Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Tiểu học ĐĐ. TON TRONG TAI SAN, THU TU CUA NGUOI KHAC...

Tài liệu ĐĐ. TON TRONG TAI SAN, THU TU CUA NGUOI KHAC

.DOC
5
1732
95

Mô tả:

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 3 BÀI: TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (TIẾT 2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh biết không được xâm phạm, thư từ và tài sản của người khác. Trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư. 2. Kĩ năng: - Học sinh biết thực hiện các hành vi tôn trọng, giữ gìn, không làm hư hại thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người. 3. Thái độ: - Học sinh có thái độ tôn trọng thư từ, tài sản của người khác; nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. 4.Kĩ năng sống: - Kĩ năng làm chủ bản thân, kiên định, ra quyết định. II. Chuẩn bị - Giáo viên: máy tính, máy chiếu, phiếu học tập. - Học sinh: đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của Giáo viên 1. Ổn định tổ chức: ( 1’ ) - Hát “Lớp chúng mình” 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: ( 1’ ) - GV: Tiết đạo đức trước, chúng ta học bài gì? Hoạt động của Học sinh - Cả lớp hát. - Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.(Tiết 1) - GV: Vậy chúng ta đã biết thế nào là tôn trọng thư - HS lắng nghe. từ, tài sản của người khác, những biểu hiện tôn trọng hoặc không tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Hôm nay, cô và các em sẽ tiếp tục học tiết 2 để tìm hiểu và biết cách thực hiện các hành vi tôn trọng thư từ, tài sản của người khác 2.2. Hoạt động 1: Nhận xét hành vi ( 8’ )  Mục tiêu: giúp HS biết không được xâm phạm, thư từ và tài sản của người khác.  Phương pháp: Quan sát, thảo luận. - GV: Đầu tiên chúng ta sẽ cùng quan sát hành vi của một số bạn nhỏ sau. - GV cho HS mở SGK và thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn nhỏ trong những tình huống ? + Tình huống 1: Bố đi công tác về, Thắng liền lục túi để xem bố mua quà gì cho mình. + Tình huống 2: Mỗi lần sang nhà hàng xóm xem ti vi, Bình đều chào hỏi mọi người và xin phép bác chủ nhà rồi mới ngồi xem. + Tình huống 3: Bố đi công tác xa, Hải thường viết thư cho bố. Một lần, mấy bạn lấy thư xem Hải viết gì. + Tình huống 4: Sang nhà bạn, thấy bạn có nhiều đồ chơi đẹp và lạ mắt, Phú bảo với bạn: “Cậu cho tớ xem đồ chơi này được không”. - GV mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Giáo viên kết luận theo từng nội dung. - GV chốt: Trước khi muốn sử dụng thư từ, tài sản của người khác, chúng ta phải làm gì? - GV chốt: Thư từ, tài sản của người khác là sở hữu riêng. Chúng ta phải tôn trọng, không tự ý sử dụng, xâm phạm đến thư từ, tài sản của người khác. - GV chuyển ý: Mỗi bạn nhỏ trong hình đã có những cách ứng xử riêng trong các tình huống khác nhau. Vậy nếu bản thân rơi vào các tình huống tương tự như vậy, em sẽ làm gì? Chúng ta cùng quan sát các tình huống sau nha! 2.3. Hoạt động 2: Giải quyết tình huống ( 14’ )  Mục tiêu: giúp HS biết thực hiện các hành vi tôn trọng, giữ gìn, không làm hư hại thư từ, tài sản của người khác; nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. - Học sinh quan sát. - Học sinh thảo luận. - Học sinh trình bày, các bạn khác lắng nghe, nhận xét. - Xin phép. - Học sinh lắng nghe. ; trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư.  Phương pháp: Thảo luận, sắm vai. Bài tập 5: Sắm vai - GV nêu tình huống và cho HS thảo luận theo nhóm 4 thực hiện yêu cầu sắm vai theo một tình huống trong bài tập: + Tổ 1 và 2: Bạn em có quyển truyện tranh mới để trong cặp. Giờ ra chơi, em muốn mượn xem nhưng chẳng thấy bạn đâu… + Tổ 3 và 4: Giờ ra chơi, Thịnh chạy làm rơi mũ.Thấy vậy, mấy bạn liền lấy mũ làm “bóng” đá. Nếu có mặt ở đó, em sẽ làm gì? - Hướng dẫn các nhóm thảo luận và phân công bạn sắm vai. - Cho thi sắm vai theo đội: Đội A (tổ 1+2); Đội B (tổ 3+4) - Giáo viên quan sát, nhận xét: + Tình huống 1: Phải chờ khi bạn quay về lớp thì hỏi mượn chứ không tự ý lấy đọc. + Tình huống 2: Khuyên ngăn các bạn không được làm hỏng mũ của người khác và nhặt mũ trả cho Thịnh. - GV chốt và ý: Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác, ta không được tự ý sử dụng khi chưa được sự đồng ý của người đó. Vậy đối với thư từ thì chúng ta có được tự ý xem hay không? Cô và các em sẽ tìm hiểu các tình huống tiếp theo. Bài tập 6: Nhận xét tình huống - GV đưa ra các tình huống và cho HS nêu ý kiến. + Tình huống 1: Giờ ra chơi, thấy Mai đang ngồi đọc thư của bà ở quê gửi lên, Linh liền giật thư từ tay Mai và chạy ra sân rủ Quang mở ra xem. Em sẽ làm gì nếu là Quang? + Tình huống 2: Bình và Nguyên sang nhà Dung chơi. Trong lúc Dung ra phòng ngoài nghe điện thoại, Bình rủ Nguyên lấy sổ nhật kí của Dung để - Học sinh thảo luận và phân công các bạn đóng vai. - Hai nhóm đại diện của mỗi đội lên thi sắm vai. - Học sinh lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và nêu ý kiến cho từng tình huống. trên bàn ra xem Dung viết những gì?. Em sẽ làm gì nếu là Nguyên? - GV nhận xét và chốt từng tình huống. + Tình huống 1: Không làm theo lời rủ rê của Linh, nói cho Linh biết hành động đó là sai, khuyên Linh đem thư trả lại và xin lỗi Mai. + Tình huống 2: Không làm theo lời rủ rê của Bình, nói cho Bình biết hành động đó là sai, khuyên Bình đem sổ nhật kí trả lại cho Dung. - GV hỏi: Khi biết ai đó đang xem trộm thư từ của người khác, em sẽ làm gì? - GV hỏi: Nếu người xem thư, xem nhật kí của em không phải là bạn em mà là ba mẹ thì các em sẽ cư xử như thế nào? - GV mở rộng: Việc xâm phạm thư từ, tài sản của người khác được quy định trong Bộ luật hình sự của nước ta. Tuỳ theo mức độ vi phạm mà người phạm tội sẽ bị phạt tiền (vài triệu cho đến vài chục triệu), bị tịch thu tài sản(1 phần hoặc toàn bộ) hoặc phạt tù (vài năm, chung thân). - GV nhận xét và chốt: Thư từ, tài sản của mỗi người thuộc về riêng họ. Tự ý xem thư, sử dụng tài sản của người khác là thiếu lòng tự trọng và vi phạm pháp luật. 2.4. Củng cố: Trò chơi “Ai đúng, ai sai?” (5’)  Mục tiêu: giúp HS bày tỏ ý kiến về việc tôn - HS lắng nghe. - Nhắc nhở mọi người là không nên làm như vậy. - HS trả lời - HS lắng nghe. - HS nhắc lại. trọng thư từ, tài sản của người khác  Phương pháp: vấn đáp. Bài tập 7: Nêu ý kiến - GV: Khi nói về việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác thì đã có nhiều ý kiến khác nhau. Vậy theo suy nghĩ của bản thân, các em sẽ đồng ý với ý kiến nào sau đây? Vì sao? a. Mọi thứ trong gia đình đều là của chung nên có thể tuỳ ý sử dụng b. Bạn bè thân thiết thì có thể tự do sử dụng sách - Học sinh lắng nghe. vở, đồ dùng của nhau. c. Cần phải tôn trọng thư từ, sách vở, đồ dùng cá nhân của người khác, dù là ai đi nữa. d. Chỉ cần tôn trọng thư từ, sách vở, đồ dùng cá nhân của người lớn; còn trẻ con thì không phải xin phép. - GV cho HS nêu ý kiến bằng cách giơ tay (Đồng ý: giơ tay, không đồng ý: không giơ tay) kết hợp giải thích lí do. - GV nhận xét và chốt: Mỗi người đều có thư từ, tài sản riêng. Vì vậy, dù là người lớn hay trẻ em, gia đình, bạn bè thân thiết hay người lạ thì chúng ta cũng phải tôn trọng thư từ, tài sản của họ. - GV cho HS đọc lại ghi nhớ trong SGK. 3. Dặn dò: ( 1’ ) - Nhận xét về tiết học. - Chuẩn bị bài mới: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. . - HS nêu ý kiến và giải thích lí do. - HS lắng nghe. - HS đọc. - HS lắng nghe.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan