Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Môi trường đánh giá quy trình sản xuất rau xà lách an toàn tại làng kawakamimura,huyện mina...

Tài liệu đánh giá quy trình sản xuất rau xà lách an toàn tại làng kawakamimura,huyện minamisaku gu, tỉnh nagano, nhật bản

.PDF
47
112
90

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH VĂN TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH SẢN XUẤT RAU XÀ LÁCH AN TOÀN TẠI LÀNG KAWAKAMI-MURA,HUYỆN MINAMISAKU-GU, TỈNH NAGANO, NHẬT BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Lớp : K45 - KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2013 - 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH VĂN TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH SẢN XUẤT RAU XÀ LÁCH AN TOÀN TẠI LÀNG KAWAKAMI-MURA,HUYỆN MINAMISAKU-GU, TỈNH NAGANO, NHẬT BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Lớp : K45 - KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2013 – 2017 Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Chí Hiểu Thái Nguyên, năm 2018 i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là nội dung rất quan trọng đối với mỗi sinh viên trước lúc ra trường. Giai đoạn này vừa giúp cho sinh viên kiểm tra, hệ thống lại những kiến thức lý thuyết và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn sản xuất. Thật may mắn khi tôi được tham gia khóa thực tập nông nghiệp tại nhật bản. Nó không chỉ giúp tôi có thêm những kiến thức bổ ích mà nó còn giúp cho tôi có thêm những trải nghiệm những khám phá về một nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại. Đây không chỉ là một khóa thực tập mà nó còn là cả một cơ hội mới giúp cho tôi có được những hướng phát phát triển sau khi tốt nghiệp. Để hoàn thành khóa luận này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các chủ hộ gia đình làng Kawakami, các thầy cô giáo tại trung tâm phát triển quốc tế ITC, các thầy cô giáo trong và ngoài khoa Khoa học Môi trường, đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn: TS.Nguyễn Chí Hiểu đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề tài. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong khoa Khoa học Môi trường, gia đình, bạn bè đặc biệt là thầy giáo TS.Nguyễn Chí Hiểu đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành tốt bản khóa luận, nhưng vì do thời gian và kiến thức bản thân còn hạn chế. Vì vậy bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý chân thành của các thầy cô giáo và toàn thể các bạn bè để khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất của làng Kawakami năm 2016 .............................13 Bảng 4.2. Mức thu nhập của các hộ nông dân năm 2016 ........................................16 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Máy phân tich thành phần dinh dưỡng trong đất ...................................... 18 Hình 4.2. Phân bón cho rau xà lách với tỉ lệ 8- 4 - 4 tương ứng cho đạm,lân,kali ... 19 Hình 4.3 Bón vôi cho đất .......................................................................................... 20 Hình 4.4. Phủ bạt maruchi ........................................................................................ 21 Hình 4.5. Trồng rau xà lách ...................................................................................... 24 Hình 4.6. Rau xà lách được thu hoạch vào lúc 3h sáng ............................................ 30 Hình 4.7. Nhanh chóng thu hoạch rau xà lách lúc nắng đã lên................................. 30 iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ATTP : An toàn thực phẩm BVTV : Bảo vệ thực vật ĐVT : Đơn vị tính HTX : Hợp tác xã HĐQT : Hội đồng quản trị JA : Hiệp Hội Nông Nghiệp Nhật Bản NN : Nông nghiệp NĐT : Nhà đầu tư TNHH : Trách nhiệm hữu hạn v MỤC LỤC Trang PHẦN 1. MỞ ĐẦU .....................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu .............................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu ............................................................................................................2 1.2.2. Yêu cầu ..............................................................................................................2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................3 2.1. Các khái niệm .......................................................................................................3 2.2. Thông tin về sản xuất rau .....................................................................................4 2.3. ý nghĩa về việc làm đất.........................................................................................7 2.4. Kỹ thuật trồng rau xà lách theo công nghệ nhật bản ............................................8 2.5. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ...........................9 PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ....................................10 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................10 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................10 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................10 3.2. Nội dung thực hiện .............................................................................................10 3.3. Phương pháp thực hiện.......................................................................................10 3.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp: .............................................................................10 3.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp: ...............................................................................10 3.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu...........................................................10 3.3.4. Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................11 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................12 4.1. Sơ lược về vị trí địa lí, kinh tế - xã hội của làng Kawakami..............................12 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................12 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................14 4.2. Quy trình sản xuất rau an toàn tại làng Kawakami ............................................17 4.2.1. Cải tạo đất trước vụ gieo trồng mới (tháng 4 - tháng 5 ) ................................16 4.2.2. Tạo luống đất và phủ bạt nilong (Tháng 5 ) ....................................................20 vi 4.2.3. Ươm hạt giống (Tháng 4 - Trung tuần tháng 8)..............................................22 4.2.4. Chuyển cây giống từ vườn ươm ra trồng ở ruộng (Tháng 4 - Trung tuần tháng 8 ) ................................................................................23 4.2.5. Chăm sóc rau giai đoạn sinh trưởng (Tháng 6 - Trung tuần tháng 9).............25 4.2.6. Thu hoạch (Trung tuần tháng 7 - trung tuần tháng 10) ...................................27 4.2.7. Thu dọn sau mùa vụ ( Tháng 10 - trung tuần tháng 11 ) ................................32 4.3. Triển vọng áp dụng sản xuất rau an toàn tại Việt Nam ...............................35 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................36 5.1. Kết luận ..............................................................................................................36 5.2 Đề nghị ................................................................................................................36 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................38 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Chương trình thực tập nghề tại Nhật Bản là một chương trình có sự hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa Trường Đại học Khoa học Môi trường Thái Nguyên với Trung tâm Đào tạo và Phát triển Quốc tế về nhiều lĩnh vực giáo dục đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ. Trong đó lĩnh vực về hợp tác phát triển nông nghiệp đang được chú trọng quan tâm vì đặc thù của Việt Nam vẫn đang là một nước nông nghiệp dựa vào nông nghiệp là chính. Nhật Bản là một nước dù chịu nhiều thiên tai điều kiệm thời tiết khắc nghiệt nhưng nền nông nghiệp phát triển một cách thần kỳ và là một trong những nước có nên nông nghiệp công nghệ cao tiên tiến, hiện đại hàng đầu thế giới. Đối với chương trình thực tập lần này không chỉ học về kiến thức nông nghiệp mà còn được trải nghiệm văn hóa, cuộc sống thường nhật của người bản địa. Nông nghiệp là một ngành sản xuất tổng hợp cùng tồn tại với thiên nhiên. Ở đó sẽ có những trải nghiệm thực tế và những bài học mà chắc hẳn trong sách vở sẽ không đề cập đến. Ví dụ, mầm cây từ khi gieo trồng đến lúc ra ruộng phải qua rất nhiều công đoạn. Sản xuất rau không chỉ cần công nghệ, kỹ thuật mà còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên , sâu bệnh, nhiệt độ, lượng mưa….mưa đá, bão, ảnh hưởng sau bão, cũng như những ảnh hưởng của gió bão khi vận chuyển cây trồng… tất cả những ảnh hưởng từ tự nhiên cũng cần được xem xét một cách kỹ lưỡng. Thông qua những trải nghiệm thực tế để khám phá thêm những kiến thức mới biến nó thành kinh nghiệm cho bản thân. Ở Việt Nam hiện hằng ngày những tin thời sự, báo chí đưa tin rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm. Điều đó cho thấy nhu cầu về nông nghiệp sạch ở Việt Nam thực sự đang rất cần thiết. Để có được mô hình trồng rau sạch từ những 2 nước phát triển về nông nghiệp như nhật bản nên tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “ Đánh giá quy trình sản xuất rau xà lách an toàn tại làng Kawakamimura,huyện Minamisaku-gu, Tỉnh nagano, Nhật Bản ”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu 1.2.1. Mục tiêu Học tập kinh nghiệm sản xuất rau công nghệ cao, an toàn môi trường và vệ sinh thực phẩm của Nhật bản. như: Công nghệ làm đất, gieo hạt, chăm sóc cây con, quá trình phòng ngừa sâu bệnh hại, thu hoạch cũng như kỹ thuật bảo quản rau. -Nắm được quy trình kỹ thuật sản xuất các loại rau tại làng Kawakami. - Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng các loại rau tại làng Kawakami quận Minamisaku, tỉnh Nagano của Nhật Bản. - Tích cực tiếp thu những kiến thức về kỹ thuật, công nghệ cao của nền nông nghiệp tiên tiến của Nhật để từ đó có thể đem lại những kiến thức đó ứng dụng tùy thuộc vào từng vùng điều kiện cụ thể sản xuất tại Việt Nam. 1.2.2 Yêu cầu - Nắm được quy trình sản xuất rau công nghệ cao và an toàn của Nhật Bản. - Hiểu được như thế nào là sản xuất rau công nghệ cao và an toàn. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Các khái niệm Ngày nay khi mà đời sống ngày càng cao, việc ứng dụng và tận dụng các công nghệ vào sản xuất nuôi trồng ngày càng nhiều thì nhu cầu về sử dụng những sản phẩm tự nhiên, an toàn, sạch sẽ cũng được đặt lên hàng đầu. Nhất là nhu cầu về ăn uống, ngày càng có nhiều bài báo, thông tin trên các kênh truyền thông đại chúng về ngộ độc thức ăn, trong thức ăn có các chất gây ung thư, thực phẩm bẩn không đảm bảo an toàn … làm tâm lý của người tiêu dùng rất hoang mang. Khi mà những thực phẩm được mua ngoài chợ, các siêu thị, các cửa hàng bày bán chính người tiêu dùng cũng không biết được rau có sạch hay không. Vậy rau sạch là như thế nào. - Rau Sạch: Rau sạch là không chứa chất “bẩn”. Chất bẩn là những gì có thể và có nguy cơ gây hại cho sức khỏe của con người như: chất hóa học độc hại từ thuốc trừ sâu, các ion kim loại nặng, các nguồn ô nhiễm cơ học như phân hay nước bẩn, các vi sinh vật hay đơn giản là bụi bẩn từ môi trường nhiễm vào rau trong toàn bộ chuỗi sản xuất và cung ứng rau. Rau sạch là cụm từ dùng chung cho những loại đạt một trong những yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng. Hiện nay Việt Nam có 3 loại tiêu chuẩn được công nhận là: + Tiêu chuẩn VietGAP + Tiêu chuẩn GlobalGap + Tiêu chuẩn hữu cơ - Nông Nghiệp Hữu Cơ : Là sản phẩm sản xuất theo nguyên lý nông nghiệp hữu cơ, được sản xuất và chế biến theo quy trình của sản phẩm hữu cơ, được cơ quan có thẩm quyền của tổ chức nông nghiệp hữu cơ xác nhận và cấp chứng chỉ. Tư liệu sản xuất và nguyên liệu sản xuất sản phẩm hữu cơ bắt buộc phải là sản phẩm tự nhiên của hệ thống sản xuất (vì vậy, sản phẩm có chuyển gien không phải là sản phẩm hữu cơ) [1] 4 Nghiêm cấm sử dụng các chất tổng hợp hóa học là một đặc trưng quan trọng của nông nghiệp hữu cơ. Nông nghiệp hữu cơ phải xây dựng một hệ thống quản lý sản xuất tổng thể nhằm cải thiện và tăng cường sức sống của hệ sinh thái nông nghiệp. Vùng được lựa chọn để sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ phải bảo đảm trong ba năm liền trước đó không sử dụng bất cứ loại chất hóa học nào, đồng thời sản xuất tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ. 2.2. Thông tin về sản xuất rau Ở nước ta, gần đây việc sản xuất sản phẩm nông nghiệp nói chung hay rau sạch nói riêng theo tiêu chuẩn GlobalGAP hay VietGAP đã được thực hiện ở nhiều nơi. GlobalGAP (trước đây là EUREPGAP) là một tổ chức tư nhân mà thiết lập các tiêu chuẩn một cách tự nguyện. Thông qua đó, các sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn có thể được cấp chứng chỉ trên khắp thế giới. Mục tiêu GlobalGAP là thiết lập một bộ tiêu chuẩn đánh giá về Thực hành Nông nghiệp Tốt (Good Agricultural Practices (GAP)), áp dụng cho các sản phẩm khác nhau trong nông nghiệp khắp mọi nơi. Đối với người tiêu thụ và nhà phân phối, chứng chỉ GlobalGAP là sự bảo đảm rằng thực phẩm nào đó đã được tuân thủ với chất lượng quy định và các tiêu chuẩn an toàn. Được sản xuất theo các tiêu chuẩn bền vững, tôn trọng các yêu cầu về an toàn, vệ sinh và sức khỏe của công nhân, môi trường và động vật. GlobalGAP là tiêu chuẩn hoạt động bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất của sản phẩm được cấp chứng chỉ, từ thời điểm đầu tiên (ví dụ, các chỉ tiêu kiểm tra về hạt giống hoặc nương mạ cây trồng) và tất cả các hoạt động nông trại theo sau đó cho đến khi sản phẩm rời khỏi nơi sản xuất. Tại Việt Nam đã áp dụng quy trình VietGAP thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn. Quy trình này áp dụng để sản xuất rau, quả nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng 5 đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm rau, quả, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội của người lao động trong sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. VietGAP áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận sản phẩm rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam, nhằm các mục đích: 1. Tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong sản xuất và quản lý an toàn thực phẩm. 2. Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất và được chứng nhận VietGAP. 3. Đảm bảo tính minh bạch, truy nguyên được nguồn gốc của sản phẩm. 4. Nâng cao chất lượng và hiệu quả cho sản xuất rau, quả tại Việt Nam. Sản xuất rau sạch, rau an toàn theo VietGAP đã tiến hành nhiều nơi từ Bắc chí Nam thu được nhiều kết quả tốt. Lượng rau xanh sạch và an toàn cung cấp ra thị trường ngày một nhiều. Tuy nhiên, hiện nay nước ta chưa có nhãn mác dùng chung cho sản phẩm rau sạch như của Mỹ hay của Châu Âu. Việc tiêu thụ sản phẩm rau sạch còn nhiều khó khăn và giá bán chưa hấp dẫn người sản xuất vì đầu tư cao mà giá ngang bằng giá sản phẩm tự do trên thị trường. Việc này theo Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Bền vững (2010), cho rằng rau sạch ở thành phố Hồ Chí Minh từng được xem là loại cây trồng trọng điểm với nhiều sự hỗ trợ từ các ban ngành và được phát động rầm rộ như một phong trào, nay cứ ngày một teo tóp lại. Nhiều HTX rau sạch hiện nay chỉ sản xuất cầm chừng hoặc giải thể do giá cả quá “bèo”, không đủ tái đầu tư sản xuất. Điển hình như, HTX Ngã Ba Giồng, Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn) sản xuất từ 15-20 tấn/ngày nhưng lượng hàng có hợp đồng đưa vào các siêu thị chưa tới 1 tấn. [2] Khu vực ấp Đình, xã Tân Phú Trung và xã Nhuận Đức (huyện Củ Chi) sản xuất 20-25 tấn rau/ngày, nhưng cũng chỉ giao hàng, có hợp đồng 2-3 tấn. 6 HTX rau sạch Tân Phú Trung (huyện Củ Chi) là mô hình trồng rau sạch trọng điểm của thành phố trong chủ trương phát triển rau sạch được lập ra cách nay 3 năm, nhưng đến nay chỉ lay lắt hoạt động, chờ ngày… giải tán. Cùng với khó khăn đó, đề án phát triển vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn của thành phố Hà Nội có kinh phí thực hiện lên tới gần 1.000 tỷ đồng với mục tiêu đến năm 2015, toàn thành phố có 5.000 ha rau an toàn. Tuy nhiên, sau 6 năm triển khai, việc thực hiện vẫn ì ạch, nhiều vùng sản xuất rau an toàn của Hà Nội gần như bị xóa bỏ dù đã nằm trong quy hoạch phát triển của nhiều quận, huyện. Lý do chính là người trồng rau không tìm được đầu ra cho sản phẩm trong khi vai trò của Hợp tác xã rau sạch hầu như quá mờ nhạt trong vai trò là bà đỡ cho xã viên. Vì vậy, để tăng cường việc tiêu thụ sản phẩm rau sạch, theo kinh nghiệm của HTX rau sạch Thỏ Việt cho rằng để rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP tiêu thụ được dễ dàng đòi hỏi việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm mạnh hơn, áp dụng nhiều phương pháp tiếp thị linh hoạt hơn. - Trong khi người dân nước mình loay hoay chưa biết trồng cây gì, nuôi con gì thì ngay tại cao nguyên Đà Lạt, các doanh nghiệp Nhật Bản đã bỏ vốn đầu tư thành công với các mô hình rau sạch công nghệ cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thế giới. Người Nhật không chỉ đem máy móc, ốc vít sang đầu tư, hiện nay họ còn đem giống, phân bón, công nghệ và tiêu chuẩn trồng rau sạch, an toàn sang Việt Nam để xuất khẩu. Chỉ trong thời gian ngắn, những thành công lớn của họ đã mở ra nhiều cơ hội và nhiều những dự định táo bạo biến Việt Nam trở thành 1 “vựa rau an toàn Châu Á”. Mặc dù theo thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nông nghiệp Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2014 có giảm tuy nhiên, điểm tích cực là nông nghiệp đang là sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư (NĐT) đến từ Nhật. Người Nhật không đổ quá nhiều vốn đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam 7 mà họ từng bước thử nghiệm ở các dự án trồng rau sạch và chỉ trong thời gian ngắn đã thành công. Rau sạch có thể ăn ngay tại ruộng tại Lạc Dương (Lâm Đồng) chỉ sau 8 tháng thử nghiệm từ tháng 2/2014, “Làng Thần Kỳ” rau xà lách Mỹ sản xuất theo công nghệ Nhật Bản đã xuất hiện. Người có công biến mảnh đất cằn ấy thành vựa rau sạch nổi tiếng Lâm Đồng là 1 người Nhật Bản, ông Hironosi Tsuchiya - Giám đốc đại diện Quỹ Đầu tư HT Capital tại Việt Nam, kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH An Phú Lacue. Hiện, lượng rau mà Công ty này hiện đang trồng, chăm sóc và thu hoạch đã được bán tại nhiều cửa hàng, siêu thị và quán ăn Nhật tại Việt Nam và cả xuất khẩu trở lại Nhật nữa. Chính nhờ tuân thủ quy trình kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm và giống đã giúp ranh xanh công nghệ trồng Nhật Bản sản xuất tại Việt Nam đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của phía Nhật Bản đưa ra. Nhắc đến câu chuyện ông Hironosi Tsuchiya đưa rau xà lách vào trồng tại Lạc Dương lại là chuyện thật kỳ công. Cách đây chưa lâu, khu vườn xà lách này của Cty chỉ là một vùng đất bạc màu với lởm chởm sỏi đá, cỏ bụi rậm rạp. Sau khi thuê được đất của bà con nông dân, ông Hironosi Tsuchiya đã quyết tâm biến vùng đất khó này thành “Làng Thần Kỳ” Nhật Bản tại Việt Nam. [3] 2.3. Ý nghĩa về việc làm đất - Chọn đất: Đất phải thích hợp cho yêu cầu của từng loại rau: Đất pha cát, phù sa ven sông, đất thịt hay đất sét pha. Khu trồng rau phải gần nguồn nước, nguồn phân. Khu trồng rau phải thuận tiện cho giao thôngphân phối. - Cày, bừa, phơi đất: Cày sâu để tăng chiều dầy tầng canh tác, phá vỡ lớp đất để cày.Phơi ải thường được áp dụng trước khi sửa soạn đất để diệt cỏ dại, mầm bệnh trong đất, làm đất khô ráo, thoáng khí, dễ làm đất hơn. - Lên liếp: Sau khi cày bừa, làm cỏ, cần tiến hành lên liếp tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt, đất được thoát nước và khâu chăm sóc được dễ dàng. Để rau có điều kiện hứng đủ ánh sáng cần chú ý hướng liếp. Hướng Đông Tây cho cây đủ ánh sáng nhất. 8 - Đậy liếp bằng màng phủ nông nghiệp: Màng phủ nông nghiệp còn gọi là "màng bạt" hay "thảm", là một loại nhựa dẻo, mỏng chuyên dùng để phủ liếp trồng rau. Mục đích: Hạn chế côn trùng gây hại, hạn chế bệnh hại, ngăn ngừa cỏ dại, điều hòa độ ẩm và giữ cấu trúc mặt đất, giữ phân bón, tăng nhiệt độ đất, hạn chế độ phèn, mặn, tăng giá trị trái. Trồng rau sử dụng màng phủ nông nghiệp có thể khắc phục được một phần yếu tố bất lợi của môi trường, cải thiện phương pháp canh tác cổ truyền theo hướng công nghiệp hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. 2.4. Kỹ thuật trồng rau xà lách theo công nghệ Nhật Bản - Yêu cầu sinh thái của xà lách Khí hậu:nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển từ 18 - 25ºC, độ ẩm khoảng 80 - 90%. Thích hợp với quang chu kỳ ngày dài. Thổ nhưỡng: Xà lách có thể phát triển tốt ở nhiều loại đất khác nhau như: Sét nhẹ, bazan, feralit vàng đỏ... pH tối thích 5.5 - 6.5. Từ lúc gieo hạt cho đến lúc cho thu hoạch trong khoảng từ 60 - 65 ngày. - Thời vụ: Xà lách có thể trồng được quanh năm. - Làm đất: Rau xà lách có thể trồng trên nhiều loại đất,nhưngthích hợp nhất vẫn là đất thịt nhẹ, nhiều mùn,bằng phẳng (làm đất gieo xà lách cần phải băm nhỏ kỹ), đất dễ thoát nước, đất được cày, phơi ải từ 5-7 ngày trước khi lên luống mới. Đất được cày xới và dọn sạch tàn dư thựcvật, bón vôi (để nâng pH lên 5.5 - 6.6) cày trộn đều trong đất phơi ải 1- 2 tuần (có thể dùng các hóa chất, chế phẩm xử lý đất như: Nokap, Mocap, Sincosin, ...) sau đó lên luống rộng 1 m, chiều cao luống từ 20- 25cm (tùy theo mùa), rãnh luống rộng 30 cm, chiều dài luống tuỳ theo kích thước thửa ruộng. Bón phân lót, xới và trộn đều phân. - Chuẩn bị đất kỹ tươi xốp, nhặt sạch cỏ dại tàn dư cây trồng vụ trước, nếu có điều kiện phơi khô khoảng một tuần và đảo lớp đất mặt xuống dưới để thoáng khí cho cây trồng sinh trưởng tốt đồng thời hạn chế các sâu bệnh cư trú trong đất. 9 * Mật độ, khoảng cách: Hàng x hàng: 15 cm. Cây x cây: 15 cm - Đặt cây vào giữa hố, lấp đất, nén nhẹ. Tránh trồng quá sâu hoặc quá cạn. - Sau khi trồng nên chú ý độ ẩm trong vòng 10 ngày để giúp cây bén rễ tốt. * Xử lý hạt giống và cách trồng: - Xử lý hạt giống trước khi trồng bằng Metalaxyl, Iprodion. - Gieo qua luống ươm rồi mới nhổ cẩy con đem trồng từ 20 - 23 ngày. Hoặc gieo thưa trực tiếp trên luống thông qua luống ươm. Sau khi gieo xong phủ qua một lớp rơm mỏng giữ ẩm cho đất. 2.5. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập - Thuận lợi:  Được UBND làng tạo điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình thực tập.  Cán bộ làng và chị phiên dịch đều thân thiện, hòa nhã và nhiệt tình, luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của sinh viên và hướng dẫn sinh viên rất tận tình, cặn kẽ.  Nhận được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn. - Khó khăn:  Do trình độ ngoại ngữ còn hạn chế nên khó khăn trong quá trình giao tiếp.  Thực tế khác xa so với lý thuyết nên còn nhiều bỡ ngỡ.  Chưa có nhiều kỹ năng mềm và kiến thức chuyên ngành còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý một số công việc. 10 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Quy trình sản xuất rau an toàn tại làng Kawakami, quận Minamisaku, tỉnh Nagano, Nhật Bản - Người dân sản xuất rau tại làng Kawakami 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn làng Kawakami, quận Minamisaku, tỉnh Nagano, Nhật Bản - Phạm vi thời gian: Đề tài được nghiên cứu từ 13/04/ 2017 - 08/11/2017 3.2. Nội dung thực hiện - Sơ lược về vị trí địa lí, kinh tế - xã hội của làng Kawakami. - Quy trình sản xuất rau an toàn tại làng Kawakami. - Đánh giá tính ưu việt trong việc đảm bảo an toàn môi trường và sản phẩm. - Triển vọng áp dụng sản xuất rau an toàn tại Việt Nam. 3.3. Phương pháp thực hiện 3.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp: Là những số liệu thu thập được trên sách, báo, các báo cáo có liên quan đến vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế… Số liệu thống kê của hiệp nông nghiệp làng kawakami. 3.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp: Là những số liệu thu thập được từ các buổi đi học trực tiếp trao đổi với các cán bộ nông nghiệp, cán bộ khuyến nông của hiệp hội nông nghiệp làng 3.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu Sau khi thu thập được thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì lập bảng biểu. 11 3.3.4. Phương pháp phân tích thông tin + Thống kê mô tả: Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế, xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được + Phương pháp so sánh: Là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Dùng để so sánh các yếu tố định lượng hoặc định tính, so sánh các chỉ số chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất tương tự nhau để xác định mức độ biến động của các nội dung. 12 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Sơ lược về vị trí địa lí, kinh tế - xã hội của làng Kawakami. 4.1.1. Điều kiện tự nhiên a) Vị trí địa lý Làng Kawakami là một ngôi làng nằm ở huyện Minamisaku thuộc tỉnh Nagano nằm ở phía nam trung tâm, thuộc vùng Chubu của Nhật Bản . Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2016 , ngôi làng có dân số ước tính là 4664 và mật độ dân số 22,3 người trên mỗi km². Tổng diện tích của nó là 209,61 km2. Văn phòng làng của họ nằm ở độ cao 1.185 mét, cao nhất trong bất kỳ thành phố nào ở Nhật Bản. Kawakami nổi tiếng với các loại rau như là xà lách, cải thảo, cải bắp. Làng Kawakami nằm ở phía đông của tỉnh Nagano, phía nam giáp tỉnh Yamanashi, phía bắc giáp tỉnh Gunma và phía đông tỉnh Saitama. Núi Kinpu (2499 mét) nằm một phần nằm trong làng này. Mặc dù nó không được biết đến rộng rãi, nguồn gốc của dòng sông Chikuma, con sông dài nhất ở Nhật Bản, nằm ở Kawakami. Thực tế này là một điểm của niềm tự hào địa phương, như nó xuất hiện trong các bài hát trường học khác nhau. Phần lớn ngôi làng nằm trong ranh giới của Vườn Quốc gia Chichibu Tama Kai. b) Địa hình, địa mạo Làng Kawakami có địa hình cao hiểm trở bao gồm nhiều ngọn núi cao hùng vĩ, trùng điệp bao vây quanh làng. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 1185m, nơi cao nhất là 2595m, nơi thấp nhất là 1110m. Nhìn chung địa hình của làng thuận lợi cho phát triển các loại cây lâm nghiệp và thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như trồng rau. c) Điều kiện khí hậu Làng Kawakami có khí hậu mát mẻ. Nơi đây có tuyết phủ suốt mùa đông và đầu xuân. Khí hậu của làng được phân chia thành bốn mùa rõ rệt: Mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 5, mùa hè từ tháng 6 đến tháng 8; mùa thu từ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan