Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiện trạng chất lượng nước và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm...

Tài liệu đánh giá hiện trạng chất lượng nước và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm ảnh hưởng từ hoạt động khai thác than đến môi trường nước tại mỏ than núi hồng công ty than núi hồng – vvmi.

.PDF
76
72
116

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG HẢI YẾN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM ẢNH HƯỞNG TỪ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI MỎ THAN NÚI HỒNG CÔNG TY THAN NÚI HỒNG -VVMI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2013-2017 Thái nguyên – 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG HẢI YẾN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM ẢNH HƯỞNG TỪ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI MỎ THAN NÚI HỒNG CÔNG TY THAN NÚI HỒNG -VVMI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K45 – KHMT – N02 Khoa : Môi trường Khóa học : 2013-2017 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Lương Văn Hinh Thái nguyên – 2017 i LỜI CẢM ƠN Thực hiện phương châm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn của các trường chuyên nghiệp ở nước ta nói chung và trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn không thể thiếu của sinh viên cuối khóa. Đây là quá trình nhằm giúp cho sinh viên có dịp cọ xát với thực tế nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng thực hành. Từ đó giúp sinh viên rèn luyện những kỹ năng tổng hợp lại những kiến thức đã học vào thực tiễn để giải quyết vấn đề cụ thể. Nhằm hoàn thiện mục tiêu đào tạo kỹ sư Môi Trường có đủ năng lực và sáng tạo, khả năng công tác tốt. Được sự nhất trí của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Môi Trường cùng nguyện vọng của bản thân, em tiến hành đề tài: “ Đánh giá hiện trạng chất lượng nước và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm ảnh hưởng từ hoạt động khai thác than đến môi trường nước tại mỏ than Núi Hồng Công ty than Núi Hồng – VVMI”. Trong thời gian làm đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Môi Trường và đặc biệt là sự chỉ đạo hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Lương Văn Hinh cùng các bác, anh chị trong phòng an toàn và Môi Trường thuộc Công ty than Núi Hồng- VVMI. Với trình độ và thời gian có hạn, do đó đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong có được sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô giáo và các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái nguyên, ngày 15 tháng 08 năm 2016 Hoàng Hải Yến ii DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1 : Trữ lượng than địa chất theo vỉa mỏ than Núi Hồng .................... 32 Bảng 4.2: Thực trạng biện pháp quản lý các chất thải của Công ty. .............. 37 Bảng 4.3 : Kết quả đo, phân tích nước ngầm ................................................ 41 Bảng 4.4 : Kết quả đo, phân tích nước thải ................................................... 43 Bảng 4.5: Kết quả đo, phân tích mẫu nước mặt ............................................ 45 Bảng 4.6: Ý kiến của người dân về tác động của hoạt động khai thác than tới môi trường nước. ........................................................................ 47 Bảng 4.7. Thống kê các bệnh của người dân xung quanh khu vực khai thác. 48 iii DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Sơ đồ, quy trình sản xuất của công ty ........................................... 35 Hình 4.2. Sơ đồ công nghệ khai thác than kèm dòng thải. ............................ 36 Hình 4.3. Sơ đồ xử lý nước thải moong khai trường trong trường hợp pH>5,5 ......39 Hình 4.4. Sơ đồ xử lý nước thải moong khai trường trong trường hợp pH<5 40 iv DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa BVMT : Bảo vệ môi trường COD : Nhu cầu oxy hóa học DO : Nồng độ oxy hòa tan QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TCCP : Tiêu chuẩn cho phép TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TSS : Hàm lượng chất rắn lơ lửng v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ..................................................... iv MỤC LỤC ..................................................................................................... v PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. .......................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. ............................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể. .................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài. ................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học. ................................................................................. 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài. ................................................................. 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU. ........................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................ 4 2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 4 2.1.2. Cơ sở pháp lý........................................................................................ 9 2.2. Tình hình hoạt động khai thác than trên thế giới và Việt Nam. .............. 10 2.2.1. Tình hình khai thác than và ô nhiễm nguồn nước trên thế giới............ 10 2.2.2. Tình hình khai thác than và ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam. ......... 12 2.2.3.Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường nước............. 17 2.2.4. Tình hình khai thác và vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên................................................................................................. 18 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...... 21 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ......................................................... 21 vi 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu. ........................................................................ 21 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu. ........................................................................... 21 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành. ............................................................ 21 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu........................................................................... 21 3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu. ......................................................... 21 3.3. Nội dung nghiên cứu. ............................................................................ 21 3.4. Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................... 22 3.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu thứ cấp. ................................................. 22 3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin theo phương pháp điều tra ................ 22 3.4.3. Phương pháp đối chiếu so sánh. ......................................................... 22 3.4.4. Phương pháp lấy mẫu và các chỉ tiêu phân tích................................... 22 3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu. ................................................................. 24 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 25 4.1. Điều kiện kinh tế xã hội của mỏ than núi hồng. ..................................... 25 4.1.1. Điều kiện tự nhiên. ............................................................................. 25 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................... 30 4.2. Tình hình khai thác than của mỏ than Núi Hồng. ................................... 32 4.2.1. Trữ lượng than của mỏ than Núi Hồng ............................................... 32 4.2.2. Công nghệ khai thác than của mỏ than Núi Hồng. .............................. 33 4.2.3. Công nghệ xử lý chất thải Công ty Than Núi Hồng. ........................... 37 4.3. Tác động của hoạt động khai thác than của mỏ than Núi Hồng tới môi trường nước. ................................................................................................. 40 4.3.1 Đánh giá chất lượng nước ngầm. ......................................................... 41 4.3.2. Đánh giá chất lượng nước thải ............................................................ 43 4.3.3. Đánh giá chất lượng nước mặt ............................................................ 44 4.4. Ý kiến của người dân về tác động của hoạt động khai thác tới môi trường nước xã Yên Lãng. ....................................................................................... 46 vii 4.4.1. Ảnh hưởng của khai thác tới nước mặt và nước ngầm xã Yên Lãng. .. 47 4.4.2. Tình hình sức khỏe của người dân xung quanh khu vực khai thác. ..... 48 4.5. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tại mỏ Than Núi Hồng. ................................................................................. 49 4.5.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước. ................................ 49 4.5.2. Các định hướng trong công tác quản lý môi trường địa phương.......... 49 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 51 5.1. Kết luận. ................................................................................................ 51 5.2. Kiến nghị. .............................................................................................. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm gần đây ngành công nghiệp khai thác khoáng sản đang phát triển mạnh mẽ do nhu cầu về kinh tế-xã hội của đất nước và nền kinh tế mở cửa của kinh tế thị trường, các hoạt động này đang được khai thác với quy mô ngày càng lớn. Hoạt động khai thác khoáng sản đã đóng góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển ấy khai thác khoáng sản đã tạo ra những mặt tiêu cực gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, con người và hệ sinh thái xung quanh khu vực khai thác. Các hoạt động khai thác than, quặng, phi quặng và vật liệu xây dựng đã làm phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái được hình thành từ hàng triệu năm, gây ô nhiễm nặng nề đối với môi trường nước và ngày càng trở nên vấn đề cấp bách mang tính chất xã hội và chính trị của cộng đồng. Thái Nguyên là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, đặc biệt là than. Hoạt động khai thác than tại nơi đây đã làm thay đổi cảnh quan địa hình, thu hẹp diện tích đất trồng và đất rừng do diện tích khai trường và bãi thải ngày càng phát triển gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí ngày càng nặng nề. Mỏ than Núi Hồng nằm trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên các sản phẩm chính là các loại than phục vụ cho sản xuất công nghiệp đặc biệt là công nghiệp nhiệt điện. Hằng năm mỏ cung cấp khối lượng than lớn đáp ứng nhu cầu sử dụng cho các tỉnh khu vực miền Bắc. Nhìn chung, trong quá trình khai thác ban quản lý mỏ đã chú trọng đến 2 công tác phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, hoạt động phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường vẫn được duy trì trong mỗi công đoạn chế biến cũng như trong quá trình khai thác. Bên cạnh những nỗ lực đó vẫn còn nhiều bất cập xảy ra ảnh hưởng đến môi trường và người dân xung quanh. Trên cơ sở đó tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Đánh giá hiện trạng chất lượng nước và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm ảnh hưởng từ hoạt động khai thác than tới môi trường nước tại mỏ than Núi Hồng Công ty than Núi Hồng VVMI”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được tác động của hoạt động khai thác than đến môi trường nước trên địa bàn xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường phù hợp nhằm bảo vệ môi trường từ hoạt động khai thác than ở mỏ này. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá tình hình hoạt động khai thác than và công tác quản lý môi trường của mỏ. - Đánh giá tác động của hoạt động của hoạt động khai thác than của mỏ than Núi Hồng tới môi trường nước. - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác tới đời sống dân cư xung quanh khu vực khai thác. - Đề xuất biện nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm môi trường từ hoạt động khai thác than tại địa bàn nghiên cứu. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ cơ sở khoa học và cách thức tiến hành đánh giá ảnh hưởng của khai thác tới môi trường. 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Đưa ra được các tác động của hoạt động khai thác than tới môi trường nước từ đó giúp cho đơn vị tổ chức khai thác có các biện pháp quản lý, ngăn chặn, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường nước, cảnh quan và con người. - Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của xã Yên Lãng. - Nâng cao nhận thức tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho mọi thành viên tham gia hoạt động khai thác khoáng sản - Nâng cao nhận thức tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho mọi thành viên tham gia hoạt động khai thác khoáng sản. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận 2.1.1.1. Tài nguyên than Than là một loại nhiên liệu hóa thạch được hình thành từ các hệ sinh thái đầm lầy nơi xác thực vật được nước và bùn lưu giữ không bị oxy hóa và phân hủy bởi sinh vật (Bộ kế hoạch và đầu tư, 2008)[12]. Thành phần chính của than là cacbon, ngoài ra còn có các nguyên tố khác như lưu huỳnh. Than đá, là sản phẩm quá trình biến chất, là các lớp đá có màu đen hoặc đen nâu có thể đốt cháy được. Than là nguồn nhiên liệu sản xuất điện năng lớn nhất thế giới, cũng như là nguồn thải cacsbon dioxitde lớn nhất, được xem là nguyên nhân lớn nhất gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu. - Than được khai thác từ mỏ lộ thiên hoặc dưới lòng đất( hầm lò). - Than có tính chất hấp thụ các chất độc được gọi là than hấp thụ hay than hoạt tính có khả năng giữ trên bề mặt các chất khí, chất hơi, chất tan trong dung dịch. Dùng nhiều trong chế tạo máy lọc nước, làm trắng da, mặt nạ phòng độc…. 2.1.1.2. Tài nguyên khoáng sản Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ (Luật khoáng sản, 2010)[6]. Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự 5 phát triển kinh tế của loài người và khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản có tác động mạnh mẽ tới môi trường sống. Mặt khác, tài nguyên khoáng sản là nguồn vật chất để tạo nên các dạng vật chất có ích và của cải của con người.Bên cạnh đó, việc khai thác các loại tài nguyên khoáng sản thường tạo ra các loại ô nhiễm như bụi, kim loại nặng, các hóa chất độc và hơi khí độc ( SO2, CO, CH 4………). 2.1.1.3. Tài nguyên nước và ô nhiễm môi trường nước * Tài nguyên nước: Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường.Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt 97% nước trên trái đất là nước muối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt, nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực. Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm và chỉ một tỉ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí. * Ô nhiễm môi trường nước. Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi tính chất vật lý,tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép. Gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. (Luật Tài nguyên nước, 2012)[7]. Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước. Hoặc dựa vào nguồn gốc gây ô nhiễm, như: ô nhiễm do công nghiệp,nông nghiệp, sinh hoạt. Hoặc dựa vào môi trường nước, như: ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương. Hoặc dựa vào tính chất của ô nhiễm như ô nhiễm sinh học, hóa học hay vật lý. - Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc tự nhiên do sự nhiễm mặn nhiễm phèn gió bão, lũ lụt. nước mưa rơi xuống mặt đất, nhà của đường phố đô thị, khu công nghiệp kéo theo các chất bẩn xuống sông hồ, sản phẩm của 6 hoạt động sống của sinhh vật, vi sinh vật kể cả xác chết của chúng …. Sự ô nhiễm này còn được gọi là sự ô nhiễm không xác định được nguồn. - Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc nhân tạo chủ yếu là do nước xả thải của các khu dân cư, hoạt động nông nghiệp (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…..), khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải,…. + Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình bệnh viện nhà hàng, khách sạn, cơ quan trường học chứa các chất thải trong quá trình vệ sinh, sinh hoạt của con người. Tải lượng trung bình các tác nhân gây ô nhiễm nước chính là do con người đưa vào môi trường trong một ngày được minh họa trong bảng 2.1 Bảng 2.1. Tải lượng các tác nhân gây ô nhiễm do con người đưa vào môi trường nước Tác nhân ô nhiễm Tải lượng g/người/ngày 1 BOD5 45-54 2 COD (1,6-1,9) x BOD5 3 Tổng chất rắn hòa tan(TDS) 170-220 4 Tổng chất rắn lơ lửng TSS 70-145 5 Clo ( Cl- ) 4-8 6 Tổng nito( tính theo N) 6-12 7 Tổng photpho (tính theo P) 0,8-4 STT ( Nguồn : Lê Văn Thiện, 2007)[8 ] + Nước thải đô thị: là loại nước thải được tạo thành do sự gộp chung nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải từ các cơ sở thương mại, sản xuất công nghiệp nhỏ trong khu đô thị. Nước thải đô thị thường được thu gom vào hệ thống cống thải của thành phố, đô thị để xử lý chung. Thông thường ở các đô thị có hệ thống cống thải, khoảng 70-80% tổng lượng nước sử dụng của đô thị sẽ trở thành nước thải đô thị và chảy vào đường cống thải 7 chung, nhìn chung nước thải đô thị có thành phần tương tự như nước sinh hoạt. + Nước thải công nghiệp: nước thải từ các nhà máy, cơ sơ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề… Thành phần cơ bản phụ thuộc vào từng ngành công nghiệp cụ thể. Nước thải công nghiệp chứa nhiều hóa chất độc hại như kim loại nặng (Pb, Hg, Cd, As …), các chất khó phân hủy sinh học (phenol, dầu mỡ..), các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học từ các cơ sở sản xuất thực phẩm. + Nước chảy tràn: là nước chảy tràn từ mặt đất do mưa hoặc do thoát nước từ đồng ruộng, là nguồn gây ô nhiễm nước sông hồ. Nước chảy tràn qua đồng ruộng có thể cuốn theo các chất rắn, hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón. Nước chảy tràn qua khu vực dân cư đường phố, cơ sở sản xuất công nghiệp có thể làm ô nhiễm nguồn nước do các chất rắn, dầu mỡ, hóa chất, vi trùng. * Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước: - Màu sắc: Nước tự nhiên sạch thường trong suất và không có màu, cho pháp ánh sáng mặt trời chiếu xuống tầng nước sâu. Khi nước chất rắn lơ lửng, các loại tảo, chất hữu cơ.. nó trở nên ké thấu quang với ánh sáng mặt trời. Các loại sinh vật sống ở đáy thường bị thiếu ánh sáng. Các chất rắn trong môi trương nước làm cho sinh vật hoạt động trở nên khó khăn hơn, một số trường hợp có thể gây tử vong cho sinh vật. - Mùi và vị: nước tự nhiên sạch không có mùi và không có vị. Khi trong nước có các sản phẩm phân hủy hữu cơ, chất thải công nghiệp, các kim loại thì mùi trở nên khó chịu. - Nhiệt độ: nhiệt độ nước tự nhiên phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết của lưu vực hoặc môi trường khu vực. Nước thải công nghiệp, đặc biệt nước thải của các nhà máy nhiệt điện, nhà mấy điện hạt nhân thường có nhiệt độ cao hơn nước tự nhiên trong khu vực. Chất thải làm tăng nhiệt độ môi trường 8 nước làm cho quá trình sinh, lý , hóa của môi trường nước thay đổi, dẫn tới một số loài sinh vật sẽ không chịu đựng được sẽ dẫn tới chết hoặc di chuyển đến nơi khác, một số còn lại thì phát triển mạnh mẽ. sự thay đổi nhiệt độ của nước thông thường không có lợi cho sự cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái nước. - Chất rắn lơ lửng: chất rắn lơ lửng và các hạt chất rắn vô cơ hoặc hữu cơ, kích thước bé, rất khó lắng trong nước như sét, bụi than, mùn.. Sự có mặt của các chất rắưn lơ lửng trong nước làm cho nước trở nên đục hơn, làm thay đổi màu sắc và các tính chất khác trong nước. - Độ cứng: gây ra độ cứng của nước là do trong nước có chứa các muối Ca và Mg với hàm lượng lớn. - Độ dẫn điện: độ dẫn điện của nước có liên quan tới sự có mặt của các ion trong nước. Các ion này thường là các muối của kim loại như NaCl, KCL, SO2… nước có tính độc cao thường liên quan tới các ion hòa tan trong nước. - Độ Ph: Sự thay đổi Ph trong nước thường liên quan đến sự hiện diện của các chất axit hoặc kiềm, sự phân hủy hữu cơ, cự hòa tan một số anion NO3 … - Nồng độ oxy hòa tan trong nước (DO): nồng độ oxy hòa tan trong nước nằm trong khoảng 8-10ppm, dao động mạnh, chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân hủy hóa chất, sự quang hợp của tảo. Khi nồng độ oxy hòa tan trong nước thấp sẽ làm giảm hoạt động của các sinh vật trong nước nhiều sẽ dẫn đến chết. - Nhu cầu oxy sinh học (BOD): là lượng oxy mà sinh vật cần đùng để oxy các chất hữu cơ có trong nước. - Nhu cầu oxy hóa học (COD): là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa các hợp chất hóa học bao gồm cả chất hữu cơ và vô cơ. 9 2.1.2. Cơ sở pháp lý - Luật Bảo vệ môi trường 2014 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII , kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014 và chính thức có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2015. - Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2013 do Quốc hội ban hành. - Luật khoáng sản 2010 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010 và chính thức có hiệu lực ngày 1/7/2011 - Luật số 17/2012/QH13 về Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012. - Nghị định số 201/2013/NĐ- CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều luật tài nguyên nước. - Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường năm 2014. - Nghị định 15/2012/NĐ-CP ngày 09/03/2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản năm 2010. - Nghị định 179 NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ tài nguyên và môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại. - Thông tư số 21/2012/TT-BTNMT ban hành ngày 19/12/2012 Quy định về việc đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường. - QCVN 40:2011/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. 10 - QCVN 08- MT: 2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. QCVN 09-MT:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất. - TCVN 5999:1995: Chất lượng nước- Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải. - TCVN 6663-3:2008: Chất lượng nước- Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. 2.2. Tình hình hoạt động khai thác than trên thế giới và Việt Nam 2.2.1. Tình hình khai thác than và ô nhiễm nguồn nước trên thế giới 2.2.1.1. Tình hình khai thác than trên thế giới Theo kết quả đánh giá mới đây của WEC cho thấy, nguồn tài nguyên than trên thế giới khoảng 860 tỷ tấn, trong đó có 405 tỷ tấn (47%) than bituminous( bao gồm cả than anthracite), và 260 tỷ tấn (30%) than subbituminous và 195 tỷ tấn (23%) than nâu (lignite). Chủ yếu tập trung ở Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc và một số nước châu âu và cũng là các quốc gia có nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng gia tăng.(Vinacomin, 2009)[15]. Hằng năm có khoảng hơn 4,03 tỉ tấn than được khai thác, con số này đã tăng lên 38% trong vòng 20 năm qua. Sản lượng khai thác tăng nhanh nhất ở châu Á, trong khi đó châu Âu khai thác với tốc độ giảm dần. Các nước khai thác lớn nhất hiện nay là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ , Nam Phi,…. Hầu hết các nước khai thác than do nhu cầu tiêu dùng nội địa, chỉ có khoảng 18% than dành cho thị trường xuất khẩu. (Vinacomin, 2009)[15]. Than đá được các nước khai thác chủ yếu bằng hai phương pháp là khai thác lộ thiên và khai thác dưới hầm lò. 11 2.2.1.2. Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước trên thế giới Theo Báo cáo mới đây của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) về chất lượng nước thế giới, tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt đang ở mức báo động tại châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh, đe dọa đời sống người dân, gây thiệt hại kinh tế cho các quốc gia. UNEP cảnh báo, hơn 300 triệu người ở 3 châu lục trên đang có nguy cơ mắc các bệnh dịch tả và thương hàn do tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp ngày càng suy giảm do lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý thải ra các sông, hồ Ngoài ra, nguồn nước mặt ở 3 châu lục hiện đang bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng do nước thải, chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp từ các khu công nghiệp, đô thị, nhà máy… với nhiều loại chất hữu cơ phức tạp, độc hại, ảnh hưởng đến các loại thủy sinh. Bên cạnh đó, nước thải từ các hoạt động khai khoáng, hệ thống thủy lợi cùng với hiện tượng xâm nhập mặn cũng làm gia tăng độ mặn trong nước sông. Từ năm 1990 - 2010, 1/3 số dòng sông ở 3 châu lục xảy ra tình trạng nước bị nhiễm mặn. Đặc biệt, ở các ao, hồ, sông và kênh dẫn nước thải, vấn đề ô nhiễm dinh dưỡng đang làm cho chất lượng nước thay đổi theo chiều hướng xấu, ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Một trong những hậu quả chính của vấn đề này là hiện tượng phú dưỡng, xảy ra khi dư thừa các chất dinh dưỡng trong môi trường nước, thông thường là hàm lượng nitơ (N) lớn hơn 500µg/l và phốtpho (P) lớn hơn 20µg/l. Sự dư thừa các chất dinh dưỡng sẽ thúc đẩy sự phát triển của các loài tảo, rong, rêu, thực vật phù du trong nước, dẫn đến thiếu dưỡng khí, cạn kiệt ôxy hòa tan, giảm số lượng cá thể cá và các quần thể động vật khác. Theo Báo cáo của UNEP, 23/25 hồ lớn của thế giới có hàm lượng phốt pho lớn, chủ yếu là từ các nguồn như phân bón, chất thải chăn nuôi, chất thải sinh hoạt. Hầu hết các hồ lớn ở châu Mỹ Latinh và châu Phi hiện có hàm lượng phốt pho cao hơn so với năm 1990.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng