Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã ph ượng mao, ...

Tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã ph ượng mao, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ

.PDF
88
282
89

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM .........................o0o............................ NGUYỄN MẠNH DŨNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHƯỢNG MAO, HUYỆN THANH THỦY , TỈNH PHÚ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính Quy Chuyên ngành : Địa Chính - Môi trường Khoa : Quản lí tài nguyên Khóa học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : Th.S. Nguyễn Huy Trung Thái nguyên, năm 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM .........................o0o............................ NGUYỄN MẠNH DŨNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHƯỢNG MAO, HUYỆN THANH THỦY , TỈNH PHÚ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính Quy Chuyên ngành : Địa Chính - Môi trường Khoa : Quản lí tài nguyên Khóa học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : Th.S. Nguyễn Huy Trung Thái nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản Lí Tài Nguyên - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Phượng Mao, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ”. Trong suốt quá trình thực tập và thực hiện đề tài em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Quản Lí Tài Nguyên, Phòng Tài Nguyên & Môi Trường, Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất huyện Thanh Thủy, UBND xã Phượng Mao, bạn bè và gia đình. Nhân dịp này em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Th.S Nguyễn Huy Trung - khoa Quản Lí Tài Nguyên trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa luận. Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, nơi đã đào tạo, giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Phòng Tài Nguyên và Môi Trường, Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất huyện Thanh Thủy, UBND xã Phượng Mao - huyện Thanh Thủy cùng bạn bè và người thân đã quan tâm giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Do trình độ có hạn mặc dù đã rất cố gắng song bản khóa luận tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, ý kiến đóng góp của bạn bè để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 25 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Mạnh Dũng DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nghĩa 1 BVTV Thuốc bảo vệ thực vật 2 Csx Chi phí sản xuất 3 H Hiệu quả đồng vốn 4 H Cao 5 L Thấp 6 LUT Land use type - loại hình sử dụng đất 7 LM – LX Lúa xuân - lúa mùa 8 M Trung bình 9 N Thu nhập thuần túy 10 P Khối lượng 11 Q Đơn giá 12 RRA Rural Rapid Appraisal - Đánh giá nhanh nông thôn 13 T Tổng giá trị sản phẩm 14 TB Trung bình 15 UBND Ủy ban nhân dân 16 VH Very hight - Rất cao 17 FAO Food and Agriculture Organization - Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hợp Quốc DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của Việt Nam ...................... 8 Bảng 2.2. Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của huyện Thanh Thủy ..... 10 Bảng 4.1: Tình hình dân số xã Phượng Mao ................................................ 22 Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất vào các mục đích .................................... 24 Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ............................................ 26 Bảng 4.4: Năng suất, sản lượng một số cây trồng chính năm 2013 .............. 30 Bảng 4.5. Các LUT sản xuất nông nghiệp của xã Phượng Mao ................... 31 Bảng 4.6. Một số đặc điểm của các LUT trồng cây hàng năm. ..................... 32 Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính ............................. 37 Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất................................... 38 Bảng 4.9. Phân cấp hiệu quả kinh tế các LUT sản xuất nông nghiệp ........... 39 Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của LUT chè .................................................... 42 Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế của LUT Táo ................................................... 43 Bảng 4.12. Hiệu quả xã hội của các LUT ..................................................... 45 Bảng 4.13: Hiệu quả môi trường của các LUT ............................................. 48 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Cánh đồng lúa tại khu 4................................................................ 33 Hình 4.2. Cánh đồng lúa tại khu 9................................................................ 34 Hình 4.3. Đồi chè của gia đình ông Tô Văn Thành ....................................... 36 Hình 4.4. Cánh đồng ngô tại khu 8 ............................................................... 46 MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1 1.2. Mục đích của đề tài ................................................................................. 1 1.3. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 1 1.4. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài ................................................................. 2 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ..................................... 2 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3 2.1. Đất và vai trò của đất trong sản xuất nông nghiệp ................................... 3 2.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp .............................................................. 3 2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp .................... 3 2.2. Sử dụng đất và những quan điểm về sử dụng đất ..................................... 4 2.2.1. Sử dụng đất là gì? ................................................................................. 4 2.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất ................................... 5 2.2.3. Cơ cấu cây trồng trong sử dụng đất ...................................................... 6 2.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam .............. 7 2.3.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới ................................... 7 2.3.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam.................................... 7 2.3.3. Tình hình sử dụng đất của huyện Thanh Thủy ...................................... 8 2.4. Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất......................................... 10 2.4.1. Khái quát hiệu quả sử dụng đất........................................................... 10 2.4.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất ................................. 13 2.4.3. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất .......................................... 13 2.4.4. Tiêu chuẩn lựa chọn LUT sử dụng đất bền vững…………………….14 2.5. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ...................................... 14 2.5.1. Cở sở khoa học và thực tiễn trong đề xuất sử dụng đất ....................... 14 2.5.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ..................... 15 2.5.3. Quan điểm khai thác sử dụng đất…………………………………….16 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 16 3.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 16 3.1.1.Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 16 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 16 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 16 3.2.1. Địa điểm ............................................................................................. 17 3.2.2. Thời gian tiến hành ............................................................................. 17 3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 17 3.3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Phượng Mao - huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ .......................................................................... 17 3.3.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Phượng Mao ......................... 17 3.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của xã ............................ 17 3.3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các loại hình sử dụng đất trong tương lai ............................................................................... 17 3.4 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 17 3.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu ................................................. 17 3.4.2. Phương pháp phân vùng nghiên cứu ................................................... 18 3.4.3. Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất ......................... 18 3.4.4. Phương pháp xác định các đặc tính đất đai ........................................ 19 3.4.5. Phương pháp tính toán phân tích số liệu ............................................. 19 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 20 4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phượng Mao ....... 20 4.1.1. Điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên và môi trường ................ 20 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................. 21 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Phượng Mao.... 22 4.1.4. Hiện trạng sử dụng đất của xã Phượng Mao năm 2013 ....................... 24 4.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã........................................... 26 4.2.1. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ................................................... 26 4.3. Đánh giá hiệu quả và lựa chọn loại hình sử dụng đất nông nghiệp......... 36 4.3.1. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp................... 36 4.3.2. Lựa chọn và định hướng sử dụng đất nông nghiệp cho xã Phượng Mao.... 49 4.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho xã Phượng Mao................................................................................................. 51 4.6.1. Giải pháp chung ................................................................................. 51 4.6.2. Giải pháp cụ thể.................................................................................. 54 PHẦN 5. KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ ................................................................. 57 5.1. Kết luận ................................................................................................. 57 5.2. Đề nghị .................................................................................................. 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 59 1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được đối với sản xuất nông - lâm nghiêp, nó đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, là tặng vật vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho loài người, thông qua trí tuệ và lao động của chính bản thân mình, con người đã tác động vào đất đai và làm ra những sản phẩm nuôi sống mình và thông qua đất phục vụ những lợi ích khác trong cuộc sống vật chất và tinh thần của con người. Trong 3 loại nguồn lực đầu tư cơ bản vào nền kinh tế, xã hội gồm: đất đai - lao động - vốn, thì con người quan tâm đặc biệt tới đất đai vì đây là một loại tài nguyên có hạn, gắn liền với mọi hoạt động của con người, có tác động trực tiếp đến môi trường sinh thái. Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài người. Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển bền vững nông nghiệp dựa vào khai thác các tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp phát triển các ngành khác [4]. Vì vậy, việc tổ chức sử dụng đất nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả theo quan niệm sinh thái bền vững đang trở thành vấn đề toàn cầu. Với mong muốn nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp và sử dụng hợp lý hơn đất nông nghiệp, bảo vệ môi trường, đối với sản xuất nông nghiệp của xã Phượng Mao trong những năm trước mắt và lâu dài; em tiến hành thực hiện đề tài “ Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Phượng Mao, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ”. 1.2. Mục đích của đề tài Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, từ đó lựa chọn loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả cao và đề xuất các hướng sử dụng đất phù hợp với điều kiện của xã Phượng Mao, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. 1.3. Mục tiêu của đề tài 2 - Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã. - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp. - Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả, hợp lí nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. 1.4. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Củng cố kiến thức đã được học, nghiên cứu trong nhà trường và những kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở. - Nâng cao khả năng tiếp nhận, thu thập số liệu và xử lý thông tin trong quá trình làm đề tài. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Trên cơ sở đánh đánh giá hiệu quả sử dụng nhóm đất nông nghiệp từ đó đề xuất được những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Đất và vai trò của đất trong sản xuất nông nghiệp 2.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp Theo luật đất đai 2003 “Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác), đất lâm nghiệp (đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng), đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ” [12]. Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Loại hình sử dụng đất (LUT - Land Use Type) là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lí sản xuất trong các điều kiện kinh tế - xã hội và kĩ thuật được xác định [10]. Đơn vị bản đồ đất đai (LMU - Land Mapping Unit) là khoanh/ vạt đất được xác định cụ thể trên đơn vị bản đồ đất đai với những đặc tính và tính chất đất đai riêng biệt, thích hợp đồng nhất cho từng LUT, có cùng một điều kiện quản lí đất, cùng một khả năng sản xuất và cải tạo đất. Mỗi đơn vị đất đai có chất lượng (đặc tính và tính chất) riêng và nó thích hợp với một LUT nhất định [10]. 2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp Đất đai đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nó là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. C.Mác đã nhấn mạnh “Đất là mẹ, lao động là cha của mọi của cải vật chất xã hội”, “ Đất là một phòng thí nghiệm vĩ đại, là kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để định cư, là nền tảng của tập thể” [2]. Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển của xã hội loài người, sự hình thành và phát triển mọi nền văn minh vật 4 chất, văn hóa tinh thần, các thành tựu khoa học công nghệ đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản - sử dụng đất. Trong sản xuất nông lâm nghiệp đất đai được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Ngoài vai trò là cơ sở không gian, đất còn có hai chức năng đặc biệt quan trọng: - Là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình sản xuất: là nơi con người thực hiện các hoạt động của mình tác động vào cây trồng vật nuôi để tạo ra sản phẩm. - Đất tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng nước, không khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Như vậy, đất gần như trở thành một công cụ sản xuất. Năng xuất và chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất. Trong tất cả các tư liệu sản xuất dùng trong nông nghiệp chỉ có đất mới có chức năng này [7]. 2.2. Sử dụng đất và những quan điểm về sử dụng đất 2.2.1. Sử dụng đất là gì? Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn cứ vào quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn định và bền vững về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lí nhất là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai [8]. Với vai trò là nhân tố của sức sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất đai được thể hiện ở các khía cạnh sau: - Sử dụng đất hợp lí về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử dụng đất. - Phân phối hợp lí cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất. 5 - Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh tế sử dụng đất. - Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một cách kinh tế, tập chung, thâm canh. 2.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất Những điều kiện và nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến việc sử dụng đất là: - Yếu tố điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên có rất nhiều yếu tố như: ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa, thủy văn, không khí… trong các yếu tố đó khí hậu là nhân tố hàng đầu của việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng và các nhân tố khác. + Điều kiện khí hậu: đây là nhóm yếu tố ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Nhiệt độ cao hay thấp, sự sai khác nhiệt độ về thời gian và không gian, biên độ tối cao hay tối thấp giữa ngày và đêm… trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng. + Điều kiện đất đai: đự khác nhau giữa địa hình địa mạo, độ cao so với mực nước biển, độ dốc, hướng dốc… thường dẫn đến đất đai, khí hậu khác nhau, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp, là căn cứ cho việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, xây dựng đồng ruộng, thủy lợi canh tác và cơ giới hóa. Mỗi vùng địa lí khác nhau có sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác. Các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng, công dụng và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy, cần tuân theo các quy luật của tự nhiên, tận dụng các lợi thế đó nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường [1]. - Yếu tố về kinh tế - xã hội 6 Bao gồm các yếu tố như: chế độ xã hội, dân số và lao động, thông tin và quản lí, trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bổ sản xuất, các điều kiện về nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lí, sử dụng lao động…. Phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kì nhất định. Điều kiện tự nhiên của đất đai cho phép xác định khả năng thích ứng về phương thức sử dụng đất. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới việc sử dụng đất được đánh giá bằng hiệu quả sử dụng đất. Thực trạng sử dụng đất liên quan tới lợi ích kinh tế của người sở hữu, sử dụng và kinh doanh đất. Nếu có chính sách ưu đãi sẽ tạo điều kiện cải tạo và hạn chế sử dụng theo kiểu bóc lột đất đai. Mặt khác, sự quan tâm quá mức đến lợi nhuận tối đa cũng dẫn đến tình trạng đất đai không những bị sử dụng không hợp lí mà còn bị hủy hoại [1]. Như vậy, các nhân tố điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội tạo ra nhiều tổ hợp ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai. Tuy nhiên mỗi yếu tố giữ vị trí và có tác động khác nhau. 2.2.3. Cơ cấu cây trồng trong sử dụng đất Trong lịch sử phát triển lâu đời của sản xuất nông nghiệp thì các hệ thống canh tác đã được hình thành, phát triển thay thế lẫn nhau. Có những hệ thống canh tác hiệu suất rất thấp nhưng vẫn tồn tại, có những hệ thống canh tác hiện đại được đưa vào nhưng trong môi trường sản xuất không thích hợp nên phải nhường chỗ cho những hệ thống cũ. Hiện nay, các hệ thống này tồn tại xen kẽ nhau và mỗi một hệ thống phù hợp với từng điều kiện của mỗi vùng. Cơ cấu cây trồng là thành phần của cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp và là giải pháp kinh tế quan trọng của phân vùng sản xuất nông - lâm nghiệp. Nó là thành phần các giống là loại cây được bố trí trong không gian và thời gian của các loại cây trồng trong mọi hệ sinh thái nông nghiệp, nhằm tận dụng hợp lí nhất các nguồn lợi tự nhiên - kinh tế - xã hội. 7 Tóm lại, hệ thống cây trồng bền vững là hệ thống có khả năng duy trì sức sản xuất của cơ cấu cây trồng đó khi chịu tác động của những điều kiện bất lợi. Để xác định được cơ cấu cây trồng hợp lí, đạt hiệu quả tối ưu trong sử dụng đất thì ta phải căn cứ vào một số điều kiện cụ thể trong không gian và thời gian nhất định. 2.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam 2.3.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới Tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới là 510 triệu km2. Trong đó, đại dương chiếm 361 triệu km2 (71%), còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm 149 triệu km2 (29%). Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn nhiều so với Nam bán cầu. Toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu ha, chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền. Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới được phân bố không đều: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Á chiếm 26%, Châu Âu chiếm 13%, Châu Phi chiếm 6%. Bình quân đất nông nghiệp trên thế giới là 12.000m2. Đất trồng trọt trên toàn thế giới mới đạt 1,5 tỷ chiếm 10,8% tổng diện tích đất đai, 46% đất có khả năng sản xuất nông nghiệp như vậy còn 54% (đất có khả năng sản xuất nhưng chưa được khai thác). Diện tích đất đang canh tác trên thế giới chỉ chiếm 10% tổng diện tích đất tự nhiên (khoảng 1.500 triệu ha), được đánh giá là: - Đất có năng suất cao: 14% - Đất có năng suất trung bình: 28% - Đất có năng suất thấp: 58% Nguồn tài nguyên đất trên thế giới hàng năm luôn bị giảm, đặc biệt là đất nông nghiệp mất đi do chuyển sang mục đích sử dụng khác. Mặt khác, dân số ngày càng tăng, theo ước tính mỗi năm dân số thế giới tăng từ 80 - 85 triệu người. Như vậy, với mức tăng này mỗi người cần có 0,2 - 0,4ha đất nông nghiệp mới đủ lương thực, thực phẩm. Đứng trước những khó khăn rất lớn đó thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất của đất nông nghiệp là hết sức cần thiết. 2.3.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam 8 Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.105,1 nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp là 25.127,3 nghìn ha chiếm 75,9% tổng diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 3469,2 nghìn ha, chiếm 10,48% tổng diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng là 4508,6 nghìn ha, chiếm 13,62% tổng diện tích tự nhiên. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam được thể hiện qua bảng 2.1. Bảng 2.1. Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của Việt Nam Loại đất STT Diện tích(ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 33105,1 100,00 1 Đất nông nghiệp 25127,3 75,90 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 9598,80 29,00 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 6282,50 19,00 1.1.1.1 Đất trồng lúa 4089,1 12,4 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 58,80 0,2 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 2134,6 6,4 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 3316,30 10,00 1.2 Đất lâm nghiệp 14757,80 44,6 1.2.1 Đất rừng sản xuất 6578,20 19,90 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 6124,90 18,50 1.2.3 Đất rừng dặc dụng 2054,7 6,2 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 738,40 2,20 1.4 Đất làm muối 14,1 0,04 1.5 Đất nông nghiệp khác 18,20 0,10 2 Đất phi nông nghiệp 3469,20 10,50 3 Đất chưa sử dụng 4508,60 13,60 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Diện tích đất bình quân đầu người ở Việt Nam thuộc loại thấp nhất thế giới. Ngày nay, với áp lực về dân số và tốc độ đô thị hóa thì diện tích đất đai nước ta ngày càng giảm, đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp. Vì vậy, vấn đề đảm bảo lương thực, thực phẩm trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm đang là một áp lực rất lớn. Do đó, việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất nông nghiệp càng trở nên quan trọng đối với nước ta. 2.3.3. Tình hình sử dụng đất của huyện Thanh Thủy 9 Huyện Thanh Thủy có tổng diện tích tự nhiên là 12510,42 ha, chủ yếu là đất nông nghiệp 8336,75 ha chiếm 66,64% tổng diện tích tự nhiên, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 4941,35 (chiếm 39,50% tổng diện tích tự nhiên), chủ yếu là đất trồng lúa, đất trồng màu (ngô, lạc, đỗ) và đất trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Đất phi nông nghiệp có diện tích là 3807,70 ha (chiếm 30,44% tổng diện tích tự nhiên). Đất đai về cơ bản đã được đưa vào sử dụng nên diện tích đất chưa sử dụng không còn cao (diện tích là 365,97 ha, chiếm 2,93% tổng diện tích tự nhiên). Theo số liệu được thống kê năm 2013, hiện trạng sử dụng đất cụ thể của huyện Thanh Thủy được thể hiện trong bảng 2.2. 10 Bảng 2.2. Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của huyện Thanh Thủy Mục đích sử dụng đất STT Diện tích Cơ cấu (ha) (%) Tổng diện tích tự nhiên 12510,42 100,00 1. Đất nông nghiệp 8336,75 66,63 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 4941,35 39,50 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 3369,69 26,94 1.1.1.1 Đất trồng lúa 2860,61 22,87 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 6,24 0,05 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 502,84 4,02 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 1571,66 12,56 1.2 Đất lâm nghiệp 3121,78 24,95 2. Đất phi nông nghiệp 3807,70 30,44 2.1 Đất ở 560,93 4,48 2.2 Đất chuyên dùng 1524,36 12,19 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 13,75 0,12 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 79,63 0,64 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1621,68 12,96 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 7,35 0,06 3 Đất chưa sử dụng 365,97 2,93 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 245,62 1,96 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 120,26 0,96 3.3 Núi đá không có rừng cây 0,09 0,01 (Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường huyện Thanh Thủy) 2.4. Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất 2.4.1. Khái quát hiệu quả sử dụng đất Hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của việc mang lại. Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu ngày càng cao của con người mà ta phải xem xét kết quả phải tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra để tạo ra kết quả đó là bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích không? Chính vì thế, khi 11 đánh giá hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó. Để xác định khái niệm và bản chất hiệu quả cần xuất phát từ những luận điểm của Mác và những luận điểm lí thuyết hệ thống sau: - Thứ nhất: Bản chất của hiệu quả là yêu cầu tiết kiệm thời gian, thể hiện trình độ nguồn lực của xã hội. Các mác cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật đó, nó quyết định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống của con người qua mọi thời đại. - Thứ hai: Theo quan điểm của lí thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. Hệ thống sản xuất xã hội bao gồm trong nó các quá trình sản xuất, các phương tiện bảo tồn và tiếp tục đời sống xã hội, đáp ứng các nhu cầu xã hội, nhu cầu của con người là những yếu tố khách quan phản ánh mối quan hệ nhất định của con người đối với môi trường bên ngoài. Đó là quá trình trao đổi vật chất giữa sản xuất xã hội và môi trường. - Thứ ba: Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng mà là mục tiêu xuyên xuốt mọi hoạt động kinh tế. Trong quy hoạch và quản lí kinh tế nói chung hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu vào và đầu ra, là lợi ích lớn hơn thu được với một chi phí nhất định, hoặc một kết quả nhất định với chi phí nhỏ hơn [8]. Như vậy, bản chất của hiệu quả được xem là: Việc đáp ứng nhu cầu của con người trong xã hội; việc bảo tồn tài nguyên, thiên nhiên và nguồn lực để phát triển bền vững. * Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kì, góp phần tăng thêm lợi ích cho xã hội. Hiệu quả kinh tế phải đạt được 3 vấn đề sau:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng