Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Môi trường đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án thu gom, giải pháp công nghệ xử lý rác ...

Tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án thu gom, giải pháp công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt phù hợp trên địa bàn huyện yên lập, tỉnh phú thọ giai đoạn 2017 2020, tầm nhìn 2030

.PDF
68
137
62

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----o0o----- HÀ NGỌC NAM Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN THU GOM, GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN LẬP TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2017-2020, TẦM NHÌN 2030” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Khoa học môi trường Lớp : K46-N01 Khoa : Môi trường Khóa học : 2014-2018 Thái nguyên, năm 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----o0o----- HÀ NGỌC NAM Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN THU GOM, GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN LẬP TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2017-2020, TẦM NHÌN 2030” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Khoa học môi trường Lớp : K46-N01 Khoa : Môi trường Khóa học : 2014-2018 Giảng viên hướng dẫn : Th.S Hoàng Quý Nhân Thái nguyên, năm 2018 i LỜI CẢM ƠN Được sự nhất chí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Môi Trường trong thời gian thực tập tốt nghiệp em đã tiến hành đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án thu gom, giải pháp công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt phù hợp trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2030”. Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ nhà trường, thầy cô trong đơn vị thực tập. Đầu tiên cho em gửi lời cảm ơn chân thành đến ban giám hiệu nhà trường, khoa, bộ môn trong trường và thầy cô đã giúp em có được những kiến thức bổ ích về chuyên ngành Khoa Học Môi Trường, cũng như tạo điều kiện cho em được tiếp cận môi trường thực tế trong thời gian qua. Đặc biệt cho em gửi lời cám ơn chân thành nhất tới thầy giáo: Th.S. Hoàng Quý Nhân. Trong thời gian viết luận văn, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy, thầy đã giúp em bổ sung và hoàn thiện những kiến thức lý thuyết còn thiếu cũng như việc áp dụng các kiến thức đó vào thực tế trong đợn vị thực tập để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè đã hết lòng động viên, giúp đỡ tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian, điều kiện tiếp cận và kiến thức kinh nghiệm của bản thân, bài khóa luận này không tránh khỏi những khiếm khuyết, em rất mong được sự góp ý của thầy cô và người đọc để có thể hoàn thiện hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày 05 tháng 01 năm 2018 Sinh viên Hà Ngọc Nam ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thành phần rác thải ........................................................................ 14 Bảng 4.1. Kết quả thực hiện các mục tiêu kinh tế giai đoạn 2015 -2017 ....... 26 Bảng 4.2. Dân số của huyện Yên Lập (tính đến ngày 09/11/2017) ................ 27 Bảng 4.3. Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư ............ 33 Bảng 4.4. Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ khu chợ ............................... 34 Bảng 4.5. Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ cụm công nghiệp ................ 35 Bảng 4.6. Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ nguồn khác .................. 37 Bảng 4.7. Rác thải sinh hoạt phát sinh từ các nguồn khác nhau trên địa bàn huyện Yên Lập ................................................................................................ 38 Bảng 4.8. Thành phần rác thải sinh hoạt của huyện Yên Lập ........................ 39 Bảng 4.9. Nhận thức của người dân về phân loại rác thải tại nguồn .............. 41 Bảng 4.10. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng đến môi trường của việc xả rác không đúng nơi quy định ...................................................................... 42 Bảng 4.11. Đánh giá của người dân về hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt .................................................................................................................. 43 Bảng 4.12. Ý kiến của người dân tham gia dịch vụ thu gom rác thải............. 43 Bảng 4.13. Mức phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt ......................... 44 Bảng 4.14. Diễn biến khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Yên Lập giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 .................. 59 iii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Hình ảnh về rác thải trên thế giới ...................................................... 4 Hình 2.2: Hình ảnh về rác thải Việt Nam (Nguồn: baomoi.com/mt-kh) .......... 6 Hình 2.3: Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt.................................................. 13 Hình 4.1. Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Phú Thọ [1].................................. 20 Hình 4.2: Hình ảnh địa hình huyện Yên Lập [1] ............................................ 22 Hình 4.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý môi trường huyện Yên Lập .......... 24 Hình 4.4:. Khu tập kết rác thải sinh hoạt của xã Hưng Long ......................... 28 Hình 4.5: Khu tập kết rác thải sinh hoạt của thị trấn Yên Lập ....................... 29 Hình 4.6: Lò đốt rác xã Lương Sơn .................................................................. 30 Hình 4.7: Bãi rác Xuân Viên ........................................................................... 31 Hình 4.8: Lò đốt rác xã Xuân Viên ................................................................ 31 Hình 4.9: Bãi rác của xã Mỹ Lương ............................................................... 32 Hình 4.10. Biểu đồ tỷ lệ các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Lập ............................................................................ 38 Hình 4.11. Biểu đồ thành phần rác thải sinh hoạt của huyện Yên Lập........... 39 Hình 4.12. Sơ đồ cấu trúc nội tại của hệ thống quản lý RTSH....................... 46 tại huyện Yên Lập ........................................................................................... 46 Hình 4.13. Đề xuất mô hình thu gom RTSH cho huyện Yên Lập .................. 49 Hình 4.14. Bản đồ điểm tập kết thu gom, xử lý rác thải huyện Yên Lập ....... 53 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết dầy đủ BVMT Bảo vệ môi trường CN - TTCN Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp COD Nhu cầu oxy hóa học ĐDSH Đa dạng sinh học GDP Tổng sản phẩm quốc nội HĐND Hội đồng Nhân dân KH&CN Khoa học & Công nghệ KT - XH Kinh tế - Xã hội QCVN Quy chuẩn Việt Nam QHBVMT Quy hoạch bảo vệ môi trường QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất QHTTPTKTXH Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội RTSH Rác thải sinh hoạt TCCP Tiêu chuẩn cho phép TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam UBND Ủy ban Nhân dân VSMT Vệ sinh môi trường VSV Vi sinh vật ONMT Ô nhiễm môi trường WB Biến đổi khí hậuNgân hàng thế giới WHO Tổ chức y tế thế giới v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iv MỤC LỤC ........................................................................................................ v PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 2 1.2.1. Mục tổng quát ......................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3 2.1. Tổng quan về rác thải sinh hoạt và quản lý rác thải sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam ...................................................................................................... 3 2.1.1. Tình hình rác thải trên thế giới ................................................................ 3 2.1.2. Tình hình rác thải tại Việt Nam .............................................................. 6 2.1.3. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt tới kinh tế xã hội, môi trường và sức khỏe con người .................................................................................................. 7 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................ 10 2.3. Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 11 2.4. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 12 2.4.1. Nguồn gốc phát sinh.............................................................................. 12 2.4.2. Thành phần rác thải ............................................................................... 13 2.4.3. Một số phương pháp xử lý rác sinh hoạt thải hiện nay ........................ 15 vi PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 17 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................ 17 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 17 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 17 3.4. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................... 17 3.4.1. Phương pháp thao khảo, kế thừa ............................................................... 17 3.4.2. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 17 3.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn .......................................................... 18 3.4.4. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu ................................................... 18 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 19 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ ...... 19 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 19 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 24 4.2. Công tác thu gom rác thải sinh hoạt tại huyện Yên Lập .......................... 28 4.3. Khối lượng phát sinh rác thải sinh hoạt tại các khu dân cư ..................... 32 4.3.1. Phát sinh rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư ...................................... 32 4.3.2. Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt từ khu chợ ............................... 34 4.3.3. Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt từ cụm công nghiệp................. 35 4.3.4. Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt từ các nguồn khác ................... 36 4.3.5. Tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Yên Lập .. 37 4.3.6. Thành phần rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Yên Lập .. 39 4.3.7. Lệ phí thu gom rác thải ........................................................................ 40 4.4. Nhận thức của cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường, xử lý rác thải sinh hoạt của huyện Yên Lập .......................................................................... 40 4.5. Thành tựu và các vấn đề còn tồn đọng trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt ...................................................................... 44 vii 4.6. Đánh giá, đề xuất mô hình thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ................................... 46 4.6.1. Đánh giá cấu trúc nội tại của hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt ........ 46 4.6.2. Đề xuất mô hình thu gom rác thải sinh hoạt huyện Yên Lập đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 ................................................................. 48 4.6.3. Đề xuất phương án thu gom rác thải sinh hoạt ..................................... 51 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 55 5.1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 55 5.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 57 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt nam là một quốc gia đang phát triển, có thu nhập thấp, để tồn tại trong cuộc cạnh tranh kinh tế quyết liệt của khu vực và toàn cầu, Việt Nam phải thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Quá trình đó đã gây sức ép lớn tới môi trường. Giải pháp đặt ra là chúng ta phải có sự kết hợp chặt chẽ quá trình phát triển với các vấn đề môi trường, coi lợi ích môi trường là một yếu tố phải cân nhắc tới khi hoạch định các chính sách phát triển. Cùng với sự phát triển kinh tế, các đô thị, các ngành sản xuất kinh doanh và dịch vụ ngày càng được mở rộng và phát triển nhanh chóng, nó đó tạo ra một số lượng lớn rác thải bao gồm rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải nông nghiệp, rác thải xây dựng. Yên Lập sau những năm đổi mới đã thu được nhiều kết quả tốt về mọi mặt, từ đó bộ mặt Huyện đã có sự thay đổi rõ nét, tốc độ đô thị hóa cao, các công trình kiến trúc xây dựng ngày càng nhiều, đa dạng và phong phú. Kinh tế phát triển, đời sống vật chất của cộng đồng được nâng cao, song song với tốc độ tăng gia tăng dân số và phát triển kinh tế của huyện Yên Lập, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh không ngừng tăng về khối lượng mà còn phức tạp hơn về thành phần và tính chất. Do vậy, một trong những vấn đề môi trường đáng quan tâm nhất của toàn huyện là công tác quản lý rác thải sinh hoạt. Trên cơ sở ứng dụng tiếp cận hệ thống, em tiến hành nghiên cứu luận văn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án thu gom, giải pháp công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt phù hợp trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2030” nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra và giảm chi phí quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Lập. 2 1.2. Mục tiêu 1.2.1. Mục tổng quát - Nghiên cứu Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án thu gom giải pháp công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030. - Nghiên cứu cơ sở khoa học đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án thu gom giải pháp công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ liên quan hướng đề tài và khu vực nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng rác thải sinh hoạt giai đoạn 2017 – 2020, dự báo xu thế biến động rác thải khu vực nghiên cứu đến năm 2030. - Đề xuất phương án thu gom giải pháp công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần xây dựng cơ sở đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án thu gom giải pháp công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu giúp cho địa phương có cơ sở phục vụ quá trình thu gom và vận chuyển rác thải, đề ra các giải pháp công nghệ xử lý rác thải trên địa bàn của huyện, giúp giảm thiếu ô nhiễm do rác thải gây ra. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan về rác thải sinh hoạt và quản lý rác thải sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam 2.1.1. Tình hình rác thải trên thế giới Với lượng rác gom góp được trên toàn thế giới từ 2,5 đến 4 tỉ tấn một năm, thế giới hiện có lượng rác ngang bằng với sản lượng ngũ cốc (đạt 2 tấn) và sắt thép (1 tỉ tấn), khẳng định của Viện nguyên vật liệu Cyclope và Veolia Proprete, công ty quản lý rác lớn thứ hai thế giới. Theo các chuyên viên nghiên cứu của hai cơ quan trên, trong tổng số rác trên thế giới, có 1,2 tỉ tấn rác tập trung ở vùng đô thị, từ 1,1- 1,8 tỉ tấn rác công nghiêp không nguy hiểm và 150 triệu tấn rác nguy hiểm (mức tính toán thực hiện tại 30 nước). Mỹ và châu Âu là hai "nhà sản xuất" rác đô thị chủ yếu với hơn 200 triệu tấn rác cho mỗi khu vực, kế tiếp là Trung Quốc với hơn 170 triệu tấn. Theo ước tính, tỉ lệ rác đô thị ở Mỹ ở mức 700 kg/người/năm. Và tỷ lệ này ở Hàn Quốc gần 2000 kg. Brazil là 20 kg. Đối với rác công nghiệp, Mỹ chiếm khoảng 275 triệu tấn[5]. (Trích: Môi trường SOS) Ngày 6/6/2012, Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo về một cuộc khủng hoảng rác thải đang ngày càng nghiêm trọng và tạo gánh nặng khổng lồ về tài chính cũng như môi trường cho chính phủ các nước. Trong báo cáo "Đánh giá toàn cầu về quản lý rác thải," WB nhận định khối lượng rác thải ngày càng lớn của cư dân đô thị đang là một thách thức lớn không kém gì tình trạng biến đổi khí hậu, và chi phí xử lý rác thải sẽ là gánh nặng đối với các quốc gia nghèo khó, đặc biệt là ở châu Phi. Theo The Economist, trong khi đã là một vấn đề toàn cầu nhưng rác thải vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. 4 Hình 2.1: Hình ảnh về rác thải trên thế giới (Nguồn: lalung.vn[13]) Các chuyên gia WB ước tính đến năm 2025, tổng khối lượng rác cư dân thành thị thải ra sẽ là 2,2 tỷ tấn/năm - tăng 70% so với mức 1,3 tỷ tấn hiện nay, trong khi chi phí xử lý rác thải dự kiến lên tới 375 tỷ USD/năm, so với mức 205 tỷ USD ở thời điểm hiện tại. Với sự bùng nổ dân số thành thị sử dụng than đá và gỗ làm nguồn cung cấp năng lượng, châu Phi có thể sẽ "đóng góp" ít nhất 55% trong tổng lượng rác thải gây ô nhiễm của thế giới vào năm 2030 [5]. (Trích: Môi trường SOS) Theo WB, những số liệu này cần được nhìn nhận, cảnh tỉnh về một cuộc khủng hoảng rác thải trong tương lai, trong bối cảnh chất lượng cuộc sống đô thị đang ngày một được cải thiện và tình trạng bùng nổ dân số gia tăng. Các chuyên gia của WB kêu gọi các nhà hoạch định chính sách trên thế giới đưa ra các kế hoạch xử lý và tái chế rác thải nhằm hạn chế các khí gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời tăng cường xử lý rác thải, đặc biệt là ở các thành 5 phố có tốc độ đô thị hóa nhanh và các quốc gia thu nhập thấp. Nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Blacksmith và Hội Chữ thập xanh Thụy Sĩ tại hơn 3.000 địa điểm ở 49 quốc gia cho thấy hơn 200 triệu người trên thế giới có nguy cơ tiếp xúc với rác thải độc hại. Đồng nghĩa với việc họ phải chiến đấu với những mối đe dọa sức khỏe cộng đồng gây ra nhiều căn bệnh xã hội nghiêm trọng, nhất là đối với trẻ em – Đài truyền hình thế giới dẫn theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp và Ivory-Coast cho biết. Nghiên cứu chỉ ra bãi phế thải điện tử Agbobloshie ở thủ đô Accra của Ghana là nơi có mối đe doạ độc hại cao nhất với cuộc sống con người. Agbobloshie trở thành một bãi phế thải điện tử toàn cầu, nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường và sức khỏe nghiêm trọng. Rác thải gây ra đủ vấn đề. Mùi khó chịu, vi trùng gây bệnh, điều kiện sinh hoạt mất vệ sinh. Nghiêm trọng hơn nó thải vào nước, đất và không khí những hóa chất rất độc hại dù được xử lý bằng cách chôn hay đốt bỏ. Tổ chức Y tế Thế giới, cùng với Ngân hàng Thế giới ước tính 23% số ca tử vong ở các nước đang phát triển có nguyên do từ các yếu tố môi trường, bao gồm ô nhiễm; và các yếu tố rủi ro môi trường liên quan đến hơn 80 % các bệnh thường gặp. Dẫn một nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Ngân hàng Thế giới và Học viện Hoạch định Môi trường Trung Quốc, nguyên Bộ trưởng y tế Trung Quốc xác nhận mỗi năm từ 350.000 - 500.000 người dân nước này chết sớm chỉ vì ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí đã trở thành “mối đe dọa lớn thứ tư đối với sức khỏe của người Trung Quốc” (sau bệnh tim, chế độ ăn uống và hút thuốc) [6]. Theo đánh giá của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) rằng các loại rác thải ô nhiễm nói trên có thể là nguyên nhân gây bệnh hen suyễn, dị ứng, bệnh đường hô hấp, tim mạch và đặc biệt là ung thư. Ước tính hơn 2 triệu người tử vong mỗi năm do hít phải không khí bị ô nhiễm trong nhà và ngoài trời. (Trích: Môi trường SOS) 6 2.1.2. Tình hình rác thải tại Việt Nam Sự phát triển kinh tế cùng với sự gia tăng dân số không ngừng đang khiến rác thảisinh hoạt và y tế tại các thành phố lớn ở Việt Nam tăng nhanh hơn cả các nước khác trên thế giới. Hiện nay, trung bình mỗi ngày Việt Nam phát sinh 12 triệu tấn rác thải sinh hoạt. Dự kiến đến năm 2020, lượng rác thải đô thị phát sinh là 20 triệu tấn/ngày. Phần lớn lượng rác phát sinh chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng [1]… Việc quản lý và xử lý rác thải đô thị nước ta đang còn rất lạc hậu, chủ yếu là chôn lấp. Hình 2.2: Hình ảnh về rác thải Việt Nam (Nguồn: baomoi.com/mt-kh) Tại thành phố Hà Nội, khối lượng rác sinh hoạt tăng trung bình 15% một năm, tổng lượng rác thải ra ngoài môi trường lên tới 5.000 tấn/ngày. Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày có trên 7.000 tấn rác thải sinh hoạt, mỗi năm cần tới 235 tỉ đồng để xử lý. Xét về rác thải y tế, khoảng 50% số bệnh viện tại Việt Nam vẫn chưa áp dụng quy trình xử lý rác y tế đạt chuẩn. Mỗi 7 ngày, ngành y tế thải ra từ 350 đến 450 tấn rác thải, trong đó có 40 tấn thuộc loại độc hại [7]. Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình xử lý rác thải từ nay đến 2020 do Bộ Tài nguyên & Môi trường đệ trình. Theo đó, đảm bảo 70% lượng rác thải nông thôn, 80% rác thải sinh hoạt, 90% rác thải công nghiệp không nguy hại và 100% rác thải nguy hại phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường[5]. (Trích: Môi trường SOS) 2.1.3. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt tới kinh tế xã hội, môi trường và sức khỏe con người Có thể nảy sinh những vấn đề khác nhau về kinh tế xã hội và môi trường liên quan tới rác thải như sau. * Những vấn đề kinh tế xã hội: - Rác thải sinh hoạt còn tồn đọng ở các khu vực là nguyên nhân dẫn đến phát sinh các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức khoẻ con người. Các đối tượng có khả năng nhiễm bệnh cao từ các khu vực tồn đọng là dân cư sống trong các đường, ngõ hẻm nhỏ, xe thu gom rác không vào được, ở vùng nông thôn và những người đi nhặt rác bán phế liệu… - Thu gom không hết, vận chuyển vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên chờ vận chuyển,… đều là những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến mỹ quan đường phố, thôn xóm - Khi rác rơi vãi hoặc số lượng chỗ đổ rác,vụn rác tăng sẽ làm tăng mức độ xảy ra tai nạn giao thông trên đường phố, cản trở hoặc ách tắc giao thông. - Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác nếu không đồng bộ, thống nhất cũng có khả năng làm mất trật tự an ninh xã hội. - Tại các bãi rác, nếu không áp dụng các kỹ thuật chôn lấp và xử lý thích hợp, cứ đổ dồn rồi san ủi, chôn lấp thông thường, không có lớp lót, lớp phủ, thì bãi rác trở thành nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan truyền 8 dịch bệnh, chưa kể đến các rác thải độc hại tại các bãi rác thải có nguy cơ gây ra các bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể người tiếp xúc, đe doạ đến sức khỏe cộng đồng xung quanh. - Nếu công tác quản lý thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt không hợp lý sẽ gây trì trệ khả năng phát triển kinh tế xã hội. * Những vấn đề môi trường: + Môi trường đất - Rác thải sinh hoạt nằm rải rác khắp nơi không được thu gom đều được lưu giữ lại trong đất một số loại rác thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ lon, hydrocacbon… nằm lại trong đất làm ảnh hưởng tới môi trường đất: thay đổi cơ cấu đất, đất trở nên khô cằn, các vi sinh vật trong đất có thể bị chết. Nhiều loại rác thải như xỉ than, vôi vữa… đổ xuống đất làm cho đất bị đóng cứng, khả năng thấm nước, hút nước kém, đất bị thoái hóa + Môi trường nước - Lượng rác thải rơi vãi nhiều, ứ đọng lâu ngày, khi gặp mưa rác rơi vãi sẽ theo dòng nước chảy, các chất độc hòa tan trong nước, qua cống rãnh, ra ao hồ, sông ngòi, gây ô nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận. - Rác thải không thu gom hết ứ đọng trong các ao, hồ là nguyên nhân gây mất vệ sinh và ô nhiễm các thủy vực. Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rác thì có nguy cơ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật, do hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm, khả năng nhận ánh sáng của các tầng nước cũng giảm, dẫn đến ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối của các thủy vực. - Ở các bãi chôn lấp rác thải ô nhiễm trong nước rác là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm trong khu vực và các nguồn nước ao hồ, sông suối lân cận. Tại các bãi rác, nếu không tạo được lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa nước mưa thấm qua thì cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt 9 + Môi trường không khí - Tại các trạm, bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi khói, tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác. - Tại các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt vấn đề ảnh hưởng đến môi trường khí là mùi hôi thối, mùi khí metan, các khí độc hại từ các rác thải nguy hại. + Rác thải ảnh hưởng tới sức khỏe con người Bất kỳ sinh vật sống nào đều trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường bên ngoài. Con người cũng vậy, nhưng khi các môi trường sống như đất, nước, không khí đều bị làm xấu đi thì ắt hẳn sức khỏe của cộng đồng sẽ bị tác động theo chiều hướng không tốt. Ví dụ: các hợp chất hữu cơ bền (viết tắt là POPs) - một trong các rác thải nguy hại được xem là ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người và môi trường - những hợp chất hữu cơ này vô cùng bền vững, tồn tại lâu trong môi trường. có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản, thực phẩm và trong các nguồn nước, mô mỡ của động vật gây ra hàng loạt các bệnh nguy hiểm đối với con người, phổ biến nhất là bệnh ung thư. Thế nhưng các hợp chất hữu cơ trên lại được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày của con người ở các dạng dầu thải trong các thiết bị điện gia dụng trong gia đình, các thiết bị trong ngành điện như máy biến thế, tụ điện, đèn huỳnh quang, dầu chịu nhiệt, dầu biến thế, chất làm mát trong truyền nhiệt, trong các dung môi chế tạo mực in… Do vậy, rác thải ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng, nghiêm trọng nhất là đối với khu dân cư làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp rác thải và vùng nông thôn ô nhiễm rác thải. Hiện kết quả các mẫu đất, nước, không khí đều tìm thấy sự tồn tại của các loại hợp chất trên. Tác hại nghiêm trọng của chúng cũng để thể hiện khá rõ nét thông qua hình ảnh thực tế các em bé dị dạng, số bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch, rối loạn thần kinh, bệnh đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh 10 ngoài da, bệnh tiêu chảy, dịch tả, thương hàn do rác thải gây ra và đặc biệt là những căn bệnh ung thư ngày càng gia tăng mà việc chẩn đoán cũng như xác định phương pháp điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Điều đáng lo ngại là hầu hết rác thải có tính chất nguy hại đều cực kì khó phân hủy. Nếu nhiệt độ lò đốt không đạt 8000C trở lên thì các chất này không phân hủy hết. Ngoài ra sau khi đốt, rác thải cần được làm lạnh nhanh, nếu không các chất lại tiếp tục liên kết với nhau tạo ra chất hữu cơ bền, thậm chí còn sinh ra khí dioxin cực độc thoát vào môi trường (Hội BVTN & MTVN, 2004) 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài Một số khái niệm rác thải sinh hoạt: + Rác thải : là bất kì loại vật liệu nào ở dạng rắn mà con người loại bỏ mà không được tiếp tục sử dụng như ban đầu. Rác thải là những vật chất ở dạng rắn do các hoạt động của con người và động vật tạo ra. Những “sản phẩm” này thường ít được sử dụng do đó nó là “sản phẩm” ngoài ý muốn của con người. Rác thải có thể ở dạng thành phẩm, được tạo ra trong hầu hết các giai đoạn sản xuất và trong tiêu dùng. Dựa vào thành phần rác thải được chia thành 2 loại: rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ. + Rác thải hữu cơ tự nhiên như lá cây, rau cỏ, vỏ hoa quả, thức ăn dư thừa, xác động vật… chúng là những chất dễ phân huỷ gây ô nhiễm môi trường. Khi bị phân huỷ chúng bốc mùi khó chịu, phát sinh nhiều vi trùng gây bệnh, thu hút côn trùng, ruồi nhặng, chuột bọ tạo điều kiện cho chúng phát triển, gây ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm nguồn nước và lây truyền sang người, gia súc, mất vẻ đẹp cảnh quan… + Rác thải vô cơ như chai lọ thuỷ tinh, nhựa các loại (polyetylen, polypropylene, túi nilon…), các loại vô cơ khó phân huỷ, phải sau rất nhiều năm mới phân huỷ, một số loại sau khi phân huỷ tạo thành nhiều chất độc hại 11 làm ô nhiễm đất đai và nguồn nước. + Rác thải sinh hoạt: Là rác thải có liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Rác thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà, lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v… Vì vậy, rác thải sinh hoạt cần được phân loại và có biện pháp tái sử dụng, tái chế, xử lí hợp lí để thu hồi năng lượng và BVMT. 2.3. Cơ sở pháp lý Công tác quản lý nhà nước về môi trường phải được dựa trên các văn bản pháp luật, pháp quy của cơ quan quản lý nhà nước. Các văn bản chính về quản lý và bảo vệ môi trường có hiệu lực, đó là: - Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014; - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoặc bảo vệ môi trường; - Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý rác thải và phế liệu; - Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp rác thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; - Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan