Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp chống thất thoát mạng lưới cấp nước thành phố đông hà tỉnh quảng trị...

Tài liệu Giải pháp chống thất thoát mạng lưới cấp nước thành phố đông hà tỉnh quảng trị giai đoạn 2030

.PDF
24
169
134

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG LÊ VĂN TƯ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI * LUẬN VĂN THẠC SỸ LÊ VĂN TƯ GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THOÁT MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ - TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2030 * Ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG * Khóa 2016 - 2018 Hà Nội - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI LÊ VĂN TƯ KHÓA: 2016 - 2018 GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THOÁT MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ - TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2030 Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng Mã số: 60.58.02.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THANH SƠN TS. NGUYỄN VĂN HIỂN Hà Nội - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI LÊ VĂN TƯ KHÓA: 2016 - 2018 GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THOÁT MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ - TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2030 Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng Mã số : 60.58.02.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THANH SƠN TS. NGUYỄN VĂN HIỂN XÁC NHẬN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN PGS.TS. NGUYỄN NGỌC DUNG Hà Nội - 2018 Lời cảm ơn! Xin chân thành cảm ơn: - Đảng uỷ - Ban chấp hành Giám hiệu trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; - Khoa sau Đại học và các phòng, ban, khoa thuộc trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; - PGS.TS Trần Thanh Sơn – Trưởng khoa Đô thị trường Đại học kiến trúc Hà Nội; - TS. Nguyễn Văn Hiển – Bộ môn cấp nước Khoa đô thị trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; - Đảng uỷ, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc Công ty CP nước sạch Quảng Trị; - Lãnh đạo và nhân viên các phòng, ban, xí nghiệp thuộc Công ty CP nước sạch Quảng Trị Đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Trân trọng! Lê Văn Tư Lời cam đoan! Luận văn tốt nghiệp về “ Giải pháp chống thất thoát mạng lưới cấp nước Thành phố Đông Hà - tỉnh Quảng Trị” là đề tài được nghiên cứu độc lập của cá nhân tại mạng lưới cấp nước Thành phố Đông Hà - tỉnh Quảng Trị thuộc Công ty CP nước sạch Quảng Trị Phần lý luận tổng hợp của bản thân trong quá trình học tập cao học tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Một số nội dung trích dẫn đã chỉ dẫn từ nguồn gốc, xuất xứ trích dẫn Phần thực tiễn là quá trình nghiên cứu của bản thân trong quá trình quản lý tại Công ty CP nước sạch Quảng Trị Bản thân tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung. Người cam đoan Lê Văn Tư MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài Nội dung nghiên cứu của đề tài Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Ý nghĩa khoa học của đề tài Bố cục của đề tài NỘI DUNG Trang 1 Trang 3 Trang 3 Trang 3 Trang 3 Trang 4 Trang 4 Trang 4 CHƯƠNG THỰC TRẠNG THẤT THOÁT NƯỚC TRONG Trang 6 1 MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ 1.1 Giới thiệu khu vực nghiên cứu và hệ thống cấp nước nghiên cứu 1.1.1 Tổng quan về tỉnh Quảng Trị. a) Điều kiện tự nhiên b) Kinh tế xã hội. 1.1.2 Thành phố Đông Hà 1.2 Hiện trạng mạng lưới cấp nước TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị 1.2.1 Sơ lược về Hệ thống cấp nước tỉnh Quảng Trị 1.2.2 Hiện trạng MLCN Thành phố Đông Hà. 1.2.2.1 Nguồn nước 1.2.2.2 Nhà máy nước 1.2.2.3 Mạng lưới cấp nước 1.2.2.4 Nhận xét, đánh giá hiện trạng mạng lưới cấp nước 1.3 Thực trạng về thất thoát nước và giải pháp kỹ thuật chống thất thoát đã được thực hiện 1.3.1 Thực trạng về thất thoát nước tỉnh Quảng Trị Trang 6 Trang 6 Trang 6 Trang 8 Trang 10 Trang 13 Trang 13 Trang 13 Trang 13 Trang 13 Trang 13 Trang 14 Trang 14 Trang 15 1.3.2 Thực trạng về thất thoát nước TP. Đông Hà 1.4 Những tồn tại trong mạng lưới cấp nước TP Đông Hà- Đề xuất những giải pháp kỹ thuật. CHƯƠNG CƠ SỞ KHOA HỌC CHO GIẢI PHÁP CHỐNG 2 THẤT THOÁT TRONG MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ 2.1 Khái niệm về thất thoát nước 2.2 Các dạng thất thoát cơ học và nguyên nhân 2.2.1 Rò rỉ trong các đường ống và truyền dẩn và phân phối 2.2.2 Nguyên nhân gây thất thoát nước cơ học 2.3 Các dạng thất thoát nước do quản lý và nguyên nhân 2.3.1 Sự sai số của đồng hồ nước và sai số do ghi đọc đồng hồ nước 2.3.2 Đấu nối trái phép và gian lận trong sử dụng nước 2.3.3 Thất thoát trong quá trình vận hành mạng lưới 2.3.4 Nguyên nhân gây thất thoát nước do quản lý 2.4 Cơ sở lý thuyết về phân vùng tách mạng 2.4.1 Phân vùng tách mạng theo sơ đồ đường đồng mức (địa hình của khu vực) a) Phạm vi áp dụng b) Ưu nhược điểm của phương pháp 2.4.2 Phân vùng tách mạng theo địa giới hành chính. a) Phạm vi áp dụng b) Ưu nhược điểm của phương pháp 2.4.3 Phân vùng tách mạng theo sơ đồ mạng lưới truyền dẫn a) Phạm vi áp dụng b) Ưu nhược điểm của phương pháp 2.4.4 Phân vùng tách mạng theo sơ đồ kết hợp. a) Phạm vi áp dụng b) Ưu nhược điểm của phương pháp 2.5 Nguyên tắc phân vùng tách mạng của mạnglưới cấp nước Trang 15 Trang 15 Trang 17 Trang 17 Trang 17 Trang 17 Trang 17 Trang 18 Trang 18 Trang 18 Trang 18 Trang 19 Trang 19 Trang 19 Trang 19 Trang 19 Trang 19 Trang 19 Trang 19 Trang 20 Trang 20 Trang 20 Trang 20 Trang 20 Trang 20 Trang 20 2.5.1 Nguyên tắc bố trí mạng lưới theo hướng phân vùng tách mạng 2.5.2 Bố trí các thiết bị điều khiển trên mạng lưới phù hợp với từng vùng hoặc khu vực chia tách. 2.5.3 Nguyên tắc làm việc của mạng lưới sau khi chia tách mạng 2.6. Cơ sở lý thuyết tính toán mạng lưới cấp nước. 2.6.1 MLCN với 1 trạm cấp nước và nhiều trạm cấp nước đồng thời 2.6.2 Tối ưu hóa trong tính toán MLCN. 2.7 Ứng dụng máy tính điện tử trong tính toán và vận hành MLCN 2.7.1 Sử dụng phần mềm Enpanet trong tính toán mạng lưới 2.7.2 Ứng dụng công nghệ thông tin vào vận hành mạng lưới. a) Công tác thiết kế b) Công tác vận hành 2.8 Một số bài học kinh nghiệm chống thất thoát trong ngành. CHƯƠNG 3 3.1 3.1.1 3.1.2 3.1.3 3.1.4 3.2 3.2.1 3.2.2 3.3 Trang 20 Trang 21 Trang 21 Trang 21 Trang 21 Trang 23 Trang 33 Trang 33 Trang 35 Trang 35 Trang 35 Trang 35 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CHỐNG THẤT THOÁT CHO MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ Trang 39 Giải pháp phân vùng tách mạng Sơ đồ phân vùng tách mạng theo địa hình Sơ đồ phân vùng tách mạng theo địa giới hành chính Sơ đồ phân vùng tách mạng theo tuyến ống truyền dẫn Phân tích và lựa chọn dạng sơ đồ cho mạng lưới cấp nước TP. Đông Hà Tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước cho giải pháp lựa chọn Xác định ranh giới cho phân vùng tách mạng Xác định lưu lượng tính toán Các giải pháp chống thất thoát theo sơ đồ lựa chọn Trang 39 Trang 39 Trang 39 Trang 39 Trang 39 Trang 53 Trang 53 Trang 54 Trang 57 3.3.1 Lắp đồng hồ tổng và các thiết bị trên tuyến 3.3.2 Lắp đặt đồng hồ tổng trên các tuyến ống và đánh giá thất thoát các tuyến ống trong khu vực 3.3.3 Kiểm tra, đánh giá thất thoát các đồng hồ tiêu thụ trong khu vực 3.3.4 Xây dựng kế hoạch sữa chữa, thay thế các tuyến ống có tỉ lệ thất thoát cao; thay thế kiểm định các đồng hồ tiêu thụ đến hạn 3.3.5 Đánh giá lại thất thoát trên các tuyến ống và đồng hồ tiêu thụ đã được thay thế trong khu vực 3.3.6 Đánh giá lại thất thoát của từng khu vực và toàn bộ thành phố Đông Hà. 3.4 Các thông số và chỉ tiêu cần đạt được trong việc vận hành MLCN TP. Đông Hà để đảm bảo cấp nước an toàn 3.4.1 Các thông số về lưu lượng và áp lực 3.4.2 Các chỉ tiêu về thất thoát cần đạt được 3.5 Áp dụng thí điểm khu vực dân cư thực tế để kiểm tra giải pháp đề xuất 3.5.1 Lựa chọn khu vực kiểm tra 3.5.2 Các giải pháp thực hiện giảm thất thoát chi tiết theo phương án đề xuất. 3.5.3 Nhận xét và đánh giá kết quả đề xuất thí điểm KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 1 Kết luận 2 Kiến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị Trang 57 Trang 58 Trang 58 Trang 59 Trang 61 Trang 62 Trang 63 Trang 63 Trang 65 Trang 68 Trang 68 Trang 70 Trang 76 Trang 78 Trang 78 Trang 80 1 MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài Cấp nước là một ngành hạ tầng thuộc nhóm ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng và là ngành kết cấu nên nền tảng của đô thị và khu dân cư, quyết định mức độ văn minh trong kết cấu đô thị và khu dân cư. Trong những năm qua, cùng với quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế xã hội các đô thị và khu dân cư ngày càng phát triển nhanh chóng, kéo theo đó là nhu cầu phát triển tất yếu của ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng trong đó có ngành cấp nước cũng phải phát triển đi trước khi đô thị và khu dân cư hình thành. Biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến khó lường, phức tạp cùng với sự phát triển nhanh chóng việc hình thành các đô thị và khu dân cư trực tiếp làm suy giảm nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên nước tại Việt Nam. Trong khi đó việc phần lớn các nhà máy nước của các công ty cấp nước chưa kiểm soát đến mức độ thất thoát nước sạch gây lãng phí nguồn nước và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của xã hội. Mặc dù tỷ lệ thất thoát nước đang dần dần được kiểm soát, hạn chế thấp nhất tỷ lệ thất thoát nước. Tuy nhiên ở Việt Nam tỷ lệ thất thoát nước còn ở mức cao. Năm 2005 tỷ lệ thất thoát bình quân cả nước là 35% đến năm 2009 giảm xuống còn 30%. Tuy nhiên nếu so với các nước phát triển thì tỷ lệ thất thoát ở Việt Nam còn quá cao cách xa Singapore 5%; Đan Mạch 6%; Nhật Bản 7%. [1] Thất thoát do rất nhiều nguyên nhân gây ra nhưng nguyên nhân chính là do hệ thống đường ống nhiều đô thị quá cũ và có cả sự gian lận trong sử dụng nước. Bên cạnh đó một số khách hàng sử dụng nước còn thiếu ý thức tiết kiệm làm nguồn nước sạch bị lãng phí một cách nghiêm trọng. 2 Đứng trước tình hình đó, Thủ tướng Chính Phủ có Quyết định số 2147/QĐ-TTg phê duyệt chương trình quốc gia chống thất thoát thất thu nước sạch đến năm 2025 trong đó mục tiêu cụ thể đặt ra cho từng giai đoạn như sau: Đến năm 2015 tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch bình quân 25%. Đến năm 2020 tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch bình quân 20%. Đến năm 2025 tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch bình quân 15%. [2] Quảng Trị cũng nằm trong xu thế phát triển chung của cả nước với tốc độ phát triển đô thị khá nhanh chóng làm gia tăng đáng kể nhu cầu dùng nước. Trước thực trạng nguồn nước khai thác ngày càng suy giảm, Hệ thống cấp nước xây dựng từ lâu nên tỷ lệ thất thoát còn tương đối cao đặt ra nhiệm vụ cho ngành cấp nước phải có những bước đi thích hợp để giảm thiểu lượng nước thất thoát, đưa tỷ lệ thất thoát nước xuống con số một cách hợp lý kết hợp giải pháp tiết kiệm nước trong sản xuất và tiêu thụ nước sạch. Thành phố Đông Hà là đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị, hệ thống cấp nước TP Đông Hà được xây dựng từ 1977 ngay sau khi lập tỉnh Bình Trị Thiên. Trải qua nhiều thời kỳ xây dựng nên HTCN thiếu đồng bộ, thất thoát nước trong mạng lưới cấp nước còn cao (Năm 2016 bình quân 32%). Mục tiêu chung của ngành cấp nước TP. Đông Hà là phải giảm tỷ lệ thất thoát bám sát yêu cầu của Quyết định 2147/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ.Để đạt được mục tiêu đó, cần có một nghiên cứu cụ thể mang tính tổng quát đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân một cách đầy đủ và đề ra giải pháp cụ thể trong công tác quy hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý vận hành nhằm giải quyết vấn đề thất thoát nước hiệu quả, an toàn và bền vững. Với những lý do nêu trên, đề tài “Giải pháp chống thất thoát cho Mạng lưới cấp nước TP. Đông Hà- tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2030” mang tính cấp bách và cần thiết. * Mục đích nghiên cứu đề tài: 3 Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm giảm thất thoát phù hợp với tình trạng thực tế của mạng lưới cũng như nội lực hiện có để áp dụng vào công tác giảm thất thoát nước HTCN TP Đông Hà tỉnh Quảng Trị. * Nội dung nghiên cứu của đề tài: - Tổng quan về hiện trạng HTCN tỉnh Quảng Trị và TP Đông Hà - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về thất thoát nước trong HTCN - Đề xuất giải pháp phù hợp làm giảm thất thoát nước trong HTCN. - Xây dựng thí điểm kiểm tra theo giải pháp đề xuất. - Tổng hợp đánh giá giải pháp đề xuất các chỉ tiêu cần đạt được của việc thực hiện giảm thất thoát trong mạng lưới cấp nước. - Đưa ra kết luận và kiến nghị các giải pháp đề xuất giảm thất thoát nước. * Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: - Phạm vi: TP. Đông Hà - Tỉnh Quảng Trị - Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống cấp nước TP Đông Hà- Tỉnh Quảng Trị. * Phương pháp nghiên cứu: + Điều tra khảo sát thu thập xử lý và tổng hợp các số liệu về hiện trạng của hệ thống cấp nước TP. Đông Hà- Tỉnh Quảng Trị, từ đó có kế hoạch chống thất thoát nước đảm bảo cấp nước cho năm 2030 và những năm tiếp theo. + Phân tích và đưa ra các giải pháp phân vùng tách mạng, giải pháp giảm thất thoát nước sau khi phân vùng tách mạng đến năm 2030 - Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã và ứng dụng về các giải pháp kỹ thuật và quản lý chống thất thoát cho MLCN. - Tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực chống thất thoát, thất thu nước và các đơn vị sản xuất, kinh doanh nước sạch trong và ngoài nước. 4 + Sử dụng chương trình tính toán mô phỏng thủy lực Epanet để tính toán thủy lực cho mạng lưới cấp nước đến năm 2030. + Phân tích và đưa ra các giải pháp phân vùng tách mạng, giải pháp giảm thất thoát nước sau khi phân vùng tách mạng đến năm 2030. - Sử dụng phương pháp so sánh, đối chứng các kết quả nghiên cứu triển khai cho MLCN Đông Hà với tình hình chống thất thoát, thất thu trước đây. Cho thấy tính hiệu quả của các giải pháp đề xuất áp dụng mới và mang tính tổng thể của đề tài. + Xây dựng thí điểm kiểm tra thực hiện các bước tiếp theo giải pháp đề xuất giảm thất thoát nước sau khi phân vùng tách mạng đến năm 2030. + Đánh giá kết quả thực hiện của thí điểm kiểm tra, đưa ra kết luận và các yêu cầu chính của giải pháp đề xuất đã chọn. * Kết quả nghiên cứu: Đề xuất giải pháp chống thất thoát, giảm thất thoát nước của Hệ thống cấp nước Thành Phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị xuống còn 15% vào trước năm 2025 theo tinh thần chỉ đạo của Thủ Tướng chính phủ, đảm bảo cấp nước bền vững cho Thành Phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị năm 2030 và những năm tiếp theo. * Ý nghĩa khoa học của đề tài: Đưa ra giải pháp để kiểm soát và điều khiển được các thông số làm việc của mạng lưới cấp nước. qua đó, áp dụng vào các khu vực có mạng lưới cấp nước tương tự và áp dụng giảm thất thoát trên phạm vị toàn tỉnh Quảng Trị. * Bố cục của đề tài: Ngoài phần MỞ ĐẦU VÀ KẾT LUẬN, luận văn có phần NỘI DUNG bao gồm 3 chương: Chương 1: Thực trạng thất thoát nước trong mạng lưới cấp nước Thành phố Đông Hà 5 Chương 2: Cơ sở khoa học cho giải pháp chống thất thoát trong mạng lưới cấp nước Thành phố Đông Hà Chương 3: Đề xuất giải pháp chống thất thoát cho mạng lưới cấp nước Thành phố Đông Hà THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 78 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Đề tài tập trung đề cập sâu vào tình hình thất thoát nước của mạng lưới cấp nước TP Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị và đề xuất một chương trình chống thất thoát nước mạng lưới cấp nước Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị. Nội dung đề tài đã tập trung nghiên cứu tình hình, hiện trạng và cả những thực tế trong quá trình quản lý điều hành của bản thân tại Công ty CP nước sạch Quảng Trị. Chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 2147 ngày 24/11/2010 vừa là cơ sở pháp lý vừa là mệnh lệnh đối với các Công ty làm dịch vụ cấp nước trong toàn quốc, quyết định số 2147 của Thủ tướng Chính Phủ, đòi hỏi các công ty cấp nước phải có sự nỗ lực cao nhất, hành động và tập trung các nguồn lực cho hoạt động chống thất thoát, thất thu nước sạch. Đôí với cấp nước Quảng Trị, việc đề xuất và nghiên cứu giải pháp giảm thất thoát nước cho mạng lưới cấp nước Thành Phố Đông Hà bằng phương pháp phân vùng, tách mạng tại TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác giảm thất thoát nước cùng với những giải pháp đề xuất mà Công ty CP nước sạch Quảng Trị, Xí nghiệp kinh doanh nước sạch TP Đông Hà có thể thực hiện được dựa trên nguồn lực nội tại của mình. Qua nghiên cứu, luận văn đưa ra các nội dung chính sau: + Nắm được các loại sơ đồ phân vùng tách mạng bao gồm khái niệm, phạm vi áp dụng, các ưu nhược điểm của từng sơ đồ để có thể đánh giá lựa chọn sơ đồ phân vùng tách mạng tối ưu nhất cho một khu vực nghiên cứu hoặc dự án nào đó. + Phân tích mô hình thủy lực trước và sau phân vùng tách mạng để đưa ra các phương án cấp nước cho từng khu vực một cách an toàn như bổ sung 79 thêm các tuyến ống, vị trí lắp đồng hồ tổng, vị trí đặt các van chặn ngắt tuyến, vị trí đặt van giảm áp... + Khi có được sơ đồ và ranh giới phân vùng tách mạng, lắp được đồng hồ tổng vùng và đồng hồ khu vực ta sẽ thu thập được cơ sở dữ liệu quan trọng để xây dựng chế độ chạy bơm của trạm bơm cấp II sát với nhu cầu sử dụng nước trong mạng theo từng thời điểm hoặc theo từng mùa trong năm. Vấn đề này là rất quan trọng vì trong thực tế áp lực cao trong mạng là một trong những nguyên nhân gây ra thất thoát nước. + Thực hiện các giải pháp giảm thất thoát, thất thu sau khi thực hiện phân vùng tách mạng một cách cụ thể. Ngoài việc phân vùng tách mạng thì những công việc tiếp theo sau đó là rất quan trọng để có thể giảm được thất thoát, phân vùng tách mạng nhằm chia nhỏ mạng lưới để kiểm soát tốt mạng lưới đồng thời theo dõi được tỷ lệ thất thoát, phải lập ra kế hoạch sửa chữa, cải tạo, thay thế mạng lưới và đồng hồ tiêu thụ rồi tiến hành thực hiện từng bước theo kế hoạch, đi từ những cụm cấp nước nhỏ trong một khu vực đến khi hết từng khu vực, nhiều khu vực như vậy ta sẽ giảm được thất thoát cho cả vùng lớn. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ đề xuất giới hạn đến những giải pháp, công việc mà Công ty CP nước sạch Quảng Trị bằng nội lực tự thân của mình có thể thực hiện được với chi phí là thấp nhất như chỉ thực hiện sửa chữa, thay thế đồng hồ tiêu thụ, lắp đặt đồng hồ tổng các khu vực mà hầu như chưa đề cập đến việc thay thế đường ống cũ hoặc đòi hỏi quá cao về trình độ cũng như các máy móc thiết bị, phần mềm hỗ trợ. Tuy nhiên chỉ với những động thái ban đầu của việc tách mạng lưới cấp nước TP Đông Hà đã đem lại hiệu quả nhất định (Thất thoát ban đầu là 46 % giảm xuống còn 34 %), Khi có sự đầu tư mạnh mẽ từ công tác phân vùng như giải pháp đã trình bày ở trên cũng như đầu tư thiết bị dò tìm ống xì vỡ, hệ thống quan trắc tự động, phần 80 mềm quản lý khách hàng và quản lý tính toán hóa đơn tiền nước, tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng vật liệu mới trong ngành nước... thì chắc chắn chắn rằng mục tiêu giảm thất thoát theo chỉ tiêu thất thoát cũng như chương trình quốc gia phòng chống thất thoát nước sạch của chính phủ đề ra chắc chắn sẽ thực hiện được. 2. Kiến nghị: Công tác chống thất thoát, thất thu nước sạch hiện nay là một trong những vấn đề đang được các Công ty cấp nước nói chung, Công ty CP nước sạch Quảng Trị nói riêng đầu tư nghiên cứu, rất cần sự hỗ trợ từ những Công ty đã thành công trong lĩnh vực chống thất thoát cũng như từ các nước phát triển có kinh nghiệm và có giải pháp tốt trong lĩnh vực chống thất thoát. Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện của các công ty cấp nước nói chung của TP Đông Hà tỉnh Quảng Trị nói riêng thì khi chưa có kinh phí hoặc nguồn kinh phí còn hạn hẹp cho công tác phòng chống và giảm thất thoát, thất thu nước sạch thì với đề tài "Giải pháp chống thất thất thoát nước cho mạng lưới cấp nước thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2030" nên được xem xét và áp dụng trước mắt cho việc chống thất thoát nước Thành Phố Đông Hà, sau đó áp dụng cho các Xí nghiệp trực thuộc Công ty CP nước sạch Quảng Trị. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]: Hội cấp thoát nước Việt nam - Vận hành bảo dưỡng mạng lưới phân phối - Khóa học quản lý mạng cấp 3. Huế, tháng 5 năm 2011 [2]: Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2010), Quyết định số 2147/QĐ-TTg, Chương trình quốc gia chống thất thoát thất thu nước sạch đến năm 2025. [3]: Niên giám thống kê Quảng Trị 2015 [4]: UBND Tỉnh Quảng Trị - Báo cáo tình hình kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng năm 2016, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng 2017 [5]: UBND Thành phố Đông Hà - Báo cáo tình hình kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng năm 2016, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng 2017 [6]: Công ty CP nước sạch Quảng Trị - Báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh năm 2016, phương hướng nhiệm vụ chủ yếu năm 2017 [7]: Nguyễn Phương Lan - Bài giảng cấp nước sinh hoạt và công nghiệp: chương 2: mạng lưới cấp nước và hệ thống dẩn nước [8]: Công ty CP Nước sạch Quảng Trị - Báo cáo chống thất thoát [9]: Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh - Hướng dẩn sử dụng Epanet [10]:JICA- Chia sẻ kinh nghiệm chống thất thoát của dự án Jica từ dự án đào tạo chống thất thoát [11]: Công ty TNHH MTV Cấp nước Hải Phòng - Tham luận của chia sẻ kinh nghiệm chống thất thoát TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC 1. Bộ Xây Dựng (2006), Cấp nước -Mạng lưới đường ống và công trình - tiêu chuẩn thiết kế. 2. Bộ Xây Dựng (1995), Chất lượng nước - yêu cầu chung về bảo vệ nước mặt. 3. Bộ Xây Dựng (2009), Định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, tr. 5 - 15. 4. Bộ Xây Dựng (2007), Quy hoạch cấp nước vùng kinh tế trọng điểm miền Trungtr. 11 - 29. 5. Bộ Y Tế (2009), QCVN 01: 2009/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống, tr. 2 - 7. 6. Bộ Y Tế (2009), QCVN 02: 2009/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt, tr. 2 - 4. 7. UBND Tỉnh Quảng Trị (1997), Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước thành phố Đông Hà.. 8. UBND Tỉnh Quảng Trị (2015), Quy hoạch chung TP Đông Hà đến năm 2030, tầm nhìn 2050. 9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật tài nguyên nước, tr. 1 - 2. 10. Nguyễn Ngọc Dung (2003), Cấp nước đô thị, Nxb Xây Dựng, Hà Nội, tr. 56 - 60 11. Nguyễn Ngọc Dung (2010), Định hướng phát triển cấp, thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, Tạp chí Khoa học kiến trúc - xây dựng, (số 1), tr. 73. 12. Lê Dung (2003), Công trình thu nước trạm bơm cấp thoát nước, Nxb Xây Dựng, Hà Nội, tr. 8 - 9, 72 - 213.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất