Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Môi trường Các dạng năng lượng biển tại việt nam...

Tài liệu Các dạng năng lượng biển tại việt nam

.PDF
12
416
99

Mô tả:

sơ lược các dạng năng lượng biển ở việt nam
CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG BIỂN TẠI VIỆT NAM MrBon – 094 87 555 96 Mở đầu Hiện nay, vấn đề an ninh năng lượng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia thể thế giới. Một mặt, do các nguồn năng lượng truyền thống như than đá, dầu khí, uraniom…ngày càng cạn kiệt mà nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao. Hơn nữa, việc sử dụng quá mức các nguồn năng lượng hóa thạch đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là gây ra sự biến đổi khí hậu toàn cầu thêm trầm trọng hơn. Trong khi đó, nguồn năng lượng tái tạo tự nhiên lại hầu như là vô tận, đặc biệt là các nguồn năng lượng tái tạo từ biển. Trên thế giới nguồn năng lượng biển được khai thác nhiều nhất là năng lượng thủy triều và gió. Những năm gần đây, đã có nhiều địa phương sử dụng năng lượng gió và mặt trời với qui mô nhỏ tại các đảo ven bờ và các vùng sâu, vùng xa ven biển phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Hiện nay, Việt Nam cũng đang tiến hành xây dựng các dự án sử dụng năng lượng gió với qui mô công nghiệp như tại Bình Thuận, Khánh Hòa…Tuy nhiên, đó mới chỉ là bước đầu. Chúng ta cần phải tiến hành nghiên cứu, khảo sát chi tiết thêm về tiềm năng và các điều kiện khả thi để xây dựng các nhà máy điện sử dụng nguồn năng lượng biển với các qui mô khác nhau. 1 1. Các dạng năng lượng biển tại Việt Nam Việt Nam là quốc gia ven biển, với đường bờ dài trên 3.200km và hàng nghìn đảo.Hơn nữa, lại nằm trong vùng nhiệt đới, gió mùa, số giờ nắng trung bình khoảng 2.000-2.500 giờ/năm, tổng năng lượng bức xạ mặt trời trung bình khoảng 150kCal/cm3/năm. Do vậy việc nghiên cứu và khảo sát tiềm năng năng lượng biển là rất cần thiết và cấp bách. Tương lai của các nguồn điện biển Việt Nam là rất lớn. Chúng ta nên bắt đầu nghiên cứu cho các dạng điện biển trên vùng biển, ven biển và hải đảo Việt Nam: sóng biển, thủy triều, gió ngoài khơi, bức xạ mặt trời, dòng chảy, sinh khối muối…và các phương án liên kết phối hợp. n 1: Phân bố năn lượng biển đại dươn thế giới/Việt Namtheo công suất (TWh/năm) TT Dạng năng lượng biển Thế giới Việt Nam (TWh/năm) (TWh/năm) Phân bố tại VN 1 Thủy triều (thế năng) 300 20 Vũng vịnh, của sông Bắc Bộ, Nam Bộ 2 Dòng triều và dòng chảy (động năng) 800 6 Vịnh Bắc Bộ, ven Nam Trung Bộ, Hòn Khoai 3 Sóng 8-80000 60 Biển Trung Bộ 4 Gradient độ muối 2000 300 Biển-Sông 5 Gradient nhiệt độ 10000 10000 Nước biển 0m và 1000m 1.1. Năng lượng gió Theo nguồn số liệu về gió được thu thập chủ yếu từ các trạm khí tượng thuỷ văn, tốc độ gió trung bình năm đo được từ các trạm ở trong đất liền tương đối thấp, khoảng 2-3m/s. Tuy nhiên, ở khu vực ven biển có tốc độ gió cao hơn, từ 3-5m/s. Ở khu vực các đảo, tốc độ gió trung bình có thể đạt tới 5-8m/s. Do đó, có thể nói ở vùng biển ven bờ và các hải đảo của nước ta có tiềm năng khá tốt để phát triển điện gió. Việt Nam là nước có tiềm năng năng lượng gió lớn nhất trong 4 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan. n 2: Tiềm năn năn lượng gió của Việt Nam ở độ cao 65m Tốc độ gió TB Kém Trung bình Tốt Rất tốt Tuyệt (<6m/s) (6-7m/s) (7-8m/s) (8-9m/s) (>9m/s) Diện tích đất (km2) 197.342 100.367 25.680 2.187 113 % trên tổng 60,6 30,8 7,9 0,7 =0 2 diện tích đất Công suất tiềm năng (MW) 401.444 102.716 8,748 452 Để đánh giá tiềm năng gió ta thường dựa vào bản đồ phân bố mật độ năng lượng gió ở độ cao cần khai thác năng lượng. Trên bản đồ phân tiềm năng gió ở độ cao 80m cho thấy trên Biển Đông, vùng kéo dài dọc theo hướng Đông Bắc – Tây Nam từ eo biển Đài Loan tới vùng biển ngoài khơi Nam Bộ nước ta có tiềm năng năng lượng khá cao đạt 300-600W/m2. Trong đó khu vực ven biển cực Nam Trung Bộ là một trung tâm có mật độ năng lượng 400-600W/m2.Ngoài ra trên khu vực Vịnh Bắc Bộ cũng hình thành 1 trung tâm có mật độ năng lượng đạt 300-400W/m2. nh 1: Mật độ năn lượn ió trun b nh năm khu vực trong giới hạn 50km dọc bờ biển Việt Nam Tốc độ gió có sự phân hóa khá rõ rệt theo mùa. Tốc độ gió ở chính mùa hoạt động của gió mùa mùa đông cũng như gió mùa mùa hè lớn hơn rõ rệt, trong 3 đó gió mùa mùa đông mạnh hơn. Ngược lại các thời kỳ chuyển tiếp tốc độ gió giảm hẳn, đặc biệt vào mùa xuân. Đây sẽ là một bất lợi cho quá trình khai thác nguồn năng lượng này trên khu vực Biển Đông nói chung, ven biển Việt nam nói riêng. nh 2: B n đồ năn lượn ió trun b nh năm ở khu vực Biển Đôn và ven bờ Việt Nam Theo như tiêu chuẩn đánh giá, phân cấp của Mỹ thì trên Biển Đông chỉ có một khu vực không lớn thuộc tây bắc Biển Đông và vùng lân cận cực Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ nước ta là có mật độ năng lượng đạt cấp III, trong đó có một vùng nhỏ đạt cấp IV là cấp có khả năng khai thác rất hiệu quả hiện nay. 1.2. Năng lượng sóng Chế độ năng lượng sóng vùng Biển Đông, tiềm năng năng lượng sóng vùng biển Việt Nam phụ thuộc trực tiếp vào chế độ gió; trong đó gió mùa đóng vai trò quyết định. Gió mùa đông bắc tạo ra vùng năng lượng sóng khá mạnh trên vùng bắc và giữa Biển Đông. Vào thời kỳ các tháng 11 đến tháng 1 năm sau trường sóng trên Biển Đông trong gió mùa đông bắc rất mạnh tạo ra các vùng có tiềm năng năng lương sóng cực đại khoảng 40kW/m. Vào tháng 12, khu vực với năng lượng sóng đạt 30kW/m bao phủ toàn bộ vùng giữa Biển Đông và ép sát vào vùng bờ 4 miền Trung Việt Nam từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận. Đây là thời gian khai thác năng lượng sóng thuận lợi nhất trong năm. Mùa gió mùa tây nam, do tốc độ gió không mạnh bằng gió mùa Đông Bắc và khu vực ảnh hưởng cũng hạn chế ở vùng phía Nam Biển Đông nên tiềm năng năng lượng sóng về cơ bản không lớn. Năng lượng sóng cực đại trong mùa này chỉ đạt khoảng 20 kW/m xảy ra vào các tháng 7, tháng 8 và tập trung tại khu vực ngoài khơi phía Đông Nam Biển Đông. Việt Nam do giáp trực tiếp Biển Đông và có hai chế độ gió mùa luân phiên nên có được nguồn tài nguyên năng lượng sóng phong phú nhất so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, theo đánh giá về tiềm năng năng lượng sóng toàn cầu cho thấy, khu vực Biển Đông là một khu vực hẹp so với đại dương nên không tồn tại trường sóng lừng liên tục trong năm như các vùng bờ biển phía Thái Bình Dương, phía đông Đại Tây Dương… 1.3. Năng lượng thủy triều và dòng chảy Năn lượng thủy triều Nhìn chung dao động mực nước triều ở nước ta không thuộc loại lớn, không phải là nơi có nhiều triển vọng để xây dựng các nhà máy điện thủy triều lớn như các nơi khác trên thế giới (thông thường phải lớn từ 6-7m). Tuy nhiên, chúng ta có một hệ thống vũng, vịnh ven biển có thể tận dụng khai thác năng lượng thủy triều. n 3: Tần suất độ cao thủy triều ngày của một số vũn , vịnh TT Tên vịnh 0.5-1m 1-1,5m 1,5-2m 2-2,5m 2,5-3m >3m (%) % % % % % 1 Hạ Long 10,96 11,78 14,25 13,7 17,26 32,05 2 Diễn Châu 6,85 17,81 26,03 23,29 24,66 1,1 3 Vũng Áng 12,88 37,81 36,44 11,51 0 0 4 Mũi Né-Mũi Gió 16,16 28,77 30,14 23,29 1,64 0 5 Phan Thiết 6,85 25,48 28,77 24,11 14,79 0 Do kích thước các vịnh to nhỏ khác nhau nên năng lượng triều tàng trữ có thể khai thác trong đó cũng khác nhau. Lớn nhất là toàn khu vực vịnh Hạ Long, công suất năm có tổng là 4.729GWh. n 4: Các khu vực có tiềm năn năn lượng thủy triều lớn nhất vùng ven biển Việt Nam Tên Vịnh Mật động năng lượng Tiềm năng Hiệu suất (GWh/km ) GWh GWh/km 3.657 4,728.990 57.196 2 Hạ Long 5 Gành Rái 5.091 714.869 73.26 Ở khu vực như Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Vịnh Gành Rái (Bà RịaVũng Tàu) có thể nghiên cứu các dự án xây dựng các nhà máy điện thủy triều với công suất vừa phải để tận dụng nguồn năng lượng thủy triều. Năn lượng dòng ch y Một trong những nguồn năng lượng tái tạo khác có tiềm năng ở Biển Đông nhưng còn chưa được nghiên cứu, đó là nguồn năng lượng của dòng chảy. Ở Việt Nam, dọc theo các vùng ven biến từ Quảng Ninh đến NinhThuận, luôn luôn tồn tại một dòng chảy lạnh, quanh năm chảy theo hướng ven bờ từ. bắc xuống nam.Trong thời kỳ gió mùa đông bắc dòng chảy lạnh này phát triển rất mạnh vả tốc độ cực đại có thế đạt tới gần lưu 1m/s, tốc độ trung bình khoảng 0.5-0.6m/s. Trong thời kỳ gió mùa tây nam và các thời kỳchuyển mùa khác tốc độ trung bình đạt khoảng 0.40.5m/s. Với sự ổn định về hướng và tốc độ của dòng chảy này, có thể cho phép khai thác nguồn năng lượng để phát điện. Ngoài ra, vùng ven bờ và cửa sống khu vực Hải Phòng-Quảng Ninh và Vũng Tàu-Trà Vinh, do độ lớn thủy triều lớn nên dòng chảy ở đây cũng rất lớn (V=1-2m/s). Đây cũng là nơi có nhiều tiềm năng phát điện do dòng chảy. 1.4. Năng lượng do chênh lệch nhiệt độ, độ mặn nước biển Ở các vùng biển ngoài khơi Việt Nam, giữa vùng nước sâu và trên mặt, nhiệt độ nước biển có thể chênh nhau quá 20-25oC, trong phạm vi của vùng nước trồi Nam Trung Bộ và hệ dòng chảy lạnh, ở độ sâu 50-100m, nhiệt độ nước biển có xuống rất thấp khoảng 18-20oC, đây là một điều kiện rất thuận lợi so với các vùng biển khác, để xây dựng nhà máy điện sử dụng năng lượng nhiệt của biển, nhất là vùng biển miền Nam Trung Bộ. So với các nguồn năng lượng khác, nguồn năng lượng này có nhiều ưu thế hơn, vì nó luôn có sự ổn định về chênh lệch nhiệt giữa tầng mặt và tầng sâu. 1.5. Năng lượng bức xạ mặt trời Trên Biển Đông tiềm năng bức xạ có xu hướng tăng dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Một số khu vực cao hơn trên5500Wh/m2/ngày. Trên vùng biển gần bờ của Việt Nam, phân bố của cường độ bức xạ mặt trời hình thành 2 vùng rõ rệt. Trên nửa phần Bắc (bắc vĩ tuyến 150N) chủ yếu dưới 5000Wh/m2/ngày, ven biển Bắc Bộ xuống dưới 4000 Wh/m2/ngày, riêng ven biển khuĐông Bắc dưới 3500 Wh/m2/ngày. Nam vĩ tuyến 150N, cường độ tổng xạ tăng rõ rệt. 6 Trên khu vực ven biển Đông Nam Bộ, (khu vực có tiềm năng năng lượng gió cao) cường độ tổng xạ đạt trên 5000 Wh/m2/ngày. Trên vùng ven biển Tây Nam Bộ, trị số này giảm đi, xuống dưới 5000 Wh/m2/ngày. nh 3: Phân bổ cườn độ tổng bức xạ mặt trời khu vực Biển Đôn 2. Tình hình khai thác các dạng năng lượng biển tại Việt Nam Ở Việt Nam, trong những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu và ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó chủ yếu năng lượng gió và mặt trời. Các nguồn năng lượng tái tạo của biển khác hầu như còn chưa được nghiên cứu. Mặc dù việc phát triển tài nguyên năng lượng mới như mặt trời, gió, sóng, thủy triều, dòng chảy, địa nhiệt...không phải là một vấn đề quá khó thực hiện. Việt Nam có tiềm năng rất lớn về năng lượng gió, đặc biệt ở các vùng duyên hải. Tuy nhiên, đến nay việc tận dụng năng lượng gió ở Việt Nam còn khá khiêm tốn, có thể nói mới đang ở giai đoạn nghiên cứu. Tại tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận (là hai địa phương có tiềm năng gió lớn nhất cả nước) đã có một số đơn vị triển khai các dự án phong điện. Hiện nay, Công ty CP Năng lượng tái tạo Việt 7 Nam (REVN) đang triển khai Dự án đầu tư XDCT Phong điện 1 – Bình Thuận, công suất 30MW tại Tuy Phong, Bình Thuận, đã phát điện 5 tổ máy công suất 7,5MW hòa vào lưới điện quốc gia. Một số chính sách phát triển năng lượng biển tại Việt Nam Để đáp ứng nhu cầu trong khi việc cung ứng năng lượng đang và sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức, đặc biệt là sự cạn kiệt dần nguồn nhiên liệu hóa thạch nội địa, giá dầu biến động liên tục và Việt Nam sẽ sự phụ thuộc nhiều hơn vào giá năng lượng thế giới..., chính vì vậy việc xem xét khai thác các nguồn năng lượng biển sẵn có bao gồm cả trong đất liền lẫn phân bố trên biển trong những thập kỷ tới sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh năng lượng lẫn bảo vệ môi trường. Vấn đề này đã được Chính phủ Việt Nam và các Bộ ngành quan tâm, chỉ đạo thực hiện như đã được đề cập trong một số các văn bản pháp lý. n 5: Các văn b n quy phạm về việc phát triển năn lượng biển Tên văn bản Số và ngày ban hành Nội dung liên quan đến việc phát triển Chiến lược phát triển Số 1855/QĐnăng lượng quốc gia TTg, 27/12/2007 của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050. + Phấn đấu tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và táitạo lên khoảng 3% tổng năng lượng thương mại sơ cấpvào năm 2010; khoảng 5% vào năm 2020, và khoảng 11%vào năm 2050. Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025. + Phát triển thủy điện nhỏ, năng lượng mới và tái tạo cho cácvùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo; Quyết định của Số 110/2007/QĐTTg, ngày 18/7/2007 Số Thủ tướngchính phủ 177/2007/QĐVềviệc phê duyệt"Đề TTg, 20/11/2007 án phát triển nhiên liệusinh học đếnnăm 2015, tầmnhìn đến năm 2025" Luật điện lực + Xem xét thành lập quỹ phát triển năng lượng để hỗ trợđầu tư cho phát triển năng lượng mới và tái tạo. + Đến năm 2015 phát triển thêm 2451 MW điện tái tạo, năm2025 là 1600 MW - Đến năm 2010, xây dựng và phát triển được các môhình sản xuất thử nghiệm và sử dụng nhiên liệu sinh họcquy mô 100 nghìn tấn E5 và 50 nghìn tấn B5/năm bảo đảm đáp ứng 0,4% nhu cầu xăng dầu của cả nước; - Đến năm 2025: Sản lượng ethanol và dầu thực vật đạt1,8 triệu tấn, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu xăng dầu của cảnước. Có hiệu lực từ Điều 4. Đẩy mạnh việc khai thác và sử dụng các 1/7/2005 nguồnnăng lượng mới, năng lượng tái tạo để phát điện. Điều 60. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng lưới điện hoặc các trạm phát điện sử dụng năng lượng tại chỗ, năng lượng mới, năng lượng tái tạo để cung cấp điện cho vùng nông thôn, miền núi, hải đảo. 8 Tên văn bản Số và ngày ban hành Thông tư“Hướng Số dẫnthực hiện một 58/2008/TTLT/B số điều củaQuyết TC-BTNMT, ngày 4/7/2008 định số130/2007/ Nội dung liên quan đến việc phát triển Quy định về trợ giá đối với sản phẩm của dự án CDM,gồm: + Điện được sản xuất từ năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt vàthuỷ triều. QĐ- TTg Quyết định củaThủ Số tướngchính phủ 176/2004/QĐvềChiến lược TTg, 5/10/2004 - Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển các dạng năng lượngmới và tái tạo để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, đặc biệtđối với các hải đảo, vùng sâu, vùng xa. phát triểnngành ĐiệnViệt Nam giaiđoạn 2004 - - Phát triển các nhà máy sử dụng năng lượng mới và táitạo. Tận dụng các nguồn năng lượng mới tại chỗ để phátđiện cho các khu vực mà lưới điện quốc gia không thểcung cấp được hoặc cung cấp kém hiệu quả, đặc biệt đốivới các hải đảo, vùng sâu, vùng xa. 2010, địnhhướng đến 2020. Quyết định của Thủ QĐ 1539/QĐtướng Chính phủ về TTg, 30/8/2014 việc phê duyệt danh mục Dự án "Quy hoạch phát triển điện gió Việt Nam" sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ Đức. Hỗ trợ phát triển công nghệ điện gió và khai thác tiềm năng năng lượng gió, xây dựng cơ sở dữ liệu, quy hoạch nguồn năng lượng gió cấp địa phương và quốc gia, nâng cao năng lực các cấp, các ngành trong xây dựng, quản lý quy hoạch và đầu tư phát triển điện gió. Các hoạt động và kết quả chính của Dự án gồm 3 phần: 1. Chương trình đo gió và đánh giá tiềm năng gió trên cơ sở dữ liệu đo gió 2. Hỗ trợ xây dựng một số báo cáo tiền khả thi và khả thi phát triển dự án điện gió 3. Hỗ trợ xây dựng và hoàn chỉnh Quy hoạch phát triển điện gió quốc gia và quy hoạch phát triển điện gió các cấp. Dự án sẽ được thực hiện trong 4 năm (2014 - 2018) với tổng mức đầu tư 3,7 triệu Euro, trong đó, vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Đức là 3,6 triệu Euro (thông qua Ngân hàng Tái thiết Đức - KfW), vốn đối ứng của phía Việt Nam 100.000 Euro (do Bộ Công Thương tự thu xếp trong ngân sách hàng năm). 2.2. Một số dự án khai thác năng lượng biển tại Việt Nam Năn lượng gió Cho đến nay, có khoảng 48 dự án điện gió đã đăng ký trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và Nam bộ, với tổng công suất đăng ký gần 5.000 MW, quy mô công suất của các dự án từ 6 MW đến 250 MW. Dự án điện gió ở Xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận với công suất lắp đặt 30 MW (20 tuabin gió x 1,5 MW mỗi tua bin). Chủ đầu tư dự án 9 là Công ty Cổ phần Năng lượng Tái tạo Việt Nam (Vietnam Renewable Energy JointStock Company - REVN). Tổng mức đầu tư của dự án lên đến 1.500 tỷ đồng (tương đương khoảng 75triệu USD), các thiết bị tuabin gió sử dụng của Công ty Fuhrlaender Đức. Trên đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, dự án điện gió lai tạo với máy phát điện diesel (diesel generator) (off-grid connection), của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí, thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam), có tổng công suất là 9 MW (gồm 3 tuabin gió x 2 MW mỗi tuabin + 6 máy phát diesel x 0,5 MW mỗi máy phát) đã lắp đặt xong và đang trong giai đoạn nối lưới. Tương tự, một dự án điện gió ở Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu do Công ty EAB CHLB Đức làm chủ đầu tư. Dự án đang chuẩn bị tiến hành xây dựng. Tại tỉnh Bạc Liêu, vùng đồng bằng Sông Cửu Long một dự án điện gió khác thuộc công ty TNHHThương mại và Dịch vụ Công Lý cũng đang trong giai đoạn lắp đặt các tuabin gió (1 tuabin gió đã đượclắp đặt) với công suất 16 MW trong giai đoạn đầu (10 tuabin gió x 1.6 MW mỗi tuabin của hãng GE Mỹ). Dự kiến trong giai đoạn 2 của dự án công suất sẽ nâng lên 120 MW (từ năm 2012 đến đầu năm 2014). n 6: Một số dự án điện gió lớn Dự án điện gió Hợp tác với Tổng vốn Công suất đầu tư (tr. (MW) USD) Suất vốn đầu tư (tr. USD/KWh) Giá bán điện (Cent/KWh) Thời gian hoàn vốn (năm) Phương Mai (Bình Định Nhật Bản 30 53,252 1,775 5,8 - Tu Bông 1 (Khánh Đức Hòa) 10 17,384 1,738 5 16 Tu Bông 2 (Khánh Đức Hòa) 20 37,483 1,874 4,8 12 Đức 20 21,16 1,058 4-7 7-8 Đảo Bạch Long Vĩ (Hải Đức Phòng) 0,8 0,874 1,092 5 7-8 Cửa Tùng (Quảng Trị) Dự án tại Khánh Hoà: Tổng công suất là 20 MW, do Hãng VENTIS - Cộng hoà Liên bang Đức thực hiện trên cơ sở đầu tư BOT. Dự án tại Qui Nhơn: Dự án Phương Mai 1: Tổng công suất dự kiến 15 MW, do Công ty Cổ phần Phong điện Phương Mai thực hiện trên cơ sở đầu tư BOT. Hiện tại dự án đã hoàn thành ở giai đoạn đấu thầu thiết bị. Dự án Phương Mai 2: Tổng công suất 36 MW 10 Dự án Phương Mai 3: Tổng công suất 50,4 MW Cả 2 dự án trên do Công ty Grabowski của Đức làm chủ đầu tư theo phương thức BOT. Tổng vốn đầu tư của 2 dự án trên khoảng 120 triệu EUR. Hiện tại chủ đầu tư đang tiến hành đàm phán với EVN về mua bán điện. Dự án tại Huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận: Công suất 625 kW. Đây là dự án thử nghiệm, trên cơ sở hợp tác với Chính phủ Ấn Độ. Phía Ấn Độ tài trợ 55%, phía Việt Nam - Tổng công ty Điện lực Việt Nam đóng góp 45 % còn lại. Dự án tại đảo Lý Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi đã hoàn thành Báo cáo NCKT, hiện đang tìm đối tác liên doanh đầu tư. Dự án tại huyện đảo Thanh Niên Bạch Long Vĩ: Công suất là 800 kW. Chủ đầu tư là Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước. Dự án tại Phú Yên do Tổng công ty VINACONEX làm chủ đầu tư. Tổng công suất dự kiến 15 MW. 3. Định hướng phát triển các dạng năng lượng biển Việt Nam Để có thể phát triển mạnh mẽ năng lượng biển, mở rộng phạm vi ứng dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng, tăng dần tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn năng lượng, Việt Nam cần thực hiện những biện pháp thiết thực, hiệu quả, có tính pháp lý, tạo ra bước đột phá để phát triển năng lượng biển, đó là: - Sớm xây dựng Luật Năng lượng tái tạo Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở pháp lý và chính sách phát triển năng lượng biển. - Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trung hạn, dài hạn phát triển năng lượng biển với những chỉ tiêu cụ thể trong từng giai đoạn phát triển kinh tế. - Xác định nghiên cứu triển khai về năng lượng biển là nhiệm vụ khoa học công nghệ ưu tiên, được đầu tư mạnh mẽ, thông qua các chương trình khoa học công nghệ quốc gia về phát triển năng lượng biển. - Tăng cường sự hỗ trợ từ Chính phủ và huy động các nguồn vốn đầu tư cho các dự án đào tạo nguồn nhân lực, khoa học công nghệ về năng lượng biển. - Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo và khoa học công nghệ năng lượng biển. 11 KẾT LUẬN Hiện nay sự gia tăng phát triển kinh tế của Việt Nam với khoảng 7% năm và lượng điện tiêu thụ gia tăng khoảng 20% năm, trong khi đó giá dầu, than, khí đốt tăng cao và chủ yếu sẽ phải nhập khẩu nên sẽ gây khó khăn cho an ninh năng lượng quốc gia. Việc bổ sung, đa dạng hóa nguồn năng lượng sơ cấp, trong đó năng lượng biển là cần thiết phục vụ phát triển bền vững, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra. Việt Nam có hơn 1 triệu km2 biển và có tiềm năng về năng lượng biển như mặt trời, gió, sóng, thủy triều, muối…, nếu được quy hoạch, khai thác hợp lý sẽ đóng góp quan trọng vào sự phát triển bền vững kinh tế biển ở Việt Nam. Tài liệu tham khảo 1. Tuyển tập các kết qu chủ yếu của chươn tr nh điều tra cơ b n và nghiên cứu ứng dụng công nghệ biển; 2006. 2. Đỗ Ngọc Quỳnh. “Đánh iá tiềm năn năn lượng biển Việt Nam”. áo cáo tổng kết đề tài cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2002 – 2003, Hà Nội 4/2004. 3. Nguyễn Mạnh ùn , Dươn Côn Điển và nnk. 2009 “Năn lượng sóng biển khu vực Biển Đôn và vùn biển Việt Nam” nhà xuất b n Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội 12/2009. 4. Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia iai đoạn 2006 – 2015 có xét đến 2025. 5. Tạ Văn Đa, 2007. “Đánh iá tài n uyên và kh năn khai thác năn lượng gió trên lãnh thổ Việt Nam”. áo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ 2005-2007. Bộ Tài n uyên và Môi trường. Hà Nội, 5/2007. 6. Các nguồn khác tham khào từ Internet, website http://svs.gsfc.nasa.gov 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan