Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất huyện sơn động tỉnh bắc giang năm 2...

Tài liệu đánh giá việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất huyện sơn động tỉnh bắc giang năm 2015.

.PDF
68
289
116

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------- VŨ THỊ HUYỀN PHƯƠNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN SƠN ĐỘNG TỈNH BẮC GIANG NĂM 2015 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2013 – 2017 Thái Nguyên, năm 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------- VŨ THỊ HUYỀN PHƯƠNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN SƠN ĐỘNG TỈNH BẮC GIANG NĂM 2015 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2013 – 2017 Giảng viên hướng dẫn : TS. Vũ Thị Quý Thái Nguyên, năm 2017 LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là thời gian quan trọng đối với sinh viên các trường đại học, cao đẳng nói chung và đối với trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Học cần đi đôi với hành, lý luận phải đi đôi với thực tiễn. Và từ đó hệ thống hóa lại kiến thức đã học, áp dụng chúng trong thực tế đồng thời tích lũy thêm vốn kiến thức thực tế để từ đó nâng cao trình độ chuyên môn cũng như làm quen với công tác quản lý nhà nước về đất đai sau này. Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp bản báo cáo tốt nghiệp của em đã hoàn thành. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến Ban Giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô trong khoa Quản lý Tài nguyên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn trân thành tới các cô chú, anh, chị Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sơn Động đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Vũ thị Qúy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn bè, gia đình người thân đã động viên khích lệ em trong quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Sau cùng, em kính chúc toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Quản lý Tài nguyên thật dồi dào sức khỏe, hạnh phúc để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trò đến với những bến bờ tri thức. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 10 tháng 11 năm 2016 Sinh viên Vũ thị Huyền Phương MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu tổng quát ............................................................................... 2 1.3. Mục tiêu cụ thể..................................................................................... 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài................................................................................. 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài..................................................................... 4 2.1.1. Đất đai và vai trò của đất đai trong sản xuất vật chất và phát triển kinh tế xã hội....................................................................................................................4 2.1.2. Khái quát về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .........................................7 2.1.3. Cơ sở pháp lý của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...............................10 2.1.4. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ...................................10 2.1.5. Căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện (thành phố) ......................................................................................................11 2.1.6. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện ..........................................12 2.1.7. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện...........................12 2.1.8. Nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện ......................12 2.1.9. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ...........................................13 2.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất đai trong và ngoài nước ................. 14 2.2.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất đai trên thế giới ..................................14 2.2.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất đai ở Việt Nam qua các thời kỳ .........14 2.2.3. Cơ sở thực tiễn của việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang năm 2015......................................................16 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 17 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 17 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................17 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................17 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu ....................................... 17 3.2.1. Địa điểm...................................................................................................17 3.2.2. Thời gian ..................................................................................................17 3.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 17 3.3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang..................................................................................................................17 3.3.2 Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai của huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang năm 2015 .........................................................................................17 3.3.3. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất của huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang năm 2015 ..................................................................................17 3.3.4. Đề xuất một số giải pháp giải pháp khắc phục những khó khăn trong công tác thực hiện kế hoạch sử dụng đất của huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang năm 2015 ...........................................................................................................17 3.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 17 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu ..................................................................18 3.4.2. Phương pháp phân tích, thống kê và tổng hợp số liệu.............................18 3.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh ..............................18 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................18 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 19 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sơn Động .... 19 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trường ......19 4.1.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa -xã hội..........................................................23 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang .........................................................................................27 4.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai của huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang năm 2015 ................................................................................. 28 4.2.1. Tình hình quản lý đất đai của huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang năm 2015 ..........................................................................................................28 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất.............................................................................33 4.3. Đánh giá tình hình thực hiện kế sử dụng đất đai của huyện Sơn Động năm 2015 .................................................................................................. 36 4.3.1. Kế hoạch sử dụng đất của huyện Sơn Động năm 2015 .................... 36 4.3.2. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất của huyện Sơn Động năm 2015 ...................................................................................................................41 4.4. Đề xuất một số giải pháp giải pháp khắc phục những khó khăn trong công tác thực hiện kế hoạch sử dụng đất huyện Sơn Động năm 2015. ...... 51 4.4.1. Những tồn tại trong quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng đất ...............51 4.4.2. Những nguyên nhân của những tồn tại trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất.......................................................................................................................52 4.4.3. Một số giải pháp khắc phục những tồn tại trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất .............................................................................................................53 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................... 55 5.1. Kết luận.............................................................................................. 55 5.2. Đề nghị .............................................................................................. 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Sơn Động năm 2016 ............... 34 Bảng 4.2. Kế hoạch sử dụng đất của huyện Sơn Động năm 2015 ................. 37 Bảng 4.3. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất của huyện Sơn Động năm 2015 ............................................................................................. 39 Bảng 4.4. Kế hoạch thu hồi đất của huyện Sơn Động năm 2015................... 40 Bảng 4.5 : Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng của huyện Sơn Động năm 2015 ...................................................................................... 41 Bảng 4.6. Kết quả thu hồi đất năm 2015 của huyện Sơn Động ..................... 42 Bảng 4.7: Kết quả thực hiện việc chuyển mục đích của huyện Sơn Động năm 2015 ............................................................................................. 43 Bảng 4.8. Kết quả thực hiện việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng của huyện Sơn Động năm 2015........................................................... 45 Bảng 4.9. Kết quả sử dụng đất để thực hiện các công trình, dự án ................ 46 Bảng 4.10.Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất của huyện Sơn Động năm 2015 ............................................................................................. 48 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường CP : Chính phủ GDP : Thu nhập bình quân đầu người HĐBT : Hội đồng bộ trưởng HĐND : Hội đồng nhân dân KHSD : Kế hoạch sử dụng NĐ : Nghị định PAM : Chương trình lương thực thế giới QĐ : Quyết định QH : Quốc hội TDTT : Thể dục thể thao TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TT : Thông tư UBND : Ủy ban nhân dân 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và không thể thay thế, nó được hình thành do quá trình lịch sử của tự nhiên và tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của con người. Đất đai có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng… nó không mất đi nhưng nó có giới hạn đối với con người. Chúng ta không thể dùng khoa học kỹ thuật hiện đại để làm tăng diện tích đất nhằm phục vụ cho quá trình phát triển của xã hội, nhưng chúng ta có thể sử dụng đất một cách hợp lý và khoa học để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững trong tương lai. Để đạt được mục tiêu sử dụng đất cho sự phát triển bền vững trong tương lai thì nhất thiết chúng ta phải lập quy hoạch sử dụng đất hợp lý và tiến hành thực hiện quy hoạch một cách nghiêm túc. Sơn Động là huyện miền núi thuộc tỉnh Bắc Giang, đây là một vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên với nhiều dân tộc sinh sống. Cùng với sự phát triển của kinh tế- xã hội thì nhu cầu sử dụng đất của huyện cũng tăng lên. Do đó, huyện đã xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất phù hợp và lâu dài đáp ứng nhu cầu phát triển của của các ngành, các lĩnh vực. Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm tổ chức, sử dụng đất đai một cách đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao, góp phần bảo vệ tài nguyên đất, phân bố hợp lý lao động trên lãnh thổ và tổ chức hợp lý các tư liệu sản xuất khác có liên quan đến đất. Trong khi đó kế hoạch sử dụng đất là việc 2 phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian và được thực hiện trong kỳ quy hoach. Về thực chất kế hoạch sử dụng đất đai là sự cụ thể hóa quy hoạch sử dụng đất. Nhằm xác định giới hạn từng loại đất có chức năng khác nhau, đồng thời sắp xếp lại việc sử dụng đất cũ, đưa đất mới vào sử dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đi đôi với việc bảo vệ và bồi dưỡng quỹ đất. Nhưng thực tế, việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất đai lại gặp rất nhiều những khó khăn, trở ngại dẫn đến kế hoạch, quy hoạch không phát huy hết hiệu quả. Để việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất các giai đoạn sau tốt hơn thì việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn trước là hết sức cần thiết. Xuất phát từ vấn đề đó, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Quản Lý Tài Nguyên - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo TS. Vũ Thị Quý, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang năm 2015”. 1.2. Mục tiêu tổng quát Đánh giá được việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất của huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang năm 2015, nhằm xác định được những mặt tích cực và những mặt còn hạn chế của việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất. Rút ra kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp có tính khả thi trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch các giai đoạn tiếp theo. 1.3. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang. - Đánh giá được tình hình quản lý và sử dụng các đất đai của huyện. - Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang năm 2015. - Đề xuất một số giải pháp để khắc phục những khó khăn trong công tác thực hiện kế hoạch sử dụng đất của huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang năm 2015. 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài - Đối với việc học tập: Giúp cho sinh viên nắm chắc hơn những kiến thức đã học trong nhà trường, học hỏi được kinh nghiệm thực tế để phục vụ cho công việc. Đồng thời giúp sinh viên hình thành các kĩ năng nghiệp vụ quản lý đất đai. Là môi trường, điều kiện lý tưởng giúp sinh viên trở thành kĩ sư quản lý đất đai sau này. - Đối với thực tiễn: Qua quá trình nghiên cứu về tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất tại huyện sẽ rút ra được những tồn tại, thiếu sót của công tác thực hiện kế hoạch và tìm ra những nguyên nhân chủ yếu, từ đó đề ra các giải pháp phù hợp để khắc phục và nâng cao hiệu quả. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Đất đai và vai trò của đất đai trong sản xuất vật chất và phát triển kinh tế xã hội 2.1.1.1. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt Đất là sản phẩm của tự nhiên, xuất hiện trước con người, tồn tại ngoài ý muốn của con người và ngay từ khi sơ khai thì con người đã biết sử dụng đất để phục vụ cho đời sống của mình là để ở và sản xuất Đất đai là một tặng vật vô cùng quý giá mà tạo hoá ban tặng cho con người, là nguồn gốc của mọi của cải vật chất trong xã hội, là tư liệu sản xuất không thể thay thế, là thành phần quan trọng hàng đầu của sự sống, là nguồn tài nguyên không tái tạo trong nhóm tài nguyên hạn chế của mỗi quốc gia. Đất đai là địa bàn phân bố các khu dân cư, là nền tảng xây dựng các ngành, các công trình phục vụ cho sản xuất, đời sống và sự nghiệp phát triển văn hoá, an ninh quốc phòng của mỗi đất nước. Nhận thấy tầm quan trọng của đất đai Mác đã khái quát rằng: “Đất là mẹ, sức lao động là cha sản sinh ra của cải vật chất.” Về diện tích tự nhiên, nước ta có quy mô trung bình xếp thứ 59 trong tổng số 200 nước trên thế giới, nhưng với dân số đông vào thứ 13 trên thế giới nên nước ta thuộc loại “đất chật người đông”. Bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người thấp ( 0,43 ha) chỉ bằng 1/7 mức bình quân của thế giới (3,0ha). Vì vậy đặc điểm hạn chế về đất đai càng thể hiện rõ và đòi hỏi sử dụng đất phải phù hợp hơn. Tuy nhiên cần lưu ý các tính chất đặc biệt của các loại tư liệu sản xuất là đất so với các loại tư liệu sản xuất khác nhau như sau 5 (1) Đặc điểm tạo thành: Đất đai xuất hiện, tồn tại ngoài ý trí và nhận thức của con người, là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động, là điều kiện tự nhiên của lao động. Chỉ khi tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội, dưới tác động của lao động đất đai mới trở thành tư liệu sản xuất. Trong khi đó, sản xuất khác là kết quả lao động của con người (do con người tạo ra). (2) Tính hạn chế về số lượng: Đất đai là tài nguyên hạn chế, diện tích đất bị giới hạn bởi ranh giới đất liền trên bề mặt địa cầu.Trong khi các tư liệu sản xuất khác có thể tăng lên về số lượng, chế tạo lại tuỳ theo nhu cầu xã hội. [7] (3) Tính không đồng nhất: Đất đai không đồng nhất về chất lượng, hàm lượng chất dinh dưỡng, các tính chất lý, hoá (quyết định bởi các yếu tố hình thành đất cũng như chế độ sử dụng đất khác nhau). Các tư liệu sản xuất khác có thể đồng nhất về chất lượng, quy cách, tiêu chuẩn. [7] (4) Tính không thay thế: Việc thay thế đất bằng tư liệu sản xuất khác là việc không thể làm được. Các tư liệu sản xuất khác, tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của lực lượng sản xuất có thể được thay thế bằng tư liệu sản xuất khác hoàn thiện hơn, có hiệu quả kinh tế cao hơn. [6] (5) Tính cố định về vị trí: Đất đai hoàn toàn cố định vị trí trong sử dụng (khi không sử dụng không thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác). Trong khi các tư liệu sản xuất khác được sử dụng ở mọi chỗ, mọi nơi, có thể di chuyển được trên các khoảng cách khác nhau tuỳ theo sự cần thiết.[7] (6) Tính vĩnh cửu: Đất đai là tư liệu sản xuất vĩnh cửu. Nếu biết sử dụng hợp lý, đúng cách, đặc biệt là trong sản xuất nông - lâm nghiệp, đất sẽ không bị hư hỏng, mà ngược lại nó có thể cho năng suất cao hơn, tăng tính sản xuất (độ phì nhiêu), cũng như hiệu quả sử dụng đất. Khả năng tăng tính chất sản xuất của đất tuỳ thuộc vào phương thức sử dụng là tính chất có giá trị đặc biệt, không có tư liệu sản xuất nào bị loại bỏ khỏi quá trình sản xuất. 6 Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là sản phẩm của tự nhiên nó hình thành độc lập với con người. Nhưng sự tồn tại và phát triển của con người lại phụ thuộc rất lớn vào đất đai. Nó là nơi sản xuất nông, lâm, công nghiệp, nơi ở và sinh hoạt văn hoá của con người... Sự tồn tại và phát triển của chất lượng đất đai phụ thuộc vào ý thức và phương thức tổ chức khai thác sử dụng đất đai của con người. Chính vì vậy mà từ trước tới nay ở bất kì xã hội nào việc khai thác và sử dụng đất đai vẫn luôn là vấn đề mang tính quốc sách. [7] 2.1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất vật chất và phát triển kinh tế - xã hội Các chức năng của đất đai đối với hoạt động sản xuất và sinh tồn của xã hội loài người được thể hiện theo các mặt sau: Sản xuất; Môi trường sự sống; Cân bằng sinh thái; Tàng trữ và cân bằng nguồn nước; Dự trữ ( nguyên liệu và khoáng sản trong lòng đất), Không gian sự sống: Bảo tồn - bảo tàng sự sống; Vật mang sự sống, Phân dị lãnh thổ. Luật Đất Đai 2013 cũng khẳng định: - Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người cũng như tất cả các sinh vật khác trên trái đất.[4] - Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt.[4] - Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống.[4] - Là địa bàn phân bố các đô thị, làng mạc, các khu công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, các công trình phúc lợi xã hội… [4] Trong các điều kiện vật chất cần thiết, đất đai giữ vị trí và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Là điều kiện đầu tiên, là cơ sở thiên nhiên của mọi quá trình sản xuất. Là nơi tìm được công cụ lao động, nguyên liệu lao động và là nơi sinh tồn của xã hội loài người và có vai trò đối với từng ngành kinh tế rất khác nhau: 7 (1) Đối với ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động đối với chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, sản xuất. Là kho tàng dự trữ trong lòng đất (các ngành khai thác khoáng sản). Quá trình sản xuất là sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất. (2) Đối với ngành nông lâm - nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực trong quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu tác động trong quá trình sản xuất như: cày bừa, xới xáo...) và công cụ hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi...). Quá trình sản xuất nông lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất. 2.1.2. Khái quát về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 2.1.2.1. Khái niệm Về mặt thuật ngữ, “Quy hoạch là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động như: Phân bố, bố trí, sắp xếp, tổ chức... Đất đai là một phần lãnh thổ nhất định (vùng, khoanh đất, vạc đất, miếng đất...) có vị trí, hình thể, diện tích với những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo thành (đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn, chế độ nước, nhiệt độ, ánh sáng, thảm thực vật, các tính chất lý hoá học...), tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau. Về mặt bản chất cần được xác định dựa trên quan điểm nhận thức: đất đai (gọi là đối tượng của các mối quan hệ đất đai) và việc tổ chức sử dụng đất như “ tư liệu sản xuất đặc biệt” gắn chặt với phát triển kinh tế- xã hội. Như vậy, quy hoạch sử dụng đất sẽ là một hiện tượng kinh tế- xã hội thể hiện đồng thời 3 tính chất: kinh tế - kĩ thuật - pháp chế. Trong đó cần hiểu: - Tính kinh tế: Thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất 8 - Tính kĩ thuật: Bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như: điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu... - Tính pháp chế: Xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất theo quy hoạch nhằm đảm bảo quy hoạch sử dụng và quản lý đất đai đúng pháp luật. Từ đó ta có định nghĩa: “Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định”. Như vậy, về thực chất quy hoạch sử dụng đất là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời 2 chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, kết hợp bảo vệ đất đai và môi trường. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai đúng mục đích, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông, lâm nghiệp (đặc biệt là diện tích đất trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng), ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và các hậu quả khó lường về tình hình bất ổn chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương đặc biệt là trong giai đoạn chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường. a. Các loại hình quy hoạch sử dụng đất (1) Theo lãnh thổ 9 - Quy hoạch sử dụng đất cả nước - Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh - Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện - Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã (2) Theo ngành: - Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp - Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp - Quy hoạch sử dụng đất ở đô thị - Quy hoạch sử dụng đất chuyên dùng b. Kế hoạch sử dụng đất Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất. Kế hoạch sử dụng đất đai cũng được lập theo các cấp lãnh thổ hành chính và theo ngành, nhưng phải có sự kết hợp chặt chẽ và phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau: - Bao quát được toàn bộ đất đai phục vụ cho nền kinh tế quốc dân (không phụ thuộc vào cơ cấu quản lý cũng như hình thức trực thuộc). - Phát triển có kế hoạch tất cả các ngành kinh tế trên địa bàn nhất định. - Thiết lập được cơ cấu sử dụng đất đai hợp lý trên địa bàn cả nước, trong các ngành và trên từng địa bàn lãnh thổ. - Đạt hiệu quả đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường. 2.1.2.2. Tầm quan trọng của việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất đai Để quản lý đất đai một cách chặt chẽ, sử dụng đất đai tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả và đúng pháp luật thì việc tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là điều tất yếu. Kế hoạch sử dụng đất đai không chỉ có ý nghĩa quan trọng trước mắt mà cả trong tương lai lâu dài. Công tác lập kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia 10 quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kì quy hoạch sử dụng đất. Cụ thể hóa thực hiện quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các chuyên ngành có nhu cầu sử dụng đất trong năm và chủ động triển khai việc thu hồi, giao đất các dự án cụ thể. Cụ thể hóa chỉ tiêu phân bổ các loại đất sử dụng. Kế hoạch sử dụng đất nhằm xác lập ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở để bố trí sắp xếp lại quỹ đất một cách hợp lý, đạt hiệu quả đồng bộ cả 3 phương diện: kinh tế - xã hội - môi trường. 2.1.3. Cơ sở pháp lý của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” . [3] - Điều 5, Luật Đất Đai 2013 nêu rõ : “Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do nhà nước đai diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng theo quy định của luật đất đai”. [4] - Điều 40, Luật Đất Đai 2013 kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện [4] - Chương 3, Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành luật đất đai hướng dẫn công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất [5] - Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi Trường về việc quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất. - Thông tư 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2004) 2.1.4. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 11 1. Phù hợp với chiến lược quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. 2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên, kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt. Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải đảm bảo tính đặc thù , liên kết của các vùng kinh tế- xã hội , quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất cấp cấp xã. 3. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả. 4. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. 5. Bảo vệ và tôn tạo di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh. 6. Dân chủ và công khai. 7. Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ, lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường. 8. Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định phê duyệt. 2.1.5. Căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện (thành phố) Căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện (thành phố) bao gồm : a) Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh b) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cấp tỉnh, cấp huyện c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh d) Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện kỳ trước đ) Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, của cấp huyện, của cấp xã; 12 e) Định mức sử dụng đất g) Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất. 2.1.6. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện a) Định hướng sử dụng đất 10 năm b) Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã c) Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng đến từng đơn vị hành chính cấp xã; d) Xác định diện tích các loại đất đã xác định tại điểm b khoản này đến từng đơn vị hành chính cấp xã đ) Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; đối với khu vực quy hoạch đất trồng lúa, khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này thì thể hiện chi tiết đến từng đơn vị hành chính cấp xã e) Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất. 2.1.7. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện a) Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh b) Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện c) Nhu cầu sử dụng đất trong năm kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, của các cấp d) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất 2.1.8. Nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện Bao gồm: a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng