Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT CẢI BẸ XANH KHI BỔ SUNG PHÂN TRUNG, VI LƯỢNG GIAI ĐOẠN TỪ KHI...

Tài liệu ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT CẢI BẸ XANH KHI BỔ SUNG PHÂN TRUNG, VI LƯỢNG GIAI ĐOẠN TỪ KHI CẤY ĐẾN KHI THU HOẠCH

.DOCX
32
270
71

Mô tả:

Chương 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Nền kinh tế Việt Nam bao gồm công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ nhưng nông nghiệp là ngành có sức lan tỏa lớn nhất, có tính kết nối rất cao với nhiều ngành kinh tế khác. Nông nghiệp cung cấp đầu vào cho công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến xuất khẩu, đồng thời sử dụng sản phẩm của các ngành công nghiệp và dịch vụ như: nhiên liệu, phân bón, hóa chất, máy móc cơ khí, ngoài ra, nông nghiệp còn liên quan mật thiết đến sức mua của dân cư và sự phát triển thị trường trong nước. Với 50% lực lượng lao động cả nước đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và 70% dân số sống ở nông thôn, mức thu nhập trong nông nghiệp sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sức cầu của thị trường nội địa và tiềm năng đầu tư dài hạn. Nông nghiệp Việt Nam đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho trước hết là khoảng 70% dân cư, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế đất nước và ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Trước đây, khi trình độ canh tác còn lạc hậu, năng suất cây trồng thấp thì các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng là yếu tố chính hạn chế năng suất cây trồng. Ở nước ta trong vài thập kỷ qua, phân đạm, lân và kali đã đóng góp vai trò to lớn trong việc tăng năng suất và chất lượng cây trồng. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, khi nông dân đã sử dụng đầy đủ và cân đối đạm, lân, kali thì các nguyên tố trung lượng, vi lượng lại là những yếu tố hạn chế năng suất cây trồng. Sở dĩ có điều này là do trước đây năng suất cây trồng thấp, cây sử dụng ít các chất trung, vi lượng, mặt khác do trong đất còn có một lượng dự trữ đáng kể các chất này. Tuy nhiên khi năng suất cây trồng cao, cây sử dụng ngày càng nhiều trung vi lượng hơn nhưng do không được bón bổ sung nên trong đất ngày càng cạn kiệt và dẫn đến thiếu hụt, năng suất cây trồng không thể tăng lên mà còn giảm đi mặc dù lượng bón phân đạm, lân và kali ngày càng tăng. Hiện nay, tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng trung và vi lượng diễn ra ở hầu hết các loại cây ở nước ta như lúa, cà phê, điều, tiêu, mía, đậu phộng, cây có múi, xoài, chanh dây, mãng cầu, dưa hấu, ớt, rau màu, hoa, cây cảnh và diễn ra ở hầu khắp các địa phương trong cả nước. 1 Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón được coi là yếu tố quan trọng thứ 2 sau nước: “ Nhất nước – Nhì phân – Tam cần – Tứ giống”. Phân bón được chia thành 3 phần chính: Đa lượng , trung lượng, vi lượng. Những thập niên trước đây sản xuất nông nghiệp đa phần chỉ chú trọng đến đa lượng, những năm gần đây trung lượng đang được quan tâm hơn và ngày nay vi lượng được coi là cực kì quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Cây trồng cũng như tất cả các thể sống bình thường khác đều cần thức ăn cho sự sinh trưởng, phát triển. Nếu như con người và động vật chủ yếu sống bằng thức ăn từ nguồn hữu cơ thì cây trồng chủ yếu sống được bằng chất vô cơ. Cây trồng sinh trưởng, phát triển được là nhờ hút các chất dinh dưỡng, chất khoáng, đa lượng, trung lượng và vi lượng. Rau là cây trồng có vai trò rất quan trọng trong đời sống, kinh tế, xã hội. Rau là thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người. Rau cung cấp phần lớn các khoáng chất, vitamin đặc biệt là vitamin C, tiền vitamin A và các chất dinh dưỡng như gluxit, lipit, protein. Năng lượng trong rau xanh thường không cao, nhưng hàm lượng vitamin, chất xơ, khoáng có ý nghĩa rất to lớn đối với cơ thể con người. Rau cũng có vai trò lớn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu kinh tế. Sản xuất rau đã tạo ra nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến thực phẩm, làm phế phẩm cho gia súc, gia cầm, làm phân hữu cơ để tăng thêm độ màu mỡ cho đất và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, ngoài ra còn có một số loại rau có vị thuốc như: cải bó xôi, cải thìa, cải xanh, cải bẹ xanh.Trong các loại rau thì cải bẹ xanh là loại thực phẩm quen thuộc với gia đình Việt, hay còn gọi là cải cay, là thành phần chủ yếu trong mù tạt thường được sử dụng trong các món hải sản tươi sống. Ngoài làm thức ăn còn có tác dụng chữa một số bệnh như: hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho tim mạch, chống lão hóa da, chữa bệnh gout. Cải bẹ xanh được trồng phổ biến quanh năm, kỹ thuật trồng đơn giản. Nhưng trong canh tác nông dân chủ yếu chỉ bón các loại phân hỗn hợp, phân đa lượng mà không chú trọng tới việc bổ xung phân vi lượng và phân hữu cơ nên rất dễ xảy ra tình trạng thiếu các nguyên tố vi lượng trong đất gây ra suy giảm năng suất và thoái hóa đất. Chính vì những thực trạng trên đã thúc đẩy chúng tôi chọn đề tài “ Đánh giá năng suất cải bẹ xanh khi bổ sung phân trung vi lượng giai đoạn từ sau khi cấy đến thu hoạch” làm tiểu luận tốt nghiệp, nhằm đánh giá đúng hàm lượng phân trung vi lượng phù hợp cho cây phát triển tốt, tăng năng suất, chất lượng, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá năng suất cải bẹ xanh khi bổ sung phân trung, vi lượng giai đoạn sau khi cấy đến thu hoạch tại khu thực nghiệm trồng trọt Trường Đại học Trà Vinh. Từ đó xác định được liều lượng phân trung, vi lượng thích hợp để tăng năng suất cải bẹ xanh. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu vai trò của phân trung, vi lượng và nhu cầu dinh dưỡng của cây. - Thu thập, phân tích và đánh giá số liệu. - Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và chống chịu sâu bệnh của cải bẹ xanh qua công thức bón phân trung, vi lượng khác nhau. - Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế của cải bẹ xanh. 3. Thời gian, không gian và phương pháp nghiên cứu 3.1. Thời gian nghiên cứu Từ ngày 20 tháng 02 đến ngày 02 tháng 04 năm 2017 3.2. Không gian nghiên cứu Các chi phí sản xuất được dùng trong quá trình sản xuất và thu thập số liệu của các nghiệm thức để phân tích hàm lượng phân trung, vi lượng cần thiết cho cây. 3.3. Địa điểm nghiên cứu Trại thực nghiệm Trường Đại học Trà Vinh 3.4. Đối tượng nghiên cứu Sử dụng phân trung, vi lượng có ở Trà Vinh nhằm bổ sung các dưỡng chất thiết yếu, tăng năng suất cho cây. 3 4. Lược khảo tài liệu Hoàng Thị Trúc Quỳnh, 2014 về “Tình hình sản xuất – tiêu thụ rau quả của Việt Nam”, cho thấy Việt Nam là một nước nông nghiệp, có nhiều lợi thế về tiềm năng và vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, nhân lực, cho phép phát triển sản xuất nhiều loại rau quả xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn. Những năm gần đây kinh tế nông nghiệp đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng liên tục với nhịp độ cao và khá ổn định (bình quân tăng 4 – 4,5%/năm). Những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt trên dưới 5 tỷ USD/năm, nâng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nông sản lên chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của mặt hàng rau quả. Phát triển rau quả đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn, tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho tiêu dùng và xuất khẩu, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Những kết quả và thành tựu về sản xuất và xuất khẩu rau quả trong thời gian qua cũng đã giúp nâng cao vị thế của nền nông nghiệpViệt Nam trên thị trường thế giới.Tuy nhiên, so với tiềm năng của đất nước thì kim ngạch xuất khẩu rau quả như hiện nay vẫn chưa tương xứng. Nguyên nhân chủ yếu làm cho các mặt hàng rau quả của Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh, chất lượng không đồng đều, giá thành cao do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết, sâu bệnh hại, kỹ thuật canh tác, ngoài ra nguyên nhân tiềm ẩn ít được khai thác đến là đất thiếu các dưỡng chất trung, vi lượng như: đất cát, đất xám, đất đỏ vàng, đất đỏ bazan. Đất Việt Nam hầu hết là chua, nghèo hữu cơ và dinh dưỡng kể cả đa, trung và vi lượng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho năng suất và chất lượng cây trồng thấp dẫn đến việc rau quả của chúng ta bị thua thiệt nhiều trên thương trường, làm giảm đáng kể hiệu quả xuất khẩu. Trong thực tế, chúng ta có thể dễ dàng quan sát thấy được một số triệu chứng như thiếu hụt canxi, magiê, kẽm và boron trên cây có múi, cây cà phê, hồ tiêu. Thiếu canxi, bo và silic trên cây hồ tiêu, đậu phộng, mãng cầu, mía… Cây cối cũng như con người, nếu dinh dưỡng được sử dụng đủ là tốt nhất, nếu lạm dụng nó, bón quá nhiều lại trở thành chất độc. Trung lượng, vi lượng cũng như đa lượng, nếu thiếu là không đủ dinh dưỡng nhưng thừa nó cũng gây ra bệnh tật. Các chất khác cũng thế, đa số các cây cần rất nhiều đạm ở giai đoạn đầu, giai đoạn giữa cần cả 4 đạm, lân và kali, giai đoạn cuối lại cần nhiều kali hơn. Phải làm sao để biết đặc điểm sinh lí của cây, của đất để bón phân sao cho hợp lí, đúng mà đủ. Sự bùng phát của các loại dịch hại mới cùng với xu thế sản xuất thâm canh đã làm cho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật bị lạm dụng. Ngoài ra, việc chạy theo lợi nhuận, lợi ích trước mắt không quan tâm đến các khuyến cáo khi sử dụng các loại nông dược, phân bón của nhà sản xuất làm cho rau bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng sản phẩm. Vì vậy, nâng cao năng suất và đặc biệt là chất lượng của các loại rau, đồng thời rải vụ thu hoạch rau là mối quan tâm của nhiều người. Để cải thiện tình trạng nói trên, xu hướng phát triển nông nghiệp hiện nay theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững sử dụng các sản phẩm sinh học trong quá trình sản xuất là chủ yếu, hay các loại thuốc có nguồn gốc từ thực vật. Sử dụng các sản phẩm phân bón qua lá, cũng là một xu thế hiện nay nhằm bổ sung các chất dinh dưỡng qua lá cho cây khi cây không hấp thụ được qua rễ do tác nhân gây hại. Ngày nay, bà con nông dân đã nắm vững được tầm quan trọng của việc sử dụng cân đối, hợp lý các chất dinh dưỡng đa lượng trong việc bón phân cho cây trồng. Tuy nhiên với phân trung lượng và các chất vi lượng thì nhiều bà con vẫn chưa hoàn toàn nắm rõ. Nói cách khác, các chất dinh dưỡng đa lượng đối với cây trồng như cơm, gạo đối với con người, chúng rất cần thiết và không thể thiếu được. Còn vai trò các chất trung vi, lượng được ví như vitamin với con người. Nếu chỉ ăn cơm thì con người vẫn có thể sống được, nhưng nếu muốn chất lượng sống tốt hơn, sức khoẻ hoàn hảo hơn thì con người không thể thiếu vitamin. Chất trung, vi lượng cũng cần thiết như vậy đối với cây trồng. Đã đến lúc phải xem xét vấn đề trung, vi lượng như một bộ phận cấu thành quan trọng trong giải pháp tổng thể nâng cao năng suất cây trồng và phát huy tối đa tiềm năng của đất. 5 Chương 2 GIỚI THIỆU VỀ CẢI BẸ XANH, NHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ VAI TRÒ CỦA PHÂN TRUNG VI LƯỢNG VỚI CÂY TRỒNG 1. Giới thiệu về cải bẹ xanh Cải bẹ xanh là cây rau ăn lá, họ thập tự, có thân to, nhỏ khác nhau, lá có màu xanh đậm hoặc xanh nõn lá chuối. Lá và thân cây có vị cay, đăng đắng thường dùng phổ biến nhất là nấu canh, hay để muối dưa. Cây thích hợp với khí hậu á nhiệt đới và nhiệt đới. Có thể trồng ở phạm vi nhiệt độ 6 - 270C, lượng mưa từ 500 4200mm/năm, tuy nhiên cây phát triển tốt ở nhiệt độ15 - 18 0C. Đất trồng có thể trồng cải xanh trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng đất cần phải tơi xốp, nhiều mùn, dễ thoát nước trong mùa mưa và chủ động nước tưới trong mùa khô và độ pH 5.5 - 6.8. Thành phần dinh dưỡng trong cải bẹ xanh gồm có: vitamin A, B, C, K, axit nicotic, catoten, abumin…, nên được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng vì có nhiều lợi ích đối với sức khỏe cũng như có tác dụng phòng chống bệnh tật. Theo Đông y Việt Nam, cải bẹ xanh có vị cay, tính ôn, có tác dụng giải cảm hàn, thông đàm, lợi khí. Riêng hạt cải bẹ xanh, có vị cay, tính nhiệt, không độc, trị được các chứng phong hàn, ho đờm, hen, đau họng, tê dại, mụn nhọt... Tùy theo giống, thời gian sinh trưởng từ gieo đến thu hoạch 40 - 45 ngày. Có thể trồng quanh năm, mùa nắng cải sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao hơn mùa mưa, mùa mưa khó trồng cây sinh trưởng kém và dễ bị rách lá do mưa. Hình 1: Cải bẹ xanh (nguồn: trại thực nghiệm) 6 2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây Cải bẹ xanh là rau ăn lá nên cần nhiều đạm và lân hơn kali. Ngoài ra cải bẹ xanh cũng cần nhiều Ca, S, Mg và các vi lượng như Fe, Zn,… Đạm và lân giúp cây sinh trưởng phát triển mạnh, cây to, lá to, xanh tốt. Kali và canxi giúp cứng cây, tăng chất lượng cải, giảm bệnh thối nhũn, đốm lá. Cần bón cân đối giữa đạm, lân và kali để cải sinh trưởng phát triển tốt và có chất lượng cao. 3. Vai trò của phân trung, vi lượng với cây trồng Phân trung, vi lượng là phân trong thành phần có chứa ít nhất một yếu tố dinh dưỡng gồm: Canxi, magiê, lưu huỳnh, silíc, bo, coban, đồng, sắt, mangan, molipden, kẽm ở dạng khoáng mà cây trồng có thể hấp thụ được. Làm thế nào phát hiện cây thiếu nguyên tố trung, vi lượng? - Nhìn ngoại hình: Cây phát triển chậm, đẻ nhánh, phân cành ít, lá nhỏ hoặc biến dạng, lá không phẳng, nổi gân hoặc xoắn, cuộn tròn lại, hoa rụng nhiều, quả không đậu, hình dạng không bình thường, cuống to, trong quá có sạn và búp thổi - Phân tích cây và đất. - Bón thúc: Dựa trên chẩn đoán ngoại hình, phím tích cây và đất, sẽ nhận định thiếu nguyên tố nào. Dùng phương pháp phun lên lá dung dịch có các nguyên tố đó rồi quan sát các hiện tượng sau 7-10 ngày. Để cây trồng phát triển tốt thì cần cung cấp đủ các chất từ đa, trung và vi lượng. Mặc dù một số chất trung, vi lượng cần rất ít nhưng đôi khi lại rất quan trọng đối với cây trồng. Thiếu hoặc thừa chất trung, vi lượng cũng ảnh hưởng rất lớn tới cây trồng. Khi thừa trung, vi lượng có thể làm cho cây còi cọc, chậm phát triển hoặc nhiễm kim loại nặng, ảnh hưởng tới chất lượng nông sản, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Một số nguyên tố trung, vi lượng còn tạo ra các mùi vị đặc trưng của cây trồng đó. Dinh dưỡng cây trồng lấy đi từ đất để tạo sản phẩm không những chỉ có các chất đa lượng là đạm, lân, kali mà còn có cả các chất trung lượng như: silic, calcium, magnesium, lưu huỳnh và các chất vi lượng thiết yếu như bo, kẽm, đồng. Việc sử dụng nhiều phân đạm hóa học, bón phân không cân đối hoặc bón phân không đủ làm cho cây bị suy yếu, dễ bị sâu bệnh xâm nhiễm, đồng thời đất đai ngày càng thoái hóa, cằn cõi. 7 3.1. Vai trò của Silic (Si) - Silic rất cần thiết đối với sự phát triển khỏe mạnh của nhiều loại cây trồng. - Lớp silica và cutin có ý nghĩa rất lớn trong việc hạn chế sự thoát hơi nước không cần thiết qua lớp biểu bì trong điều kiện khô hạn, mặn cũng như tác dụng bảo vệ cây đối với sự xâm nhập của nấm bệnh, sâu rầy. - Silic giúp cho lá mọc vươn thẳng, tạo điều kiện cho cây hấp thụ ánh sáng tốt hơn, tăng khả năng quang hợp, tăng hiệu lực phân đạm. - Tác dụng tương hỗ giữa silic với lượng photpho giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, cây tăng trưởng nhanh làm pha loãng nồng độ sắt, nhôm trong cây do đó làm tăng khả năng chống chịu phèn cho cây. - Trong đất, silic có khả năng tạo phức với sắt, nhôm và mangan thành những hợp chất khó tan làm hạn chế sự thu hút các chất này vào trong cây, nhờ vậy cây tránh được tình trạng bị ngộ độc do hàm lượng sắt, nhôm và mangan quá cao, bộ rễ phát triển mạnh, giảm hiện tượng vàng lá, cháy lá do xì phèn. - Bón Silic vào đất làm tăng hàm lượng photpho dễ tiêu cho cây nhờ tác dụng làm giảm sự giữ chặt photpho trong đất, vì vậy giúp tăng sự thu hút photpho của cây. 3.2. Vai trò của Calcium (Ca) - Calcium là thành phần quan trọng trong vách tế bào, giữ cho thành tế bào được vững chắc vì vậy calcium giúp cây tăng trưởng khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh. - Calcium duy trì cân bằng anion-cation trong tế bo, trung hòa các acid hữu cơ trong cây vì vậy rau quả trở nên ngon ngọt hơn. - Trong đất, calcium có khả năng trung hòa các acid hữu cơ giúp giải độc hữu cơ, giải độc phèn cho cây. Calcium làm tăng pH đất giúp giảm độc tố sắt, nhôm; làm đất tơi xốp, cải thiện tính thấm nước và thông thoáng nhờ đó cải thiện điều kiện phát triển của rễ, kích thích hoạt động của vi khuẩn, làm tăng khả năng hữu dụng của molipdent và sự hấp thu các yếu tố dinh dưỡng khác. 3.3. Vai trò của Magnesium (Mg) - Trong cây, Mg kích thích hoạt động của nhiều enzyme. Là thành phần của diệp lục tố nên Mg đóng vai trị quan trọng trong việc đồng hóa carbonic (CO2) và tổng hợp protein. - Mg giúp cây tăng trưởng nhanh, đẻ nhánh mạnh, hạn chế bệnh do nấm. - Mg giúp cây thu hút được nhiều lân và các dưỡng chất khác. 8 3.4. Vai trò của Kẽm (Zn) - Liên quang đến sự tổng hợp sinh học của acid indol acetic. - Đóng vai trò quang trọng trong quá trình tổng hợp acid nucleic và protein. - Tăng cường khả năng sử dụng lân và đạm trong cây. 3.5. Vai trò của Mangaese (Mn) - Xúc tác trong một số phản ứng men và sinh lý trong cây. - Liên quang đến quá trình hô hấp của cây. - Hoạt hóa các mem liên quân đến sự chuyển hóa đạm và tổng hợp diệp lục tố. - Kiểm soát oxy trong tế bào ở cây pha sáng và tối. 3.6. Vai trò của Đồng (Cu) - Là thành phần của men cytochrome oxydase và thành phần của nhiều men (oxidase, phenolase, lactase). - Xúc tiến quá trình hình thành vitamin A trong cây. - Cần thiết cho quá trình quang hợp, còn liên quan đến sự sản xuất hạt. 3.7. Vai trò của Boron (B) - Tăng khả năng thấm ở màng tế bào, giúp vận chuyển hydrate carbon dễ dàng. - Liên quan đến quá trình tổng hợp lignin. - Thiết yếu đối với sự phân chia tế bào. - Ảnh hưởng tới việc sử dụng Canxi của cây trồng, giúp điều chỉnh tỷ lệ K/Ca trong cây. 3.8. Vai trò của Molypden (Mo) - Xúc tiến quá trình cố định đạm, sử dụng đạm của cây và tổng hợp diệp lục tố - Là thành phần của men khử nitrate và men nitrogenase. - Cần thiết cho vi khuẩn Rhizobium. 3.9.Vai trò của Sắt (Fe) - Thường được bổ sung dưới dạng phức chất. Sắt không được tái sử dụng nên rất dễ xảy ra thiếu sắt khi bón phân không cân đối. - Sắt có vai trò quan trọng việc hình thành diệp lục, qua đó có vai trò trong việc cung câp oxi cho cây trồng. - Khi cây thiếu sắt sẽ biểu hiện qua lá: lá cây có màu xanh nhợt nhạt, đặc biệt giữa gân lá màu xanh và khoảng giữa màu vàng. Dễ quan sát nhất là các lá non, vào thời kỳ đỉnh sinh trưởng của cây trồng. 9 - Khi bệnh nặng, toàn bộ cây biến thành màu vàng cho tới trắng lợt. Lá cây thiếu sắt sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng hay trắng ở phần thịt lá, trong khi gân lá vẫn còn xanh. Triệu chứng thiếu sắt xuất hiện trước hết ở các lá non, sau đến lá già. 3.10. Vai trò của Clo (Cl): - Clo là nguyên tố vi lượng sống còn cho cây trồng. - Clo tham gia vào các phản ứng năng lượng trong cây. Cụ thể là nó tham gia vào sự bẻ gẫy phân tử nước với sự hiện hữu của ánh sáng mặt trời và hoạt hóa một số hệ thống men. - Nó cũng tham gia vào quá trình vận chuyển một số chất như Canxi, Magie, Kali ở trong cây, điều hòa hoạt động của những tế bào bảo vệ khí khổng, do đó kiểm soát được sự bốc thoát hơi nước. Do đó, đồng thời với việc áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, bón kết hợp phân hữu cơ và vô cơ một cách hợp lý, bổ sung dưỡng chất trung, vi lượng và chất kích kháng nguồn gốc sinh học nhằm cung cấp đầy đủ, cân đối dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng cho cây đối với sâu bệnh hại, điều kiện khó khăn về đất đai, thời tiết là những giải pháp hữu hiệu để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc canh tác cây trồng. Tuy trong đất chứa nhiều nguyên tố vi lượng dễ tiêu và có thể cung cấp đủ hoặc có khi thừa cho nhu cầu của cây, nhưng bón phân vi lượng vẫn có tác dụng vì khi cây nảy mầm, rễ chưa phát triển, chủ yếu là dựa vào các chất dinh dưỡng trong hạt để nuôi mầm. Ngâm hạt giống với dung dịch phân vi lượng có tác dụng bổ sung thêm nếu trong hạt giống không đủ các nguyên tố vi lượng. Ở các thời kỳ nhất định cây có nhu cầu cao về một nguyên tố nào đó hoặc cần đến một nguyên tố có tác dụng sinh lý đặc biệt, gọi là nguyên tố siêu khủng hoảng. 10 Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH TIẾN HÀNH Để biết được lượng phân trung vi lượng cần thiết để cây cải hấp thụ tốt, năng suất cao, có sức chống chịu sâu bệnh, nên chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên cây cải bẹ xanh như sau: 1. Chuẩn bị: 1.1. Đất trồng: - Diện tích: 250m2 - Loại đất: đất thịt 1.2. Giống: Giống cải bẹ xanh mỡ của công ty Trang Nông 1.3. Chuẩn bị gieo hạt giống: Chọn một khu đất nhỏ, tiến hành cày xới cho đất tơi xốp, sau đó lên luống rộng 1m cao 10 – 15cm. Bón lót phân chuồng hoai mục và gieo hạt. Gieo hạt xong thì phủ một lớp rơm mỏng lên mặt luống rồi dùng thùng vòi tưới đều, sau đó mỗi ngày tưới ba lần. 1.4. Chuẩn bị đất: - Cải Xanh trồng được trên nhiều loại đất miễn là tưới tiêu thuận lợi. - Đất phải được làm kỹ tơi xốp, dọn sạch tàn dư, san bằng mặt luống, phun thuốc diệt mầm trước khi lên luống và lấp hệ thống tưới. - Lên luống: dài 20m, rộng 1.2m, cao 10 – 15cm, khoảng cách giữa 2 luống là 20cm. - Bón lót: phân chuồng 100kg và 20-20-15 là 8kg. - Tủ rơm: 3 cuộn. 1.5. Chuẩn bị bẩy đèn - 1 tấm bạc: 2m - 1 bóng đèn tròn - Đào hố sâu: 0.3m, rộng 1m 11 Hình 2: Bẩy đèn (nguồn: trại thực nghiệm) 1.6. Bố trí thí nghiệm: - Thí nghiệm được bố trí gồm 4 NT và 3 lần lặp lại. - Mỗi NT dài 20m, rộng 1.2m. - Dây và cây để làm ô lấy số liệu. - Số ô thí nghiệm: 50 ô. - Diện tích 1 ô: 0.5m2. - Bố trí ô theo hình zic zac. 12 SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM NT 1 NT 1.1 NT 1.2 NT 2 NT 1.3 NT 2.1 NT 3 NT 2.2 NT 2.3 NT 3.1 NT ĐC NT 3.2 NT 3.3 NT ĐC Sơ đồ 1:Sơ đồ bố trí theo dõi thí nghiệm 1.7. Các chỉ tiêu theo dõi: Chiều dài lá, chiều rộng lá, chiều dài thân, chiều dài rễ, sâu bệnh Phương pháp theo dõi: quan sát, dùng thước đo. Lấy số liệu của 5 cây/ô/NT. Và đánh dấu cây trong ô đã theo dõi để tiếp tục lấy số liệu lần sau. Xử lí số liệu bằng tay. 2. Cấy cải: Cải sau khi xạ được 3 - 4 lá thật thì tiến hành cấy. Khoảng cách trồng: 10 – 15cm. Nên cấy vào lúc trời mát hay buổi chiều, sau đó tưới đẫm nhiều lần trong ngày hoặc che mát vài ngày cho cây mau hồi phục. 13 Hình 3: Cấy cải (nguồn: trại thực nghiệm) 3. Chăm sóc: 3.1.Tưới nước: - Giai đoạn đầu sau khi cấy được 1 tuần thì tưới 8 – 10 lần/ngày - Giai đoạn tiếp theo từ 10 – 20 ngày tưới 4 – 6 lần/ngày - Giai đoạn từ 20 ngày đến thu hoạch tưới 2 – 3 lần/ngày 3.2. Bón phân: - Phân đa lượng: + Lần 1: Sau khi cấy 3 ngày thì tiến hành tưới: 500g URÊ + 300g DAP/ 250m2 + Lần 2: cây được 20 ngày tuổi tưới: 500g URÊ + 200g 20 – 20 – 15/ 250m2 + Lần 3: cây được 25 ngày tuổi tưới: 1kg URÊ/ 250m2 -Phân trung, vi lượng: Phân trung, vi lượng bón theo từng nghiệm thức khác nhau trong tuần và đã bón thử nghiệm được 2 tuần sau khi cấy: + Tuần 1:  NT bón 1 lần/tuần: NT 1.1, NT 2.1, NT 3.1, NT 1.2, NT 2.2, NT 3.2, NT 1.3, NT 2.3, NT 3.3  Liều lượng: 7ml/8 lít nước  NT bón 2 lần/tuần: NT 1.2, NT 2.2, NT 3.2, NT 1.3, NT 2.3, NT 3.3  Liều lượng: 5ml/ 5 lít nước  NT bón 3 lần/tuần: NT 1.3, NT 2.3, NT 3.3  Liều lượng: 3ml/ 3 lít nước + Tuần 2: lập lại của tuần 1 14 * Riêng NT đối chứng không sử dụng phân trung, vi lượng. 4. Sâu bệnh hại: 4.1. Bọ nhẩy: xuất hiện vào giai đoạn khi cải được 1 tuần tuổi. Bọ nhẩy phá hoại các cây họ cải thường là loài bọ nhẩy sọc cong có tên khoa học là Phyllotreta striolata, thuộc bộ cánh cứng Coleoptera, họ bọ lá: Chrysomelidae. Bọ nhẩy sọc cong trưởng thành kích thước tương tự hạt vừng, dài khoảng 2mm. Cánh cứng màu đen, giữa mỗi cánh có một vệt dọc màu vàng nhạt, cong hình củ lạc, chân sau to khỏe, có sức nhẩy dài nên gọi là bọ nhẩy sọc cong. Trứng rất nhỏ, màu vàng nhạt, đẻ trên mặt đất. Sâu non màu trắng ngà hoặc màu vàng tươi. Sâu non đẫy sức dài khoảng 5-6mm, sống và làm nhộng dưới đất. Bọ nhẩy sọc cong trưởng thành hoạt động ban ngày, ban đêm. vào những ngày có mưa, bọ nhẩy sọc cong ẩn núp dưới tán lá hoặc trong nõn cây.Bọ nhẩy có tính giả chết, khi bị động nhảy rất nhanh. Bọ nhày sọc cong đẻ trứng rải rác trên mặt đất gần gốc cây. Sâu non sống và hóa nhộng trong đất. Vòng đời trung bình 60-80 ngày, trong đó thời gian sâu non 30-35 ngày, nhộng 20-25 ngày, bọ trưởng thành có thể sống 15-20 ngày. Hình 4: Bọ nhẩy ăn lá (nguồn: trại thực nghiệm) 4.1.1. Cách gây hại: Bọ trưởng thành ăn lá non thành những lỗ tròn nhỏ khắp mặt lá. Ngoài ra, chúng còn hoạt động, nhảy, đạp lung tung làm rau dập nát, nhất là trên rau cải có lá mỏng. 15 Sâu non ăn các rễ phụ, đục vào gốc và rễ chính làm cây sinh trưởng kém, nếu mật độ sâu cao có thể làm cây héo và chết, nhất là khi cây còn nhỏ. 4.1.2. Đặc điểm phát sinh Bọ nhẩy sọc cong phát sinh và phá hoại mạnh ở trong điều kiện thời thiết nóng và khô, mật độ giảm đi khi trời mưa nhiều. ở các tỉnh phía Bắc, bọ nhẩy sọc cong phát sinh nhiều vào 2 đợt tháng 3-5 và 7-9, trong đó đợt đầu mạnh hơn. ở các tỉnh phía Nam bọ xuất hiện nhiều nhất vào các tháng 2,3 và 4, từ tháng 5 trở đi trời bắt đầu mưa nhiều, bọ nhẩy sọc cong giảm dần. Một số trường hợp mật độ bọ rất cao, tới hàng ngàn con/m2, gây tác hại rất nghiêm trọng trên rau cải. 4.2. Sâu tơ: xuất hiện khi cải được 2 tuần tuổi cho đến khi thu hoạch. Sâu tơ có tên khoa học là Plutella xylostella Linnaeus. Ở Việt Nam, sâu tơ còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như sâu nhảy dù, sâu kén mỏng, sâu bướm muỗi. Đây là loài gây hại lớn nhất và nguy hiểm nhất đối với cây rau họ thập tự, nhất là các cây rau như su hào, bắp cải, súp lơ, cải canh, cải bẹ… Chúng không những gây tổn thất nặng nề về năng suất mà còn làm giảm hẳn về chất lượng sản phẩm. Hình 5: Sâu tơ hại cải (nguồn: trại thực nghiệm) 4.2.1.Tác hại của sâu tơ Sâu tơ hại rau cải khi tấn công vườn rau, chúng tạo ra những lỗ thủng trên lá rau, làm lá rau cải xơ xác. Sâu tơ hại rau cải gây hại đặc biệt nghiêm trọng ở giai đoạn rau cải mới trồng, sâu non mới nở đục lá tạo thành rãnh, ở tuổi lớn sâu tơ ăn toàn bộ biểu bì khiến lá bị thủng lỗ chỗ. Mật độ cao sâu ăn hết thịt lá chỉ còn trơ lại gân lá làm giảm năng suất rõ rệt. Sâu non cũng ăn các bắp cải đang phát triển làm bắp cải biến dạng 16 hoặc không thể cuốn bắp, tạo điều kiện cho bệnh thối nhũn phát triển. Sâu tơ hại rau cải gây hại quanh năm. Hình 6: Sâu tơ gây hại (nguồn: trại thực nghiệm) 4.2.2. Đặc điểm phát sinh Là loài sâu ăn lá nguy hiểm nhất với họ râu thập tự, có nhiều lứa trong năm, vòng đời ngắn 12- 30 ngày, có sức sinh sản cao, một bướm cái đẻ thường trên 100 trứng, có khả năng chống thuốc rất nhanh. Một đời cây rau họ thập tự thường phải chịu 2 – 3 lứa sâu tơ. Những lứa giữa và cuối vụ thường có mật độ cao, dễ gây hại nghiêm trọng cho cây rau. Thời gian gây hại nặng thường vào các tháng 11 – 12 và tháng 2 – 3 trong năm. 4.3. Sâu vẽ bùa: xuât hiện vào giai đoạn 15 – 20 ngày. 4.3.1. Tác hại của sâu vẽ bùa: Trong mấy năm gần đây, sâu vẽ bùa đã xuất hiện và gây thiệt hại nặng cho nhiều loại hoa màu như: Dưa hấu, dưa leo, khổ qua, bầu bí, mướp, cà chua, khoai tây, các loại đậu, các loại rau cải, cây hoa kiểng. Sâu vẽ bùa hay còn gọi là dòi đục lá hay ruồi đục lá. Trưởng thành là một loài ruồi nhỏ có chấm màu vàng trên lưng gần phần đầu, kích thước rất nhỏ từ 2 đến 3 mm. Ruồi cái thường đẻ trứng trên mặt lá. Trứng nở thành dòi non đục khoét ăn lớp diệp lục ở giữa hai mặt lá tạo thành những đường hầm ngoằn ngoèo. Khi đủ sức, dòi chui ra ngoài làm nhộng, thường nằm trên bề mặt lá rồi rơi xuống đất sau đó hoá thành ruồi trưởng thành tiếp tục đẻ trứng hoàn thành vòng đời của mình.. 17 4.3.2. Đặc điểm phát sinh: Vòng đời của ruồi thường rất ngắn, thông thường khoảng 2 tuần lễ cho nên mức độ gây hại trở thành rất lớn, lứa nọ gối lứa kia chồng chất lên nhau. Những đường hầm do dòi đục khoét làm giảm khả năng quang hợp, làm cho những phần lá ăn được mất phẩm chất và tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập là nguyên nhân chính dẫn đến thất thu sản lượng. Ở đa số cây gieo từ hạt, sâu vẽ bùa tấn công phá hại rất sớm ngay từ khi cây bắt đầu ra lá mầm đầu tiên. Nếu không phòng trừ kịp thời, cây con đang mất sức, phát triển còi cọc dẫn đến giảm năng suất khi thu hoạch. Hình 7: Sâu vẽ bùa (nguồn: trại thực nghiệm) 5. Biện pháp phòng trừ: - Biện pháp hóa học: phun thuốc trừ sâu sinh học Emaben 6.0 SG khi cây 28 ngày tuổi. Liều lượng: 4,5g/ bình 16 lít. -Biện pháp sinh học: phun dây thuốc cá khi cây 35 ngày tuổi. Liều lượng: 30ml/ bình 16 lít. 6. Thu hoạch: Sau 40 – 45 ngày thì tiến hành thu hoạch. Trước khi thu hoạch phải cách li phân thuốc một tuần. Thu hoạch là một trong những công đoạn nặng nhọc nhất trong cả quá trình sản xuất rau. Hiện nay chỉ có một số ít máy được chế tạo để thu hoạch cho một số loại rau nhất định, còn lại công việc thu hoạch ở đa số các loại rau vẫn phải thực hiện bằng tay. 18 Thời vụ thu hoạch có ảnh hưởng rất lớn trong việc tiêu thụ rau. Thời vụ thu hoạch sẽ quyết định đến lợi nhuận của toàn bộ quá trình sản xuất. Hình 8: Thu hoạch (nguồn: trại thực nghiệm) 19 Chương 4 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ SỨC CHỐNG CHỊU SÂU BỆNH CỦA CẢI BẸ XANH QUA TỪNG CÔNG THỨC BÓN PHÂN KHÁC NHAU 1. Giới thiệu về phân trung, vi lượng dùng thử nghiệm. Trên thị trường phân bón hiện nay có rất nhiều loại phân trung vị lượng như: Sitto-V Siêu Calci-Bo, CALIC, SIO THAI N-S-S: 10-30-4 TE, Amazon, LAN ĐEN HUMIC+TE, HUMAT-T,… Đã được biết đến và sử dụng rộng rãi. Trong đó, chúng tôi đã chọn phân bón lá cao cấp HUMAT-T để tiến hành thử nghiệm trên cây cải bẹ xanh nhằm tìm ra lượng phân thích hợp để giúp cây phát triển tối ưu. Phân bón lá cao cấp HUMAT-T là sản phẩm của Cty CP NÔNG NGHIỆP NAM SÀI GÒN. Hình 9: Phân bón lá HUMAT – T (nguồn: tự chụp) Công dụng: là sản phẩm K-HUMATE cao cấp kích thích cây trồng ra rễ mạnh, hạ phèn nhanh, giải độc hữu cơ, giảm mặn, hấp thụ tối đa nước và dưỡng chất, giảm tối đa phân hóa học. Giúp cây đâm chồi mập, đẻ nhánh khỏe. Tăng khả năng chống chịu cho cây trồng khi gặp thời tiết xấu hoặc khô hạn, sương muối, ngập úng, sâu bệnh hại. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng