Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đề xuất một số giải pháp quản lý kết nối giữa nhà ga thanh xuân 3 thuộc tuyến đư...

Tài liệu đề xuất một số giải pháp quản lý kết nối giữa nhà ga thanh xuân 3 thuộc tuyến đường sắt đô thị cát linh hà đông với mạng lưới giao thông trong khu vực

.PDF
22
111
115

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI HOÀNG ĐĂNG HIỀN ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KẾT NỐI GIỮA NHÀ GA THANH XUÂN 3 THUỘC TUYẾN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ CÁT LINH – HÀ ĐÔNG VỚI MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG TRONG KHU VỰC LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI, NĂM 2018 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI HOÀNG ĐĂNG HIỀN KHÓA: 2016 - 2018 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KẾT NỐI GIỮA NHÀ GA THANH XUÂN 3 THUỘC TUYẾN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ CÁT LINH – HÀ ĐÔNG VỚI MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG TRONG KHU VỰC Chuyên ngành: Quản lý đô thị LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HỒNG TIẾN HÀ NỘI, NĂM 2018 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo, PGS.TS NGUYỄN HỒNG TIẾN, là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tác giả xin được gửi cảm ơn chân thành đến Khoa Đào tạo sau đại học trường đại học Kiến trúc Hà Nội đã tạo điều kiện, giúp đỡ tác giả trong 3 năm học cao học tại trường. Từng là một học sinh chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp của trường đại học kiến trúc Hà Nội, tác giả ý thức được rằng, những kiến thức đã tiếp thu trong những năm học đại học chính là nền tảng giúp tác giả có thể tiếp tục học tập và hoàn thành luận văn này. Vì vậy, xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy Cô giáo trường đại học Kiến trúc Hà Nội. Tác giả cũng xin được chân thành cám ơn các bạn học cùng lớp và đồng nghiệp đã giúp đỡ tác giả rất nhiều trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Cuối cùng, con xin được cảm ơn Bố, Mẹ đã luôn ở bên cạnh ủng hộ để con có được ngày hôm nay. Hà Nội, tháng … năm 2018 Tác giả luận văn Hoàng Đăng Hiền 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các lại liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Tác giả luận văn Hoàng Đăng Hiền MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................. DANH MỤC HÌNH VẼ.................................................................................. GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ......................................................................... MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 NỘI DUNG ................................................................................................... 4 Chương 1. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ KẾT NỐI NHÀ GA THANH XUÂN 3 THUỘC TUYẾN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ CÁT LINH – HÀ ĐÔNG VỚI MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG TRONG KHU VỰC .......................................................... 4 1.1. Thực trạng xây dựng và phát triển giao thông đường sắt đô thị ........ 4 1.1.1. Hiện trạng giao thông đường sắt trong khu vực Hà Nội ................ 4 1.1.2. Sự hình thành và phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội ................ 7 1.1.3. Giới thiệu chung về tuyến số 2A đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông ............................................................................................................... 16 1.2. Thực trạng xây dựng nhà ga Thanh Xuân 3 và mạng lưới giao thông khu vực........................................................................................................ 19 1.2.1. Nhà ga Thanh Xuân 3 .................................................................. 19 1.2.2. Mạng lưới giao thông trong khu vực ........................................... 22 1.3. Thực trạng công tác quản lý kết nối nhà ga Thanh Xuân 3 và mạng lưới giao thông khu vực.............................................................................. 25 1.3.1. Thực trạng công tác quản lý kết nối nhà ga Thanh Xuân 3 và mạng lưới giao thông khu vực. .................................................................................. 25 1.3.2. Thực trạng về tổ chức quản lý xây dựng tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông ............................................................................................... 26 Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ KẾT NỐI NHÀ GA THANH XUÂN 3 THUỘC TUYẾN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ CÁT LINH – HÀ ĐÔNG KẾT NỐI VỚI MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG TRONG KHU VỰC ............................................................................................................ 30 2.1. Vai trò quan trọng của kết nối nhà ga với mạng lưới giao thông ..... 30 2.1.1. Vai trò trong phát triển kinh tế đô thị........................................... 30 2.1.2. Vai trò trong bảo vệ môi trường đô thị ........................................ 32 2.1.3. Vai trò trong đảm bảo công bằng xã hội ...................................... 34 2.2. Nguyên tắc về kết nối nhà ga đường sắt đô thị trong giao thông công cộng ............................................................................................................. 35 2.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới việc kết nối và quản lý kết nối nhà ga đường sắt đô thị trong giao thông công cộng ............................................ 36 2.3.1. Yếu tố về quy hoạch phát triển đô thị .......................................... 36 2.3.2. Yếu tố về kinh tế .......................................................................... 36 2.3.3. Yếu tố về môi trường ................................................................... 38 2.3.4. Yếu tố về khoa học công nghệ ..................................................... 39 2.3.5. Yếu tố về điều kiện hạ tầng giao thông ........................................ 39 2.4 Tổ chức quản lý về kết nối ................................................................... 39 2.4.1. Cơ cấu tổ chức quản lý ................................................................ 39 2.4.2. Nguyên tắc cơ bản tổ chức quản lý .............................................. 40 2.5. Cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và quản lý kết nối tuyến đường sắt đô thị Hà Nội............................................................................................... 44 2.5.1. Các văn bản pháp luật do Quốc hội, Chính phủ và Bộ ban hành . 44 2.5.2. Các văn bản do Thành phố Hà Nội ban hành............................... 45 2.5.3. Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050 (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011)........................................................................................................ 48 2.5.4. Quy hoạch giao thông của thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050 (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 519/QĐ-TTg ngày 31/03/2016)...................................................................................................... 51 2.6. Kinh nghiệm trong kết nối giao thông công cộng trên thế giới ......... 56 2.6.1. Kinh nghiệm của Singapore:........................................................ 56 2.6.2. Kinh nghiệm của Seoul, Hàn Quốc: ............................................ 58 2.6.3. Kinh Nghiệm của Hồng Kông, Trung Quốc ................................ 59 Chương 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KẾT NỐI GIỮA NHÀ GA THANH XUÂN 3 THUỘC TUYẾN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ CÁT LINH – HÀ ĐÔNG VỚI MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG TRONG KHU VỰC .................................................................................................. 61 3.1. Đề xuất kết nối giữa nhà ga Thanh Xuân 3 thuộc tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông với mạng lưới giao thông trong khu vực. .......... 61 3.1.1. Kết nối nhà ga Thanh Xuân 3 với hệ thống giao thông công cộng trong khu vực ................................................................................................... 61 3.1.2. Kết nối giữa nhà ga Thanh Xuân 3 với giao thông cá nhân và người đi bộ;...................................................................................................... 62 3.1.3. Kết nối nhà ga với giao thông tĩnh ............................................... 67 3.2 Một số đề xuất về phương thức kết nối tại điểm trung chuyển nhà ga đường sắt đô thị. ......................................................................................... 68 3.2.1. Kết nối giữa ĐSĐT và ĐSĐT ...................................................... 69 3.2.2. Kết nối giữa đường sắt đô thị và xe buýt ..................................... 72 3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc kết nối nhà ga Thanh Xuân 3 với mạng lưới giao thông trong khu vực. ............................................... 73 3.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm làm tăng sức hấp dẫn của vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn .......................................... 75 3.4.1. Hạn chế sở hữu và sử dụng phương tiện cá nhân......................... 75 3.4.2. Khớp nối về tiến độ các dự án vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn.......................................................................................................... 78 3.5. Đề suất một số cơ chế trong quản lý ................................................... 79 3.5.1. Xây dựng một cơ quan quản lý thống nhất .................................. 79 3.5.2. Sử dụng vé dùng chung cho các loại phương tiện GTCC ............ 81 3.5.3. Tổ chức các điểm đỗ xe đạp, xe máy cho hành khách gần nhà ga83 3.5.4. Nâng cao ý thức người dân .......................................................... 84 3.6. Đề xuất tổ chức quản lý kết nối .......................................................... 84 3.6.1. Bổ sung nhiệm vụ cho Ban quản lý dự án đường sắt ................... 85 3.6.2. Bổ sung nhân lực cho Ban quản lý dự án đường sắt .................... 85 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 90 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1-1 Quy mô nhà ga Thanh Xuân 3 20 Bảng 1-2 Lưu lượng khách trên tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông 21 Bảng 2-1 Mức độ chiếm dụng mặt đường giữa các loại phương tiện 31 giao thông Bảng 2-2 Năng lượng sử dụng tính trên một hành khách – km của các 33 phương thức và các điều kiện khai thác khác nhau. Bảng 2-3 Chi phí đầu tư của các loại hình MRT 37 Bảng 2-4 Chi phí khai thác của loại hình MRT 38 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1-1 Hiện trạng ga Hà Nội 4 Hình 1-2 Hiện trạng tuyến đường sắt tại Hà Nội 5 Hình 1-3 Hiện trạng tuyến đường sắt Đông – Tây Hà Nội 6 Hình 1-4 Xưởng tàu điện Thụy Khuê, đầu thế kỷ XX 8 Hình 1-5 Đường Đồng Khánh (nay là phố Hàng Bài) 9 Hình 1-6 Đoạn đường nay là đầu phố Hàng Bài 10 Hình 1-7 Đoạn qua tháp Hòa Phong trước cửa Bưu điện Bờ Hồ, đầu 10 thế kỷ XX Hình 1-8 Đoạn đường nay là phồ Hàng Dầu 11 Hình 1-9 Tàu điện trên tuyến phố Hàng Đào - Đồng Xuân thời thuộc 12 Pháp Hình 1-10 Lao lắp dầm trên đường Cầu Diễn 14 Hình 1-11 Thi công nhà ga Minh Khai 14 Hình 1-12 Tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh – Hà Đông 16 Hình 1-13 Trụ khu gian đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông 17 Hình 1-14 Nhà ga đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông 18 Hình 1-15 Vị trí nhà ga tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông 18 Hình 1-16 Lối lên xuống A, B nhà ga Thanh Xuân 3 19 Hình 2-1 51 Bản đồ quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 Hình 2-2 Bản đồ quy hoạch giao thông thủ đô Hà Nội đến năm 2030 56 tầm nhìn đến năm 2050 Hình 2-3 Trạm trung chuyển đa phương thức Sengkang, Singapore 57 Hình 2-4 Trạm trung chuyển đa phương thức Unjeong, Seoul, Hàn Quốc 58 Hình 2-5 Ga Tsim Sha Tsui, Hồng Kông, Trung Quốc 59 Hình 3-1 Sơ đồ kết nối đường giao thông chuyển đổi tàu trong mặt đứng 69 khi kết nối giữa ga mặt đất và ga trên gao Hình 3-2 Sơ đồ kết nối nút chuyển tàu trên cao và ga ngầm 70 Hình 3-3 Sơ đồ chuyển đổi tàu khi bố trí trên cùng một cao độ 71 Hình 3-4 Ga trung chuyển đường sắt loại giao cắt trên ca 72 Hình 3-5 Kết nối giữa ga đường sắt trên cao và xe buýt 73 GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ MRT Loại hình vận tải hành khác công cộng khối lượng lớn BRT Xe buýt nhanh ĐSĐT Đường sắt đô thị GTCC Giao thống công cộng GTCN Giao thông cá nhân GIS Hệ thống thông tin địa lý LRT Đường sắt trên cao PPJ Liên danh tư vấn nghiên cứu quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn 2050 JICA Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản TEDI Tổng công ty tư vấn Giao thông vân tải VTHKCC Vận tải hành khác công cộng 1 MỞ ĐẦU  Lý do chọn đề tài Trong những năm qua Thành phố Hà Nội đang triển khai các dự án xây dựng các tuyến vận chuyển công cộng có khối lượng vận chuyển và sức chứa lớn nhằm giải quyết bài toán ùn tắc giao thông đang ngày càng trở lên nghiêm trọng và đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Dự án đường sắt đô thị Hà Nội là một trong những dự án đó với hệ thống đường sắt đô thị bao gồm 8 tuyến và 1 tuyến nhánh với tổng chiều dài khoảng 318km. Hiện nay Tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh – Hà Đông được khởi công tư năm 2008 đến nay dự án cơ bản đã hoàn thành xong 95% phần xây dựng hạ tầng kỹ thuật và đang trong quá trình hoàn thành lắp đặt thiết bị, dự kiến đến năm 2018 sẽ đưa vào hoạt động khai thác thương mại. Tuyến có tổng chiều dài 13km, bao gồm 12 nhà ga (Cát Linh – La Thành – Thái Hà – Láng – Đại Học Quốc Gia – Vành Đai 3 – Thanh Xuân 3 – Bến Xe Hà Đông – Hà Đông – La Khê – Văn Khê – Yên Nghĩa) đi toàn bộ trên cao. Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông là tuyến đường chủ yếu hướng Đông Bắc-Tây Nam trong mạng lưới giao thông đô thị Hà Nội. Tuyến đường đi qua các quận Đống Đa, Thanh Xuân và Hà Đông. Điểm đầu của tuyến đường nằm trong khu chợ vật liệu xây dựng phía nam chỗ giao nhau của đường Cát Linh với đường Giảng Võ quận Đống Đa, tuyến đường men theo đường Hào Nam từ Đông Bắc đến Tây Nam sau khi đến đường Láng thì chuyển hướng men theo sông Tô Lịch, từ Tây Bắc đến Đông Nam đi qua sông Tô Lịch, men theo đường Nguyễn Trãi hướng thẳng Đông Bắc Tây Nam, sau khi vượt qua đường sắt, tiếp tục hướng Tây Nam thẳng đến quận Hà Đông, điểm cuối cùng chính là bến xe mới được quy hoạch của quận Hà Đông. 2 Nhà ga Thanh Xuân 3 là một trong số 12 nhà ga thuộc tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông. Nhà ga nằm trên đường Nguyễn Trãi, khu vực đoạn từ ngã tư Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) – Khuất Duy Tiến – Nguyễn Xiển đến ngã tư đường Trần phú – Mỗ Lao – Nguyễn Trãi (Hà Đông). Đây là đoạn đường cửa ngõ thủ đô có mật độ dân cư cao và hình thành nhiều khu đô thị mới do vậy tuyến đường thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Để góp phần cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông trong khu vực và nâng cao việc quản lý Hạ tầng kỹ thuật đô thị tốt hơn, tác giả lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là “Đề xuất một số giải pháp quản lý kết nối giữa nhà ga Thanh Xuân 3 thuộc tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông với mạng lưới giao thông trong khu vực”.  Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kết nối mạng lưới giao thông trong khu vực xung quanh nhà ga Thanh Xuân 3 thuộc tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông. - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất một số giải pháp quản lý kết nối mạng lưới giao thông trong khu vực xung quanh nhà ga Thanh Xuân 3 thuộc tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nhà ga Thanh Xuân 3 thuộc tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông và mạng lưới giao thông trong khu vực. - Phạm vi nghiên cứu: Xung quanh nhà ga Thanh Xuân 3 đoạn từ Vành đai 3 đến ngã ba đường Trần phú – Nguyễn Văn Lộc. - Thời gian nghiên cứu: Đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.  Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế; - Phương pháp phân tích tổng hợp; 3 - Phương pháp kế thừa; - Phương pháp chuyên gia.  Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Làm rõ và đề xuất mô hình quản lý Hạ tầng kỹ thuật, giao thông công cộng; đề xuất đổi mới cơ chế, chính sách quản lý nhằm quản lý và vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật và giao thông công cộng được hiệu quả. - Ý nghĩa thực tiễn: Nâng cao hiệu quả hoạt động của hình thức vận chuyển giao thông công cộng đường sắt đô thị trong đó có quản lý kết nối với mạng lưới giao thông trong khu vực nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông và thuận tiện cho việc đi lại tham gia giao thông của người dân trong khu vực, đem lại cho cư dân đô thị cuộc sống tiện nghi và thoải mái, tạo ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống của dân cư khu vực lân cận.  Cấu trúc luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương: - Chương 1: Thực trạng xây dựng và quản lý kết nối nhà ga Thanh Xuân 3 thuộc tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông và mạng lưới giao thông trong khu vực. - Chương 2: Cơ sở khoa học về quản lý kết nối nhà ga Thanh Xuân 3 thuộc tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông kết nối với mạng lưới giao thông trong khu vực. - Chương 3: Đề xuất một số giải pháp quản lý kết nối giữa nhà ga Thanh Xuân 3 thuộc tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông với mạng lưới giao thông trong khu vực. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 86 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN: Thành phố Hà Nội cũng như các thành phố lớn ở Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, góp phần rất quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những thành quả quan trọng đó thì do tốc độ đô thị hóa quá nhanh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật không theo kịp đã dẫn đến những tác động tiêu cực mà một trong những khó khăn lớn nhất đó là tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng vào giờ cao điểm. Đối với Thủ đô Hà Nội, để giải quyết ách tắc giao thông từ năm 2002 đã đẩy mạnh hệ thống giao thông công cộng bằng xe buýt để đáp ứng khoảng 14% nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên thời gian gần đây thực tế cho thấy vận tải hành khách bằng xe buýt đã có dấu hiệu quá tải, cần tổ chức những loại hình giao thông công cộng có sức chuyên chở lớn, tốc độ nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Năm 2008, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định phê duyệt định hướng phát triển giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2020 với định hướng phát triển giao thông công cộng lấy đường sắt đô thị làm hệ xương sống. Theo đó, đã có những dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị, các tuyến BRT, nhằm phấn đấu đạt mục tiêu giao thông công cộng đáp dứng 25-30% nhu cầu đi lại vào năm 2020 và đạt 50% vào năm 2030. Hệ thống đường sắt đô thị và các loại hình giao thông công cộng có sức chuyên chở lớn đòi hỏi có sự hợp lý nhằm phục vụ sự di chuyển cảu hành kahchs thuận lợi và kinh tế trong xây dựng. Tuy nhiên trong thiết kế của các tuyến đường sắt đô thị, tuyến tàu điện và các tuyến xe buýt nhanh của Hà Nội khi thiết kế chưa quan tâm tới yếu tố này. Đây sẽ là thiếu sót đáng tiếc bởi nếu thiếu bố trí hành lang kết nối sẽ dẫn đến hậu quả xây dựng các tuyến đường sắt đô thị nhưng rời rạc, không thống nhất, không kết nối với nhau thành một mạng lưới. Khi đó hiệu quả hoạt động của chúng sẽ không thể đạt được như kỳ vọng đã đề ra. 87 Để quy hoạch các điểm trung chuyển và tổ chức phương thức kết nối tốt giữa nhà ga đường sắt đô thị và mạng lưới giao thông công cộng cho thành phố Hà Nội tốt cần tham khảo các cơ sở lý luận, tham khảo kinh nghiệm thực tiễn trong kết nối GTCC của các nước. Đặc biệt là kinh nghiệm tổ chức quản lý kết nối ở các nước, các đô thị có hệ thống giao thông công cộng phát triển và có đặc điểm tương đồng với Hà Nội như Singapore, Seoul (Hàn Quốc), Hồng Kong (Trung Quốc). Trên cơ sở nhằm tăng sức hấp dẫn và khuyến khích người dân sử dụng hình thức vận tải hành khách khối lượng lớn (ở đây là tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông), luận văn đã đề xuất Một số giải pháp kết nối nhà ga Thanh Xuân 3 với hệ thống giao thông công cộng trong khu vực. Để GTCC nói chung và tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông nói riêng của Hà Nội phát huy tốt hiệu quả hoạt động cần có cơ chế chính sách để huy động các nguồn vốn và đặc biệt cần có một cơ quan quản lý thống nhất từ khâu thiết kế tới quản lý khai thác vận hành. 88 KIẾN NGHỊ: + Hiện nay ở Hà Nội đang triển khai các dự án thiết kế, xây dựng các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch với nhiều chủ đầu tư khác nhau, các dự án này cũng được ký kết hợp đồng tư vấn thiết kế với các công ty tư vấn độc lập (thuộc nhiều nước) trong đó yêu cầu kết nối các tuyến tại các điểm trung chuyển không được đề cập đến, Nếu các dự án này vẫn tiếp tục được triển khai xây dựng, thì trong tương lai gần sẽ mất rất nhiều công sức và tiền của để sửa chữa và xây dựng đường kết nối giữa các tuyến tại điểm trung chuyển và giữa các hình thức giao thông công cộng sẵn có với nhà ga của tuyến đường sắt đô thị. Công tác sửa chữa này sẽ vô cùng lãng phí, và hiệu quả đem lại cũng không thể bằng việc thiết kế tổ chức kết nối tại các điểm trung chuyển trước khi xây dựng tuyến. Do vậy Hà Nội cần xây dựng ngay một cơ quan quản lý thống nhất về GTCC để quản lý từ khâu định hướng phát triển cho tới quản lý và khai thác vận hành hệ thống GTCC trong đó có hệ thống đường sắt đô thị trên địa bàn Thành phố. + Quy hoạch các điểm trung chuyển nhà ga cần đảm bảo kết nối thuận lợi với nhiều phương tiện GTCC nhằm phục vụ tốt nhất cho việc liên hệ giữa các phương tiên giao thông khác nhau. Vì vậy Hà Nội cần đưa ngay vấn đề kết nối và quản lý kết nối giữa nhà ga của các tuyến đường sắt đô thị với mạng lưới giao thông công cộng vào trong dự án riêng lẻ đang thiết kế kỹ thuật, như vị trí trên cao với trên cao, ngầm với ngầm, ngầm với mặt đất … + Quy mô hệ thống kết nối cần phù hợp với đặc điểm tự nhiên khu vực, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật cho các phương tiện, phục vụ tốt nhất cho hành khách chuyển tuyến, chuyển hình thức vận tải hành khách công cộng, nhưng hạn chế giải phóng mặt bằng và tiết kiệm quỹ đất. + Để mở rộng bán kính phục vụ của tuyến đường sắt đô thị nhằm đáp ứng đặc thù của Hà Nội, cần bố trí các điểm đỗ xe đạp, xe máy, ô tô ở khu vực gần nhà ga. Trong đó, cần phải bố trí điểm đỗ xe đạp khi thực hiện thiết kế nhà ga trên tuyến. Vị trí các điểm đỗ gần nhà ga và thuận tiện đi lại. 89 + Nghiên cứu sử dụng vé dùng chung cho các phương tiện giao thông công cộng như: Tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, BRT, xe buýt … Tổ chức nhiều loại hình vé phong phú như: Vé tháng, vé ngày, vé giờ, vé lượt … nhằm tạo thuận tiện cho hành khách khi tham gia giao thông đặc biệt là khi chuyển sang một loại phương tiện GTCC khác.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất