Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân s...

Tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại sở xây dựng tỉnh hưng yên

.PDF
99
59
58

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Minh i LỜI CẢM ƠN Với sự nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã giúp tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Quang Cường, người đã tận tình hướng dẫn và vạch ra những định hướng khoa học, chỉ bảo và đóng góp các ý kiến quý báu trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin cảm ơn Nhà trường, các thầy cô giáo trong trường Đại học Thủy lợi, Phòng Đào tạo Đại học và sau Đại học, Tập thể lớp cao học 23QLXD22, các đồng nghiệp trong cơ quan, cùng gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho tác giả trong thời gian hoàn thành luận văn. Trong quá trình thực hiện luận văn, do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô, đồng nghiệp để giúp tác giả hoàn thiện về mặt kiến thức trong học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Minh ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG .............................................................................................................................3 1.1. DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG....................................................................................... 3 1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng ......................................................................... 3 1.1.2. Phân loại dự án đầu tư ........................................................................................... 3 1.1.3. Các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng.............................................................. 6 1.1.4. Đặc điểm của dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước............................... 7 1.2. QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ........................................ 7 1.2.1. Khái niệm .............................................................................................................. 7 1.2.2. Mục tiêu quản lý dự án đầu tư xây dựng ............................................................... 7 1.2.3. Vai trò quản lý dự án đầu tư xây dựng .................................................................. 8 1.2.4. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng .............................................................. 8 1.2.5. Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng ....................................................... 9 1.3. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG............................................................ 10 1.3.1. Khái niệm ............................................................................................................ 10 1.3.2. Sự cần thiết phải thẩm định dự án ....................................................................... 10 1.3.3. Thẩm quyền, phân cấp thẩm định dự án ĐTXD công trình ................................ 11 1.3.4. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thẩm định dự án ........................... 13 1.3.5. Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng ở nước ta hiện nay 145 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐTXD SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC....................................................................... 21 2.1. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA THẨM ĐỊNH DỰ ÁN .......................................... 21 2.1.1. Mục đích của thẩm định dự án ............................................................................ 21 2.1.2. Ý nghĩa của thẩm định dự án ............................................................................... 21 2.2. YÊU CẦU VÀ CĂN CỨ ĐỂ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN .................................................. 22 2.2.1. Yêu cầu của thẩm định dự án .............................................................................. 22 2.2.2. Căn cứ để thẩm định dự án .................................................................................. 22 2.3. CÁC NGUYÊN TẮC TRONG THẨM ĐỊNH ............................................................. 23 2.4. PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH DỰ ÁN .............................................................. 23 2.4.1. Phương pháp chung để thẩm định dự án ĐTXD ................................................. 23 2.4.2. Một số phương pháp thẩm định được áp dụng hiện nay ..................................... 23 2.5. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN .............. 29 iii 2.5.1. Đặc điểm của các công trình xây dựng ảnh hưởng đến công tác thẩm định.......... 29 2.5.2. Đặc điểm riêng của thẩm định dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước..... 30 2.5.3. Tiêu chí chất lượng thẩm định dự án....................................................................... 31 2.5.4. Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng............................................................ 33 2.5.5. Sản phẩm của công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng ..................................... 35 2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án ............................................. 35 2.6.1. Môi trường pháp lý.............................................................................................. 35 2.6.2. Quy trình thủ tục thẩm định dự án ...................................................................... 35 2.6.3. Phương pháp thẩm định dự án ..................................................................................... 38 2.6.4. Thông tin phục vụ cho công tác thẩm định ......................................................... 38 2.6.5. Đội ngũ cán bộ thẩm định ............................................................................................ 39 2.6.6. Công tác tổ chức điều hành ................................................................................. 39 2.6.7. Yếu tố lạm phát ............................................................................................................ 40 2.7. HỆ THỐNG VĂN BẢN PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH ............... 40 2.7.1. Hệ thống văn bản ở trung ương ........................................................................... 40 2.7.2. Hệ thống văn bản ở địa phương .................................................................................. 41 2.8. KINH NGHIỆM THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ............... 41 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 43 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ XÂY DỰNG TỈNH HƯNG YÊN ............................................. 44 3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH HƯNG YÊN, SỞ XÂY DỰNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HƯNG YÊN .................................. 44 3.1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Hưng Yên ............................................................................ 44 3.1.2. Giới thiệu chung về Sở Xây dựng tỉnh Hưng Yên ..................................................... 47 3.1.3. Định hướng phát triển chung của tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 ....................... 48 3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐTXD SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ XÂY DỰNG TỈNH HƯNG YÊN ......................... 51 3.2.1. Phân cấp thẩm định dự án đầu tư xây dựng................................................................ 51 3.2.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại Sở Xây dựng ............................ 54 3.2.3. Đánh giá công tác thẩm định một số dự án ĐTXD tại Sở Xây dựng ....................... 57 3.3. ĐÁNH GIÁ VỀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐTXD TẠI ........................................................................................... 63 3.3.1. Về tổ chức thực hiện ........................................................................................... 64 iv 3.3.2. Về năng lực cán bộ thực hiện công tác thẩm định ...................................................... 64 3.3.3. Về chất lượng công tác thẩm định ....................................................................... 64 3.4. NHỮNG HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐTXD TẠI SỞ XÂY DỰNG HƯNG YÊN ......................................................................... 65 3.4.1. Hạn chế về nhận thức đối với công tác thẩm định .............................................. 65 3.4.2. Hạn chế trong tổ chức thực hiện thẩm định ........................................................ 65 3.4.3. Hạn chế về nội dung thẩm định dự án ......................................................................... 66 3.4.4. Hạn chế về phương pháp thẩm định ............................................................................ 66 3.5. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC...... 67 3.5.1. Cơ chế quản lý và các chính sách có liên quan chưa đồng bộ ................................... 67 3.5.2. Công tác tổ chức thực hiện thẩm định dự án chưa chặt chẽ ................................ 68 3.5.3. Đội ngũ cán bộ thẩm định có trình độ năng lực không cao................................. 69 3.5.4. Thông tin phục vụ thẩm định chưa đầy đủ, chất lượng không cao ..................... 69 3.6. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ............................................................................................ 71 3.7. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐTXD SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ XÂY DỰNG HƯNG YÊN .............................................................................. 71 3.7.1. Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực cán bộ làm công tác thẩm định ......................................................................................................... 71 3.7.2. Hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định DAĐTXD ............................................. 73 3.7.3. Giải pháp về hoàn thiện công tác lưu trữ thông tin và sử dụng có hiệu quả thông tin trong thẩm định dự án .............................................................................................. 80 3.7.4. Giải pháp về trang thiết bị hỗ trợ công tác thẩm định dự án ...................................... 81 3.7.5. Giải pháp tuân thủ yêu cầu thẩm định đầy đủ các nội dung và sử dụng các chỉ tiêu định lượng trong phân tích thẩm định, đánh giá dự án ......................................................... 83 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................................... 86 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 88 v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Bảng tiêu chí đánh giá chất lượng thẩm định dự án ..................................... 30 Bảng 3.1: Dự kiến nguồn vốn thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020 theo ngành, lĩnh vực ................................................................................................................................. 50 Bảng 3.2: Dự kiến số lượng dự án mới và nguồn vốn NSNN bố trí cho các dự án thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020 ................................................................................... 51 Bảng 3.3: Đánh giá hiện trạng về trang thiết bị, phần mềm phục vụ công tác thẩm định DAĐTXD của các cơ quan và đề xuất bổ sung............................................................... 82 vi DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 1.1. Các mục tiêu quản lý dự án cơ bản tại Việt Nam ............................................8 Hình 1.2: Toàn cảnh 2 nhịp neo cầu Cần Thơ sau sự cố sập đổ ngày 26/9/2007 .........16 Hình 1.3: Cận cảnh công trình xây kho chứa nguyên liệu sau sự cố ............................17 Hình 1.4: Nhà thờ Giáo họ Ngọc Lâm sau khi bị sập đổ ..............................................17 Hình 1.5: Cột tháp truyền hình tỉnh Nam Định sau sự cố .............................................18 Hình 2.1: Quy trình thẩm định dự án ............................................................................38 Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan QLNN về xây dựng của tỉnh Hưng Yên ....46 Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Sở Xây dựng tỉnh Hưng Yên ..............................47 Hình 3.3: Quy trình thẩm định DAĐTXD tại tỉnh Hưng Yên (quy trình tổng quát) ....56 Hình 3.4: Sơ đồ những hạn chế, tồn tại của công tác thẩm định DAĐTXD của tỉnh Hưng Yên ......................................................................................................................70 Hình 3.5: Sơ đồ những nguyên nhân tồn tại của công tác thẩm định DAĐTXD của tỉnh Hưng Yên ......................................................................................................................70 Hình 3.6: Các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định................................................72 Hình 3.7: Các giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và năng lực cán bộ ......................71 Hình 3.8: Các giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định dự án .........................73 Hình 3.9: Hoàn thiện quy trình thẩm định DA ĐTXD tại tỉnh Hưng Yên....................75 Hình 3.10. Hoàn thiện quy trình chi tiết thực hiện thẩm định DA ĐTXD ....................77 Hình 3.11: Các giải pháp hoàn thiện nội dung, chỉ tiêu thẩm định dự án .....................83 vii MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của Đề tài Công tác thẩm định dự án đầu tư là khâu quan trọng, then chốt trong quá trình hình thành và thực hiện dự án đầu tư; là một yêu cầu không thể thiếu và là cơ sở để quyết định đầu tư hoặc cấp giấy phép đầu tư. Để quản lý tốt dự án đầu tư cần thiết phải quản lý tốt công tác thẩm định dự án - một công việc trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đặc biệt đối với các dự án được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Hưng Yên là một tỉnh mới được tái lập, nằm trong vùng quy hoạch Thủ đô, nhu cầu đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước là khá lớn, đồng thời các dự án cũng có quy mô, tính chất ngày càng phức tạp hơn. Thời gian qua, mặc dù đã được quan tâm, tuy nhiên công tác thẩm định dự án nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh còn hạn chế, cụ thể là nhiều dự án phải điều chỉnh, bổ sung; một số dự án có quy mô không phù hợp không khai thác hết công suất, giải pháp kỹ thuật không hợp lý gây lãng phí, thất thoát trong đầu tư. Nhìn chung công tác thẩm định dự án đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của quản lý dự án đầu tư xây dựng giai đoạn hiện nay và trong thời gian sắp tới cũng như theo kịp những quy định mới của pháp luật về lĩnh vực đầu tư xây dựng nói chung và về lĩnh vực thẩm định dự án nói riêng. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài "Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Sở Xây dựng tỉnh Hưng Yên" là cần thiết và có tính thực tiễn cao. II. Mục đích nghiên cứu đề tài Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định các dự án đầu tư tại Sở Xây dựng tỉnh Hưng Yên để lựa chọn được những dự án mang lại hiệu quả cao. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước. 2. Phạm vi nghiên cứu Công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Sở Xây dựng tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 2011 - 2015. 1 IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 1. Cách tiếp cận - Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng. - Nghiên cứu thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại Sở Xây dựng Hưng Yên; định hướng phát triển của tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 5 năm tới. - Đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao chất lượng, hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại Sở Xây dựng Hưng Yên. 2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn áp dụng các phương pháp sau: - Phương pháp so sánh; - Phương pháp kinh nghiệm; - Phương pháp chuyên gia; - Phương pháp kết hợp… V. Kết quả dự kiến đạt được - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng. - Phân tích, đánh giá thực trạng về công tác thẩm định dự án đầu tư để tìm ra các tồn tại, nguyên nhân hạn chế. - Đề xuất ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại Sở Xây dựng Hưng Yên. VI. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đến công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng, những nhân tố và đặc điểm thẩm định dự án đầu tư xây dựng, những tồn tại thường gặp; từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân cũng như cho những ai quan tâm đến công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng. Từ đó có thể rút ra những lý luận chung trong công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng. 2. Ý nghĩa Từ những kết quả đạt được làm cơ sở cho học viên có thêm kiến thức về thẩm định dự án đầu tư xây dựng để vận dụng vào công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại Sở Xây dựng tỉnh Hưng Yên được tốt hơn. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1.1. DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng Theo Luật Xây dựng 2014 [17]: Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. 1.1.2. Phân loại dự án đầu tư Có nhiều cách phân loại dự án đầu tư nhằm mục đích để tiện cho việc theo dõi, quản lý hoạt động đầu tư. Dưới đây tác giả luận văn trình bày cách phân loại dự án đầu tư xây dựng trên cơ sở quy định của pháp luật về xây dựng và đầu tư công. * Theo Luật Xây dựng Việt Nam số 50/2014/QH13 [17] và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP [9] quy định phân loại dự án đầu tư xây dựng như sau: - Dự án ĐTXD được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình xây dựng và nguồn vốn sử dụng: + Dự án ĐTXD được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình xây dựng chính của dự án gồm: dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công. + Dự án ĐTXD gồm một hoặc nhiều công trình với loại, cấp công trình xây dựng khác nhau. + Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm: Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo; Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất). - Loại công trình được xác định theo công năng sử dụng gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình quốc phòng, an ninh. - Dự án được phânloại theo nguồn vốn sử dụng: + Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước. + Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách. + Dự án sử dụng vốn khác. 3 * Theo Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 [16] quy định phân loại dự án đầu tư công gồm: - Căn cứ vào tính chất, dự án đầu tư công được phân loại như sau: + Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư: xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án; + Dự án không có cấu phần xây dựng là dự án mua tài sản, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc và dự án khác không quy định tại điểm a khoản này. - Căn cứ mức độ quan trọng và quy mô, dự án đầu tư công được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C theo các tiêu chí quy định chi tiết như sau: + Phân loại dự án theo mức độ quan trọng đối với quốc gia: Dự án quan trọng với quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau thuộc một trong các tiêu chí dưới đây: +) Sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên; +) Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường gồm: Nhà máy điện hạt nhân; Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 50 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên; Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên; +) Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác; +) Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định. - Phân loại theo các nhóm: + Tiêu chí phân loại nhóm A: Trừ các dự án quan trọng quốc gia quy định tại Điều 7 của Luật Đầu tư công, các dự án thuộc một trong các tiêu chí dưới đây là dự án nhóm A: +) Dự án không phân biệt TMĐT thuộc một trong các trường hợp sau đây: Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt; 4 Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh; Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia; Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ; Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất. +) Dự án có TMĐT từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau: Giao thông bao gồm: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ; công nghiệp điện; Khai thác dầu khí; Hóa chất, phân bón, xi măng; Chế tạo máy, luyện kim; Khai thác, chế biến khoáng sản; Xây dựng khu nhà ở. +) Dự án có TMĐT từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau: Giao thông; Thủy lợi; Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật; Kỹ thuật điện; Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử; Hóa dược; Sản xuất vật liệu; Công trình cơ khí; Bưu chính, viễn thông. +) Dự án có TMĐT từ 1.000 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau: Sản xuất nông nhgiệp; lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; Công nghiệp trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các mục a, b và c. +) Dự án có TMĐT từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau: Y tế, văn hóa, giáo dục; Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình; Kho tàng; Du lịch, thể dục thể thao; Xây dựng dân dụng. + Tiêu chí phân loại nhóm B: +) Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 điều 8 của Luật Đầu tư công có TMĐT từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng. +) Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 điều 8 của Luật Đầu tư công có TMĐT từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng. +) Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 điều 8 của Luật Đầu tư công có TMĐT từ 45 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng. +) Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 điều 8 của Luật Đầu tư công có TMĐT từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng. + Tiêu chí phân loại nhóm C: +) Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 điều 8 của Luật Đầu tư công có TMĐT dưới 120 tỷ đồng. +) Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 điều 8 của Luật Đầu tư công có TMĐT dưới 5 80 tỷ đồng. +) Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 điều 8 của Luật Đầu tư công có TMĐT dưới 60 tỷ đồng. +) Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 điều 8 của Luật Đầu tư công có TMĐT dưới 45 tỷ đồng. 1.1.3. Các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng Trình tự đầu tư xây dựng có 03 giai đoạn gồm: Chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng. Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án, người quyết định đầu tư quyết định việc thực hiện tuần tự hoặc kết hợp, xen kẽ các công việc trong giai đoạn thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng. Theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 [9] của Chính phủ về Quản lý dự án ĐTXD thì các công việc phải thực hiện trong từng giai đoạn đoạn như sau: 1.1.3.1. Giai đoạn chuẩn bị dự án Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật ĐTXD để xem xét, quyết định ĐTXD và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án 1.1.3.2. Giai đoạn thực hiện dự án Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác. 1.1.3.3. Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng gồm các công việc: Kết thúc xây dựng (hoàn trả mặt bằng, di dời công trình tạm, …), quyết toán dự án đầu tư xây dựng, bảo hành công trình xây dựng. 6 1.1.4. Đặc điểm của dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước Ngoài những đặc điểm chung của dự án đầu tư xây dựng như: Có mục đích, mục tiêu rõ ràng được xác định; Có tính duy nhất, không lặp lại như hoạt động kinh doanh; Có vòng đời và thời hạn nhất định; Có nhiều loại hình hoạt động khác nhau theo các giai đoạn trong vòng đời của dự án; Có tính bất định và rủi ro cao. Dự án ĐTXD sử dụng vốn ngân sách còn có một số đặc điểm sau: - Dự án ĐTXD sử dụng vốn NSNN là các dự án ĐTXD công trình hạ tầng kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh không có khả năng thu hồi vốn, không thu hút được các doanh nghiệp bỏ vốn để đầu tư nên Nhà nước phải dùng vốn ngân sách nhà nước để thực hiện. - Dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước thường là các dự án quy mô không lớn, được đầu tư cho các địa phương cấp tỉnh, quận huyện, xã phường làm chủ đầu tư dự án. - Dự án ĐTXD sử dụng vốn NSNN được quản lý toàn diện cả về mục tiêu, mục đích đầu tư; quy mô, công suất, công nghệ, kỹ thuật, hiệu quả đầu tư và khía cạnh môi trường. - Dự án ĐTXD sử dụng vốn NSNN phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thu ngân sách của trung ương và địa phương theo các thời đoạn niên lịch (tháng, quý, năm). Từ đặc điểm này thường xảy ra quá trình cấp vốn cho dự án không đều, ở các thời điểm đầu năm (quý I) thường chưa được cấp vốn; ở thời điểm cuối năm dự án mới được cấp vốn nên gây ra sức ép rất lớn cho Chủ đầu tư và nhà thầu trong việc lập kế hoạch thực hiện các công việc của dự án. 1.2. QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1.2.1. Khái niệm Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép. 1.2.2. Mục tiêu quản lý dự án đầu tư xây dựng Mục tiêu quản lư đầu tư xây dựng các dự án khác nhau là khác nhau tùy thuộc vào quy mô, tính chất dự án và phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế - xă hội của từng quốc gia. Nhưng mục tiêu cơ bản của quản lý dự án nói chung là hoàn thành các công việc dự án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được duyệt và theo tiến độ thời gian cho phép. 7 Ở Việt Nam, các mục tiêu quản lý dự án được nâng lên thành năm mục tiêu bắt buộc đó là: Chất lượng, giá thành, thời gian, an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Chất lượng Bảo vệ môi trường Giá thành Quản lý dự án đầu tư xây dựng An toàn lao động Thời gian Hình 1.1. Các mục tiêu quản lý dự án cơ bản tại Việt Nam Ba mục tiêu tổng thể của QLDA đầu tư XDCT là: - Đảm bảo việc XDCT đáp ứng mọi yêu cầu kỹ thuật và kinh tế của CĐT trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về xây dựng và các quy định khác có liên quan. - Đảm bảo chất lượng, chi phí XDCT và tiến độ thời gian đă được hoạch định trong dự án. - Đảm bảo sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả cao vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn NSNN đầu tư cho việc XDCT. 1.2.3. Vai trò quản lý dự án đầu tư xây dựng Quản lý dự án ĐTXD công trình có những vai trò chủ yếu sau đây: - Liên kết tất cả các hoạt động, công việc của dự án. - Tăng cường sự hợp tác và chỉ rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia dự án. - Tạo điều kiện cho việc liên hệ, gắn bó giữa nhóm QLDA với khách hàng, CĐT và các nhà cung cấp đầu vào. - Tạo điều kiện cho sự đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan để giải quyết những bất đồng và phát hiện sớm những khó khăn, vướng mắc nảy sinh để có những giải pháp điều chỉnh kịp thời trước những rủi ro khó dự đoán được. - Tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn. 1.2.4. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng Nội dung quản lý dự án ĐTXD gồm: Quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác được thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng và quy định khác 8 của pháp luật có liên quan. Trong đó có ba nội dung chủ yếu đặc biệt cần quan tâm xuyên suốt trong quá trình QLDA đầu tư XDCT đó là: Quản lý tiến độ; quản lý chất lượng; quản lý chi phí. Ba nội dung này có liên quan trực tiếp đến chi phí dự án ĐTXD công trình. - Quản lý tiến độ dự án: Quản lý tiến độ dự án là quá trình quản lý nhằm đảm bảo chắc chắn dự án hoàn thành theo đúng tiến độ đề ra, bao gồm cả việc xác định công việc cụ thể, sắp xếp trình tự hoạt động, bố trí thời gian, khống chế thời gian và tiến độ thực hiện dự án. - Quản lý chất lượng dự án: Chất lượng dự án là yếu tố sống còn của các đơn vị tham gia thực hiện dự án. Hiệu quả của dự án có đảm bảo hay không phụ thuộc vào tác quản lý chất lượng từ bước lập dự án đến khi triển khai thực hiện dự án. - Quản lý chi phí dự án: Quản lý chi phí dự án là quản lý chi phí, giá thành dự án nhằm đảm bảo hoàn thành dự án mà không vượt tổng mức đầu tư. Nó bao gồm cả việc bố trí nguồn lực, dự tính giá thành và khống chế chi phí, cụ thể là quản lý TMĐT, tổng dự toán (dự toán) công trình; quản lý định mức dự toán và đơn giá xây dựng; quản lý thanh toán chi phí ĐTXD. 1.2.5. Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng Hiện nay, theo Luật xây dựng số 50/2014/QH13 [17] có tất cả 04 hình thức quản lý dự án. Căn cứ theo quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý dự án sau: - Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, khu vực: Áp dụng đối với các dự án sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước; dự án theo chuyên ngành sử dụng vốn Nhà nước ngoài Ngân sách của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước. - Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án: Áp dụng đối với các dự án sử dụng vốn Nhà nước quy mô Nhóm A có công trình cấp đặc biệt; có áp dụng công nghệ cao được Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản; dự án về Quốc phòng, An ninh có yêu cầu bí mật Nhà nước. - Thuê Tư vấn quản lý dự án: Áp dụng đối với các dự án sử dụng nguồn vốn Nhà nước ngoài Ngân sách, vốn khác; dự án có tính chất đặc thù, đơn lẻ. - Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án: Áp dụng đối với các dự án cải tạo, sửa chữa quy mô nhỏ; dự án có sự tham gia của cộng đồng. 9 Ban QLDA, tư vấn QLDA phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại điều 152 của Luật Xây dựng. Mô hình, tổ chức và hoạt động của các Ban QLDA đầu tư xây dựng do Chính phủ quy định. 1.3. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1.3.1. Khái niệm Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan, có khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của một dự án, từ đó quyết định và cho phép đầu tư. Đây là một quá trình kiểm tra, đánh giá các nội dung của dự án một cách độc lập, tách biệt với quá trình soạn thảo dự án. Thẩm định dự án là cơ sở vững chắc khẳng định cho hoạt động đầu tư có hiệu quả. Các kết luận rút ra từ quá trình thẩm định là cơ sở để các cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định đầu tư và cho phép đầu tư. Theo Khoản 36, Điều 3, Luật Xây dựng 2014 [17]: Thẩm định là việc kiểm tra, đánh giá của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với những nội dung cần thiết trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở xem xét, phê duyệt. 1.3.2. Sự cần thiết phải thẩm định dự án Thẩm định dự án đầu tư là cần thiết bắt nguồn từ vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước đối với các hoạt động đầu tư. Nhà nước với chức năng công quyền của mình sẽ can thiệp vào quá trình lựa chọn các dự án đầu tư. Chủ đầu tư muốn khẳng định quyết định đầu tư của mình là đúng đắn, các tổ chức tài chính tiền tệ muốn tài trợ hay cho vay vốn đối với dự án, để ngăn chặn sự đổ bể, lãng phí vốn đầu tư, thì cần kiểm tra lại tính hiệu quả, tính khả thi và tính hiện thực của dự án. Tất cả các dự án đầu tư thuộc mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh tế đều phải đóng góp vào lợi ích chung của đất nước. Bởi vậy trước khi ra quyết định đầu tư hay cho phép đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cần biết xem dự án đó có góp phần đạt được mục tiêu của quốc gia hay không, nếu có thì bằng cách nào và đến mức độ nào. Một dự án đầu tư dù được tiến hành soạn thảo kỹ lưỡng đến đâu cũng vẫn mang tính chủ quan của người soạn thảo. Vì vậy để đảm bảo tính khách quan của dự án, cần thiết phải thẩm định. Các nhà thẩm định thường có cách nhìn rộng trong việc đánh giá dự án. Họ xuất phát từ lợi ích chung của toàn xã hội, toàn cộng đồng để xem xét các lợi ích kinh tế - xã hội mà dự án đem lại. Mặt khác, khi soạn thảo dự án có thể có những sai sót, các ý kiến có thể mâu thuẫn, không logic, thậm chí có thể có những sơ hở gây ra 10 tranh chấp giữa các đối tác tham gia đầu tư. Thẩm định dự án là cần thiết. Nó là một bộ phận của công tác quản lý nhằm đảm bảo cho hoạt động đầu tư có hiệu quả. 1.3.3. Thẩm quyền, phân cấp thẩm định dự án ĐTXD công trình Người quyết định đầu tư xây dựng có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án trước khi phê duyệt. Đơn vị chủ trì thẩm định dự án là các đơn vị theo phân cấp quy định tại Điều 10 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 [9] của Chính phủ có trách nhiệm lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan về các nội dung của dự án và tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế công nghệ, nội dung khác của dự án. Trường hợp không đủ điều kiện thực hiện công tác thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng, người quyết định đầu tư được yêu cầu CĐT lựa chọn trực tiếp tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực phù hợp đã đăng ký công khai thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng để CĐT ký kết hợp đồng thẩm tra phục vụ công tác thẩm định. - Đối với dự án quan trọng quốc gia: Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước để thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định tại Nghị định số 131/2015/NĐ-CP ngày 25/12/ 2015; Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng là đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, các cơ quan liên quan do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn NSNN: + Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 76 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP [9] chủ trì thẩm định các nội dung quy định tại Điều 58 của Luật Xây dựng năm 2014 [17] đối với dự án nhóm A, dự án từ nhóm B trở xuống do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quyết định đầu tư. Đối với các dự án do Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chức thẩm định thì cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc các Bộ này thực hiện việc thẩm định. + Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 76 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP [9] chủ trì thẩm định đối với các nội dung quy định tại Điều 58 của Luật Xây dựng năm 2014 [17] của các dự án quy mô từ nhóm B trở 11 xuống được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ các dự án quy định tại Điểm a, Điểm c Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP [9]. + Theo phân cấp của UBND cấp tỉnh, Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc UBND cấp huyện chủ trì thẩm định dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng do UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư. - Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách: + Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 76 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP [9] chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở với các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 58 của Luật Xây dựng năm 2014 [17] (trừ phần thiết kế công nghệ) của dự án nhóm A; dự án quy mô từ nhóm B trở xuống do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư. Đối với các dự án do Thủ tướng Chính phủ giao cho các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chức thẩm định thì cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc các Bộ này thực hiện việc thẩm định thiết kế cơ sở của dự án. + Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quy định tại Điều 76 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP [9] chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở với các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 58 của Luật Xây dựng năm 2014 [17] (trừ phần thiết kế công nghệ) của dự án quy mô từ nhóm B trở xuống được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ các dự án quy định tại Điểm a, Điểm c Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP [9]. + Theo phân cấp của UBND cấp tỉnh, Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc UBND cấp huyện chủ trì thẩm định TKBVTC, dự toán xây dựng (trừ phần thiết kế công nghệ) đối với dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng do UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư. + Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế công nghệ (nếu có), các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định tại Điều 58 của Luật Xây dựng năm 2014 [17] và tổng hợp kết quả thẩm định, trình phê duyệt dự án; chủ trì tổ chức thẩm định dự án sửa chữa, cải tạo, bảo trì và nâng cấp có TMĐT dưới 5 (năm) tỷ đồng. [9] Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 [17] có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 quy định về 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất