Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Môi trường đánh giá hiện trạng môi trường không khí trên địa bàn quận cầu giấy hà nội và đề...

Tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường không khí trên địa bàn quận cầu giấy hà nội và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm

.PDF
58
137
82

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––––– LƯƠNG THỊ THƯƠNG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY - HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành/ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 - 2018 THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––––– LƯƠNG THỊ THƯƠNG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY - HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành/ngành : Khoa học môi trường Lớp : N02 - K46 - KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Lương Văn Hinh THÁI NGUYÊN - 2018 i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm hệ thống lại toàn bộ chương trình đã được học và vận dụng lý thuyết vào trong thực tiễn. Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên, em đã về thực tập tại Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường. Đến nay, em đã hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp. Để hoàn thành đề tài này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban Giám hiệu Trường ĐHNL Thái Nguyên. Ban Chủ nhiệm Khoa và tập thể các thầy giáo, cô giáo trong Trường đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại nhà trường. Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công nhân viên của Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi Trường đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Lương Văn Hinh đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin được gửi tới gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo niềm tin và là chỗ dựa vững chắc cho em trong suốt thời gian qua, cũng như vượt qua những khó khăn trong khoảng thời gian thực hiện khóa luận Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày……tháng…..năm 2018 Sinh viên Lương Thị Thương ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 vị trí quan trắc các mẫu không khí ven các trục giao thông chính trên địa bàn quận ............................................................................................. 13 Bảng 3.2. Vị trí quan trắc các mẫu không khí xung quanh khu đô thị, dân cư trên địa bàn quận ............................................................................................. 14 Bảng 4.1. Hệ thống hồ của quận Cầu Giấy ..................................................... 19 Bảng 4.2 Các chỉ số khí hậu trung bình trong các tháng của quận Cầu Giấy ................................................................................................. 21 Bảng 4.3. Phân bổ diện tích các loại đất trong kỳ kế hoạch 2011-2015 ......... 22 Bảng 4.4. Tổng hợp hoạt động ngành du lịch Thành phố Hà Nội .................. 26 giai đoạn 2011-2014 ........................................................................................ 26 Bảng 4.5. Kết quả quan trắc phân tích mẫu không khí ven các trục giao thông chính trên địa bàn ............................................................................................ 30 quận Cầu Giấy năm 2017 ................................................................................ 30 Bảng 4.6. Kết quả quan trắc phân tích không khí xung quanh khu đô thị, dân cư trên địa bàn quận Cầu Giấy năm 2017 ....................................................... 36 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Diễn biến nồng độ bụi PM10 trung bình năm trong không khí xung quanh một số đô thị từ năm 2005 đến 2009 .................................................... 11 Hình 4.1. Bản đồ quận Cầu Giấy .................................................................... 17 Hình 4.2. Biểu đồ hàm lượng bụi lơ lửng trong mẫu không khí ven các trục giao thông chính trên địa bàn quận Cầu Giấy năm 2017 ................................ 32 Hình 4.3. Biểu đồ hàm lượng khí SO2 trong mẫu không khí ven các trục giao thông chính trên địa bàn quận Cầu Giấy năm 2017 ........................................ 33 Hình 4.4. Biểu đồ hàm lượng khí NO2 trong mẫu không khí ven các trục..... 34 giao thông chính trên địa bàn quận Cầu Giấy năm 2017 ................................ 34 Hình 4.5. Biểu đồ hàm lượng khí CO trong mẫu không khí ven các trục giao thông chính trên địa bàn quận Cầu Giấy năm 2017 ........................................ 35 Hình 4.6. Biểu đồ hàm lượng bụi lơ lửng trong mẫu không khí xung quanh khu đô thị, dân cư trên địa bàn quận Cầu Giấy năm 2017 .............................. 38 Hình 4.7. Biểu đồ hàm lượng khí SO2 trong mẫu không khí xung quanh khu đô thị, dân cư trên địa bàn quận Cầu Giấy năm 2017 ..................................... 39 Hình 4.8. Biểu đồ hàm lượng khí NO2 trong mẫu không khí xung quanh khu đô thị, dân cư trên địa bàn quận Cầu Giấy năm 2017 ..................................... 40 Hình 4.9. Biểu đồ hàm lượng khí CO trong mẫu không khí xung quanh khu đô thị, dân cư trên địa bàn quận Cầu Giấy năm 2017 ..................................... 41 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Kí hiệu Tiếng Việt AQI Chỉ số chất lượng không khí BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BVMT Bảo vệ môi trường BYT Bộ Y tế KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình MTKK Môi trường không khí NĐ- CP Nghị định- Chính phủ ODA Hỗ trợ phát triển chính thức PTNT Phát triển nông thôn QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ Quyết định QH Quốc hội TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TT Thông tư UBND Uỷ ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa WHO Tổ chức Y tế Thế giới v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. iii MỤC LỤC ........................................................................................................ v PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu đề tài ......................................................................................... 2 1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ..................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4 2.1. Cơ sở pháp lý của đề tài ............................................................................. 4 2.2. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4 2.2.1. Một số khái niệm liên quan ..................................................................... 4 2.2.2. Nguồn gốc ô nhiễm không khí ................................................................ 6 2.2.3. Tác nhân gây ô nhiễm không khí ............................................................ 7 2.3. Hiện trạng môi trường không khí trên thế giới và ở Việt Nam ................. 8 2.3.1. Hiện trạng môi trường không khí trên thế giới ....................................... 8 2.3.2 Hiện trạng môi trường không khí Việt Nam .......................................... 10 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 12 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 12 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 12 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 12 vi 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 12 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 12 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 12 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin,kế thừa số liệu, tài liệu ...................... 12 3.4.2. Phương pháp điều tra lấy mẫu .............................................................. 12 3.4.3. Chỉ tiêu và phương pháp phân tích ....................................................... 15 3.4.4. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu ................................................. 16 3.4.5. Phương pháp tổng hợp, so sánh và viết báo cáo ................................... 16 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 17 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận Cầu Giấy ......................... 17 4.1.1. Điều kiện tự nhiên của quận Cầu Giấy ................................................. 17 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 23 4.2. Hiện trạng chất lượng Môi trường không khí quận Cầu Giấy..................... 26 4.2.1. Các nguồn gây ô nhiễm ......................................................................... 26 4.2.2. Hiện trạng chất lượng Môi trường không khí ....................................... 29 4.3. Đề xuất biện pháp giảm thiểu và khắc phục ô nhiễm .............................. 42 4.3.1 Giải pháp quy hoạch, quản lý................................................................. 42 4.3.2. Giải pháp kỹ thuật khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ..... 43 4.3.3. Giải pháp giáo dục truyền thông ........................................................... 44 PHẦN 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ............................................................ 45 5.1.Kết luận ..................................................................................................... 45 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 46 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Những năm qua Thành phố Hà Nội đã có những bước tiến đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, công tác bảo vệ môi trường cũng đã có những chuyển biến tích cực, góp phần vào sự phát triển bền vững của Thành phố. Quận Cầu Giấy - thành phố Hà Nội là một đơn vị hành chính mới được thành lập theo Nghị định 74/CP ngày 21/11/1996 của Chính phủ trên cơ sở hợp nhất 4 thị trấn: Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch, Cầu Giấy và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa, với tổng diện tích đất tự nhiên 1.202,98 ha. Sau khi thành lập quận được chia thành 7 phường: Dịch Vọng, Quan Hoa, Yên Hòa, Trung Hòa, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân. Đến ngày 1/4/2005, do phân chia địa giới hành chính giữa các quận, huyện, quận Cầu Giấy hình thành phường Dịch Vọng Hậu từ một phần diện tích của phường Dịch Vọng và Quan Hoa, như vậy đến thời điểm hiện nay về mặt hành chính quận Cầu Giấy có 8 phường. Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây nội thành Hà Nội. Phía Đông giáp quận Đống Đa và quận Ba Đình; phía Tây giáp quận Từ Liêm; phía Nam giáp quận Thanh Xuân; phía Bắc giáp quận Tây Hồ.Trong quận có sông Tô Lịch chạy dọc theo chiều phía Đông của quận, có trục đường giao thông vành đai 3 nối liền với sân bay quốc tế Nội Bài và quốc lộ 32A nối trung tâm Hà Nội - Sơn Tây. Có thể nói quận có vị trí quan trọng ở phía Tây và Tây Bắc thủ đô Hà Nội lại là nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh với nhiều dự án lớn trên các lĩnh vực kinh tế xã hội.[14] Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do sự phát triển nhanh của nhiều ngành kinh tế, chất lượng môi trường, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh cảnh tự nhiên và đa dạng sinh học đã và đang bị xuống cấp. Với mức tăng 2 trưởng dự kiến của các ngành kinh tế trong tương lai và cùng với sự phát triển của đô thị hóa, hiện trạng môi trường của quận Cầu Giấy đặc biệt là môi trường không khí sẽ có nguy cơ bị suy thoái trong tương lai. Xuất phát từ thực tiễn đó, để có đánh giá chính xác về hiện trạng và ảnh hưởng của môi trường không khí đến chất lượng không khí, tạo tiền đề để đưa ra giải pháp quản lý bảo vệ môi trường không khí, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường không khí trên địa bàn Quận Cầu Giấy – Hà Nội và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm’’. Từ đó có những giải pháp thích hợp nhằm giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan môi trường, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường của Thành phố trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu đề tài - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội - Đánh giá hiện trạng môi trường không khí trên địa bàn quận Cầu Giấy - Đề xuất giải pháp nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí quận Cầu Giấy 1.2.2. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá đúng và chính xác thực trạng ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn quận Cầu Giấy. - Thông tin và số liệu thu thập được phải chính xác, trung thực, khách quan. - Đề xuất các giải pháp, kiến nghị phải có tính khả thi thực tế phù hợp với điều kiện địa phương. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Áp dụng kiến thức đã học ở nhà trường vào thực tế - Nâng cao và tích lũy các kinh nghiệm thực tế. - Kết quả của đề tài là tư liệu học tập sau này. 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Phản ánh thực trạng về chất lượng không khí trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội - Cảnh báo các vấn đề cấp bách và nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm, suy thoái chất lượng môi trường không khí do các hoạt động của con người và hoạt động sản xuất gây ra. - Làm cơ sở cho công tác quy hoạch, kế hoạch, đưa ra các biện pháp xử lý ô nhiễm không khí nhằm giảm thiểu tác động đến chất lượng môi trường không khí. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở pháp lý của đề tài - Luật Bảo vệ môi trường 2014 số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 của Quốc hội khóa XIII có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường. - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/04/2015. - Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định Quy chuẩn quốc gia về môi trường. - QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. - QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. - QCVN 26-2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. - Quyết định 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng TCVN về môi trường. - Quyết định số 878/2011/QĐ-TCMT ngày 01/07/2011 về ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng không khí (AQI). - Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 và quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. 2.2. Cơ sở khoa học 2.2.1. Một số khái niệm liên quan Khái niệm môi trường: Trong Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23 tháng 06 năm 2014, định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất 5 tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và vi sinh vật”[8] Khái niệm về môi trường không khí: Không khí là một hỗn hợp các chất khí gồm có khí nitơ chiếm 78,9% , oxi chiếm 0,95%, acgong chiếm 0,93%, đioxít cacbon chiếm 0.32% và một số hiếm khí khác như neon, heli, metan,… Trong điều kiện bình thường của độ ẩm tuyệt đối hơi nước chiếm gần 1-3% thể tích không khí.[5] Ô nhiễm môi trường: Theo Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2014: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”[8] Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật.[6] Tiêu chuẩn môi trường: Là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.[4] Quy chuẩn kỹ thuật: Là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xã hội phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.[8] Chất gây ô nhiễm: Là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm. 6 Khí thải: Là các chất khí được thải ra sau các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt và các hoạt động khác. 2.2.2. Nguồn gốc ô nhiễm không khí Có hai nguồn gây ô nhiễm cơ bản đối với môi trường không khí đó là nguồn ô nhiễm thiên nhiên và nguồn ô nhiễm nhân tạo. Nguồn ô nhiễm tự nhiên: Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó được phun lên rất cao. Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí. Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí. Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí.[2] Nguồn ô nhiễm nhân tạo: Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông. Công nghiệp: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây chuyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi. 7 Đặc điểm: nguồn công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao, thường tập trung trong một không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau. Giao thông vận tải: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb,CH4 Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường xá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường.[2] Sinh hoạt: Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi, khí thải từ máy móc gia dụng, xe cộ,..[2] 2.2.3. Tác nhân gây ô nhiễm không khí Các chất và tác nhân gây ô nhiễm không khí gồm: - Các loại oxit như: nitơ oxit (NO, NO2), nitơ đioxit (NO2), SO2, CO, H2S và các loại khí halogen (Clo, Brom, Iot). - Các hợp chất Flo. - Các chất tổng hợp (ête, benzen). - Các chất lơ lửng (bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), nitrat, sunfat, các phân tử cacbon, sol khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa. - Các loại bụi năng, bụi đất, đá, bụi kim loại như đồng, chì, sắt, kẽm, niken, thiếc, cađimi… - Khí quang hóa như ozon, FAN, FB2N, NOx, andehyt, etylen… - Chất thải phóng xạ. - Nhiệt độ. - Tiếng ồn. 8 Sáu tác nhân ô nhiễm đầu sinh ra chủ yếu do quá trình đốt cháy nhiên liệu và sản xuất công nghiệp. Các tác nhân ô nhiễm không khí có thể phân thành hai dạng: dạng hơi khí và dạng phần tử nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn các tác nhân ô nhiễm đều gây tác hại đối với sức khỏe con người.[4] Tác nhân ô nhiễm được chia thành hai loại: sơ cấp và thứ cấp. Sunfua dioxit sinh ra do đốt cháy than đá là tác nhân ô nhiễm sơ cấp. Nó tác động trực tiếp tới bộ phận tiếp nhận. Sau đó, khí này lại liên kết với oxy và nước của không khí để tạo thành axít sunfuric (H2SO4) rơi xuống đất cùng với nước mưa, làm thay đổi pH của đất và của thủy vực, tác động xấu tới nhiều thực vật, động vật và vi sinh vật. Như vậy, mưa axít là tác nhân ô nhiễm thứ cấp được tạo thành do sự kết hợp SO2 với nước. Cũng có những trường hợp, các tác nhân không gây ô nhiễm, liên kết quang hóa với nhau để tạo thành tác nhân ô nhiễm thứ cấp mới, gây tác động xấu. Cơ thể sinh vật phản ứng với các tác nhân ô nhiễm phụ thuộc vào nồng độ ô nhiễm và thời gian tác động.[4] 2.3. Hiện trạng môi trường không khí trên thế giới và ở Việt Nam 2.3.1. Hiện trạng môi trường không khí trên thế giới Vấn đề ô nhiễm không khí hiện nay đang là vấn đề nhức nhối và làm đau đầu các nhà lãnh đạo các nước trên toàn thế giới. Không khí càng bị ô nhiễm thì số lượng người chết vì chúng càng nhiều. Trong các nước bị ô nhiễm không khí thì Anh và Trung Quốc đang là 2 nước có nồng độ ô nhiễm cao nhất.[10] Theo thông tin từ Bộ Môi trường Thực phẩm và Các Vấn đề Nông thôn Anh, mức độ ô nhiễm không khí đo sáng 3/4 tại vùng Đông Nam nước Anh, bao gồm cả khu vực thủ đô London, đã lên đến mức 9 trong thang đo mức ô nhiễm từ 1-10. Nghĩa là tình trạng ô nhiễm không khí tại đây đã lên đến mức trên cả báo động.[10] 9 Trong khi đó tại Trung Quốc, thành phố Trịnh Châu có chỉ số ô nhiễm AQI đạt mức 157, vượt xa thủ đô Bắc Kinh với AQI ở mức 55. Không chỉ như thế tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng còn khiến người dân Tịnh Châu phải xếp hàng chờ đến lượt hít thở không khí sạch được đóng túi. Tại Kremlin và nhà thờ St. Basil, đường chân trời đã biến mất do khói bụi dày đặc và độc hại bao trùm khắp thủ đô Moscow, khiến nhiều trong 10 triệu cư dân của thành phố này bị đau mắt, rát họng. Tổng thống Nga cùng các quan chức Y tế đã khuyến cáo người dân trong thành phố nên ở trong nhà khi có thông tin về khói bụi từ hàng trăm đám cháy rừng đã làm cho lượng carbon monoxide ở Moscow tăng hơn gấp 5 lần mức được cho là an toàn Nếu cứ tiếp tục tình trạng này, con người sẽ chết dần chết mòn vì ô nhiễm không khí. Theo một báo cáo quốc tế mới đây, những chứng bệnh có liên quan đến ô nhiễm đang giết chết 3,2 triệu người mỗi năm, trong đó 2/3 nạn nhân ở châu Á.[10] Riêng khu vực Đông Nam Á, mỗi năm có 700.000 người chết sớm vì liên quan đến ô nhiễm không khí. Đây là những con số nói lên hậu quả mà ô nhiễm không khí đang gây ra cho con người.[10] Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa được công bố ngày 26/9/2012 tại Giơnevơ, Thụy Sĩ, về thông số chất lượng không khí tại nhiều quốc gia trên thế giới, cho rằng ô nhiễm không khí trên thế giới đã ở mức nguy hại đối với sức khỏe con người (Nghiên cứu này thu thập các mẫu không khí của gần 1100 thành phố tại 91 quốc gia trên thế giới, trong đó có các thủ đô và các thành phố có số dân trên 100.000 người).[11] TSP, CO, SO2, NOx là những chất ô nhiễm không khí phổ biến, thường phát sinh từ hoạt động giao thông vận tải. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, lượng chất ô nhiễm độc hại thải vào môi trường không khí ngày càng tăng. Theo nghiên cứu của WHO công bố ngày 08/04/2013, ước tính có khoảng 4,3 triệu người chết mỗi năm do ô nhiễm không khí trong nhà và 3,7 10 triệu người chết do ô nhiễm không khí ngoài trời. Ở Trung Quốc, tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà gây nên những hội chứng xấu ở đường hô hấp và nhiều bệnh khác khiến khoảng 2,2 triệu dân tử vong mỗi năm, trong đó có một triệu người dưới 5 tuổi.[11] 2.3.2 Hiện trạng môi trường không khí Việt Nam Trong những năm qua, với xu thế đổi mới và hội nhập, Việt Nam đã tạo được những xung lực mới cho quá trình phát triển, vượt qua tác động của suy thoái toàn cầu và duy trì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm với mức bình quân 5,7%/năm. Tuy nhiên, nước ta vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường không khí (MTKK). Quá trình đô thị hóa cùng với các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội chưa được quản lý và kiểm soát tốt gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng MTKK. Áp lực lên MTKK có sự thay đổi tùy theo đặc thù phát triển của từng vùng miền và quy mô tính chất của từng nguồn thải. Số lượng đô thị tăng nhanh chóng kèm với gia tăng nhanh dân số đô thị (hiện chiếm 32% tổng dân số toàn quốc) trong khi cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề MTKK ở các đô thị loại I và II. Hoạt động xây dựng, cải tạo và xây mới các khu chung cư, khu đô thị, cầu đường, sửa chữa nhà, vận chuyển vật liệu và phế thải xây dựng… diễn ra ở khắp nơi, làm phát tán bụi vào MTKK xung quanh.[12] PM10 trung bình năm của các thành phố lớn của Việt Nam như TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng nhìn chung đều vượt ngưỡng trung bình năm theo khuyến nghị của WHO (20 µg/m3 ).[2] So sánh với tiêu chuẩn Việt Nam, tại hầu hết các khu vực của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, nồng độ bụi PM10 các năm gần đây đều vượt quy chuẩn cho phép (50 µg/m3 ). 11 Hình 2.1. Diễn biến nồng độ bụi PM10 trung bình năm trong không khí xung quanh một số đô thị từ năm 2005 đến 2009 ((Nguồn: Phạm Ngọc Đặng,2010) Trong khi đó, theo ngành nghề thì xây dựng gây áp lực MTKK chủ yếu do các đơn vị thi công chưa thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt các biện pháp BVMT tại công trường xây dựng. Áp lực từ hoạt động dân sinh tập trung ở khu vực nông thôn nơi nguyên liệu đun nấu và sản xuất vẫn chủ yếu dựa vào nhiên liệu hóa thạch, củi... và các chất thải chưa được kiểm soát. Ngành chăn nuôi với quy mô và số lượng tăng nhanh chóng (gần 2.000 trang trại trong 2 năm từ 2011 - 2013) thải khoảng 75 - 85 triệu tấn chất thải, làm phát sinh các loại khí thải gồm khí CO2 chiếm 9%, khí CH4 chiếm 37%, NOx 65%, và một số khí khác như H2S và NH3. Lĩnh vực trồng trọt cũng gây ra vấn đề môi trường do tăng lượng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và lượng chất thải sau thu hoạch (gồm rơm rạ, cây khô) thiếu kiểm soát.[11] Hoạt động của một số nhóm làng nghề, điển hình như làng nghề tái chế, tạo sức ép đáng kể lên môi trường và phổ biến ở khu vực miền Bắc nơi chiếm đến 60% tổng số làng nghề trong toàn quốc. Nhìn chung, nguyên nhân ô nhiễm chủ yếu từ các ngành được lý giải do công nghệ sản xuất chưa được cải tiến đáng kể, hiệu suất sử dụng năng lượng và tài nguyên chưa cao, đầu tư cho công tác BVMT của các doanh nghiệp chưa được chú trọng và các chế tài quản lý đối với vấn đề ô nhiễm MTKK chưa hiệu quả. 12 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Môi trường không khí khu vực quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Khu vực quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội - Thời gian tiến hành: từ ngày 22/07/2017 đến ngày 22/11/2017 3.3. Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội - Đánh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội - Đề xuất một số giải pháp quản lý và cách thức giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng không khí khu vực Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin,kế thừa số liệu, tài liệu - Nghiên cứu các văn bản pháp luật và các văn bản dưới luật về công tác quản lý môi trường không khí. - Kế thừa, sử dụng các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội… trong báo cáo quy hoạch tổng thể của địa phương. - Tìm hiểu và thu thập các số liệu văn bản, tạp chí, internet của thành phố. 3.4.2. Phương pháp điều tra lấy mẫu Khảo sát để nắm được tình trạng ô nhiễm môi trường không khí khu vực nguyên cứu. Trong quá trình thực tập, sinh viên trực tiếp tham gia cùng Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường đo đạc, lấy mẫu tại 15 vị trí quan
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan