Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Môi trường đánh giá thực trạng công tác bảo hộ lao động và quy trình sản xuất của công ty k...

Tài liệu đánh giá thực trạng công tác bảo hộ lao động và quy trình sản xuất của công ty khai thác khoáng sản núi pháo thái nguyên

.PDF
53
60
58

Mô tả:

1 ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐOÀN ANH TÚ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY KHAI THÁC KHOÁNG SẢN NÚI PHÁO THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 – 2018 Thái Nguyên, năm 2018 2 ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐOÀN ANH TÚ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY KHAI THÁC KHOÁNG SẢN NÚI PHÁO THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K46 – KHMT – N03 Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn : GS.TS. Nguyễn Thế Hùng Thái Nguyên, năm 2018 i LỜI CẢM ƠN Bài báo cáo thực tập này được hoàn thành tại công ty SGS Việt Nam TNHH - chi nhánh Thái Nguyên. Thực hiện phương châm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn của các trường chuyện nghiệp của cả nước ta nói chung và trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Thực tập và đặc biệt là thực tập tốt nghiệp là bước quan trọng của sinh viên cuối khóa. Đây là giai đoạn rất quan trọng nhằm cũng cổ kiến thức đã học trên ghế Nhà trường đồng thời cũng nâng cao kĩ năng tay nghề cho sinh viên. Được sự nhất trí của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Môi Trường cùng với nguyện vọng của bản thân, em tiến hành đề tài : “ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY KHAI THÁC KHOÁNG SẢN NÚI PHÁO – THÁI NGUYÊN” Trong suốt thời gian thực hiện đề tài , em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong khoa Môi Trường và đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo GS-TS Nguyễn Thế Hùng người giúp đỡ , hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề. Em xin chân thành cảm ơn tới các cán bộ, nhân viên công ty SGS đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại công ty. Do kinh nghiệm và thời gian có hạn nên khóa luận của em còn nhiều thiếu sót, vì vậy kính mong các thầy cô trong khoa Môi Trường đóng góp ý kiến xây dựng để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày 20 tháng 05 năm 2017 Sinh viên Đoàn Anh Tú ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 : Độ nhạy của các nguyên tố theo phép đo AAS ............................. 25 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Máy AAS ( Atomic Absorption Spectrophotometric ) ................... 22 Hình 3.2: Ống tia X ......................................................................................... 31 Hình 3.3: Bức Xạ Tia X .................................................................................. 32 Hình 3.4: Quá trình làm chậm eletron............................................................ 33 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AAS Atomic Absorption Spectrophotometric BHLD Bảo hộ lao động CRM Quản trị khách hàng PPB Parts per billion (1/1.000.000.000) RSD Độ lệch chuẩn tương đối TNHH Trách nhiệm hữu hạn XRF Huỳnh quang tia X v MỤC LỤC ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN .............................................................................. 1 ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN .............................................................................. 2 LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................... v MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 PHẦN 1 Giới thiệu về công ty SGS Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên ....... 3 1. Vài nét về công ty SGS Việt Nam ................................................................ 3 1.1 Lịch sử của SGS .......................................................................................... 3 1.1.2. Chuyên môn và các hoạt động của SGS ................................................. 4 1.1.3. Mục tiêu của SGS.................................................................................... 4 1.1.4. Các giá trị và định nghĩa về SGS ............................................................ 4 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty SGS Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên. ............................................................................................................. 5 1.3. Bảo hộ lao động ......................................................................................... 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 7 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài. .......................................................................... 7 2.1.1. Cơ sở lý luận. .......................................................................................... 7 2.1.2. Cơ sở pháp lý. ......................................................................................... 8 2.1.3 Nội dung kế hoạch bảo hộ lao động....................................................... 10 2.1.4 Công tác thanh tra, kiểm tra bảo hộ lao động ........................................ 12 2.1.5 Khai báo, điều tra tai nạn lao động ........................................................ 13 PHẦN 3 Thực tâp và thực nghiệm .................................................................. 15 3.1. Kế hoạch thực tập..................................................................................... 15 3.2. Quá trình thực tập..................................................................................... 16 3.2.1. Khu vực gia công mẫu .......................................................................... 16 vi 3.2.2. Khu vực hóa ướt .................................................................................... 20 3.2.3. Hóa khô ................................................................................................. 28 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 41 4.1. Kết quả về quá trình làm việc tại phòng SAMPLE ................................. 41 4.2. Kết quả về quá trình làm việc tại phòng WED ........................................ 41 4.3. Kết quả về quá trình làm việc tại phòng X-RAY..................................... 41 4.4. Kết quả về bảo hộ lao động ở công ty...................................................... 42 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 43 5.1 Bài học kinh nghiệm. ................................................................................ 43 5.2 Đề nghị ...................................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 45 1 MỞ ĐẦU Hiện nay Đảng và nhà nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới nhằm phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước. Nền kinh tế của đất nước ta trong hơn 10 năm qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, sản xuất phát triển mạnh mẽ, xã hội phong phú và đa dạng, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Luật đầu tư nước ngoài của nhà nước ta đã khuyến khích mạnh mẽ các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp đầu tư vào Việt Nam, vì vậy hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp đã được đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ làm nâng cao năng suất lao động, chất lượng hàng hoá và hạ giá thành sản phẩm. Máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại một mặt làm tăng năng suất lao động, giảm lao động cơ bắp cho công nhân, mặt khác nó là đối tượng chủ yếu gây ra tai nạn lao động cho người lao động. Như Bác Hồ đã nói” Con người là vốn quý nhất của xã hội, sức khoẻ là vốn quý nhất của con người”, do vậy trong quá trình lao động sản xuất phải coi trọng công tác Bảo Hộ Lao Động, phòng ngừa tai nạn xảy ra đối với người và thiết bị. Việc cải thiện điều kiện lao động nhằm bảo vệ sức khoẻ cho người lao động là vấn đề cần thiết cấp bách, là yếu tố không thể thiếu được trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và con người của Đảng và nhà nước ta. Với phương châm lý thuyết kết hợp với thực tế, học đi đôi với hành. Trong đợt thực tập này em được phân công thực tập ở phòng kiểm định chất lượng thuộc công ty SGS Việt Nam TNHH. Đây là đơn vị đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực kiểm định chất lượng sản phẩm, là một trong những công ty đứng đầu thế giới về phân tích và kiểm định. Các phòng thí nghiệm có chức năng phân tích và kiểm định chất lượng sản phẩm cho khu vực khai thác thuộc công ty TNHH Núi Pháo được trang bị 2 rất hiện đại. Tại đây, được trang bị những thiết bị hiện đại nhất thế giới, mỗi một phòng ban có chức năng và công việc riêng. Với thời gian thực tập một tháng đã giúp em hiểu sâu hơn về những gì được học từ lý thuyết thông qua các lần thực hành và quan sát trực tiếp. Do tính bảo mật thông tin của Công ty nên trong khóa luận này em chỉ mô tả các công việc và quy trình thực tập chứ không có điều kiện để trình bày các số liệu mà mình đã tham gia phân tích. Riêng bản thân em cũng mong muốn mình có thật nhiều kiến thức khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường và được thực hành, sử dụng các trang thiết bị phục vụ cho công việc sau này khi ra trường. Tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm và tác phong làm việc với Công ty nước ngoài, giúp chúng em có thêm kiến thức về công nghệ, quy trình và vận hành các trang thiết bị đó. Mặc dù vẫn có một vài sai xót về công đoạn phân loại mẫu nhưng em luôn tiếp thu ý kiến của các anh chị trong Công ty để sửa sai và hoàn thành công việc được giao. 3 PHẦN 1 Giới thiệu về công ty SGS Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên 1. Vài nét về công ty SGS Việt Nam 1.1 Lịch sử của SGS SGS Societe Generale de Surveillance S.A. là ngắn, dịch là "SGS." Nó là đảng dân dụng lớn nhất và lâu đời nhất trên thế giới trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm và kỹ thuật giám định của đa quốc gia. Có trụ sở tại Geneva, trên toàn thế giới với hơn 1.000 văn phòng và các phòng thí nghiệm và hơn 59.000 nhân viên chuyên môn kỹ thuật, sản phẩm kiểm tra chất lượng, hoạt động giám sát và đảm bảo ở 142 quốc gia. Được thành lập vào năm 1898, SGS bắt đầu với việc cung cấp các dịch vụ giám định nông nghiệp đối với ngũ cốc ở Châu Âu. Từ những khởi đầu sớm ấy, công ty đã tăng trưởng về quy mô và phạm vi các dịch vụ giám định nông nghiệp lan rộng khắp toàn cầu. Trong suốt quãng thời gian thế kỷ 20, công ty bắt đầu đa dạng hoá và cung cấp các dịch vụ giám dịch, thử nghiệm và thẩm tra cho các ngành bao gồm công nghiệp, khoáng sản và dầu mỏ, khí đốt và hoá chất trong số những nghành khác. Năm 1981 công ty phát hành cổ phiếu. Được thành lập vào năm 2013, phòng thí nghiệm Núi Pháo chi nhánh Thái Nguyên được đưa vào hoạt động, nó là vị trí rất quan trọng trong hệ thống dây truyền sản xuất của công ty khai thác khoàng sản Núi Pháo. Phòng thí nghiệm phân tích các mẫu chất, nồng độ từ khách hàng gửi vào công ty để phân tích và trả kết quả. Công ty làm được điều này thông qua việc luôn cải tiến và đổi mới liên tục cũng như thông qua việc hỗ trợ cho các hoạt động của khách hàng nhằm giảm rủi ro và nâng cao năng suất. 4 1.1.2. Chuyên môn và các hoạt động của SGS Công ty giúp khách hàng trên toàn thế giới hoạt động một cách bền vững hơn qua việc nâng cao chất lượng và năng suất, giảm thiểu rủi ro, thẩm tra việc tuân thủ và tăng tốc vào thị trường. Phạm vi dịch vụ của SGS bao gồm tất cả các lĩnh vực công nghiệp liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ mà người tiêu dùng trên toàn thế giới tin dùng vô số lần trong cuộc sống hàng ngày của họ. Từ năng lực dùng cho xe và nhà cửa, cho đến thức ăn trên đĩa hoặc quần áo - và tất cả mọi thứ trung gian - SGS cung cấp các dịch vụ độc lập, điều làm nên sự khác biệt trong cuộc sống của người dân. Cuối cùng, giá trị của Công ty nằm trong những dịch vụ có thể đem đến cho khách hàng và sau cùng là cho người tiêu dùng của họ. 1.1.3. Mục tiêu của SGS Mục tiêu của công ty là trở thành nhà cung cấp dịch vụ hiệu quả nhất và cạnh tranh nhất trên toàn thế giới. Năng lực cốt lõi của công ty trong việc giám định, thẩm tra, thử nghiệm và chứng nhận đang liên tục được cải tiến để trở thành đơn vị tốt nhất trong ngành. Đây cũng là nhưng điều luôn đặt ra trong tim của cả công ty. Các thị trường tiềm năng của Công ty sẽ được quyết định dựa trên khả năng trở thành đơn vị cung cấp những định vụ vượt trội và cạnh tranh nhất cho khách hàng trên toàn thế giới. 1.1.4. Các giá trị và định nghĩa về SGS Công ty tìm kiếm sự đặc trưng từ niềm đam mê, sự chính trực, tinh thần kinh doanh và tinh thần sáng tạo. Công ty cũng liên tục phấn đấu để thực hiện sứ mệnh của mình. Những giá trị này dẫn dắt chúng ta trong tất cả mọi việc mà Công ty thực hiện và làm nền tảng cho những gì Công ty xây dựng. 5 Niềm đam mê - Công ty đam mê công việc đang làm vì nó giúp kinh doanh hoạt động nhanh hơn, gọn hơn và tốt hơn. Từ đó giúp cải thiện công việc và thu nhập của người dân, đồng thời cải thiện cuộc sống cơ bản của họ. Chính trực - Khách hàng luôn luôn tin tưởng chúng ta sẽ cung cấp các giải pháp công bằng và khách quan. Kinh doanh - Công ty hoàn toàn tin tưởng ở các cá nhân đã được trao nhiệm vụ và họ được tự do sáng tạo trong các quyết định, các sáng kiến và giải pháp của mình. Tinh thần sáng tạo - Công ty tiếp tục thách thức hiện tại để hiểu biết hơn, để cải thiện những gì đã thực hiện và làm thế nào để tiếp tục tạo ra giá trị mới cho khách hàng và cho chính bản thân mình. Là công ty giám định, thẩm tra, thử nghiệm và chứng nhận hàng đầu thế giới, công ty đem đến lợi thế cạnh tranh, hướng đến tính bền vững và đem lại niềm tin. Được công nhận theo chuẩn mực toàn cầu về chất lượng và sự chính trực, công ty hiện có 70.000 nhân viên và mạng lưới hoạt động với hơn 1.350 văn phòng và phòng thí nghiệm trên khắp thế giới. Công ty liên tục nâng cao chính mình để cung cấp các dịnh vụ và các giải pháp sáng tạo nhằm giúp các doanh nghiệp phát triển hơn nữa. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty SGS Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên. Chức năng của công ty là phân tích, giám định, thử nghiệm, thẩm tra và chứng nhận sản phẩm cho bên khách hàng - Núi Pháo mining company. Nhiệm vụ của công ty là phân tích các chỉ tiêu đã đề ra do bên khách hàng - Núi Pháo mining company yêu cầu. 1.3. Bảo hộ lao động Bảo hộ lao động nhằm mục tiêu là thúc đẩy một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh như cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao 6 động, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động. An toàn - Bảo Hộ Lao Động, có thể bảo vệ bạn và các đồng nghiệp trong những lúc khó khăn nguy hiểm và nhiều người khác có thể bị ảnh hưởng bởi trong môi trường làm việc. Bảo hộ lao động củng là một môn khoa học về an toàn lao động (Tức là các mặt về an toàn lao động trong môi trường làm việc). Cụ thể, bảo hộ lao động nghiên cứu nguyên nhân và tìm các giả pháp phòng ngừa : Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố gây độc hại trong lao động, sự cố cháy nổ trong sản xuất đồng thời tìm giải pháp bảo đảm bảo vệ sức khẻo và an toàn tính mạng cho người lao động. Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại. Nếu không được phòng ngừa, ngăn chặn, chúng có thể tác động vào con người gây chấn thương, gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, làm mất khả năng lao động hoặc gây tử vong. Cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lao động, nhằm mục đích: – Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc không để xảy ra tai nạn trong lao động. – Đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên. – Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao động 7 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài. 2.1.1. Cơ sở lý luận. * Bảo hộ lao động là gì?. Là tổng hợp tất cả các hoạt động trên các mặt luật pháp, tổ chức, hành chính, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật… nhằm mục đích cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người lao động. Bảo hộ lao động là một môn khoa học về an toàn và vệ sinh lao động, an toàn phòng chống cháy nổ (tức là các mặt về an toàn và vệ sinh môi trường lao động). Cụ thể, bảo hộ lao động nghiên cứu nguyên nhân và tìm các giải pháp phòng ngừa: tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố gây độc hại trong lao động, sự cố cháy nổ trong sản xuất; đồng thời tìm giải pháp đảo bảo sức khỏe và an toàn tính mạng cho người lao động. * Mục đích của bảo hộ lao động. Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại. Nếu không được phòng ngừa, ngăn chặn, chúng có thể tác động vào con người gây chấn thương, gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, làm mất khả năng lao động hoặc gây tử vong. Cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lao động, nhằm mục đích: – Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc không để xảy ra tai nạn trong lao động. 8 – Đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên. – Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao động 2.1.2. Cơ sở pháp lý. Trong những năm qua, để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, công tác xây dựng pháp luật nói chung và pháp luật về bảo hộ lao động nói riêng đã được các cấp các ngành hết sức quan tâm. Vì vậy đến nay Nhà nước ta đã có một hệ thống văn bản pháp luật, chế độ chính sách về bảo hộ lao động tương đối đầy đủ. Hệ thống luật pháp, chế độ chính sách bảo hộ lao động và liên quan đến bảo hộ lao động bao gồm: 1- Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ban hành năm 1992 (đã được sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết số: 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10) - Điều 56 của hiến pháp quy định: Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động. Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức Nhà nước và những người làm công ăn lương; khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động. - Các điều 39, 61, 63 quy định các nội dung khác về bảo hộ lao động. 2- Bộ Luật lao động và các luật khác, pháp lệnh có liên quan đến an toàn - vệ sinh lao động Bộ Luật lao động của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 9 quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất. Vì vậy, Bộ luật lao động có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và trong hệ thống pháp luật quốc gia. Trong bộ Luật lao động những chương liên quan đến an toàn vệ sinh lao động: - Chương VII : Quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi. - Chương IX : Quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động. - Chương X : Những quy định riêng đối với lao động nữ. - Chương XI : Những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số lao động khác. - Chương XII : Những quy định về bảo hiểm xã hội. - Chương XVI : Những quy định về thanh tra Nhà nước về lao động, xử phạt vi phạm pháp luật lao động. 3- Một số luật, có liên quan đến an toàn vệ sinh lao động a- Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, ban hành năm 1989 - Quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động phải chăm lo, bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho người lao động. - Phải tạo điều kiện cho người lao động được điều dưỡng, nghỉ ngơi, phục hồi chức năng lao động. - Phải thực hiện đúng các tiêu chuẩn vệ sinh lao động, phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động - Nghiêm cấm việc làm ô nhiễm các nguồn nước sinh hoạt, tránh làm ô nhiễm đất, nước và không khí... b- Luật bảo vệ môi trường, ban hành năm 2005 10 - Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường. - Luật này áp dụng đối với các cơ quan Nhà nước, tổ chức hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động trên lãnh thổ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trường hợp trong điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của luật này thì áp dụng theo điều ước quốc tế đó. c- Luật công đoàn ban hành năm 1990 Trong luật công đoàn quy định trách nhiệm và quyền hạn của công đoàn trong công tác bảo hộ lao động, từ việc phối hợp nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động đến trách nhiệm tuyên truyền giáo dục công tác bảo hộ lao động cho người lao động, kiểm tra việc chấp hành luật pháp bảo hộ lao động, tham gia điều tra tai nạn lao động... 4- Hệ thống các văn bản quy định của chính phủ, của các bộ ngành chức năng và hệ thống các tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, hệ thống các quy định an toàn lao động theo nghề và công tác Cùng với các nghị định của Chính phủ, các thông tư, quyết định của các bộ, ngành chức năng, hệ thống các tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, các quy trình về an toàn bao gồm: Tiêu chuẩn, quy phạm cấp Nhà nước, Tiêu chuẩn, quy phạm cấp ngành; Nội quy, quy định của đơn vị sản xuất ban hành nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động. 2.1.3 Nội dung kế hoạch bảo hộ lao động 1- Ý nghĩa của kế hoạch bảo hộ lao động 11 Công tác bảo hộ lao động là công tác nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc những tác động xấu đến sức khỏe người lao động. Do đó kế hoạch bảo hộ lao động là một văn bản pháp lý của doanh nghiệp nêu lên những nội dung, những công việc doanh nghiệp phải làm nhằm đạt các mục tiêu trên. Mặt khác, đây cũng là nghĩa vụ đầu tiên trong các nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Nghị định số: 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính Phủ quy định "Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động" Kế hoạch bảo hộ lao động là một yếu tố rất quan trọng bảo đảm cho công tác bảo hộ lao động của doanh nghiệp được thực hiện tốt. 2- Nội dung của kế hoạch bảo hộ lao động Kế hoạch bảo hộ lao động gồm 5 nội dung cơ bản sau: - Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ. - Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc. - Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. - Chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp. - Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về bảo hộ lao động. 3- Yêu cầu của kế hoạch bảo hộ lao động - Kế hoạch bảo hộ lao động phải đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Kế hoạch bảo hộ lao động phải bao gồm đủ 5 nội dung trên với những biện pháp cụ thể kèm theo kinh phí, vật tư, ngày công, thời gian bắt đầu, thời gian hoàn thành, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong việc tổ chức thực hiện. 4- Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động a- Cơ sở lập 12 - Nhiệm vụ, phương pháp kế hoạch sản xuất kinh doanh, tình hình lao động của năm kế hoạch. - Kế hoạch bảo hộ lao động và những thiếu sót tồn tại của năm trước - Các kiến nghị của người lao động, ý kiến của tổ chức công đoàn, kiến nghị của thanh tra, kiểm tra. - Tình hình tài chính của doanh nghiệp. Kinh phí trong kế hoạch bảo hộ lao động được hạch toán vào giá thành sản phẩm, phí lưu thông của doanh nghiệp. b- Tổ chức thực hiện - Sau khi kế hoạch bảo hộ lao động được phê duyệt thì bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện. - Bộ phận bảo hộ lao động hoặc cán bộ lao động cùng với bộ phận kế hoạch đôn đốc kiểm tra việc thực hiện và thường xuyên báo cáo với người sử dụng lao động. - Người sử dụng lao động có trách nhiệm định kỳ kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động và thông báo kết quả thực hiện cho người lao động trong đơn vị biết. 2.1.4 Công tác thanh tra, kiểm tra bảo hộ lao động Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo hộ lao động ở nước ta được thực hiện dưới các hình thức: Thanh tra Nhà nước, kiểm tra của cấp trên với cấp dưới; tự kiểm tra của cơ sở và việc kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn các cấp. 1- Hệ thống thanh tra Nhà nước về bảo hộ lao động ở nước ta hiện nay gồm: Thanh tra về An toàn lao động đặt trong Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Thanh tra về vệ sinh lao động đặt trong Bộ Y tế. Các hệ thống này có nhiệm vụ thanh tra việc thực hiện pháp luật về bảo hộ lao động của tất cả các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động. Thanh tra viên có
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan