Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cải thiện không gian kiến trúc khách sạn quy mô nhỏ trong khu phố cổ hà nội theo...

Tài liệu Cải thiện không gian kiến trúc khách sạn quy mô nhỏ trong khu phố cổ hà nội theo hướng kiến trúc xanh

.PDF
21
130
85

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI DƯƠNG TUẤN TÚ KHÓA : CH-2013K2 CẢI THIỆN KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC KHÁCH SẠN QUY MÔ NHỎ TRONG KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI THEO HƯỚNG KIẾN TRÚC XANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC Hà Nội – 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI --------------------------- DƯƠNG TUẤN TÚ KHÓA: 2013 – 2015 CẢI THIỆN KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC KHÁCH SẠN QUY MÔ NHỎ TRONG KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI THEO HƯỚNG KIẾN TRÚC XANH Chuyên ngành: Kiến trúc Mã số: 60.58.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. HOÀNG MẠNH NGUYÊN Hà Nội – 2015 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo TS. HOÀNG MẠNH NGUYÊN, người đã tận tình bảo ban, động viên và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô giáo - những người đã truyền đạt kiến thức và chỉ bảo rất nhiều cho tôi trong suốt hai năm học vừa qua. Sau cùng, tôi xin cảm ơn tới toàn thể trường ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI, gia đình,bạn bè đã hết lòng giúp đõ và động viên tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Dương Tuấn Tú LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Dương Tuấn Tú MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các hình ảnh minh họa Danh mục các bảng, biểu MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài ………………………………………………………………..1 Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………….2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………..2 Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………3 Ý nghĩa đề tài…………………………………………………………………….4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC XANH VÀ KHÁCH SẠN QUY MÔ NHỎ TẠI HÀ NỘI………………………………………………………… 5 1.1 Khái niệm về Kiến Trúc Xanh…………………………………………....5 1.1.1 Định nghĩa kiến trúc xanh và công trình xanh …………………………...5 1.1.2 Mục tiêu của kiến trúc xanh………………………………………………9 1.2 Tiêu chí đánh giá công trình xanh trên thế giới và Việt Nam…………...10 1. 3 Sơ lược quá trình phát triển kiến trúc xanh………………………………24 1.4 Kiến trúc xanh tại Việt Nam và Hà Nội…………………………………27 1.4.1 Kiến trúc xanh trong tổ chức không gian nhà ở truyền thống Việt Nam...27 1.4.2 Giới thiệu một số công trình kiến trúc xanh tiêu biểu ở Việt Nam……...30 1.4.3 Kiến trúc xanh trong tổ chức không gian khu phố cổ tại Hà Nội…….36 1.5 Tổng quan về khách sạn quy mô nhỏ ………………………….…………38 1.5.1 Khái niệm khách sạn……………………………………………………..38 1.5.2 Các quy định của Việt Nam về phân loại khách sạn……………………..39 1.5.3 Khái niệm về khách sạn quy mô nhỏ trong khu phố cổ Hà Nội…………40 CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG VIỆC XÂY DỰNG GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC XANH CHO KHÁCH SẠN THUỘC KHU PHỐ CỔ TẠI HÀ NỘI……………………………………………………………………41 2.1 Cơ sở pháp lý……………………………………………………………41 2.1.1 Văn bản pháp quy………………………………………………………..41 2.1.2 Chiến lược phát triển công trình xanh tại Việt Nam……………………..41 2.1.3 Định hướng phát triển khách sạn tại khu phố cổ Hà Nội………………...42 2.2 Cơ sở về điều kiện tự nhiên khí hậu môi trường Hà Nội………………..43 2.2.1 Vị trí, địa hình……………………………………………………………43 2.2.2 Khí hậu Hà Nội…………………………………………………………..46 2.2.3 Cơ sở về kinh tế xã hội…………………………………………………...48 2.3 Cơ sở khoa học về quy hoạch khách sạn trong khu phố cổ Hà Nội……...51 2.3.1 Quy hoạch khu phố cổ Hà Nội…………………………………………...51 2.3.1 Thực trạng quy hoạch vị trí các khách sạn quy mô nhỏ trong khu phố cổ Hà Nội…………………………………………………………………………..53 2.4 Cơ sở khoa học về kiến trúc khách sạn quy mô nhỏ trong khu phố cổ Hà Nội………………………………………………………………………………56 2.4.1 Đặc điểm kiến trúc khu phố cổ Hà Nội…………………………………..56 2.4.2 Đặc điểm kiến trúc công trình khách sạn quy mô nhỏ trong khu phố cổ Hà Nội………………………………………………………………………………58 2.4.3 Quan điểm, mục tiêu thiết kế kiến trúc xanh cho khách sạn quy mô nhỏ tại phố cổ Hà Nội…………………………………………………………………..65 2.5 Cơ sở khoa học về nhu cầu của con người tại khu phố cổ Hà Nội……...66 2.5.1 Điều tra nguyện vọng của khách sử dụng khách sạn ở phố cổ Hà Nội…..66 2.5.2 Yếu tố công nghệ………………………………………………………...67 2.5.3 Yếu tố quản lý……………………………………………………………68 2.5.4 Khả năng có thể thiết kế và xây dựng khách sạn tại các khu phố cổ Hà Nội theo hướng kiến trúc xanh………………………………………………………69 CHƯƠNG 3 : ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC XANH CHO KHÁCH SẠN QUY MÔ NHỎ TRONG KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI…………………………….70 3.1 Vận dụng các tiêu chí kiến trúc xanh cho khách sạn quy mô nhỏ trong khu phố cổ Hà Nội…………………………………………………………………..70 3.2 Đề xuất giải pháp thiết kế kiến trúc cho khách sạn ở các khu phố cổ tại Hà Nội theo hướng kiến trúc xanh………………………………………………….71 3.3 Giải pháp thiết kế thông gió tự nhiên cho công trình KSQMN trong khu phố cổ Hà Nội ………………………………………………………………….72 3.3.1 Giải pháp thiết kế thông gió xuyên phòng.………………………………73 3.3.2 Giải pháp thiết kế thông gió theo chiều đứng……………………………77 3.3.3 Giải pháp thiết kế thông gió bằng cách thiết kế vị trí cửa sổ ……………81 3.3.4 Giải pháp sử dụng tấm dẫn gió…………………………………………..83 3.4 Giải pháp thiết kế chiếu sáng tự nhiên cho công trình KSQMN trong khu phố cổ Hà Nội…………………………………………………………………..83 3.4.1 Giải pháp thiết kế kiến trúc khai thác ánh sáng tự nhiên ………………..84 3.4.2 Giải pháp vật liệu khai thác ánh sáng tự nhiên ………………………….85 3.4.3 Giải pháp chắn sáng và lọc sáng ………………………………………...86 3.4.4 Sử dụng ánh sáng nhân tạo tiết kiệm năng lượng ……………………….88 3.4.5 Giải pháp dẫn ánh sáng tự nhiên vào sâu trong nhà ……………………..90 3.5 Giải pháp thiết kế kết cấu bao che cho công trình ………………………93 3.5.1 Giải pháp thiết kế che nắng cho mặt tiền ………………………………..94 3.5.2 Giải pháp thiết kế cách nhiệt cho mái......………………………………. 97 3.5.2 Sử dụng vật liệu xanh…………………...………………………………105 3.6 Giải pháp thiết kế tận dụng nguồn nước mưa………………………...107 3.6.1 Thu gom và sử dụng nước mưa……………………………………….107 3.6.2 Các hệ thống lọc nước mưa…………………………………………...110 3.7 Giải pháp sử dụng cây xanh trên công trình ………...……………….113 3.7.1 Thiết kế vườn cây xanh trong nhà…………………………………….114 3.7.2 Thiết kế vườn cây xanh bên mặt đứng công trình…………………….119 3.7.3 Thiết kế vườn cây xanh trên mái công trình………………………….122 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận……………………………………………………………………..126 2. Kiến nghị……………………………………………………………………127 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ Viết Tắt Tên đầy đủ KSQMN Khách sạn quy mô nhỏ BVMT Bảo vệ môi trường KTX Kiến trúc xanh BĐKH Biến đổi khí hậu DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA Số hiệu hình Tên hình Hình 1.1 Khái niệm về công trình xanh Hình 1.2 Nhà miền đồng bằng Bắc bộ Hình 1.3 Ví dụ về tác dụng che nắng và lưu thông gió của hiên và mái đua Hình 1.4 Ý tưởng nhà ở cộng đồng dân tộc Tả Phìn Hình 1.5 Giải pháp xanh của nhà ở cộng đồng dân tộc Tả Phìn Hình 1.6 Nhà ở cộng đồng dân tộc Tả Phìn Hình 1.7 Nhà phố ở Bình Thạnh – Kts Võ Trọng Nghĩa Hình 1.8 Ngôi nhà phố xanh ở Sài Gòn – Kts Võ Trọng Nghĩa Hình 1.9 Nhà hàng tre Baamboo Wing Flamingo Đại Lải Hình 1.10 Hình thức kiến trúc khu phố cổ Hình 2.1 Bản đồ khu phố cổ Hà Nội Hình 2.2 Kiến trúc khu phố cổ Hà Nội Hình 2.3 Mặt bằng mật độ khách sạn trong khu phố cổ Hà Nội Hình 2.4 Đặc điểm hình thức kiến trúc Phố cổ Hà Nội Hình 2.5 Khảo sát một số khách sạn quy mô nhỏ trong khu phố cổ Hà Nội Hình 2.6 Khảo sát một số khách sạn quy mô nhỏ trong khu phố cổ Hà Nội Hình 2.7 Mặt bằng vị trí công trình khách sạn số 100 Hàng Gai Hình 2.8 Mặt tiền khách sạn số 100 Hàng Gai Hình 2.9 Mặt bằng tầng 1 Hình 2.10 Mặt bằng tầng điển hình Hình 2.11 Không gian sảnh đón của khách sạn Hình 2.12 Không gian phòng ngủ điển hình Hình 2.13 Không gian phòng ăn khách sạn Hình 3.1 Ví dụ về bố cục mặt bằng khách sạn và hình thức mặt tiền tạo khoảng lùi trồng cây xanh Hình 3.2 Giải pháp tạo khoảng lùi kết hợp hệ kết cấu che nắng Hình 3.3 Giải pháp sử dụng gạch thông gió và tường xanh cho mặt tiền Hình 3.4 Giải pháp chắn nắng cho mặt tiền bằng sử dụng gạch thông gió và gạch đá ong kết hợp với khoảng lùi trồng cây xanh. Hình 3.5 Thông gió tự nhiên trong công trình khách sạn lô phố Hình 3.6 Cách bố trí lỗ cửa liên quan đến sự thông gió xuyên phòng Hình 3.7 Thông gió xuyên qua nhà theo sự chênh lệch áp xuất Hình 3.8 Sử dụng tường có nhiều lỗ rỗng để đón gió Hình 3.9 Bố trí giếng trời từ những khoảng trống giữa nhà để đón gió Hình 3.10 Thiết kế không gian thông tầng trong khách sạn để hướng dòng khí lên trên Hình 3.11 Hiệu quả thông gió tự nhiên của giếng trời Hình 3.12 Thông gió theo chiều đứng trong thiết kế Hình 3.13 Điều tiết thông gió cửa sổ phụ thuộc vào hướng gió Hình 3.14 Các dạng cửa mở trong công trình Hình 3.15 Giải pháp sử dụng gạch kính Hình 3.16 Giải pháp chắn sáng bằng bồn trồng cây Hình 3.17 Giải pháp lọc ánh sáng bằng lam gỗ và giàn cây xanh Hình 3.18 Giải pháp chắn sáng bằng kết cấu bê tông Hình 3.19 Chiếu sáng nhân tạo trong nội thất Hình 3.20 Kính lăng trụ Hình 3.21 Tấm vật liệu tổng hợp rãnh lazer Hình 3.22 Giá hứng sáng tiên tiến có mặt cơ động Hình 3.23 Giá hứng sáng ngang đặt ngoài nhà và trong phòng Hình 3.24 Kính định nhật từ trên mái Hình 3.25 Giải pháp che nắng bằng giải pháp tường và cây xanh Hình 3.26 Giải pháp che nắng bên ngoài bằng hệ lam chắn nắng cơ động Hình 3.27 Giải pháp cách nhiệt bằng tầng không khí lưu thông Hình 3.28 Sử dụng bể bơi trên mái để cách nhiệt cho mái Hình 3.29 Giải pháp vườn trên mái 1 Hình 3.30 Gạch ốp tái chế Hình 3.31 Gỗ ốp tường xanh Hình 3.32 Bê tông nhẹ Hình 3.33 Giải pháp vườn trên mái 2 Hình 3.34 Sơ đồ thu gom và sử dụng nguồn nước mưa gián tiếp Hình 3.35 Sơ đồ thu gom và sử dụng mước mưa tự chảy Hình 3.36 Thiết bị xả nước mưa đợt đầu và biện pháp bảo vệ bể chứa nước mưa Hình 3.37 Mô hình bể lọc qua lớp sỏi kết hợp Hình 3.38 Giải pháp cây xanh trên mặt tiền nhà ( Hành lang khách sạn Golden Holyday tại Nha trang) Hình 3.39 Một góc vườn cuối nhà trong công trình Hình 3.40 Giải pháp sử dụng tường cây cho hành lang khách sạn Hình 3.41 Cấu tạo thường dùng của tường cây trong nhà ở Việt Nam Hình 3.42 Giải pháp tường cây cho giếng trời khách sạn Hình 3.43 Sử dụng các bồn cây trên mặt tiền Hình 3.44 Khay trồng cây trên bề mặt tường Hình 3.45 Giải pháp trồng cây tưới tiêu tự động trên mặt tiền nhà Hình 3.46 Sơ đồ cắt lớp sàn trồng cây trên mái nhà Hình 3.47 Cấu tạo mái có thảm thực vật Hình 3.48 Thiết kế vườn trên mái khách sạn áp dụng giải pháp sử dụng cây xanh trong công trình DANH MỤC BẢNG, BIỂU Số hiệu Bảng 1.1 Bảng 1.2 Bảng 2.1 Bảng 3.1 Tên Thang điểm đánh giá của hệ thống LEED Bảng điều tra môi trường bên trong nhà khu phố cổ ( Nguồn : số liệu điều tra thực địa của NCS ) Bảng thống kê số lượng khách sạn quy mô nhỏ trong khu phố cổ Hà Nội Bảng tỉ lệ diện tích cửa thoát gió 1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Thế kỷ 21 với nhiều tiến bộ vượt bậc về tăng trưởng kinh tế, mức sống, đô thị hóa và đặc biệt là khoa học công nghệ. Nhưng vì thế cũng đi cùng với những nối lo về vấn đề ô nhiếm môi trường, sự thoaí hóa của các hệ sinh thái và cạn kiệt các nguồn tài nguyên. Phát triển kiến trúc hài hòa với môi trường và tiện ích cho con người là mối quan tâm chung của toàn cầu và là mục tiêu của mọi lĩnh vực trong đà phát triển. Mười năm gần đây thực tiễn kiến trúc Hà Nội đã đòi hỏi các kiến trúc sư phải chuyển hướng nghề nghiệp đổi mới để theo kịp các nước khu vực. Dù muốn hay không, kiến trúc thủ đô cùng phải tiếp cận dần với kiến trúc của các nước công nghiệp phát triển và các nước trong khu vực. Kiến trúc Hà Nội đang đứng trước một thời điểm then chốt, cần có một sự đột biến về chất cũng như về lượng để cải thiện môi trường sống cho con người. Hướng đến kiến trúc xanh, đang là một mục tiêu toàn cầu và có giá trị áp dụng thiết thực cho thủ đô Hà Nội. Phố cổ Hà Nội là một khu phố có giá trị lịch sử to lớn, mang đậm nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội xưa. Những năm gần đây, với quần thể kiến trúc cổ truyền và đậm đà nét văn hóa của những con người thủ đô, cùng quá trình phát triển kinh tế đã làm tăng khả năng du lịch ở nơi đây, mọi người khắp nơi trên thế giới muốn đến xem và cảm nhận lối sống của người Hà Nội. Khách sạn phố cổ cứ thế được xây dựng nên nhằm đáp ứng nhu cầu ấy. Với diện tích đất eo hẹp, hình thức khu đất xây dựng là dạng chia lô, khách sạn phố cổ Hà Nội là một bài toán khó nhằm đáp ứng đầy đủ về sự tiện nghi cùng những tiêu chuẩn trên thế giới về khách sạn. Nhưng chính những cái khó ấy sẽ tạo nên mội mô hình khách sạn rất riêng ở Việt Nam. Không cần quy mô lớn, nhưng cái người sử dụng cảm nhân được là sự gần gũi, thoải mái, tiện nghi, và được hòa vào nét sống của người Hà Nội. 2 Việc đưa kiến trúc xanh vào mô hình khách sạn này sẽ góp phần mang lại những giá trị mà hiện tại phần lớn các khách sạn phố cổ chưa có được mặc dù chi phí đầu tư cho công trình rất lớn. Nó sẽ tạo nên một không gian sống hài hòa với môi trường,tiện nghi, thoải mái cho người sử dụng, đồng thời giúp giảm chi phí cho công trình trong suốt vòng đời của nó, qua đó giảm ảnh hưởng đến môi trường. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Cải thiện không gian khách sạn quy mô nhỏ ở khu phố cổ Hà Nội theo hướng kiến trúc xanh” là rất cần thiết và cấp bách. Mục tiêu của đề tài Đưa ra giải pháp tổ chức không gian khách sạn ở các khu phố cổ tại Hà Nội nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, cải thiện môi trường, đáp ứng đầy đủ tiện nghi sinh hoạt của con người, tăng giá trị kinh doanh, phù hợp với điều kiện và môi trường khí hậu Hà Nội. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Các công trình khách sạn ở khu phố cổ tại Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn phạm vi các khách sạn quy mô nhỏ trong khu phố cổ Hà Nội Phương pháp nghiên cứu - Sưu tầm các tài liệu sẵn có (sách tham khảo, báo, tạp chí, các Văn bản quy phạm pháp luật). - Điều tra khảo sát hiện trạng các khách sạn ở các khu phố cổ Hà Nội. - Đề tài còn áp dụng phương pháp tư duy hệ thống của lý thuyết hệ thống đối với thiết kế " Kiến trúc xanh ". Mỗi công trình khách sạn quy mô nhỏ tại phố cổ có thể được quan niệm gồm tiến trình vật thể và phi vật thể. Có hai loại hệ thống gồm hệ thống khép kín và hệ thống mở. Trong hệ thống kín, các thành phần tương tác lẫn nhau và không chịu sự tác động của các yếu tố bên ngoài hệ thống. Hệ thống mở có sự tương tác với các yếu tố bên ngoài hệ 3 thống. Mức độ mở của hệ thống tùy thuộc vào sự phụ thuộc và tương tác của hệ thống với các yếu tố bên ngoài. Như vậy, công trình kiến trúc khách sạn nói chung là một hệ thống mở. Quan niệm này chấp thuận một điểm quan trọng là các thành phần kiến trúc khách sạn có sự phụ thuộc cũng như chịu sự tác động bởi các yếu tố của môi trường vật thể và phi vật thể. Tiếp tục quan niệm của lý thuyết hệ thống, nếu tiến hành thay đổi một bộ phận của bất kỳ một hệ thống nhỏ sẽ có khả năng có những ảnh hưởng nhất định tới toàn bộ hệ thống. Vì vậy đối với công trình kiến trúc khách sạn quy mô nhỏ tại phố cổ, không những cần chú trọng giai đoạn thiết kế và xây dựng mà còn cần xem xét toàn bộ vòng đời của công trình. Bên cạnh việc xem xét các sự vật hiện tượng, cách tư duy hệ thống còn đề cập đến mối quan hệ giữa chúng, quan hệ giữa các bước trong quá trình thiết kế , giữa quá trình thiết kế và công trình xây dựng. Điều đó đòi hỏi người thiết kế phải xem xét đồng thời tác động trực tiếp và tác động gián tiếp của kết quả những quyết định được đưa ra. Kết quả của phương pháp tư duy hệ thống trong kiến trúc là sản phẩm tích hợp. Mỗi giải pháp cụ thể đề cập và giải quyết một cách đồng thời nhiều vấn đề các mặt khác nhau. Mỗi giải pháp đó lại là sản phẩm của các công việc và yêu cầu đa ngành. Vì vậy, trong giải pháp thiết kế tích hợp không có những thành phần chỉ nhằm mục đích làm cho công trình có những đặc điểm của “ Kiến trúc xanh “ . Tư tưởng “ Kiến trúc xanh “ phải xuyên suốt trong toàn bộ thiết kế từ tổng thể đến chi tiết. - Sử dụng các phương pháp thống kê, đối chiếu, tổng kết thực tiễn để giải quyết những vấn đề đặt ra. Thu thập tài liệu từ những số liệu nghiên cứu về phố cổ, các đề án khoa học, các bài báo, tham luận. Ý nghĩa đề tài - Kết quả của đề tài có khả năng ứng dụng vào thực tế từng dự án khách sạn quy mô nhỏ ở khu phố cổ Hà Nội để sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả và bảo vệ môi trường. 4 - Là một nguồn tài liệu giúp các nhà tư vấn hiểu sâu thêm về kiến trúc thân thiện với môi trường. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 126 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 . Kết luận Phát triển công trình xanh chính là phát triển ngành xây dựng thích ứng với biến đổi khí hậu, cũng là sự cam kết thực hiện phát triển bền vững có hiệu quả nhất đối với sự nghiệp phát triển bền vững của quốc gia. Phát triển công trình xanh cũng là hoạt động rất quan trọng nhằm thực hiện Chiến lược quốc gia về "Tăng trưởng xanh". Hiện nay, ở Việt Nam kiến trúc xanh đang phát triển rất mạnh mẽ nhằm theo kịp với trào lưu trên toàn thế giới. Từ việc phát triển đô thị, đến các công trình xanh đều đang được nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố " xanh" nhằm mang lại hiệu quả cao về việc sử dụng. Các lợi ích mà kiến trúc mà kiến trúc xanh mang lại là tương lai của môi trường sống cân bằng với thiên nhiên, tiện nghi, tiết kiệm năng lượng. Cùng với chiến lược phát triển công trình xanh tại Việt Nam, việc đầu tư nghiên cứu phát triển xanh từ những công trình nhà lô phố, cải tạo những công trình quy mô nhỏ sẽ bước đầu mang lại hiệu quả cao về tính thực tiễn trong việc phát triển chung về kiến trúc xanh ở Việt Nam. Đề tài " Cải thiện không gian kiến trúc khách sạn quy mô nhỏ trong khu phố cổ Hà Nội theo hướng kiến trúc xanh" là một đề tài mang tính xu hướng phát triển với lĩnh vực kiến trúc Việt Nam. Đề tài đã đề cập tới những vấn đề kỹ thuật, khí hậu, kinh tế cũng như văn hóa xã hội nhằm đưa ra những kết quả thực tế trong việc phát triển công trình xanh hiện nay tại Hà Nội. Phố cổ Hà Nội là một quần thể kiến trúc thể hiện bản sắc của người Hà Nội. Lối kiến trúc của phố cổ mộc mạc, giản dị mang tính cộng đồng cao tồn tại từ bao đời nay. Phát triển công trình khách sạn trong khu phố cổ là phù hợp với xu hướng phát triển du lịch trong khu phố cổ. Việc đưa các giải pháp công trình xanh vào dạng công trình này là việc đưa kiến trúc phố cổ Hà Nội hòa vào dòng phát triển chung của kiến trúc thế giới. Để có một công trình vừa đậm đà văn hóa phố cổ, vừa đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí công trình 127 xanh là một việc rất khó, đặc biệt là với những công trình sẵn có, chỉ mang tính cải tạo. Đề tài đã nghiên cứu đưa ra các giải pháp để có thể áp dụng gần nhất với dạng công trình khách sạn quy mô nhỏ trong khu phố cổ Hà Nội, tuy nhiên để đưa các giải pháp này vào hiện thực còn cần sự giải quyết vấn đề tại công trình một cách trực quan và phù hợp nhất. Với phạm vi là nghiên cứu của một luận án tốt nghiệp cao học chuyên ngành, các thí nghiệm thực tế không có điều kiện tiến hành. Hầu như tất cả các cơ sở khoa học đều dựa trên các tài liệu nghiên cứu đã có sẵn. Tuy vậy lun văn cũng đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp cụ thể từ tổng thể đến ch tiết mang tính phương pháp có khả năng áp dụng vào thực tế thiết kế hách sạn quy mô nhỏ trong khu phố cổ trong điều kiện khí hậu Hà Nội. Cụ thể đề tài đã khảo sát thực trạng dạng công trình khách sạn quy mô nhỏ trong khu phố cổ Hà Nội, từ các yếu tố khach quan của quy hoạch, môi trường, con người sau đó đưa ra những giải pháp thiết kế công trình xanh phù hợp với dạng công trình này. Các giải pháp thiết kế xanh được sưu tầm, học hỏi, và tổng hợp sao cho hợp lý nhất. Đó là những giải phap thông gió tự nhiên, chiếu sáng tự nhiên, sử dụng vật liệu xanh trong xây dựng, các giải pháp tận dụng nước mưa, và đặc biệt là giải pháp sử dụng cây xanh trong công trình được áp dụng cho công trình khách sạn quy mô nhỏ nói riêng và các công trình nhà lô phố tại Hà Nội nói chung. 2. Kiến Nghị - Cần có hệ thống văn bản chính thức thống nhất các quy định về hệ thống tiêu chuẩn liên quan tới yêu cầu vi khí hậu và kiến trúc xanh cho khu phố cổ Hà Nội. - Cần có các nghiên cứu triển khai dành cho các thiết bị khai thác năng lượng tự nhiên để áp dụng vào các công trình khách sạn quy mô nhỏ cũng như các công nghệ mới tiết kiệm năng lượng. 128 - Cần có chủ trương chính sách để khuyến khích các nhà thiết kế đầu tư nghiên cứu đưa ra giải pháp thiết kế giải pháp kiến trúc xanh phù hợp điều kiện khí hậu Việt Nam
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất