưa có phòng thí nghiệm hoặc có nhưng không đủ các trang thiết bị để xét nghiệm 109 chỉ tiêu, nếu đầu tư các trang thiết bị thì đòi hỏi một nguồn kinh phí lớn để trang bị các máy móc, thiết bị cũng như hoá chất, nhân lực, đào tạo có thể gây biến động về giá nước do tăng chi phí xét nghiệm. Phần lớn nước cung cấp cho người dân chưa đạt tiêu chuẩn cho phép, một số chỉ tiêu lý, hoá và vi trùng còn cao hơn giới hạn cho phép (như: hàm lượng cặn, sắt, amôniăc, nitrit, coliform…). Hiện nay vấn đề ô nhiễm nguồn nước đang gia tăng, đặc biệt là hàm lượng amôni xuất hiện và gia tăng trong nhiều nguồn nước, dẫn đến chất lượng nước ăn uống sinh hoạt ở nhiều đô thị chưa thể kiểm soát được. Ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân. Tỷ lệ thất thoát thất thu nước còn cao như: Thái Nguyên, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Nam Định, Hà Tĩnh, Vinh… Quản lý cấp nước còn chịu thách thức do tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng nhanh, sự gia tăng dân số, sự tập trung, chuyển dịch dân số từ nông thôn vào thành thị, gây mất cân bằng, phá vỡ quy hoạch nên việc đầu tư phát triển cấp nước chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu, tỉ lệ dân cư thành thị được cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung còn thấp (chỉ có khoảng 80%), chất lượng dịch vụ cấp nước cũng chưa ổn định. Chất lượng nước của một số trạm cấp nước quy mô nhỏ tại khu đô thị mới, khu chung cư hay tại giếng khoan khai thác quy mô nhỏ lẻ còn hạn chế, chưa đạt yêu cầu quy định như: chỉ số clo dư thấp, ô nhiễm asen, amôni, chỉ tiêu vi sinh và một số chỉ tiêu khác. Mạng lưới đường ống cấp nước đô thị trải qua nhiều giai đoạn đầu tư đã cũ, rò rỉ, gây tỷ lệ thất thoát nước cao, thậm chí có thể có sự xâm nhập của chất thải. Nguồn nước đã và đang bị suy thoái cả về chất lượng và trữ lượng. Nguồn nước mặt bị ô nhiễm do chất thải, nước thải sinh hoạt và đặc biệt là nước thải công nghiệp. Nước dưới đất (nước ngầm) đang bị cạn kiệt do khai thác nước quá mức dẫn đễn ô nhiễm nguồn nước, gây sụt lún. 5 Ngoài ra do sự biến đổi đổi khí hậu, xâm nhập mặn đặc biệt trong mùa khô, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt cũng như đất canh tác, sản xuất nông nghiệp của người dân, các khu vực chịu ảnh hưởng mạnh là vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng duyên hải miền Trung. Giá nước sạch ở các đô thị được ban hành theo hướng tính đúng, tính đủ, nhưng nhìn chung giá nước còn thấp so với yêu cầu đặt ra. Giá bán nước sạch chưa bao gồm đầy đủ các chi phí đầu tư đảm bảo cấp nước an toàn, giảm thất thoát nước, khấu hao một số hạng mục đầu tư công trình; lợi nhuận doanh nghiệp thấp; việc điều chỉnh giá nước chưa phù hợp với sự biến động giá của thị trường. Nhìn chung, giá tiêu thụ nước sạch chưa thực sự khuyến khích được doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư phát triển cấp nước. Công tác khảo sát nguồn nước chưa sát với tình hình thực tế, chưa dự báo được những biến động về mặt trữ lượng cũng như về mặt thuỷ địa hoá. Công nghệ xử lý nước tại một số nhà máy nước chưa đồng bộ và hoàn chỉnh. Một số dự án công nghệ do tư vấn nước ngoài thiết kế chưa phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. 1.1.2 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước trên lãnh thổ Việt Nam; ban hành và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, định hướng phát triển cấp nước ở cấp quốc gia. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước tại các đô thị và khu công nghiệp trên phạm vi toàn quốc: Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách về cấp nước đô thị và khu công nghiệp trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp ở cấp quốc gia; ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về cấp nước đô thị và khu công nghiệp; hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động cấp nước đô thị và khu công nghiệp trên phạm vi toàn quốc. 6 Bộ Y tế chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sức khoẻ cộng đồng, ban hành quy chuẩn nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, tổ chức kiểm tra và giám sát việc thực hiện quy chuẩn nước sạch trên phạm vi toàn quốc. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách nhằm khuyến khích, huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư cho các công trình cấp nước; làm đầu mối vận động nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho đầu tư phát triển cấp nước theo thứ tự ưu tiên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bộ Tài chính: Thống nhất quản lý về tài chính đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho đầu tư phát triển cấp nước; Phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định giá tiêu thụ nước sạch, ban hành khung giá nước sạch và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện trên phạm vi đô thị và khu công nghiệp toàn quốc. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước trên địa bàn do mình quản lý; qui định chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lý về hoạt động cấp nước cho các cơ quan chuyên môn và Uỷ ban nhân dân các cấp do mình quản lý. Sở Xây dựng các tỉnh và Sở Giao thông công chính các thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cấp nước đô thị và khu công nghiệp; Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức và phát triển các dịch vụ cấp nước cho các nhu cầu khác nhau theo địa bàn quản lý, phối hợp với sự phát triển cộng đồng và tham gia vào quy hoạch chung của vùng về cấp ước; khi có nhu cầu về cấp nước, Uỷ ban nhân dân các cấp phải áp dụng các biện pháp thích hợp để lựa chọn hoặc thành lập mới đơn vị cấp nước, hỗ trợ, tạo điều kiện và tổ chức giám sát việc thực hiện Thoả thuận thực hiện dịch vụ cấp nước của đơn vị cấp nước trên địa bàn do mình quản lý, bảo đảm các dịch vụ cấp nước đầy đủ, có sẵn để sử dụng, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của cộng đồng. 7 Hiện nay, 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều thành lập công ty cấp nước hoặc công ty cấp thoát nước, giao cho các Sở Giao thông công chính quản lý đối với thành phố trực thuộc trung ương (trừ TP. Hà Nội) và các Sở Xây dựng quản lý đối với các tỉnh. Vai trò chủ đầu tư phát triển cấp nước ở một số đô thị chưa rõ. Có nơi thực hiện và quản lý dự án cấp nước từ vốn vay nước ngoài gặp nhiều khó khăn. Về cơ chế, chính sách quản lý cấp nước đô thị: Việc xây dựng cơ chế chính sách, văn bản pháp quy, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật, xây dựng chiến lược qui hoạch cấp nước cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung đã có, nhưng còn thiếu. Công tác hướng dẫn, kiểm tra đối với các địa phương trong việc cụ thể hoá cơ chế chính sách, xây dựng và quản lý các dự án phát triển, khai thác sử dụng công trình cấp nước còn hạn chế, chưa được thường xuyên sâu sát, nhất là ở các đô thị nhỏ còn nhiều yếu kém. Các chính sách về quản lý và phát triển ngành nước, đặc biệt là chính sách tài chính chưa được qui định cụ thể và chưa được chấp hành nghiêm túc. Chưa có chính sách huy động các nguồn vốn trong toàn xã hội từ mọi thành phần kinh tế, để thúc đẩy sự phát triển ngành. Cần nghiên cứu lược bớt một số thủ tục thực hiện các dự án, để thu hút các nhà đầu tư và tài trợ. Các luật, nghị định, thông tư liên quan đến ngành cấp nước đã có, xong các văn bản dưới luật như: Chỉ thị, qui định, qui tắc, điều lệ để quản lý cấp nước đô thị còn thiếu. Việc thi hành pháp luật còn yếu, chưa có bộ máy và cơ chế để thực hiện các luật lệ, qui định đã ban hành. Về năng lực quản lý cấp nước đô thị: Trình độ quản lý của các công ty cấp nước chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình đổi mới. Các công ty cấp nước thiếu đội ngũ cán bộ, công nhân được đào tạo đúng chuyên môn, trình độ quản lý và vận hành kĩ thuật. Việc chỉ đạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý và thông tin kinh tế kỹ thuật chuyên ngành cũng như việc chỉ đạo phối hợp đào tạo cán bộ, công nhân ngành nước còn chưa hoàn chỉnh. Hệ thống dịch vụ cấp nước còn mang tính độc quyền. Sự phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác quản lý cấp nước còn nhiều hạn chế. Sự hiểu biết của cán bộ làm việc trong các phòng ban chuyên môn tại địa phương về công tác quản lý cấp nước, cũng như việc phổ biến các văn bản quản lý cấp nước chưa được lĩnh hội thường xuyên và đầy đủ. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác đầu tư, quản lý và cung cấp dịch vụ chưa được huy động đầy đủ. 8 Về đầu tư tài chính cấp nước đô thị: Ngành nước được sự ưu tiên đầu tư của Chính phủ từ nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước (viện trợ ODA, viện trợ của các tổ chức quốc tế, đầu tư của các hãng tư nhân, nhất là nguồn vốn vay ưu đãi lớn từ Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Châu Á). Đến năm 2005 hệ thống cấp nước của 5 thành phố trực thuộc trung ương và 58 tỉnh đã được đầu tư nâng cấp hoàn chỉnh. Trong giai đoạn 2006 đến năm 2010 tiếp tục đầu tư vào các đô thị vừa và nhỏ là các đô thị có hệ thống cấp nước phần lớn chưa được đầu tư hoặc cải tạo, nên vẫn ở trong tình trạng lạc hậu về kỹ thuật và đang bị xuống cấp nhanh chóng, mới chỉ phát huy được tối đa 70% công suất. Tuy nhiên, đối với các đô thị loại nhỏ, với nguồn vốn đầu tư như hiện nay, ít có cơ hội được đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước tập trung. Để cải thiện một cách căn bản tình hình cấp nước đô thị hiện nay, cần thực hiện theo các biện pháp cơ bản: Mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng các dịch vụ cấp nước đô thị; giảm tỉ lệ thất thoát và thất thu nước; cải tạo nâng cấp các công trình cấp nước hiện có, đảm bảo vận hành đúng công suất thiết kế; tạo mọi điều kiện để các công ty cấp nước tự chủ về tải chính, đồng thời thực hiện các nghĩa vụ công ích và chính sách xã hội; lập lại kỷ cương trật tự trong ngành cấp nước đô thị ở tất cả các khâu: quy trình công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý nhà nước, quản lý công cộng. Để xây dựng nền tảng cho sự phát triển lâu dài, bền vững, cần tiến hành cải cách tổ chức và quản lý ngành cấp nước ở các cấp; xoá bỏ cơ chế bao cấp, áp dụng cơ chế thị trường, dùng các khoản thu tiền nước để trang trải chi phí và phát triển ngành, đồng thời thực hiện chính sách xã hội; đào tạo cán bộ và đổi mới công tác quản lý phù hợp với đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ phát triển khoa học kỹ thuật, tăng cường ứng dụng công nghệ mới thông qua chuyển giao công nghệ hiện đại hoá các hệ thống cấp nước đô thị; đẩy mạnh sản xuất thiết bị, vật tư, phụ tùng trong nước theo tiêu chuẩn ngành càng cao được thị trường trong nước và quốc tế chấp nhận; áp dụng các tiêu chuẩn quy phạm và luật lệ tiên tiến để đưa ngành nước Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực, phù hợp với chính sách mở cửa và mở rộng hợp tác quốc tế. 9 1.2 Tổng quan quản lý cấp nước TPHCM 1.2.1 Tổng quan về Tổng công ty cấp nước Sài Gòn Tổng công ty Cấp Nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) là công ty TNHH MTV được Ủy ban Nhân Dân TP.HCM sáng lập theo quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 85/2005/QĐ-UB ngày 24/05/2005 của Ủy ban nhân dân TP.HCM, là doanh nghiệp hoạt động đa ngành đa nghề, hoạt động chính là sản xuất và cung cấp nước sạch. Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco) 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan