Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đề xuất quản lý nước thải sinh hoạt thị trấn mai châu, huyện mai châu, tỉnh hòa ...

Tài liệu đề xuất quản lý nước thải sinh hoạt thị trấn mai châu, huyện mai châu, tỉnh hòa bình theo mô h̀ình phân tán (tt)

.PDF
19
22
137

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI LƯƠNG LAN HƯƠNG ĐỀ XUẤT QUẢN LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT THỊ TRẤN MAI CHÂU, HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH THEO MÔ HÌNH PHÂN TÁN LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội, năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI LƯƠNG LAN HƯƠNG KHÓA 2011 – 2013 ĐỀ XUẤT QUẢN LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT THỊ TRẤN MAI CHÂU, HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH THEO MÔ HÌNH PHÂN TÁN Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN LÂM QUẢNG Hà Nội, năm 2013 1 LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn Lâm Quảng đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em về mặt kiến thức và phương pháp nghiên cứu để em hoàn thành bài luận văn này. Em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, các cô trong khoa Sau Đại học trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức, phương pháp tư duy quản lý trong suốt 2 năm học vừa qua. Thực sự những kiến thức của thầy cô đã giúp em rất nhiều trong công việc thực tế, trong lĩnh vực quản lý và chuyên môn nghiệp vụ của mình. Những kiến thức này sẽ là nền tảng, là hành trang để em có thể tự tin, vững bước hơn nữa trong quá trình công tác của bản thân. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo, cán bộ các phòng ban UBND huyện Mai Châu, UBND thị trấn Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã hết sức tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình tìm kiếm tài liệu, khảo sát thực tế tại địa phương, để giúp tôi hoàn thành bài khóa luận này. Ngoài ra, trong quá trình học tập và thực hiện bài luận văn tốt nghiệp này tôi còn nhận được sự giúp đỡ, cảm thông, tạo điều kiện từ phía gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và Cơ quan nơi công tác. Do đó, kết quả nghiên cứu bài luận văn này là lời cảm ơn sâu sắc đến mọi người đã luôn đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian qua. Với vốn kiến thức, trình độ hiện có và thời gian nghiên cứu có hạn, bài luận này không tránh được còn nhiều thiếu sót, em kính mong nhận được sự chỉ dạy, những ý kiến đóng góp và phê bình của Quý thầy cô để giúp mình hoàn thiện hơn nữa. Em xin trân trọng cảm ơn. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lương Lan Hương 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lương Lan Hương 3 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ 1 LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. 7 DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. 7 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 9 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 10 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 11 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................ 11 6. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 11 CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NƯỚC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN MAI CHÂU ............................................................. 12 1.1. Giới thiệu chung về thị trấn Mai Châu................................................... 12 1.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................... 12 1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................... 17 Hình 1.3: Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Mai Châu.................................. 20 1.1.4. Hoạt động cộng đồng ...................................................................... 26 1.2. Đánh giá chung đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội thị trấn Mai Châu.... 27 1.2.1. Điểm mạnh...................................................................................... 27 1.2.2. Điểm yếu......................................................................................... 28 1.2.3. Thách thức ...................................................................................... 29 1.2.4. Cơ hội ............................................................................................. 30 1.3. Hiện trạng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị trấn Mai Châu.... 30 4 1.3.1. Nguồn phát sinh nước thải............................................................... 30 1.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của thệ thống thoát nước thải...................... 31 1.3.3. Hiện trạng công nghệ xử lý nước thải.............................................. 32 1.4. Thực trạng công tác quản lý nước thải của thị trấn Mai Châu ................ 33 1.4.1. Cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước .................................................... 33 1.4.2. Năng lực quản lý các dự án thoát nước và xử lý nước thải .............. 36 1.4.3. Xã hội hóa và sự tham gia cộng đồng trong lĩnh vực nước thải ....... 38 1.5. Đánh giá thực trạng quản lý thoát nước thải thị trấn Mai Châu.............. 39 1.5.1. Đánh giá về thực trạng cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý nhà nước 39 1.5.2. Đánh giá về xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý và xử lý nước thải ..................................................................................... 40 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NƯỚC THẢI THEO MÔ HÌNH PHÂN TÁN .................................................................... 42 2.1. Một số khái niệm cơ bản về quản lý nước thải sinh hoạt........................ 42 2.1.1. Các khái niệm về nước thải và quản lý hệ thống thoát nước............ 42 2.1.2. Khái niệm về cơ cấu tổ chức quản lý............................................... 47 2.1.3. Khái niệm về quản lý xử lý nước thải phân tán và xử lý nước thải chi phí thấp..................................................................................................... 49 2.2. Các yêu cầu trong quản lý nước thải phân tán........................................ 50 2.2.1. Định hướng giải quyết thoát nước và xử lý nước thải phân tán cho các khu dân cư ................................................................................................ 50 2.2.2. Các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức quản lý thoát nước đô thị....... 51 2.2.3. Đặc điểm của hệ thống thoát nước và xử lý nước thải phân tán ....... 53 2.2.4. Các yêu cầu cơ bản của hệ thống xử lý nước thải phân tán.............. 53 2.2.5. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nước thải ....................................... 55 5 2.3. Cơ sở pháp lý trong quản lý nước thải ................................................... 57 2.3.1. Các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước Trung ương ban hành . 57 2.3.2. Văn bản pháp luật do tỉnh Hòa Bình và huyện Mai Châu ban hành. 58 2.4. Định hướng quy hoạch thoát nước thị trấn Mai Châu đến năm 2020 ..... 58 2.5. Kinh nghiệm quản lý nước thải trên thế giới và Việt Nam..................... 62 2.5.1. Kinh nghiệm quản lý nước thải của một số nước trên thế giới......... 62 2.5.2. Kinh nghiệm quản lý nước thải phân tán trong nước ....................... 70 2.5.3 Bài học kinh nghiệm ........................................................................ 77 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN MAI CHÂU THEO MÔ HÌNH PHÂN TÁN ..................... 81 3.1. Giải pháp kỹ thuật ................................................................................ 81 3.1.1. Cải tạo hệ thống thoát nước thải...................................................... 81 3.1.2. Quy hoạch hệ thống thoát nước....................................................... 81 3.1.3. Đề xuất công nghệ xử lý nước thải phù hợp thị trấn Mai Châu........ 83 3.1.4. Bảo dưỡng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ......................... 90 3.2. Giải pháp về cơ chế chính sách và cơ cầu tổ chức bộ máy quản lý ........ 91 3.2.1. Đề xuất tổ chức quản lý thoát nước thị trấn Mai Châu..................... 91 3.2.2. Huy động kinh phí và hỗ trợ Nhà nước đối với dự án thoát nước .... 96 3.3. Xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý thoát nước thị trấn Mai Châu ......................................................................................... 97 3.3.1. Xã hội hóa dịch vụ xử lý nước thải thị trấn Mai Châu ..................... 97 3.3.2. Sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý hệ thống thoát nước thị trấn Mai Châu ......................................................................................... 100 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 107 6 1. Kết luận ............................................................................................... 107 2. Kiến nghị............................................................................................. 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 109 9 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vấn đề thoát nước và xử lý nước thải cho khu đô thị và điểm dân cư đạt tiêu chuẩn quy định trước khi xả ra nguồn tiếp nhận là một yêu cầu cấp bách để bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khỏe người dân và tạo điều kiện phát triển kinh tế ổn định lâu dài. Trong giai đoạn hiện nay, công tác tổ chức thoát nước và xử lý nước thải có thể lựa chọn nhiều hình thức và mô hình khác nhau. Trong đó cơ cấu tổ chức thoát nước và xử lý nước thải theo mô hình phân tán được áp dụng cho các đô thị và điểm dân cư có mật độ dân cư không lớn lắm, điều kiện tự nhiên thuận lợi và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương đó … Trong thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu, các trường đại học, cơ quan chuyên ngành nêu khái niệm xử lý nước thải phân tán như là một cách tiếp cận mới, thích ứng với điều kiện các nước đang phát triển. Nước ta đã triển khai xây dựng thí điểm một số cụm xử lý nước thải phân tán tại một số địa phương. Kết quả bước đầu đã cho thấy những lợi ích như: Công nghệ không phức tạp, dễ áp dụng, tiết kiệm năng lượng, vận hành đơn giản phù hợp với trình độ của người quản lý. Nhiều hội thảo đánh giá, phân tích và lựa chọn mô hình xử lý nước thải đã được tổ chức, trong đó mô hình phân tán được các nhà khoa học cho là phù hợp với đô thị loại 4 và 5, thay thế cho các dự án, các mô hình xử lý khác gây lãng phí tài nguyên, đất đai … Tuy nhiên, bên cạnh đấy vẫn còn một số dự án mô hình xử lý nước thải phân tán không đạt hiệu quả, một trong những nguyên nhân đó phải kể đến là sự yếu kém trong quản lý của cấp chính quyền, của cơ quan quản lý nhà nước hoặc của đơn vị tiếp nhận công trình. Cơ cấu tổ chức vẫn bộc lộ nhiều bất cập, cán bộ quản lý vẫn còn lúng túng. Công tác quản lý thiếu hiệu quả, chưa có các giải pháp phù hợp trong việc quản lý nước thải theo mô hình phân tán. 10 Mặt khác, đối với các đô thị loại 4, 5 hệ thống thoát nước chưa hoàn thiện, điều kiện kinh tế còn khó khăn và chưa có công trình xử lý nước thải quy mô thì việc lựa chọn mô hình xử lý nước thải phân tán được đặt ra là phù hợp. Hiện nay, việc xây dựng các cụm xử lý nước thải theo mô hình phân tán tự phát ở rải rác các địa phương, có tính hiệu quả không ổn định, khó quản lý cũng cần được đánh giá rút kinh nghiệm. Thị trấn Mai Châu là trung tâm huyện lỵ của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, là một tỉnh còn nghèo và còn gặp nhiều khó khăn, với địa hình dốc núi phức tạp, tập trung nhiều dân tộc thiểu số có lối sống, sinh hoạt đặc trưng khác nhau … Nhưng được sự quan tâm của các cấp chính quyền, thị trấn Mai Châu đang khẳng định mạnh mẽ vai trò, vị trí trung tâm của huyện, tập trung phát huy thế mạnh du lịch, sản xuất nông sản, là trung tâm trao đổi hàng hóa của vùng miền … từng bước nâng cao điều kiện cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, công tác bảo vệ môi trường cũng được đặc biệt quan tâm, nhất là việc xử lý nước thải tránh ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất, bảo vệ cảnh quan đô thị. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết để thu hút khách du lịch, các nhà đầu tư đến với Mai Châu. Chính vì những lý do trên nên đề tài “Quản lý nước thải sinh hoạt thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình theo mô hình phân tán” là thực sự cấp bách và cần thiết. 2. Mục đích nghiên cứu - Đề xuất các giải pháp quản lý đối với nước thải theo mô hình phân tán, phù hợp với điều kiện kinh tế - kỹ thuật của địa phương. - Đảm bảo nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường, bảo vệ cảnh quan môi trường, chống ô nhiễm đất, nguồn nước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11 - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nước thải sinh hoạt theo mô hình phân tán. - Phạm vi nghiên cứu: Thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề thực hiện đề tài luận văn nghiên cứu này, các phương pháp, kỹ thuật sau đây được đề xuất sử dụng: - Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu. - Phương pháp thống kê, phân tích. - Phương pháp điều tra khảo sát hiện trạng. - Phương pháp phỏng vấn. - Phương pháp kế thừa. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Đánh giá chính xác thực trạng về hệ thống thoát nước, xử lý nước thải và công tác quản lý nước thải thị trấn Mai Châu. - Đề xuất mô hình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nước thải của Thị trấn Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. 6. Nội dung nghiên cứu - Thực trạng về công tác xử lý và quản lý nước thải tại thị trấn Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. - Cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất quản lý nước thải theo mô hình phân tán tại thị trấn Mai Châu. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nước thải theo mô hình phân tán. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 107 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Thoát nước đô thị giữ một vai trò quan trọng trong kết cấu hạ tầng đô thị, thoát nước là một trong những yếu tố chính tạo nên hoạt động của một đô thị. Quản lý thoát nước đô thị là một trong những giải pháp quản lý môi trường đô thị nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội bền vững, bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo vệ nguồn tài nguyên nước. Với mô hình tổ chức quản lý thệ thống thoát nước theo hình thức phân tán thực sự đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật và chất lượng quản lý, sử dụng công nghệ đáp ứng được tốc độ phát triển đô thị, phù hợp với thực tiễn của thị trấn Mai Châu. Việc đưa ra đề xuất về giải pháp lựa chọn loại hình hệ thống thoát nước phân tán, giải pháp kỹ thuật xử lý nước thải từng khu vực, từng hộ gia đình là giải pháp tối ưu trong công tác đầu tư xây dựng, đồng thời với việc kiểm soát tiến độ xây dựng và lập quy hoạch chi tiết quản lý hệ thống thoát nước. Giải pháp quản lý nhà nước đối với các cơ quan quản lý chức năng cũng như giải pháp xây dựng mô hình tổ chức quản lý với sự tham gia của cộng đồng như tác giả đề xuất trong luận văn này sẽ phù hợp với thị trấn Mai Châu. Điều này sẽ khắc phục được các vấn đề còn tồn tại như: có bộ phận quản lý chuyên ngành, đủ năng lực trình độ phản ứng nhanh và kịp thời với các tình hình thực tế xảy ra, đáp ứng được với quá trình phát triển đô thị... Xã hội hóa dịch vụ thoát nước đô thị là nâng cao chất lượng dịch vụ thoát nước, góp phần vào sự phát triển bền vững của đô thị. Điều này đồng nghĩa với việc thực sự cần phải đổi mới cơ chế chính sách quản lý thoát nước cho phù hợp với thực tế từng địa phương. Một trong những vấn đề này là việc thu phí thoát nước thải và phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo luật định, 108 để đảm bảo cho hoạt động dịch vụ thoát nước có hiệu quả, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân. 2. Kiến nghị Trên cơ sở nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hệ thống thoát nước theo mô hình phân tán thị trấn Mai Châu, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị sau: 1. UBND huyện Mai Châu cần sớm có chủ trương, chính sách khai thác mọi nguồn vốn đầu tư phát triển và quản lý hệ thống thoát nước theo mô hình phân tán ở địa phương. 2. Cần quan tâm hơn nữa đến nguồn tài chính cho hoạt động quản lý thoát nước đô thị. 3. Huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý hệ thống thoát nước. Hỗ trợ việc áp dụng các công nghệ xử lý nước thải bền vững, thân thiện môi trường và ít tốn năng lượng. 5. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng, đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn. 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] PGS. TS Nguyễn Việt Anh (2004), Lựa chọn hệ thống vệ sinh phù hợp trong điều kiện Việt Nam, Tạp chí Xây dựng số 10/2004, Hà Nội; [2] PGS. TS Nguyễn Việt Anh (2004), Cơ sở khoa học lựa chọn giải pháp vệ sinh chi phí thấp trong điều kiện Việt Nam, Hà Nội; [3] PGS. TS Nguyễn Việt Anh (2006), Lựa chọn giải pháp thoát nước và xử lý nước thải phù hợp trong điều kiện Việt Nam, Hội thảo thoát nước đô thị, Xử lý nước thải và góp ý dự thảo nghị định quản lý thoát nước, Hà Nội; [4] PGS. TS Nguyễn Việt Anh (2006), Xử lý nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy thẳng đứng trong điều kiện Việt Nam, Tạp chí Bảo vệ Môi trường số 1/2006 của Cục Bảo vệ môi trường – Bộ tài nguyên và môi trường, Hà Nội; [5] PGS. TS Nguyễn Việt Anh (2008), Kỹ thuật vệ sinh phân tán chi phí thấp, Khóa tập thuấn về Kỹ thuật vệ sinh chi phí thấp, Hà Nội; [6] PGS. TS Nguyễn Việt Anh (2009), Bể tự hoại và Bể tự hoại cải tiến, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội; [7] PGS. TS Nguyễn Việt Anh (2010), Giải pháp thu gom và xử lý chất thải tổng hợp theo mô hình bán tập trung cho các đô thị Việt Nam, Hội thảo: Quản lý chất thải đô thị, Hà Nội; [8] GS.TS Nguyễn Thế Bá, PGS TS Trần Trọng Hanh (1997), Quy hoạch phát triển đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội. [9] TS. Lều Thọ Bách (2008), Các khái niệm về hệ thống xử lý nước thải chi phí thấp, Khóa tập thuấn về Kỹ thuật vệ sinh chi phí thấp, Hà Nội; [10] TS. Lều Thọ Bách. D.Xanthoulis, Wang Chengduan,Hans Brix (2010) Xử lý nước thải chi phí thấp, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội; 110 [11] PGS Trần Đức Dục (2000), Một số vấn đề cơ bản về kinh tế đầu tư quy hoạch và quản lý cơ sở hạ tầng đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội; [12] PGS TS Trần Trọng Hanh (2001), Luật và chính sách quản lý xây dựng đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội; [13] PGS.TS Trần Đức Hạ (2008), Các yêu cầu xử lý sơ bộ tập trung, Khóa tập thuấn về Kỹ thuật vệ sinh chi phí thấp, Hà Nội; [14] PGS. TS. Hoàng Huệ (1995), Giáo trình cấp thoát nước, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội. [15] PGS. TS. Hoàng Văn Huệ (2002), Công nghệ môi trường, Tập I, Xử lý nước thải, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội; [16] PGS. TS. Nguyễn Ngọc Dung (2012), Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, Bài giảng cho lớp cao học Quản lý đô thị, Trường Đại học kiến trúc Hà Nội, Hà Nội; [17] ThS. Lương Ngọc Khánh (2012), Đề tài “Đánh giá, lựa chọn và triển khai áp dụng thí điểm hệ thống xử lý nước thải phân tán”, Mã số: MT 07-09, Hà Nội; [18] PGS.TS Nguyễn Tố Lăng (2012), Quản lý đô thị ở các nước đang phát triển, Bài giảng cho lớp cao học Quản lý đô thị, Trường Đại học kiến trúc Hà Nội, Hà Nội; [19] PGS. TS. Nguyễn Lâm Quảng (2012), Khoa học Quản lý, Bài giảng cho lớp cao học Quản lý đô thị, Trường Đại học kiến trúc Hà Nội, Hà Nội; [20] Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Đức Hạ (2004), Chất lượng nước sông hồ và bảo vệ môi trường nước, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. [21] Nguyễn Thế Thôn (2004), Quy hoạch Môi trường phát triển bền vững, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 111 [22] ThS. Bùi Khắc Toàn (2009), Kỹ thuật hạ tầng đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội. [23] Bộ Xây dựng (2005), Hệ thống văn bản pháp quy về kiến trúc quy hoạch phát triển đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội. [24] Bộ Xây dựng (2010), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị QCVN07:2010/BXD, Hà Nội. [25] Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc VN (2006), Thông tư liên tịch 04/2006/TTLT-KHĐT- UBTƯMTTQVN-TC Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 80/2005/QĐTTg ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng, Hà Nội. [26] Chính phủ (2007), Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 về thoát nước đô thị và khu công nghiệp, Hà Nội. [27] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Quy hoạch đô thị, Hà Nội. [28] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật bảo vệ môi trường, Hà Nội. [29] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Xây dựng, Hà nội. [30] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 về thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Hà Nội. [31] Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 80/2005/NĐ-CP ngày 18/4/2005 về ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng, Hà Nội. 112 [32] Nguyễn Văn Phước (2007), Giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp bằng phương pháp sinh học, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội; [33] Bộ Xây dựng Việt Nam và Bộ Môi trường Nhật Bản, (tháng 3/2013), Hội thảo chuyên đề xử lý nước thải và quản lý bùn thải tại Việt Nam, Hà Nội; [34] Công ty Cổ phần môi trường Xanh và Xanh (2010), Giới thiệu Bể xử lý trực tiếp nước thải nhiễm thải chất hữu cơ dễ phân hủy MGB, Hà Nội; [35] Công ty Cổ phần xây dựng – Thương mại và môi trường Hà Nội, HACTRA.JSC, (ngày 08/04/2010), Phân tích một số ưu điểm khi sử dụng Johkasou tại các dự án, Hà Nội; [36] Hội cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) và Bộ Xây dựng (tháng 9/2006), Hội thảo thoát nước đô thị, xử lý nước thải và góp ý dự thảo nghị định quản lý thoát nước, Hà Nội; [37] Hội cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) và Hội hợp tác ngành nước Cộng hòa liên bang Đức (GWP) (tháng 10/2011), Tài liệu (Phần A, B): Nâng cao năng lực quản lý nước thải đô thị cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Khóa bồi dưỡng hợp tác quốc tế Việt – Đức, Hà Nội; [38] Hội cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) và Hội hợp tác ngành nước Cộng hòa liên bang Đức (GWP) (ngày 02-03/10/2012), Tài liệu lớp tập huấn Đức – Việt: Thoát nước đô thị tại Việt Nam: Thách thức và giải pháp cho tương lai, Hà Nội; [39] Hội cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) và Hội hợp tác ngành nước Cộng hòa liên bang Đức (GWP), (ngày 05/03/2013), Tài liệu hội thảo Việt – Đức “ Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý nước thải đô thị”,Hà Nội; 113 [40] Hiệp hội môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (VUREIA), (tháng 5/2012), Khảo sát, đánh giá công nghệ xử lý chất thải rắn và nước thải tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Hà Nội; [41] Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu Công nghiệp (CEETIA), (tháng 5/2006), bản tin số 1, Hà Nội; [42] Trung tâm Kỹ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp (CEETIA), Trường Đại học Xây dựng (13/11/2007), Hội thảo Giải pháp xử lý nước thải phân tán cho các khu dân cư ở Việt Nam (DESA), Hà Nội; [43] Trung tâm thiết kế quy hoạch xây dựng Hòa Bình thuộc Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình (9/2003), Thuyết minh tóm tắt quy hoạch chung xây dựng thị trấn Mai Châu và quy hoạch chi tiết khu trung tâm thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình (Giai đoạn đến năm 2020), Hòa Bình; [44] Trường Đại học Xây dựng Hà Nội và Trường Đại học Kỹ thuật Tổng hợp Darmstadt Cộng hòa liên bang Đức (2010), Hội thảo quản lý chất thải đô thị, Hà Nội; [45] UBND huyện Mai Châu (2013), Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Mai Châu – Tỉnh Hòa Bình, Mai Châu; [46] UBND huyện Mai Châu (2013), báo cáo số 56/BC-UBND ngày 10/7/2013 về việc số liệu theo dõi, giám sát và đánh giá hết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững năm 2013, Mai Châu; [47] UBND huyện Mai Châu (2013), Quy chế số 116/QC-KTHT ngày 24/7/2013 về hoạt động và phân công nhiệm vụ cho công chức, Mai Châu; [48] Website cổng thông tin điện tử một số cơ quan, đơn vị liên quan.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất