Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods - ...

Tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods - F17

.PDF
162
813
76

Mô tả:

i VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KINH TẾ ∙∙∙∙∙∙∙∙∙∙∙∙∙∙ NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS-F17 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Nha Trang, tháng 6 năm 2013 ii VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KINH TẾ ∙∙∙∙∙∙∙∙∙∙∙∙∙∙ NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS-F17 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Lớp: 51KTKD-2 MSSV: 51130502 Giáo viên hướng dẫn: ThS. PHAN THỊ XUÂN HƯƠNG Nha Trang, tháng 6 năm 2013 i LỜI CẢM ƠN Thực tiễn đã chứng minh rằng thực tập là một phần không thể thiếu trong hành trang tri thức của học sinh, sinh viên, đây là phương pháp thực tế hóa kiến thức giúp cho chúng ta khi ra trường có thể vững vàng, tự tin hơn để đáp ứng được yêu cầu của xã hội nói chung và của các công việc nói riêng, báo cáo thực tập khóa luận tốt nghiệp là kết quả của một quá trình học tập và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo bộ môn Quản trị kinh doanh và khoa Kinh tế trường Đại học Nha Trang đã truyền đạt những kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu giúp ích cho em trong những năm học qua. Em xin chân thành cảm ơn cô Phan Thị Xuân Hương đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành báo cáo khóa luận tốt nghiệp này. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods đã cho phép em được thực hiện đề tài thực tập tại Công ty. Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn ông Huỳnh Long Quân – Phó Giám đốc và ông Nguyễn Minh Hiếu Thiện – Trưởng phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu đã tận tình giúp đỡ em ngay từ ngày đầu thực tập. Em xin cảm ơn các anh chị trong Công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình em thực tập tại Công ty. Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công, kính chúc các cô, chú, anh, chị trong Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods luôn hoàn thành xuất sắc công việc. Sinh viên tực tập Nguyễn Thị Thanh Hương ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................i DANH MỤC BẢNG ..............................................................................................v DANH MỤC HÌNH .............................................................................................vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................ix PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... x 1. Sự cần thiết của đề tài.................................................................................. x 2. Mục tiêu của đề tài......................................................................................xi 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................xi 4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................xii 5. Nội dung và kết cấu của đề tài ..................................................................xii CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP ..................................................................................1 1.1. Một số quan điểm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .2 1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh..............................................................3 1.3. Phân loại hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp ..................................3 1.3.1. Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế quốc dân .......................3 1.3.2. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh................................................4 1.3.3. Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp ..............................5 1.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh .......................................5 1.5. Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh.....................6 iii 1.5.1. Các quan điểm cơ bản trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh trong một doanh nghiệp.....................................................................................6 1.5.2. 1.6. Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh .....................7 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh.............. 14 1.6.1. Các tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp14 1.6.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 14 1.7. Phương hướng và biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh doanh 36 Kết luận chương I................................................................................................ 37 CHƯƠNG II PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS – F17 .............................................................................................................................. 38 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods – F17 .... 39 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty ................................... 40 2.1.2. Đặc điểm của Công ty ......................................................................... 41 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của F17 ........................................................ 42 2.1.4. Nguyên tắc hoạt động của Công ty F17.............................................. 43 2.1.5. Phương châm hoạt động ..................................................................... 43 2.1.6. Hoạt động của Công ty........................................................................ 43 2.2. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods – F17......................................................................... 44 2.2.1. Môi trường vĩ mô ................................................................................ 45 2.2.2. Môi trường vi mô ................................................................................ 51 2.3. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods F17 giai đoạn 2010 – 2012 (theo phương pháp BSC) .............. 55 iv 2.3.1. Xác định tầm nhìn và chiến lược của Công ty ................................... 55 2.3.2. Đánh giá trên khía cạnh tài chính ...................................................... 56 2.3.3. Đánh giá trên khía cạnh khách hàng ................................................. 76 2.3.4. Đánh giá trên khía cạnh hoạt động nội bộ ......................................... 89 2.3.5. Đánh giá trên khía cạnh học hỏi và phát triển ................................ 107 Kết luận chương II ............................................................................................ 111 CHƯƠNG III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH......................................................................................... 112 3.1. Kết luận.................................................................................................... 113 3.1.1. Những mặt đạt được ......................................................................... 113 3.1.2. Những tồn tại..................................................................................... 114 3.2. Các giải pháp đề xuất .............................................................................. 116 3.2.1. Cụ thể hóa mục tiêu và phương hướng hoạt động của công ty ....... 116 3.2.2. Giải pháp cho khía cạnh tài chính.................................................... 117 3.2.3. Giải pháp cho khía cạnh khách hàng ............................................... 119 3.2.4. Giải pháp cho khía cạnh hoạt động nội bộ....................................... 120 3.2.4.1. 3.2.5. Sự cần thiết của giải pháp .......................................................... 120 Giải pháp cho khía cạnh học hỏi – phát triển .................................. 122 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 126 PHỤ LỤC........................................................................................................... 128 v DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Khuôn mẫu tài chính trong mỗi giai đoạn chu kỳ kinh doanh ............ 18 Bảng 2: Sự kết hợp giữa khả năng sinh lợi và phân khúc thị trường ............... 32 Bảng 3: Sản lượng thủy sản Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012 ........................... 45 Bảng 4: Tốc độ phát tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam từ 2007 đến 2012....................................................................................................... 48 Bảng 5: Danh sách “Các DN XK uy tín” trong cả nước năm 2012-2013.......... 52 Bảng 6: Nguồn vốn của Công ty F17 từ năm 2010 đến 2012 ............................. 56 Bảng 7: Cơ cấu vốn Công ty F17 giai đoạn 2010 – 2012.................................... 57 Bảng 8: Tài sản của Công ty F17 từ năm 2010 đến 2012 ................................... 58 Bảng 9: Cơ cấu tài sản của Công ty F17 giai đoạn 2010 - 2012 ......................... 59 Bảng 10: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty F17 từ 2010 đến 2012 ... 61 Bảng 11: Phân tích các tỷ số đòn bẩy tài chính của Công ty F17 từ năm 2010 2012 ...................................................................................................................... 63 Bảng 12: Các hệ số khả năng thanh toán của Công ty F17 giai đoạn 2010 – 2012 ...................................................................................................................... 64 Bảng 13: Phân tích vòng quay các khoản phải thu của Công ty F17 từ năm 2010 đến năm 2012 .............................................................................................. 66 Bảng 14: Phân tích vòng quay hàng tồn kho của Công ty F17 từ năm 2010 đến năm 2012 .............................................................................................................. 67 Bảng 15: Phân tích vòng quay tổng tài sản của Công ty F17 từ năm 2010 đến năm 2012 .............................................................................................................. 68 vi Bảng 16: Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty F17 giai đoạn 2010 – 2012.......... 70 Bảng 17: Hiệu quả kinh tế tổng hợp của Công ty F17 giai đoạn 2010 – 2012... 74 Bảng 18: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sản phẩm thủy sản từ 2010 đến 2012 ... 78 Bảng 19: Số liệu thủy sản xuất khẩu sang 5 thị trường chính năm 2012 .......... 80 Bảng 20: Cơ cấu doanh thu tiêu thụ ở các thị trường nước ngoài giai đoạn 2010 - 2012 ........................................................................................................... 82 Bảng 21: Cơ cấu lao động gián tiếp của F17 từ đầu 2011 đến đầu 2013 ........... 95 Bảng 22: Tình hình máy móc thiết bị của Công ty F17 năm 2011 .................. 105 Bảng 23: Kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị những năm gần đây .................. 106 Bảng 24: Năng lực nhân viên Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods giai đoạn 2010 – 2012......................................................................................................... 109 vii DANH MỤC HÌNH Hình1.1: Các khía cạnh của BSC........................................................................ 11 Hình 1.2: Khuôn mẫu của BSC........................................................................... 16 Hình 1.3: Mối quan hệ nhân quả giữa các thước đo khía cạnh khách hàng .... 31 Hình 1.4: Chuỗi giá trị của hoạt động nội bộ ..................................................... 33 Hình 2.1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh .............................................................. 51 Hình 2.2:Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận của F17 giai đoạn 2010 - 2012......... 62 Hình 2.3: Một số hình ảnh sản phẩm của công ty F17....................................... 77 Hình 2.4: Biểu đồ sản lượng xuất khẩu thủy sản theo sản phẩm giai đoạn 2010 - 2012 .................................................................................................................... 78 Hình 2.5: Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản theo sản lượng giai đoạn 2010 – 2012 ................................................................................................. 83 Hình 2.6: Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản theo giá trị giai đoạn 2010 – 2012........................................................................................................... 84 Hình 2.7: Biểu đồ tăng trưởng sản lượng tiêu thụ tại các thị trường giai đoạn 2010 – 2012........................................................................................................... 86 Hình 2.8: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods – F17 ........... 90 Hình 2.9: Biểu đồ cơ cấu trình độ lao động gián tiếp của Công ty F17 từ 2010 đến 2012 ............................................................................................................... 96 Hình 2.10: Biểu đồ cơ cấu trình độ lao động trực tiếp của Công ty F17 từ 2010 đến 2012 ............................................................................................................... 97 viii Hình 2.11: Quy trình sản xuất chung của Công ty ............................................ 98 Hình 2.12: Quy trình thu mua nguyên liệu tại Công ty F17............................ 100 Hình 2.13: Quy trình sản xuất chung các mặt hàng thủy sản đông lạnh........ 101 ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BSC CBTS CCDV CNĐKKD CSH CTCP DN DTTN HĐQT HQHĐKD HSTTLV HSTTN HSTTNH HSTTTQ HTK NTTS NV NVL PTDH PTNH SXKD TNDN TS TSCĐ TSDH TSNH VCĐ VLĐ VQPT VQTK VQTS XK XNK Balanced Scorecard Chế biến thủy sản Cung cấp dịch vụ Chứng nhận đăng ký kinh doanh Chủ sở hữu Công ty Cổ phần Doanh nghiệp Doanh thu và thu nhập Hội đồng quản trị Hiệu quả hoạt động kinh doanh Hệ số thanh toán lãi vay Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán tổng quát Hàng tồn kho Nuôi trồng thủy sản Nguồn vốn Nguyên vật liệu Phải thu dài hạn Phải thu ngắn hạn Sản xuất kinh doanh Thu nhập doanh nghiệp Tài sản Tài sản cố định Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn Vốn cố định Vốn lưu động Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay tổng tài sản Xuất khẩu Xuất nhập khẩu x PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Kinh doanh là một trong những hoạt động phong phú nhất của loài người, khắp nơi trên thế giới, đâu đâu người ta cũng dễ dàng bắt gặp các hoạt động kinh doanh dưới nhiều hình thức khác nhau. Dù là thông qua thể chế nào thì mối quan tâm hàng đầu của các chủ thể kinh doanh cũng là lợi nhuận. Muốn vậy, vấn đề hiệu quả của hoạt động kinh doanh phải được đặt lên hàng đầu, nhất là trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, xu hướng quốc tế hóa, hòa nhập kinh tế toàn cầu, mở rộng tự do mậu dịch với các tổ chức kinh tế thế giới đã thúc đẩy cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Để tồn tại và phát triển, đòi hỏi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả cao, từ đó mới có thể giúp cho doanh nghiệp đứng vững trong nền kinh tế thị trường, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành, vừa có điều kiện tích lũy mở rộng sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo đời sống cho người lao động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. Hiệu quả hoạt động kinh doanh quyết định khả năng vươn lên hay tụt hậu của doanh nghiệp. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh là vấn đề quan trọng và cần thiết của mỗi doanh nghiệp, để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục được những mặt yếu và phát huy những mặt mạnh nhằm chỉ đạo hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn. Nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, bên cạnh một số doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả thì cũng có không ít các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản. Trong những năm qua, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, các doanh nghiệp trong nước ta phải sống trong tình trạng lao đao, một số lượng lớn phải chịu xóa sổ trên thị trường. Mặc dù được định hướng là ngành kinh tế mũi nhọn, tuy nhiên thủy sản vẫn không tránh khỏi kịch bản chung của nền kinh tế nước nhà. Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods là con chim đầu đàn của ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa, vượt qua khó khăn thách thức trong giai đoạn vừa rồi, trong xi khi có nhiều doanh nghiệp cùng ngành làm ăn thua lỗ, phá sản thì Công ty vẫn trụ vững trên thị trường và nằm trong top những Công ty xuất khẩu thủy sản lớn và uy tín trong 3 năm liên tục vừa qua. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của hiệu quả kinh doanh, trên cơ sở lý thuyết đã học, cùng với sự hướng dẫn của các thầy cô trong khoa kinh tế và nhận định của bản thân, em đã quyết định chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods – F17” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu của đề tài Đề tài này nhằm vận dụng lý thuyết vào thực tiễn để củng cố, bổ sung, nâng cao kiến thức đã học; phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods trong giai đoạn 2010 – 2012, trên cơ sở đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của Công ty và đưa ra một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài này tập trung giải quyết các vấn đề sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động kinh doanh - Tổng quan về công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods – F17 - Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng được nghiên cứu là hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods trong giai đoạn 2010 – 2012. Phạm vi nghiên cứu: Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods Thời gian nghiên cứu: từ ngày 04 – 4 – 2013 đến ngày 30 – 6 – 2013. xii 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài áp dụng một số phương pháp: phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp thẻ điểm cân bằng và một số phương pháp khác. 5. Nội dung và kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods – F17 Chương 3: Kết luận và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Đề tài được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của cô Phan Thị Xuân Hương cùng với sự dạy dỗ chu đáo của quý thầy cô khoa Kinh tế trường Đại học Nha Trang và sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám đốc, các cô, chú, anh, chị cán bộ công nhân viên trong Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods trong suốt thời gian em thực tập ở Công ty. Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn hẹp, kinh nghiệm bản thân còn ít và thời gian thực tập có hạn nên đề tài này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý thầy cô, tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty cùng bạn đọc để đền tài hoàn thiện hơn. Nha Trang, tháng 6 năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thanh Hương 1 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 2 1.1. Một số quan điểm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Kinh doanh là một quá trình bao gồm từ khâu nhu cầu, khảo sát nhu cầu của thị trường để quyết định sản xuất, cho đến khâu tổ chức tốt việc tiêu thụ hàng hóa. Vì vậy đánh giá hiệu quả kinh doanh là đánh giá tất cả các hoạt động trên của quá trình kinh doanh. Đây là nhiệm vụ cơ bản của các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Từ trước tới nay, đã có nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà kinh tế học Adam Smith cho rằng: "Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá". Như vậy, hiệu quả được đồng nghĩa với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, có thể do tăng chi phí mở rộng sử dụng nguồn lực sản xuất. Nếu cùng một kết quả có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này doanh nghiệp cũng đạt hiệu quả. Quan điểm khác lại cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là mức độ thỏa mãn yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội cho rằng quỹ tiêu dùng với ý nghĩa là chỉ tiêu đại diện cho mức sống của mọi người trong các doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh". Quan điểm này có ưu điểm là đã bám sát mục tiêu của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Nhưng khó khăn ở đây là phương tiện để đo lường thể hiện tư tưởng định hướng đó. Nhiều nhà quản trị học quan niệm hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. Manfred Kuhn cho rằng: “Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh”. Chính vì còn có nhiều tranh cãi, nên cần có một khái niệm cụ thể về hiệu quả kinh doanh: Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong đó quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp. 3 1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh tế luôn là mối quan tâm hàng đầu của các đơn vị kinh tế cũng như bất kỳ nền kinh tế xã hội nào vì nó là một chỉ tiêu chất lượng, là thước đo của mọi hoạt động SXKD của một đơn vị kinh tế. Hiệu quả SXKD nói lên trình độ sử dụng lao động xã hội và hao phí trong quá trình sản xuất. Bản chất của HQHĐKD là nâng cao năng suất và tiết kiệm lao động xã hội. Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra nhu cầu phải khai thác tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí. Vì vậy yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là đạt hiệu quả tối đa với chi phí nhất định hay ngược lại là đạt hiệu quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu là chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực đồng thời bao gồm cả chi phí cơ hội. Mặt khác khi đề cập đến hiệu quả kinh doanh chúng ta phải xem xét một cách toàn diện cả về thời gian và không gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả đó bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. 1.3. Phân loại hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp Trong thực tiễn có nhiều loại hiệu quả kinh doanh khác nhau, để tiện cho việc quản lý và nâng cao hiệu quả kinh doanh, người ta thường phân loại hiệu quả kinh doanh theo các tiêu thức khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại trong doanh nghiệp: 1.3.1. Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế quốc dân Cách phân loại này dựa trên phạm vi hoạt động để đánh giá hiệu quả trong doanh nghiệp hay đối với nền kinh tế quốc dân. - Hiệu quả kinh tế cá biệt: là hiệu quả thu được từ hoạt động của từng đơn vị SXKD, biểu hiện chung của hiệu quả kinh tế cá biệt là mức doanh lợi của từng đơn vị đạt được. 4 - Hiệu quả kinh tế quốc dân: là lượng sản phẩm thặng dư của toàn bộ xã hội thu được trong một thời kỳ nhất định so với toàn bộ vốn sản xuất, hao phí lao động xã hội và tài nguyên của toàn xã hội. Giữa hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế quốc dân có tác động qua lại lẫn nhau. Hiệu quả kinh tế quốc dân chỉ có thể đạt được trong điều kiện các đơn vị kinh tế cơ sở đều đảm bảo được hiệu quả kinh tế của mình. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp do không bắt kịp tốc độ phát triển chung của nền kinh tế đã lâm vào tình trạng thua lỗ, phá sản nhưng có thể trên bình diện kinh tế quốc dân vẫn đạt hiệu quả về kinh tế. Ngược lại nền kinh tế quốc dân có tác động trực tiếp thúc đẩy hướng các doanh nghiệp theo một cơ cấu lành mạnh. Với sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, mỗi doanh nghiệp ngoài việc tạo ra hiệu quả kinh tế cá biệt của mình còn tạo ra hiệu quả về mặt xã hội như việc tạo ra nhiều sản phẩm, nhiều việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động… đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích Nhà nước. 1.3.2. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh Để phân tích và lựa chọn các phương án luận chứng kinh tế khác nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ cụ thể nào đó, ta cần phải phân tích rõ hai loại hiệu quả: hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh, cùng với mối tương quan giữa chúng. - Hiệu quả tuyệt đối: hiệu quả được tính toán cho từng phương án cụ thể bằng cách xác định mức lợi ích thu được hoặc so sánh kết quả thu được với chi phí bỏ ra để thu lại kết quả đó. - Hiệu quả so sánh: khi tiến hành hai hay nhiều dự án đầu tư, ta thường so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tương đối nhằm tìm ra phương án hiệu quả nhất. Tác dụng của nó là để so sánh mức độ hiệu quả của các phương án, từ đó cho phép ta lựa chọn một cách đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Như vậy giữa hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, song chúng lại có tính độc lập tương đối. Xác định hiệu quả tuyệt đối là cơ sở để xác định hiệu quả so sánh. Tuy vậy, có khi hiệu quả so sánh được xác định 5 không phụ thuộc vào việc xác định hiệu quả tuyệt đối như so sánh giữa các mức độ chi phí sản xuất của các phương án khác nhau. 1.3.3. Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp - Hiệu quả của chi phí bộ phận: được biểu hiện qua sự so sánh giữa kết quả chung của hoạt động với chi phí của từng yếu tố xem xét cấu thành nên chi phí lao động xã hội để tạo ra kết quả chung đó.Tùy theo cách phân loại chi phí mà ta có hiệu quả của mỗi loại chi phí tương ứng. Phân loại theo yếu tố có hiệu quả sử dụng tài sản cố định, hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, hiệu quả sử dụng lao động sống… Nếu phân loại theo từng giai đoạn của quá trình sản xuất có hiệu quả khâu dự trữ, khâu lưu thông... - Hiệu quả của chi phí tổng hợp: được hình thành trên cơ sở hiệu quả sử dụng các loại chi phí thành phần. Như vậy, giữa hiệu quả chi phí bộ phận và hiệu quả chi phí tổng hợp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chỉ có thể thu được hiệu quả tổng hợp khi các yếu tố của quá trình sản xuất được sử dụng có hiệu quả, nếu một trong các yếu tố bị sử dụng lãng phí sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chi phí tổng hợp. Tuy nhiên thực tế có trường hợp một yếu tố nào đó sử dụng lãng phí nhưng những yếu tố khác đảm bảo có hiệu quả cao, người ta vẫn thu được hiệu quả tổng hợp. 1.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh Có thể nói rằng hiệu quả vừa là mục tiêu vừa là điều kiện để một doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Trong bất kỳ một cơ chế nào, SXKD phải luôn lấy hiệu quả là mục tiêu để phấn đấu đi lên. SXKD mà không đạt hiệu quả thì doanh nghiệp khó có thể tồn tại được, nhất là trong cơ chế hiện nay, trong sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Các nguồn lực sản xuất xã hội là một phạm trù khan hiếm: càng ngày người ta càng sử dụng nhiều các nguồn lực này phục vụ các nhu cầu khác nhau của con người. Trong khi các nguồn lực ngày càng giảm thì nhu cầu của con người lại ngày càng đa dạng và gia tăng. Điều này phản ánh quy luật khan hiếm, buộc mọi doanh 6 nghiệp phải lựa chọn và trả lời chính xác ba câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Vì thị trường chỉ chấp nhận các doanh nghiệp nào quyết định sản xuất và bán đúng loại sản phẩm (dịch vụ) với số lượng và chất lượng phù hợp. Mọi doanh nghiệp trả lời không đúng ba vấn đề trên sẽ sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội để làm ra các sản phẩm không tiêu thụ được trên thị trường – tức kinh doanh không có hiệu quả, lãng phí nguồn lực sản xuất xã hội – sẽ không có khả năng tồn tại. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra hết sức gay gắt. Để tồn tại đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tạo cho mình ưu thế trong cạnh tranh, ưu thế đó có thể là chất lượng sản phẩm, giá bán, cơ cấu hoặc mẫu mã sản phẩm… Trong giới hạn về khả năng các nguồn lực, doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện điều này bằng cách sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất hơn so với các doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc tăng khả năng khai thác các nguồn lực đó trong quá trình SXKD. Mục tiêu lâu dài, bao trùm của hoạt động kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận. Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp phải tiến hành mọi hoạt động SXKD để tạo ra sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho thị trường. Muốn vậy doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhất định. Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất xã hội. Hiệu quả càng cao càng phản ánh doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất. Vì vậy, nâng cao hiệu quả là đòi hỏi khách quan để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu bao trùm lâu dài – tối đa hóa lợi nhuận. 1.5. Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 1.5.1. Các quan điểm cơ bản trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh trong một doanh nghiệp - Đảm bảo sự thống nhất giữa nhiệm vụ chính trị và kinh doanh trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Quan điểm này đòi hỏi trong việc nâng cao HQHĐKD phải xuất phát từ mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng